BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 558/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 03 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ THUẾ THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị
định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng Thỏa thuận
trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế và Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết
định này tám (08) thủ tục hành chính mới
trong lĩnh vực Quản lý thuế thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Bộ Tài chính (Phụ lục kèm theo).
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
05/02/2014.
Điều 3. Chánh
Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế,
Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính và thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
- Website Bộ Tài chính;
- Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCT.13b.T.Anh
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 558/QĐ-BTC ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phần
I
DANH
MỤC THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
A. Thủ tục hành chính cấp Tổng cục
Thuế
|
1
|
Đề nghị tham vấn áp dụng APA trước khi nộp
hồ sơ chính thức
|
Thuế
|
Tổng cục Thuế
|
2
|
Đề nghị áp dụng APA chính thức
|
Thuế
|
Tổng cục Thuế
|
3
|
Rút đơn và dừng đàm phán APA
|
Thuế
|
Tổng cục Thuế
|
4
|
Thỏa thuận song phương
|
Thuế
|
Tổng cục Thuế
|
5
|
Sửa đổi APA
|
Thuế
|
Tổng cục Thuế
|
6
|
Hủy bỏ APA
|
Thuế
|
Tổng cục Thuế
|
B. Thủ tục hành chính cấp Cục Thuế
|
1
|
Báo cáo APA thường niên
|
Thuế
|
Cục Thuế
|
2
|
Báo cáo APA đột xuất
|
Thuế
|
Cục Thuế
|
Phần
II
NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
A. Thủ tục hành chính
cấp Tổng cục Thuế
I. Thủ tục hành chính
mới:
1. Tên thủ tục: Đề
nghị tham vấn áp dụng APA trước khi nộp hồ sơ chính thức
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người nộp thuế là đối tượng áp dụng
APA có kế hoạch áp dụng APA, gia hạn APA, chuyển đổi hình thức APA hoặc chấp
thuận kiến nghị của cơ quan thuế, lập hồ sơ và gửi đến Tổng cục Thuế.
+ Bước 2: Tổng cục Thuế tổ chức họp tham vấn,
trên cơ sở kết luận tại Biên bản tham vấn APA và điều kiện của ngành thuế, Tổng
cục Thuế có văn bản trả lời người nộp thuế về việc chấp thuận hoặc (lý do)
không chấp thuận cho phép người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính
thức.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế.
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
a.1) Đơn đề nghị tham vấn APA theo mẫu số
1/APA-TV.
a.2 Tài liệu mô tả các thông tin để
tham vấn như sau:
- Tên, địa chỉ người nộp thuế dự kiến
nộp hồ sơ APA và tên, địa chỉ các bên tham gia giao dịch liên kết;
- Loại hình APA đề nghị áp dụng; tên
các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có liên quan trong trường hợp đề nghị áp dụng
APA song phương hoặc đa phương;
- Mô tả về các giao dịch liên kết
thuộc phạm vi APA, các giao dịch liên kết ngoài phạm vi APA (nếu có) và giải
thích lý do lựa chọn giao dịch áp dụng APA cũng như lý do loại trừ các giao
dịch liên kết khác;
- Quy mô giá trị của giao dịch liên
kết;
- Thời gian dự kiến áp dụng APA;
- Phân tích chức năng, tài sản và rủi
ro phải gánh chịu trong quá trình kinh doanh của người nộp thuế và các bên liên
kết tham gia thực hiện giao dịch thuộc phạm vi APA;
- Phương pháp xác định giá thị trường
được đề xuất bao gồm cả các nội dung về phân tích so sánh, dữ liệu so sánh,
phương pháp tính, biên độ giá thị trường chuẩn, các điều chỉnh trọng yếu (nếu
có);
- Các giả định quan trọng có ảnh hưởng
trọng yếu và đáng kể đến các quy định về điều kiện áp dụng APA;
- Thông tin khái quát về phạm vi, quy
mô hoạt động chung của doanh nghiệp và giao dịch liên kết của người nộp thuế;
thông tin về hoạt động của tập đoàn kinh tế và các bên liên kết có liên quan
đến giao dịch dự kiến thuộc phạm vi áp dụng APA;
- Thông tin tóm tắt các nội dung chính
về kết quả các cuộc thanh tra thuế đã thực hiện tại trụ sở người nộp thuế;
- Các APA về các giao dịch liên kết
tương tự đã ký hoặc đã đề nghị với các cơ quan thuế nước ngoài (nếu có);
- Quan điểm của cơ quan thuế nước
ngoài có liên quan (nếu có);
- Thời gian nộp hồ sơ chính thức, cách
thức liên lạc;
- Các vấn đề khác có ảnh hưởng đến
việc thực hiện APA.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải
quyết: 30
ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn.
- Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Tổng cục Thuế
- Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Văn bản trả lời người nộp thuế về việc
chấp thuận hoặc (lý do) không chấp thuận cho phép người nộp thuế nộp hồ sơ đề
nghị APA chính thức.
- Lệ phí (nếu có): Không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có):
Đơn đề nghị tham vấn APA Mẫu số 1/APA-TV ban hành kèm theo Thông tư số 201/2013/TT-BTC
ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính.
- Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không
- Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13
ngày 20/11/2012;
+ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13;
+ Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
+ Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
- Mẫu biểu đính kèm:
2. Tên thủ
tục: Đề nghị áp dụng APA chính thức
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1 : Trong thời hạn 120
ngày kể từ ngày người nộp thuế nhận được văn bản chấp thuận của Tổng cục
Thuế về việc nộp hồ sơ APA chính thức, người nộp thuế lập hồ sơ
đề nghị áp dụng APA chính thức và gửi đến Tổng cục Thuế.
Trường hợp người nộp thuế không có khả
năng nộp hồ sơ đúng hạn do những lý do khách quan hợp lý thì phải có văn bản đề
nghị và được Tổng cục Thuế gia hạn nộp hồ sơ. Thời gian gia hạn không
quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ trước đó.
Người nộp thuế muốn gia hạn áp dụng
APA đã ký kết thì chuẩn bị tài liệu, hồ sơ và gửi đến Tổng cục Thuế trước khi
APA đã ký hết hạn ít nhất 6 tháng. Thủ tục giải quyết hồ sơ gia hạn APA được
thực hiện tương tự như thủ tục đề nghị áp dụng APA.
+ Bước 2: Tổng cục Thuế thực hiện:
++ Thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng APA
chính thức theo quy định;
++ Tổng cục Thuế và người nộp thuế sẽ
tổ chức họp trao đổi, thống nhất kế hoạch, trình tự thực hiện các bước tiếp
theo để giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA.
+ Bước 3 : Tổng cục Thuế tiến
hành trao đổi, đàm phán nội dung APA (Phương thức tiến hành trao đổi, đàm phán
APA có thể được thực hiện theo hình thức tổ chức họp, gặp mặt trực tiếp hoặc
gián tiếp qua điện thoại, truyền hình trực tuyến hoặc bằng trao đổi văn bản qua
thư tín).
+ Bước 4: Thống nhất toàn bộ nội dung
và tiến hành ký kết APA để lưu hành.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Tổng
cục Thuế
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1.1 Tờ khai theo mẫu số 2/APA-CT.
