QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẠI THANH TRA SỞ XÂY DỰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày
03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật
Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị
định 46/2005/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra Xây dựng;
Căn cứ Nghị
định 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản
lý nhà;
Căn cứ
Thông tư Liên tịch số 01/2004/TTLT/BXD-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Xây
dựng và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại
địa phương;
Căn cứ
Thông tư Liên tịch số 10/2005/TTLT-BXD-BNV ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Bộ Xây
dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của
Thanh tra Xây dựng ở địa phương;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tổ chức
tại Thanh tra Sở Xây dựng như sau:
1. Vị trí và
chức năng:
Thanh tra Sở
Xây dựng sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở, là cơ quan trực thuộc Sở Xây dựng, có
trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở.
Thanh tra Sở
được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
2. Nhiệm vụ và
quyền hạn:
1. Xây dựng
chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành xây dựng.
trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
2. Thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính (thanh tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực
tiếp của Sở):
a) Thanh tra,
kết luận, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý;
b) Chủ trì hoặc
phối hợp với các bên có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
thanh tra hành chính theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh.
3. Thực hiện
thanh tra chuyên ngành xây dựng theo Điều 17 Nghị định 46/2005/NĐ-CP ngày 06
tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng:
a) Thực hiện xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định Nghị định 26/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5
năm 2004 của Chính phủ;
b) Thành lập
các Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra xây dựng chuyên ngành theo chương
trình hoặc đột xuất do Giám đốc Sở giao;
c) Cử người
tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành khi có yêu cầu của thanh tra Bộ Xây dựng.
4. Giải quyết
khiếu nại, tố cáo:
a) Chủ trì hoặc
tham gia tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định
của pháp luật;
b) Giúp Giám đốc
Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố
cáo;
c) Theo dõi,
kiểm tra các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trong việc thi hành các
quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Thực hiện
công tác phòng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng ở địa phương theo
quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6. Tuyên truyền,
phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của
pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham
nhũng.
7. Theo dõi,
kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định sau thanh tra; tổng hợp,
báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành xây dựng
và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở.
8. Chủ trì tổ
chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho Thanh
tra viên, cộng tác viên thanh tra; được sử dụng cộng tác trên thanh tra theo
quy định của pháp luật.
9. Quản lý, tổ
chức, biên chế, tài sản và kinh phí phục vụ hoạt động của thanh tra Sở.
10. Thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và giám đốc Sở giao.
Điều 2. Tổ chức
bộ máy:
- Lãnh đạo có
Chánh Thanh tra sở, giúp việc Chánh Thanh tra sở có các Phó Chánh Thanh tra sở.
Phó Chánh Thanh tra sở thực hiện một số lĩnh vực do Chánh thanh tra sở phân
công.
- Các bộ phận
nghiệp vụ có:
+ Bộ phận Tham
mưu - Tổng hợp (Tổng hợp, kế toán, tổ chức, hành chính, quản trị, pháp chế, tiếp
công dân);
+ Bộ phận
Thanh tra Hành chính và Thanh tra chuyên ngành.
- Các Đội có:
+ Đội Thanh
tra Xây dựng số 1 (Phụ trách địa bàn thành phố Nha Trang)
+ Đội Thanh
tra Xây dựng số 2 (Phụ trách địa bàn huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh)
+ Đội Thanh
tra Xây dựng số 3 (Phụ trách địa bàn thị xã Cam Ranh và huyện Khánh Sơn)
+ Đội Thanh
tra Xây dựng số 4 (Phụ trách địa bàn huyện Ninh Hòa)
+ Đội Thanh
tra Xây dựng số 5 (Phụ trách địa bàn huyện Vạn Ninh)
Các Đội Thanh
tra Xây dựng được sử dụng con dấu riêng.
Biên chế Thanh
tra Sở, căn cứ vào tình hình thực tế hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
giao biên chế trong tổng biên chế của Sở Xây dựng.
Kinh phí hoạt
động của Thanh tra Sở do ngân sách nhà nước cấp và nguồn kinh phí khác theo quy
định của pháp luật.
Điều 3. Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm:
+ Phối hợp với
Sở Nội vụ sắp xếp tổ chức, bố trí nhân sự theo quy định.
+ Phối hợp với
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc quản lý chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra
hoạt động của Đội Thanh tra xây dựng theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng và
ban hành Quy chế làm việc của Thanh tra Sở.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, thủ trưởng các có quan có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.