BỘ
NỘI VỤ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 688/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 06
năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ CỦA HỘI TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004
ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định về quyền lập
Hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP
ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP
ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Trầm
hương Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ của Hội
Trầm hương Việt Nam đã được Đại hội lần thứ I của Hội Trầm hương Việt Nam thông
qua ngày 20 tháng 3 năm 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội Trầm hương
Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Bộ NN&PTNT;
- Bộ Công an;
- Lưu: VT, TCPCP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Dĩnh
|
ĐIỀU LỆ
HỘI TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 688/QĐ-BNV ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ)
Chương 1.
TÊN GỌI, TÔN CHỈ
- MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tên gọi
của Hội
1. Tên tiếng Việt: Hội Trầm hương Việt
Nam
2. Tên tiếng Anh: Vietname Agarwood
Association
3. Tên viết tắt: VAWA
Điều 2. Tôn chỉ
mục đích của Hội
1. Hội Trầm hương Việt Nam là tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, với sự tham gia tự nguyện của các tổ chức, công dân Việt
Nam hoạt động trong phạm vi cả nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến,
dịch vụ, mua bán trầm hương và các sản phẩm chế biến từ trầm hương.
2. Mục đích của Hội là tạo sự hợp
tác, liên kết, hỗ trợ nhau giữa các hội viên về kinh tế, kỹ thuật, về bảo vệ lợi
ích hợp pháp, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo thêm việc làm và thu nhập, góp
phần bảo tồn và phát triển bền vững
và hiệu quả loài cây đặc biệt quý hiếm của nước ta.
Điều 3. Địa vị
pháp lý của Hội
Hội Trầm hương Việt Nam có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí
Minh; văn phòng đại diện đặt tại các địa phương trong nước theo quy định của
pháp luật.
Điều 4. Phạm vi
hoạt động của Hội
Hội Trầm hương Việt Nam hoạt động
trong phạm vi cả nước theo pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội trầm hương Việt Nam chịu sự quản
lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành khác về
lĩnh vực Hội hoạt động.
Chương 2.
CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI
Điều 5. Chức năng
1. Làm tổ chức cầu nối giữa cộng đồng
các nhà nghiên cứu khoa học, kinh doanh trầm hương (trồng, tạo trầm, khai thác,
chế biến, dịch vụ, thương mại) với các cơ quan nhà nước và các tổ chức liên
quan để thúc đẩy phát triển sản xuất trầm hương ở Việt Nam, theo chính sách, luật
pháp của Nhà nước.
2. Đại diện cho hội viên của Hội đề
xuất, kiến nghị với Nhà nước xây dựng, bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách, biện
pháp khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ trầm hương.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư
vấn trợ giúp cho các nhà kinh doanh trầm hương về pháp lý,
khoa học, công nghệ, đào tạo, quản lý, tài chính, thị trường theo yêu cầu.
Điều 6. Nhiệm vụ,
quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ mục đích của
Hội, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
nghiên cứu, sản xuất, chế biến, dịch vụ, mua bán trầm hương và các sản phẩm chế
biến từ trầm hương, hoạt động vì sự lớn mạnh của Hội và
phát triển bền vững của lĩnh vực trầm hương Việt Nam.
2. Cung cấp thông tin và tư vấn cho hội
viên về pháp lý, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, thương mại, quản lý,
…
3. Tổ chức các hoạt động hợp tác
nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, thương mại, dịch vụ ... giữa các thành viên trong Hội với các
tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
Hội và hội viên theo quy định của pháp luật; hòa giải tranh chấp và mâu thuẫn trong nội bộ Hội.
5. Tổ chức các hoạt động tham quan,
tìm hiểu sản suất, thị trường trong và ngoài nước cho hội viên; tổ chức các
hình thức giới thiệu sản phẩm, triển lãm, hội chợ, hội thảo
vì sự phát triển sản xuất trầm hương Việt Nam theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức các hình thức đào tạo nâng
cao kiến thức quản lý, điều hành cho các hội viên; trợ giúp cho những hội viên gặp
khó khăn; phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên
theo quy định của pháp luật.
7. Trưng cầu, thu thập, tổng hợp và đề
đạt các ý kiến của hội viên với các cơ quan nhà nước về những nội dung liên
quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trầm hương.
8. Tổ chức các chương trình truyền
thông, phát hành các bản tin, tài liệu phổ biến kinh tế, kỹ thuật, quản lý, thị
trường liên quan đến hoạt động của Hội, theo quy định của luật pháp.