1.2 Các thông tin chi tiết theo yêu cầu sau:
a) Thông tin định danh về người nộp thuế và
các bên liên kết tham gia trong giao dịch liên kết thuộc phạm vi đề nghị áp
dụng APA
a.1) Tên, địa chỉ của người nộp thuế, các bên
tham gia giao kết trong đề nghị áp dụng APA (bao gồm cả cơ quan thuế các nước,
vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thuế đối với trường hợp đề nghị
áp dụng APA song phương hoặc đa phương);
a.2) Mã số thuế của người nộp thuế (bao gồm
cả mã số trụ sở chính và các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, nếu có);
a.3) Chi tiết các địa chỉ kinh doanh;
a.4) Thông tin phân loại ngành nghề kinh
doanh chính của người nộp thuế và các bên liên kết.
b) Loại giao dịch liên kết, quy mô giao dịch
và thời gian áp dụng APA
b.1) Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi
APA, các giao dịch liên kết ngoài phạm vi APA (nếu có) và giải thích lý do lựa
chọn giao dịch đề nghị áp dụng APA cũng như lý do loại trừ các giao dịch liên
kết khác;
b.2) Quy mô giá trị của giao dịch liên kết;
b.3) Hình thức APA đề xuất áp dụng;
b.4) Thời gian đề nghị áp dụng APA.
c) Mô tả chi tiết về tập đoàn
c.1) Thông tin khái quát về lịch sử và mô
hình hoạt động kinh doanh của tập đoàn;
c.2) Cơ cấu tổ chức của tập toàn và cơ cấu tổ
chức của người nộp thuế;
c.3) Mô tả tổng quan về chuỗi giá trị của tập
đoàn và vị trí của các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA trong chuỗi giá trị
đó;
c.4) Mô tả chi tiết dòng giao dịch liên quan
đến các giao dịch thuộc phạm vi APA và các giao dịch liên kết tương tự khác
được thực hiện tại các nước, vùng lãnh thổ khác (nếu có);
c.5) Cơ cấu vốn, mối liên hệ liên kết (bao
gồm nhưng không hạn chế đối với: giá trị đầu tư vốn trực tiếp hoặc gián tiếp,
tỷ trọng vốn đầu tư giữa các bên kết);
c.6) Đặc điểm của các hoạt động kinh doanh,
các lĩnh vực kinh doanh chính của các bên liên kết;
c.7) Mô tả khái quát chiến lược kinh doanh
của tập đoàn và tác động đối với người nộp thuế (nếu có);
c.8) Mô tả chiến lược kinh doanh người nộp thuế
dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian đề nghị áp dụng APA, bao gồm cả kế hoạch
kinh doanh trong 5 năm hoặc chu kì kinh doanh sau ngày đề nghị áp dụng APA và
kết quả kinh doanh trong 3 năm trước đó (nếu có sự khác biệt so với các năm sẽ
áp dụng APA).
d) Phân tích thông tin kinh tế ngành
Phân tích thông tin kinh tế ngành và các xu
hướng thị trường có thể có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của người nộp
thuế, bao gồm:
d.1) Mô tả về thị phần của người nộp thuế
trên thị trường;
d.2) Các thông tin cơ bản phân tích về thách
thức, cơ hội và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng thị trường từ thông tin kinh tế
ngành;
d.3) Các thông tin có liên quan khác về ngành
kinh tế như các chính sách và quy định của nhà nước, bao gồm cả các chính sách
và quy định có tác động đến hoạt động kinh tế ngành từ các quốc gia, vùng lãnh
thổ ngoài Việt Nam.
