Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 168/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Phạm Văn Phượng
Ngày ban hành: 25/05/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 168/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI HỘI NGHỊ GIAO BAN TRỰC TUYẾN BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU PHỐI, PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Ngày 06 tháng 5 năm 2009, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo điều phối, phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo 24 tỉnh, thành phố thuộc các vùng Kinh tế trọng điểm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Sau khi nghe đại diện lãnh đạo các Bộ và một số địa phương báo cáo về kết quả thực hiện công tác điều phối năm 2008 và phương hướng của hoạt động điều phối năm 2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương thuộc các Vùng kinh tế trọng điểm trong thời gian qua cho thấy công tác điều phối trong việc điều hành, phát triển kinh tế đã từng bước đi vào ổn định, đạt được kết quả khả quan, tính liên kết nội vùng giữa các địa phương cũng từng bước được cải thiện, tạo điều kiện giúp các địa phương trong việc khai thác tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Năm 2008, trong điều kiện khó khăn (thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư, hàng hóa biến động mạnh) nhưng các địa phương thuộc các Vùng kinh tế trọng điểm đã đạt được kết quả khá toàn diện: tốc độ tăng trưởng trung bình đạt trên 13% (cả nước 6,23%); GDP bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng gấp đôi bình quân cả nước (14 triệu đồng); công nghiệp chiếm 91,8%, nông nghiệp chiếm 67,8%; Dịch vụ chiếm 95,7%; Thu ngân sách đạt 89% của cả nước; Giá trị xuất khẩu chiếm tỷ lệ khoảng 96,7% của cả nước; Các khu kinh tế, khu công nghiệp tại các Vùng kinh tế trọng điểm hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ; an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Trước những đóng góp quan trọng của mô hình Vùng kinh tế trọng điểm đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009, phê duyệt đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Năm 2009, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn có nguyên nhân từ việc suy giảm kinh tế thế giới, công nghiệp – xây dựng tăng trưởng chậm, xuất khẩu có xu hướng giảm sút; du lịch đã có sự suy giảm cả về lượt khách và doanh thu, tại nhiều địa phương đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, một số vùng có nguy cơ tái nghèo. Mặc dù vậy, quý I năm 2009, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng đạt 3,1% trong khi nhiều nước tăng trưởng âm.

Để kinh tế Việt Nam vượt ra khỏi khủng hoảng một cách bền vững đòi hỏi sự nỗ lực rất cao trong công tác điều hành chỉ đạo, phối kết hợp giữa các địa phương và các Bộ, ngành trung ương. Trước mắt cần tập trung giải quyết các tồn tại, yếu kém trong công tác điều phối, cụ thể như:

- Việc phối hợp triển khai các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác điều hành chỉ đạo, phối kết hợp giữa các địa phương và các Bộ, ngành đối với các vùng kinh tế còn chậm. Một số Bộ, ngành, địa phương chưa thấy rõ vai trò quan trọng của công tác điều phối, chưa có cán bộ chuyên trách, một số Tổ Điều phối (cả cấp Bộ, ngành và cấp tỉnh) thiếu chủ động trong công tác điều phối, cũng như đề xuất những vấn đề cụ thể cần được điều phối, chưa có kế hoạch cụ thể cho công tác điều phối.

- Việc cung cấp số liệu cho Văn phòng Ban Chỉ đạo để phục vụ công tác điều phối cần được thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong các Vùng kinh tế trọng điểm vẫn mang tính hình thức. Một số cam kết, thỏa thuận giữa lãnh đạo các địa phương trong các Vùng kinh tế trọng điểm được thực hiện ở mức độ thấp.