9. Được gia nhập làm thành viên các tổ
chức tương ứng của quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên
cứu và sản xuất trầm hương theo quy định của luật pháp.
10. Thu phí và hội phí của hội viên,
tiếp nhận các nguồn tài trợ hợp pháp, tổ chức hoạt động dịch vụ gây quỹ, phục vụ cho hoạt động
của Hội theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
HỘI VIÊN
Điều 7. Hội viên
và chấm dứt vai trò hội viên
1. Hội viên chính thức: là chủ các
doanh nghiệp, đại diện của hợp tác xã, chủ trang trại và các nhà khoa học, nhà
quản lý, hộ gia đình, cá nhân là công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
nghiên cứu, sản xuất, chế biến, dịch vụ, mua bán trầm hương và các sản phẩm chế biến từ trầm hương, tán thành điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn, đóng phí gia nhập Hội và hội phí, được Ban Chấp
hành Hội công nhận.
2. Hội viên danh dự: là các nhà khoa
học, nhà quản lý có vai trò và tác động to lớn cho sự hình thành và phát triển
của lĩnh vực trầm hương Việt Nam, được Ban Chấp hành mời làm hội viên danh dự.
3. Chấm dứt vai trò hội viên:
a) Hội viên có đơn gửi Ban Chấp hành
xin ra khỏi Hội;
b) Hội viên bị khai
trừ ra khỏi Hội trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng điều lệ Hội, làm ảnh hưởng
đến uy tín của Hội;
c) Là đại diện của tổ chức có tư cách
pháp nhân bị cơ quan nhà nước đình chỉ hoạt động, bị giải thể hay tuyên bố phá
sản;
d) Quyền và nghĩa vụ của hội viên chấm
dứt ngay sau khi Ban Chấp hành ra thông báo với toàn thể Hội.
Điều 8. Quyền của
hội viên
1. Được tham gia Đại hội, được ứng cử,
đề cử vào Ban Chấp hành Hội.
2. Được thảo luận, biểu quyết, phê
bình, chất vấn công việc của Hội.
3. Được hỗ trợ hoạt động kinh doanh
qua các hình thức: cung cấp thông tin, tài liệu, hội thảo, tập huấn, trình diễn
kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước.
4. Được bảo vệ lợi ích hợp pháp, được
giúp đỡ, bảo trợ các công trình nghiên cứu, các phát minh,
sáng chế.
5. Được giúp đỡ, tư vấn, giới thiệu
quan hệ với các đơn vị trong và ngoài nước về hợp tác phát triển sản xuất, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản
phẩm.
6. Được tôn vinh, khen thưởng khi có
thành tích trong kinh doanh, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và thực
hiện tốt Điều lệ Hội; được cấp thẻ hội viên.
7. Được quyền ra khỏi Hội.
8. Hội viên danh dự được hưởng các
quyền như hội viên chính thức, trừ quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết.
Điều 9. Nghĩa vụ
của hội viên
1. Chấp hành đường lối, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và Điều lệ, nghị quyết Đại hội và các quy định của Ban
Chấp hành, Thường trực Ban Chấp hành Hội.
2. Tham gia góp ý về các hoạt động và
sinh hoạt của Hội.
3. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên
trong Hội, tham gia phát triển hội viên mới, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
4. Cung cấp các thông tin, số liệu cần
thiết phục vụ cho hoạt động của Hội.
5. Đảm nhận và thực hiện công việc được
Hội phân công.
6. Bảo vệ lợi ích chung của Hội và
toàn thể hội viên.
7. Giữ gìn uy tín và thanh danh của Hội.
8. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí hằng
năm theo quy định của Hội.
Chương 4.
TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 10. Nguyên
tắc tổ chức của Hội
1. Hội trầm hương Việt Nam tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải
về tài chính và bình đẳng giữa các hội viên.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội
là đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu toàn quốc; Ban Chấp hành, Thường trực
Ban Chấp hành của Hội hoạt động trên cơ sở dân chủ bàn bạc,
lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa
số.
3. Nghị quyết của Đại hội, của Ban chấp
hành và các quyết định quan trọng của Hội chỉ hợp lệ và có giá trị khi trên 50%
số đại biểu chính thức được mời, số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết
thông qua.
Điều 11. Tổ chức
của Hội
1. Đại hội của Hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Thường trực Ban Chấp hành.
4. Ban kiểm tra.
5. Các chi hội, câu lạc bộ.
6. Văn phòng và các ban chuyên môn của
Hội.