đ) Phân tích chi tiết về chức năng, tài sản,
rủi ro của người nộp thuế và các bên liên kết
đ.1) Đối với mỗi người nộp thuế, mỗi bên tham
gia trong APA cần cung cấp thông tin phân tích chi tiết về chức năng, tài sản
và rủi ro bao gồm việc phân bổ các nguồn lực và cơ sở vật chất giữa các bên
(nếu có). Trường hợp tài sản sử dụng bao gồm tài sản sở hữu trí tuệ, tài sản vô
hình cần nêu rõ về đối tượng sở hữu, sử dụng tài sản, hình thức, thời gian đăng
ký bảo vệ sở hữu trí tuệ, giá trị của tài sản vô hình trong cơ cấu giá của hàng
hóa, dịch vụ thuộc phạm vi APA;
đ.2) Chế độ kế toán áp dụng, đơn vị tiền tệ
sử dụng tại mỗi bên liên kết và đơn vị tiền tệ được sử dụng khi thực hiện giao
dịch liên kết thuộc phạm vi APA;
đ.3) Thông tin chi tiết về chuỗi giá trị,
chuỗi giao dịch có liên quan đến giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA và các
giao dịch tương tự khác không thuộc phạm vi APA;
đ.4) Mô tả quy trình sản xuất, cung cấp, phân
phối hàng hóa, dịch vụ có liên quan trong các giao dịch thuộc phạm vi APA và
các giao dịch ngoài phạm vi APA;
đ.5) Mô tả chi tiết về hàng hóa, dịch vụ của
người nộp thuế có liên quan đến giao đến giao dịch thuộc phạm vi APA và các
giao dịch ngoài phạm vi APA;
đ.6) Thông tin mô tả về các nhà cung cấp, các
khách hàng chính của người nộp thuế;
đ.7) Mô tả về giao dịch với các bên độc lập
khác (nếu có).
e) Các thông tin tài chính
e.1) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc
lập, báo cáo thường niên và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong
3 năm liền trước năm đề nghị áp dụng APA của người nộp thuế. Đối với người nộp
thuế thành lập chưa được 3 năm thì cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán
độc lập, báo cáo thường niên và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
cho thời gian đã hoạt động.
Đối với các bên liên kết, cung cấp báo cáo
tài chính đã được kiểm toán độc lập, báo cáo thường niên và tờ khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu liên quan) trong 3 năm liền trước năm đề nghị
áp dụng APA.
Trong trường hợp người nộp thuế và các bên
liên kết thực hiện việc lập báo cáo tài chính phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh theo phân ngành chi tiết cho từng lĩnh vực hoặc dòng sản phẩm thì cung
cấp các thông tin này bổ sung cho các thông tin của báo cáo tài chính đã được
kiểm toán độc lập.
e.2) Các thông tin, kế hoạch có liên quan
khác về thị trường và tài chính (bao gồm nhưng không hạn chế đối với: kế hoạch
đầu tư mở rộng, tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế
hoặc các bên liên kết).
g) Phương pháp xác định giá thị trường
Thông tin về phương pháp xác định giá thị
trường được đề xuất áp dụng, nguồn dữ liệu, thông tin làm cơ sở phân tích so
sánh, cách thức tính toán mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất sinh
lời liên quan đến giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA bao gồm:
g.1) Phân tích chi tiết về phương pháp xác
định giá thị trường được đề xuất áp dụng đối với giao dịch thuộc phạm vi APA;
lý do lựa chọn và chứng minh việc áp dụng phương pháp xác định giá thị trường
này sẽ đưa đến kết quả phù hợp với mức giá thị trường;
g.2) Phân tích chi tiết các dữ liệu làm cơ sở
so sánh, lý do lựa chọn dữ liệu so sánh và giải thích sự phù hợp, sự tương
thích của dữ liệu với phương pháp xác định giá đã xác định; các điều chỉnh loại
trừ khác biệt trọng yếu khi thực hiện phân tích để so sánh (nếu có);
g.3) Thuyết minh cách thức thực hiện phương
pháp xác định giá thị trường trong thời gian áp dụng APA tương ứng với các
thông tin tài chính từ giao dịch liên kết (bao gồm nhưng không hạn chế đối với:
xác định, tính toán mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời và
dự kiến tác động đến số liệu doanh thu, chi phí từ giao dịch liên kết thuộc
phạm vi APA);
g.4) Thuyết minh và áp dụng phương pháp xác
định giá thị trường được đề xuất đối với thông tin dữ liệu tài chính thực tế
của người nộp thuế trong thời gian từ 3 đến 5 năm trước thời điểm đề nghị áp
dụng APA, tương ứng với thời gian đề nghị áp dụng APA nếu phương pháp xác định
giá thị trường được đề xuất khác với phương pháp xác định giá thị trường đã sử
dụng cho thời gian trước. Nếu người nộp thuế thành lập chưa được 3 năm thì áp
dụng phương pháp xác định giá thị trường được đề xuất cho thời gian đã hoạt
động;
g.5) Thông tin chung về các phương pháp xác
định giá thị trường được người nộp thuế và các bên liên kết trong tập đoàn áp
dụng đối với các giao dịch liên kết khác tương tự như giao dịch thuộc phạm vi
APA;
g.6) Trường hợp người nộp thuế thực hiện các
giao dịch kinh doanh với các bên độc lập tương tự như các giao dịch kinh doanh
với các bên liên kết thuộc diện đề nghị áp dụng APA thì người nộp thuế phải
cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và giải thích về cách xác định giá của
giao dịch độc lập này. Nếu không lựa chọn các giao dịch độc lập này làm đối
tượng phân tích so sánh thì người nộp thuế phải giải thích lý do không lựa
chọn.
