BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 33/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2008
|
QUYẾT
ĐỊNH
V/V: BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TẮC, CHUẨN MỰC ỨNG XỬ, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH TRONG THI HÀNH CÔNG VỤ VÀ QUAN
HỆ XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức
ngày 26/02/1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ,
công chức ngày 29/4/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP
ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP
ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về
Quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức
ngành tài chính trong thi hành công vụ và trong quan hệ xã hội
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng
các tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ;
- Các doanh nghiệp thuộc Bộ;
- Trang Website Bộ Tài chính
- Lưu VT, TCCB.
|
BỘ TRƯỞNG
Vũ Văn Ninh
|
QUY
ĐỊNH
VỀ QUY TẮC, CHUẨN MỰC ỨNG XỬ, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33 /QĐ-BTC ngày 08 tháng 01 năm 200 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I- Quy định chung:
1- Cán bộ, công chức,
viên chức trong quy định này là những người hiện đang công tác tại các tổ chức,
đơn vị thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, quyền hạn được
giao theo quy định của pháp luật, của Bộ, của tổ chức, đơn vị (sau đây gọi
chung là cán bộ tài chính).
2- Quy tắc, chuẩn mực
ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tài chính trong thi hành công vụ và quan
hệ xã hội được thể hiện qua việc:
2.1 Thực thi nhiệm vụ,
quyền hạn trong phạm vi được quy định;
2.2 Giải quyết các mối
quan hệ trong khi thi hành công vụ.
II- Quy tắc ứng xử:
1- Những quy định cán bộ tài chính phải
làm:
1.1 Chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức, viên chức được
làm và không được làm;
1.2 Tuân thủ đúng
Quy chế làm việc và nội quy của cơ quan;
1.3 Sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả, đúng mục đích các phương tiện làm việc;
1.4 Thực hiện chế độ
trách nhiệm theo quy định của Nhà nước và của Bộ;
1.5 Chấp hành nghiêm
chế độ bảo mật, quy định phát ngôn của cơ quan;
1.6 Minh bạch, công
khai tài sản theo quy định;
1.7 Chấp hành nghiêm
những điều cần xây, cần chống đã được Thủ trưởng đơn vị quy định;
1.8 Riêng cán bộ tài
chính là Đảng viên phải thực hiện nghiêm túc những điều Đảng viên không được
làm đã được quy định tại các văn bản của Bộ Chính trị.
2- Những việc cán bộ tài chính không
được làm:
2.1 Nhận tiền, nhận
quà (sai quy định) của các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức;
2.2 Tặng tiền, tặng
quà (sai quy định) cho các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức;
2.3 Hách dịch, quát
nạt, cố tình gây khó khăn, phiền hà, chậm trễ giải quyết công việc của người
dân và doanh nghiệp theo quy định để mong đạt mục đích tư lợi;
2.4 Gây sức ép hoặc
yêu cầu doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của đơn vị cho, tặng, biếu cổ phần,
cổ phiếu hoặc được mua cổ phần, cổ phiếu giá ưu đãi dưới bất kỳ hình thức nào;
2.5 Vi phạm Quy chế
văn hóa công sở được quy định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007
của Thủ tướng Chính phủ;
2.6 Sử dụng các hình
thức tác động (thư tay, điện thoại...) của người có chức, có quyền để giải quyết
hoặc yêu cầu cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan giải quyết những công việc
sai quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trái với quy định của pháp luật.
III- Chuẩn mực ứng
xử:
1- Bản thân:
1.1 Không ngừng học
tập, nghiên cứu để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị thực hiện đúng trách nhiệm công
vụ được phân công;
1.2 Khắc phục khó
khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
1.3 Có chính kiến,
trình bày và bảo vệ chính kiến của mình về những vấn đề liên quan đến hoạt động
công vụ;
1.4 Văn minh trong giao tiếp, ứng
xử.
2- Quan hệ với cấp trên:
2.1 Trung thực trong việc cung cấp
thông tin, báo cáo kết quả công việc hoặc đề xuất công việc với cấp trên phải
rõ ràng và chi tiết;
2.2 Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân
công và quyết định của cấp trên.
3- Quan hệ với cấp dưới:
3.1 Đúng mực, minh bạch trong quan
hệ công tác và trong quan hệ cá nhân;
3.2 Chỉ thị hoặc giao việc cho cấp
dưới phải rõ ràng và tạo điều kiện tối đa để cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ;
3.3 Tôn trọng, lắng nghe ý kiến đề
xuất của cấp dưới.
4- Quan hệ với đồng nghiệp, với các tổ chức, đơn vị, cá
nhân trong và ngoài ngành:
4.1 Có tinh thần hợp tác trong giải
quyết công việc bảo đảm đúng tiến độ, đúng quy định, đúng quy trình của từng
lĩnh vực công tác;
4.2 Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của
đồng nghiệp và trao đổi thẳng thắn để tìm ra giải pháp tốt nhất trong giải quyết
công việc.
5- Quan hệ với các đối tượng được phục vụ (nhân dân,
doanh nghiệp):
5.1 Tôn trọng các đối tượng được
phục vụ để có thái độ, hành vi trong tiếp xúc và giải quyết công việc văn minh,
lịch sự; lắng nghe ý kiến, tạo điều kiện để các đối tượng được phục vụ giám sát
và chịu sự giám sát của các đối tượng được phục vụ;
5.2 Tận tình hướng dẫn chính sách,
chế độ, thủ tục, quy trình giải quyết công việc khi có yêu cầu, thông báo đầy đủ
các thông tin cần thiết liên quan đến quy trình, thủ tục để giải quyết công việc
cho các đối tượng được phục vụ đúng thời gian quy định;
5.3 Không gặp gỡ đối tượng được phục
vụ ở ngoài trụ sở để bàn và giải quyết công việc.
IV- Đạo đức nghề nghiệp:
1- Trung thực, khách quan, đúng
quy định của Pháp luật trong giải quyết công việc;
2- Thẳng thắn, rõ ràng trong các mối
quan hệ với doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi thi hành công vụ;
V- Tổ chức thực hiện:
1- Quy định này được niêm yết công
khai tại các trụ sở làm việc, trụ sở tiếp công dân của các đơn vị trong ngành
tài chính.
2- Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm
đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong ngành tài chính thực hiện quy định này.
3- Những quy định trên đây là cơ sở
để đánh giá và bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm của các đơn vị
và cá nhân.
4- Những hành vi vi phạm quy định
này bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản
pháp luật có liên quan.
5- Người đứng đầu đơn vị, cấp phó
của người đứng đầu đơn vị để xảy ra vụ việc vi phạm quy định này sẽ bị xử lý kỷ
luật theo Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, Quyết định
số 1482/QĐ-BTC ngày 17/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định xử lý trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng,
lãng phí trong cơ quan, tổ chức đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
6- Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị,
các cấp ủy đảng và tổ chức công đoàn có trách nhiệm phối hợp tổ chức tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt nội dung của Quyết định này đến toàn thể cán bộ, công chức,
viên chức trong đơn vị để thực hiện nghiêm chỉnh./.