7. Các đơn vị pháp nhân trực thuộc Hội.
Điều 12. Đại hội
của Hội
1. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại
biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội. Đại hội tổ chức 5 năm một lần.
2. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và biểu quyết thông qua
báo cáo hoạt động nhiệm kỳ và quyết định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới;
b) Thảo luận và quyết định những công
việc quan trọng khác của Hội;
c) Thảo luận và thông qua báo cáo kiểm
điểm của Ban Chấp hành, Ban kiểm tra;
d) Thảo luận và quyết định bổ sung, sửa
đổi điều lệ (nếu có);
đ) Phê duyệt báo cáo tài chính của Hội;
e) Bầu Ban Chấp hành, Ban kiểm tra.
3. Ban chấp hành có thể triệu tập Đại
hội bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội, khi có 2/3 ủy viên
Ban Chấp hành đề nghị hoặc theo yêu cầu của 1/2 số hội viên.
4. Các quyết định của Đại hội được thông qua theo nguyên tắc đa số; hình thức biểu quyết bằng phiếu
kín hoặc giơ tay.
Điều 13. Ban Chấp
hành
1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo
Hội giữa 2 kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành, hình thức bầu cử và người
trúng cử Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
2. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành:
a) Quyết định các biện pháp thực hiện
nghị quyết, chương trình hoạt động của Đại hội;
b) Quyết định chương trình, kế hoạch
công tác hàng năm và triển khai thực hiện đến các tổ
chức thành viên của Hội;
c) Bầu cử và bãi nhiệm chức danh Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội;
d) Quy định tổ chức và hoạt động của
các ban chuyên môn và các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật;
đ) Quy định nguyên tắc, chế độ mua sắm,
sử dụng tài sản và tài chính của Hội theo quy định của pháp luật; phê duyệt kế
hoạch và quyết toán tài chính hàng năm;
e) Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm
kỳ và hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể hàng năm;
chuẩn bị các nội dung cho Đại hội và hội nghị hàng năm;
g) Quyết định kết nạp hoặc khai trừ hội
viên;
h) Bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành,
nhưng không quá 1/3 số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quy định.
Điều 14. Thường
trực Ban Chấp hành của Hội
1. Thường trực Ban Chấp hành của Hội
gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và trưởng Ban kiểm tra.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường
trực Ban Chấp hành:
a) Đề xuất chương trình công tác, kế
hoạch tài chính hàng năm cho Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị các báo cáo trình Ban Chấp
hành, trình Đại hội thường kỳ và bất thường;
c) Giải quyết những công việc của Hội
giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
d) Điều hành hoạt động của văn phòng và các ban chuyên môn của Hội;
đ) Quyết định thành lập các tổ chức
trực thuộc Hội.
Điều 15. Chủ tịch
và Phó Chủ tịch
1. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội do
Ban Chấp hành bầu theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành. Chủ tịch, Phó Chủ tịch có
thể kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch:
a) Đại diện pháp nhân của Hội trước
pháp luật;
b) Điều hành tổ chức thực hiện Điều lệ,
nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội;
c) Quyết định
công việc giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành và Thường trực Ban Chấp hành Hội;
d) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành và Thường trực Ban Chấp hành Hội;
đ) Đại diện cho Hội trong quan hệ đối
nội và đối ngoại;
e) Quản lý và phân công quản lý, sử dụng
tài sản của Hội;
g) Chủ tài khoản của Hội.
3. Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch
lãnh đạo từng lĩnh vực công tác của Hội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban
Chấp hành về lĩnh vực được phân công. Phó Chủ tịch có thể được ủy quyền điều
hành công việc của Hội khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 16. Tổng
thư ký và phó Tổng thư ký
1. Tổng thư ký do Ban Chấp hành bầu
theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành. Tổng thư ký có thể kiêm nhiệm hoặc chuyên
trách.
2. Nhiệm vụ của Tổng thư ký:
a) Giải quyết những công việc do Chủ
tịch Hội ủy nhiệm;
b) Tổ chức điều hành công việc của
văn phòng và các ban chuyên môn của Hội;
c) Quản lý, sử dụng tài sản của Hội
và thực hiện công tác đối nội, đối ngoại theo ủy quyền của
Chủ tịch Hội;
d) Tuyển dụng
nhân viên văn phòng và các ban chuyên môn của Hội theo quy định của Ban Chấp hành;
đ) Thư ký các kỳ Đại hội, hội nghị
Ban Chấp hành.