- Sự phân công giữa các Vùng kinh tế trọng điểm, giữa các tỉnh trong cùng một Vùng kinh tế trọng điểm chưa hợp lý, vẫn còn xảy ra việc đầu tư trùng lắp. Các tỉnh, các Vùng chưa phát huy được lợi thế so sánh của mình.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Để nâng cao tính hiệu quả của công tác điều phối và sự phối hợp giữa các địa phương thuộc các Vùng kinh tế trọng điểm, giữa các địa phương với các Bộ, yêu cầu tất cả các Bộ, ngành và các địa phương thuộc 4 Vùng kinh tế trọng điểm thực hiện tốt công tác tổng kết đánh giá hoạt động điều phối, kịp thời đề xuất các kiến nghị về Văn phòng Ban Chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo lên Ban Chỉ đạo.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các Vùng kinh tế trọng điểm; cùng với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm (đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long) rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với chiến lược phát triển của từng địa phương, từng Vùng để tạo tính liên kết hợp lý, phù hợp.

b) Đối với Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long: Bộ Kế hoạch và Đầu tư  phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo và các địa phương tổ chức Hội nghị giao ban, khảo sát tình hình kinh tế xã hội tại các tỉnh thuộc Vùng, đề xuất nâng mức hỗ trợ cho các địa phương trong Vùng, thực hiện ý kiến chỉ đạo tại Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Văn phòng Ban Chỉ đạo phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức các Hội nghị chuyên đề, giải quyết các vấn đề cụ thể theo kế hoạch đã trình, tổng hợp các kiến nghị đề xuất của các Bộ, ngành và địa phương báo cáo lên Ban Chỉ đạo.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp bổ sung 3 cụm hồ chứa nước phục vụ Khu công nghiệp và Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) vào danh mục đầu tư bằng nguồn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn tới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp bổ sung dự án tiêu úng và thoát lũ sông Thoa (tỉnh Quảng Ngãi) vào danh mục đầu tư từ nguồn Trái phiếu Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp bổ sung các công trình Hồ chứa nước: Yên Trung, Quất Đông, Khe Cát, Lưỡng Kỳ, Lòng Dinh (tỉnh Quảng Ninh) vào danh mục các công trình đầu tư từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ứng vốn để Tỉnh thực hiện một số dự án, cụ thể: hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án hồ Sông Ray trong năm 2009; triển khai dự án cầu đường Gò Găng, được khởi công vào ngày 19/5/2009; xem xét ứng vốn phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để các dự án FDI quan trọng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sớm được thực hiện.

h) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí ứng vốn theo khối lượng thực hiện dự án cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ.

i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí ứng vốn kế hoạch năm 2010 để tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng thiết yếu Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.

3. Bộ Tài chính: Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lên phương án cấp bù lãi suất của Quỹ đầu tư phát triển Thành phố cho Công ty điện lực Hà Nội vay, nhằm đầu tư, cải tạo nâng cấp lưới điện hạ thế tại 13 xã miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

a) Phối hợp chặt chẽ với các địa phương thuộc các Vùng kinh tế trọng điểm, trong việc kiểm soát tình hình mất việc làm và thiếu việc làm, kịp thời tham mưu cho Chính phủ ban hành những chính sách thích hợp trước các diễn biến của thị trường lao động – việc làm.

b) Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo và các địa phương tổ chức các Hội nghị chuyên đề nhằm đáp ứng nhu cầu của các địa phương, doanh nghiệp tại 4 Vùng kinh tế trọng điểm phù hợp với các diễn biến mới của tình hình kinh tế.

c) Tăng cường đào tạo, dạy nghề theo hướng tập trung vào chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường; ưu tiên đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị mất việc làm …, đồng bộ với các giải pháp hỗ trợ tín dụng, chuyển giao kỹ thuật công nghệ để phát triển sản xuất, gắn dạy nghề với tạo việc làm; Nghiên cứu mở rộng thị trường lao động ngoài nước, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến việc phát triển nông nghiệp tại các Vùng kinh tế trọng điểm, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

b) Tiếp tục thực hiện các dự án hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi, nâng cao mức đảm bảo cấp thoát nước, chống lũ tại các Vùng kinh tế trọng điểm.

c) Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch các vùng cây – con chất lượng cao cho các Vùng kinh tế trọng điểm.

d) Nghiên cứu phương án phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng Nông – Lâm – Thủy sản chất lượng cao.

