Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 136/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Cao Huy
Ngày ban hành: 06/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2022

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

Ngày 21 tháng 4 năm 2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh và các đồng chí trong Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Sau khi nghe Chủ tịch Liên đoàn Luật sư báo cáo về kết quả công tác tổ chức Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ III; một số nhiệm vụ chính trị pháp lý được Đảng, Nhà nước giao cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện; các kiến nghị, đề xuất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; ý kiến phát biểu của Lãnh đạo các cơ quan nêu trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến kết luận như sau:

1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập từ tháng 5 năm 2009 trên cơ sở Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị, pháp lý được Đảng và Nhà nước giao, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực: (1) Góp ý, xây dựng chính sách, pháp luật; (2) Rà soát thủ tục hành chính; (3) Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; (4) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và một số công tác xã hội khác.

Các thành tích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói riêng, đội ngũ luật sư nói chung được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và biểu dương các thành tích mà đội ngũ luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

2. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ III theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. Đại hội đã thông qua danh sách uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc nhiệm kỳ III gồm 93 uỷ viên; Hội đồng Luật sư toàn quốc đã bầu ra 21 uỷ viên Ban Thường vụ nhiệm kỳ III; Đại hội đã bầu luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ II tiếp tục giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ III, cùng với 05 Phó Chủ tịch. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng chúc mừng luật sư Chủ tịch, các luật sư Phó Chủ tịch, Ban Thường vụ, Hội đồng Luật sư toàn quốc và toàn thể các luật sư Việt Nam đã thể hiện tinh thần đoàn kết, tổ chức thành công Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ III.

3. Thủ tướng Chính phủ tán thành các đánh giá về thành công, hạn chế trong các hoạt động của luật sư, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong thời gian qua cũng như phương hướng tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ III như được nêu trong báo cáo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Trong thời gian tới, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các luật sư tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam tập trung thực hiện một số hoạt động sau:

- Xây dựng tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư trở thành cầu nối vững chắc giữa Đảng, Nhà nước và đội ngũ luật sư với Nhân dân; thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị - pháp lý do Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền giao; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu cơ chế giao việc từ Nhà nước cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam; xây dựng, phát triển đội ngũ luật sư luôn ý thức tinh thần bảo vệ lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Xây dựng bộ máy hoạt động có tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp; xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam; bồi dưỡng, động viên khuyến khích đội ngũ luật sư tham gia đóng góp vào những hoạt động chung của Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, của Nhà nước, của xã hội, của Nhân dân.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức liêm chính, trong sáng của đội ngũ luật sư; nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý cho khách hàng và cộng đồng xã hội.

- Có kế hoạch phát triển đội ngũ luật sư cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội, yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ lợi ích công và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Phát triển nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư gắn với chuyển đổi số nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và xu hướng hội nhập quốc tế theo tinh thần Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020.

4. Về các kiến nghị của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiến nghị 02 nội dung: (1) Về trụ sở của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và trụ sở của một số Đoàn Luật sư địa phương; (2) Về sử dụng đội ngũ luật sư bảo vệ lợi ích công. Bộ Tư pháp báo cáo về thẩm quyền phê duyệt Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

a) Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhưng được hưởng chế độ như các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp1. Do vậy, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần nghiên cứu, quán triệt và thực hiện đúng chủ trương của Bộ Chính trị; tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ trước đây về các nội dung liên quan đến kiến nghị của Liên đoàn Luật sư Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình hiện nay.

b) Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan, báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền trước ngày 20 tháng 5 năm 2022 về 02 nội dung:

- Cơ chế thực hiện chủ trương của Đảng về việc Liên đoàn Luật sư Việt Nam được hưởng chế độ như tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong bối cảnh các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chưa được sửa đổi (Luật Luật sư, Luật Đất đai, Luật Ngân sách…).

- Thẩm quyền phê duyệt Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trong đó nêu rõ 02 phương án để báo cáo, xin ý kiến, cụ thể là:

Phương án 1: Thực hiện theo tinh thần Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị.

Phương án 2: Thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật Luật sư.

c) Về trụ sở của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và trụ sở của một số Đoàn Luật sư địa phương: Trong khi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chưa được sửa đổi, bổ sung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

- Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện đúng Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng, khẩn trương xem xét, thực hiện việc hỗ trợ, bố trí trụ sở phù hợp cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam để bảo đảm cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam ổn định về tổ chức và hoạt động; đồng thời, chủ động thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc bố trí trụ sở lâu dài, ổn định cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam để có thể thực hiện được ngay khi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được sửa đổi, bổ sung.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đúng Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng, có chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động, ưu tiên bố trí trụ sở làm việc ổn định cho Đoàn Luật sư tại địa phương theo quy định.

- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của từng Bộ để thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội quần chúng tại Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị.

d) Về sử dụng đội ngũ luật sư bảo vệ lợi ích công:

- Các Bộ, ngành, chính quyền địa phương tổ chức quán triệt sâu sắc nội dung và nghiêm túc triển khai Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/2/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư, trong đó quan tâm đến chính sách sử dụng đội ngũ luật sư ngay từ khi bắt đầu các dự án kinh tế - xã hội của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương nhằm giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa tranh chấp, bảo đảm lợi ích công.

- Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành cơ chế tài chính phù hợp đối với luật sư khi tham gia các hoạt động bảo vệ lợi ích công, bảo đảm thu hút được luật sư có trình độ cao, có kỹ năng và kinh nghiệm trong đàm phán, tranh tụng, tham gia nhiều hơn vào việc bảo vệ lợi ích công trong đầu tư, thương mại cũng như tranh tụng quốc tế.

- Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, cơ quan liên quan phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực, trình độ của các luật sư; tạo điều kiện cho đội ngũ luật sư Việt Nam tham gia các hoạt động bảo vệ lợi ích công.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- VPCP: BTCN, PCN Cao Huy, các Vụ: NC, TCCV, NN;
- Lưu: VT, PL (2)

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Cao Huy



1 Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị; Kết luận số 69/KL-TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 136/TB-VPCP ngày 06/05/2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.993

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.239.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!