3. Phó Tổng thư ký do Chủ tịch Hội bổ
nhiệm theo đề nghị của Tổng thư ký. Phó Tổng thư ký có thể thay mặt Tổng thư ký
khi được ủy nhiệm.
Điều 17. Văn
phòng và các ban chuyên môn của Hội
1. Văn phòng và các ban chuyên môn của
Hội là cơ quan giúp việc điều hành các hoạt động của Hội và Ban Chấp hành.
2. Số lượng ban chuyên môn và biên chế
của văn phòng, của các ban chuyên môn do Ban Chấp hành quy định.
Điều 18. Ban kiểm
tra
1. Ban kiểm tra do Đại hội bầu. Số lượng
ủy viên Ban kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra theo nhiệm
kỳ của Ban Chấp hành.
2. Nhiệm vụ của Ban kiểm tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành
Điều lệ Hội, việc thực hiện các nghị quyết, quy định của Hội, của Ban Chấp hành
và Thường trực Ban Chấp hành Hội;
b) Kiểm tra tư cách hội viên;
c) Giám sát công tác tài chính của Hội.
Điều 19. Các chi
hội, câu lạc bộ
1. Ban Chấp hành Hội quyết định thành
lập chi hội, câu lạc bộ trầm hương thuộc Hội khi thấy cần thiết.
2. Nhiệm vụ của chi hội, câu lạc bộ:
a) Thực hiện điều lệ của Hội;
b) Tổ chức tập huấn, hội thảo, tham
quan trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin và tư vấn cho hội viên về pháp
lý, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, thương mại, quản lý…;
c) Tuyên truyền phát triển hội viên,
xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Điều 20. Các đơn
vị pháp nhân thuộc Hội
Hội có thể thành lập các tổ chức pháp
nhân thuộc Hội, theo quy định của pháp luật.
Chương 5.
TÀI CHÍNH HỘI
Điều 21. Nguồn
thu của Hội
1. Lệ phí gia nhập Hội.
2. Hội phí đóng góp hàng năm của hội
viên.
3. Tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản thu khác do hoạt động hợp
pháp của Hội.
Điều 22. Quản
lý, sử dụng tài chính của Hội
1. Ban Chấp hành Hội quy định việc quản
lý, sử dụng tài chính của Hội theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Tài chính của Hội được sử dụng vào các hoạt động sau:
a) Chi phí cho các hoạt động văn
phòng Hội;
b) Chi cho các hoạt động cung cấp
thông tin, ứng dụng công nghệ mới cho
sản xuất, thi đua, khen thưởng, hội thảo, tham quan;
c) Trả lương, phụ cấp cho cán bộ chuyên
trách;
d) Thăm hỏi hội viên khi đau ốm, tử
tuất;
đ) Tài trợ cho các chương trình xã hội
từ thiện.
Chương 6.
KHEN THƯỞNG, KỶ
LUẬT
Điều 23. Khen
thưởng
1. Hội viên, các tổ chức thuộc Hội có
nhiều thành tích xây dựng Hội được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước
khen thưởng.
2. Ban Chấp hành Hội Trầm hương Việt
Nam quy định cụ thể quyền, thủ tục, tiêu chuẩn khen thưởng.
Điều 24. Kỷ luật
1. Hội viên, các tổ chức trực thuộc Hội
làm trái Điều lệ, nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội, làm tổn hại đến danh
dự và uy tín của Hội, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử ký kỷ luật từ khiển
trách, cảnh cáo đến khai trừ ra khỏi Hội.
2. Ban Chấp hành Hội Trầm hương Việt
Nam quy định cụ thể nội dung, trình tự, thủ tục và hình thức kỷ luật của Hội.
Chương 7.
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 25. Sửa đổi
điều lệ
Sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải do Đại
hội toàn quốc của Hội quyết định và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt mới có
giá trị thực hiện.
Điều 26. Hiệu lực
thi hành
1. Điều lệ này gồm 7 Chương, 26 Điều,
đã được Đại hội thành lập Hội trầm hương Việt Nam nhất trí thông qua ngày
20/3/2010 tại thành phố Hồ Chí Minh và có hiệu lực kể từ
ngày được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
2. Căn cứ các quy định của pháp luật
về hội và Điều lệ Hội Trầm hương Việt Nam, Ban Chấp hành Hội có trách nhiệm hướng
dẫn và tổ chức thực hiện bản Điều lệ này./.