đ) Phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, địa phương liên quan đề xuất các chính sách thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của các Vùng kinh tế trọng điểm tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

e) Khẩn trương hoàn tất việc lập các dự án nâng cấp 2 cống: Cầu Xe, Xuân Quan và các dự án thủy lợi thuộc hệ thống đê Bắc Hưng Hải trình duyệt theo quy định.

g) Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan khẩn trương xem xét, giải quyết các đề nghị của tỉnh Tây Ninh về việc thêm chức năng vận tải đường thủy và chức năng du lịch đối với hồ Dầu Tiếng.

h) Chủ trì, phối hợp với địa phương lập dự án đầu tư các hồ chứa nước: 12 khe (Uông Bí), Tài Chi (Hải Hà), Khe Ngái (Vân Đồn) tỉnh Quảng Ninh.

6. Bộ Xây dựng

a) Phối hợp với các địa phương triển khai Quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 22/09/2008 về Quy hoạch thoát nước cho ba Vùng kinh tế trọng điểm; Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 12/9/2008 về Quy hoạch cấp nước cho 3 Vùng kinh tế trọng điểm; Quyết định số 1440/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tại Vùng kinh tế trọng điểm: Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

b) Xây dựng Quy hoạch cấp, thoát nước cho Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

c) Hỗ trợ các địa phương trong việc tìm các mô hình xử lý rác thải phù hợp với điều kiện từng Vùng.

d) Đề xuất các mô hình nhằm đa dạng hóa việc thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, thực hiện các dự án cấp, thoát nước và xử lý rác thải.

đ) Giúp tỉnh Quảng Ninh lập dự án đầu tư khu xử lý chất thải rắn tại Sơn Dương – Hoành Bồ theo quy hoạch đã được phê duyệt.

7. Bộ Giao thông vận tải:

a) Tiếp tục thực hiện các thủ tục trình, duyệt các quy hoạch: Phát triển giao thông vận tải đường bộ VN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Phát triển giao thông vận tải đường biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Hệ thống cảng biển Việt Nam; Chi tiết tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam; Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển; Cập nhật điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020.

b) Tham mưu, đề xuất các cơ chế khuyến khích để thu hút đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước, mở rộng nguồn BOT, BTO, nhượng bán quyền thu phí …

c) Phối hợp với các địa phương chuẩn bị quy hoạch mạng lưới giao thông, chuẩn bị cho kế hoạch giai đoạn 2015 – 2020 của cả nước.

d) Về dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: chấp thuận việc thực hiện dự án theo hình thức BT, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên triển khai theo đúng quy định.

đ) Về mở rộng Quốc lộ 1A (đoạn trên địa phận tỉnh Quảng Nam): Bộ Giao thông vận tải làm việc với tỉnh Quảng Nam, thống nhất hình thức đầu tư, đối với các vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

e) Xem xét, giao trạm thu phí T2 (quốc lộ 14) tại xã Đồng tiến, huyện Đồng Phú cho tỉnh Bình Phước quản lý, nguồn tiền thu được Tỉnh sẽ đầu tư vào dự án Đồng Xoài – Cây Chanh (mô hình BOT) để giảm suất đầu tư, rút ngắn thời gian hoàn vốn cho các doanh nghiệp tham gia.

g) Khẩn trương lập dự án Đường vành đai 3, vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh.

h) Khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 334/TB-VPCP ngày 15/2/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc đầu tư tuyến đường nối giữa Yên Hưng (Quảng Ninh) với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Đường 5B); tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh).

i) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng đường ôtô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện; đường nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18 và đường nối với quốc lộ 1; đường cao tốc ven biển; xem xét việc đầu tư dự án đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, có thể nối với hệ thống đường sắt Hà Nội – Lào Cai ra cảng Hải Phòng.

k) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh An Giang do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý, cụ thể: hệ thống các cầu yếu trên quốc lộ 91, cải tạo nâng cấp đường trên tuyến quốc lộ 91: các đoạn trên địa bàn thị xã Châu Đốc và huyện Tịnh Biên; tuyến N1, gồm: phà Tân Châu – Hồng Ngự, đoạn tuyến Tân Châu – Tịnh Biên; sớm triển khai dự án cầu Tân An (đường ra biên giới Vĩnh Xương); dự án cầu Vàm Cống và tuyến tránh thành phố Long Xuyên (đường Hồ Chí Minh).

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

b) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và các chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ nguồn thải ở lưu vực sông và các Vùng kinh tế trọng điểm.

c) Tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước vào các dự án môi trường.

9. Bộ Công Thương:

a) Tổng kết tình hình phát triển mạng lưới điện đến cấp xã tại các Vùng kinh tế trọng điểm, làm rõ những vấn đề đã làm được và chưa làm được.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đề xuất các chính sách thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của các Vùng kinh tế trọng điểm tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

c) Đưa danh sách các dự án thủy điện nhỏ của tỉnh Thừa Thiên Huế, được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2009 – 2011 (đã được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển thủy điện của Tỉnh) vào danh sách các thủy điện nhỏ toàn quốc và Quy hoạch điện VI, thông báo cho Bộ Tài chính để các dự án này được hưởng quy chế ưu đãi vay vốn của Chính phủ.

d) Khẩn trương xem xét việc thực hiện dự án xây dựng đường dây 220 kV Sơn Hà – Dốc Sỏi, đấu nối với hệ thống các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

10. Đối với các địa phương thuộc các Vùng kinh tế trọng điểm:

a) Chủ động phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2007 từ đó đề xuất được các vấn đề cần điều phối tại địa phương mình.

b) Các địa phương khẩn trương tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị định quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư (do Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo).

c) Các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long: khẩn trương cử đại diện tham gia vào Ban Chỉ đạo và thành lập Tổ điều phối, hàng quý gửi báo cáo về công tác điều phối, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương mình và các đề xuất về Văn phòng Ban Chỉ đạo để tổng hợp ý kiến trình lên Ban Chỉ đạo.

III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA CÁC TỈNH:

1. Về việc chỉ định thầu đối với dự án môi trường cấp bách phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, các Tỉnh lập danh mục các dự án cụ thể, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Đồng ý về chủ trương, Ủy ban nhân dân 2 tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam lập dự án đầu tư tuyến đường bộ nối đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; giao Ủy ban nhân dân 2 tỉnh trên làm Chủ đầu tư các tiểu dự án trên địa bàn tỉnh mình, lựa chọn nhà thầu có năng lực tài chính và kinh nghiệm để ứng trước vốn thực hiện dự án.

3. Tỉnh Bình Phước chủ động làm việc với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính tổng hợp bổ sung 3 cụm hồ chứa nước phục vụ Khu công nghiệp và Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư vào danh mục đầu tư bằng nguồn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn tới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4. Tỉnh Quảng Ngãi chủ động làm việc với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính tổng hợp bổ sung dự án tiêu úng và thoát lũ sông Thoa vào danh mục đầu tư từ nguồn Trái phiếu Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

5. Tỉnh Quảng Ninh chủ động làm việc với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính xem xét bổ sung các công trình Hồ chứa nước: Yên Trung, Quất Đông, Khe Cát, Lưỡng Kỳ, Lòng Dinh vào danh mục các công trình đầu tư từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ động làm việc với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính về việc ứng vốn để Tỉnh thực hiện một số dự án, cụ thể: dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án hồ Sông Ray trong năm 2009; triển khai dự án cầu đường Gò Găng, sẽ được khởi công vào ngày 19/5/2009; ứng vốn phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để các dự án FDI quan trọng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sớm được thực hiện.

7. Thành phố Hà Nội làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc bố trí ứng vốn theo khối lượng thực hiện dự án cầu Vĩnh Tuy, đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ.

8. Đồng ý về nguyên tắc cho tỉnh Thừa Thiên Huế ứng trước vốn kế hoạch năm 2010 để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng thiết yếu Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc các Vùng kinh tế trọng điểm biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- TU, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố thuộc 4 Vùng kinh tế trọng điểm;
- UBND tỉnh Hà Nam;
- Văn phòng BCĐ điều phối các Vùng KTTĐ;
- VPCP: BTCN, các PCN, cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KTN, KGVX;
- Lưu: VT, ĐP (5).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Phạm Văn Phượng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo số 168/TB-VPCP ngày 25/05/2009 về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội nghị giao ban trực tuyến ban chỉ đạo điều phối, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.067

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.182.249
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!