h) Các giả định quan trọng có ảnh hưởng trọng
yếu hoặc làm thay đổi đáng kể các nội dung cam kết và quá trình thực thi APA,
chủ yếu bao gồm:
h.1) Thay đổi về cơ cấu vốn góp của các bên
liên kết tham gia trong APA;
h.2) Thay đổi về chức năng hoạt động kinh
doanh, tài sản đầu tư sử dụng cho hoạt động kinh doanh và rủi ro mà người nộp
thuế phải gánh chịu trong kinh doanh (bao gồm nhưng không hạn chế đối với:
người nộp thuế phát triển thêm tài sản vô hình, tài sản sở hữu trí tuệ;…); thay
đổi về phương pháp hạch toán kế toán;
h.3) Thay đổi về chính sách thuế, thay đổi về
chế độ quản lý ngoại hối;
h.4) Thay đổi về cấp phép kinh doanh, thị
trường và các cơ chế chính sách của nhà nước có tác động đến người nộp thuế
(bao gồm nhưng không hạn chế đối với các vấn đề: cấm lưu hành sản phẩm, sản
phẩm bị thu hồi, tiêu hủy…).
i) Thông tin mô tả về việc thực hiện nghĩa vụ
thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa bàn, vùng, khu vực lãnh thổ là nơi có liên
quan đến giao dịch thuộc phạm vi APA và mối liên quan giữa quy định nội luật và
Hiệp định thuế có liên quan (bao gồm cả phạm vi, bối cảnh phát sinh đánh thuế
trùng hoặc không phát sinh nghĩa vụ thuế (nếu có)).
k) Bản chụp những nội dung chính của
các APA đã ký kết mà người nộp thuế và các bên liên kết áp dụng đối với các
giao dịch liên kết tương tự các giao dịch thuộc phạm vi APA.
l) Bản chụp các hợp đồng, thỏa thuận
pháp lý giữa người nộp thuế và các bên liên kết có ảnh hưởng đến giao dịch thuộc
phạm vi APA như thỏa thuận về quyền sở hữu, sử dụng, mua, bán, phân phối hàng
hóa, dịch vụ, nghiên cứu phát triển…
m) Các thông tin liên quan nào khác về
giao dịch liên kết như các vấn đề về thuế gián thu, các vấn đề về thuế quốc tế
như ưu đãi thuế, kết luận về các cuộc thanh tra (bao gồm cả thanh tra về giá
chuyển nhượng), các quyết định, thông báo về việc thực hiện thủ tục thỏa thuận
song phương thuộc Hiệp định thuế (nếu có).
Hồ sơ đề nghị áp dụng APA được viết bằng ngôn
ngữ tiếng Việt; trường hợp hồ sơ đề nghị áp dụng APA song phương và đa phương
thì hồ sơ được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt và có bản dịch bằng tiếng Anh; đối
với các tài liệu gốc được viết bằng ngôn ngữ khác thì phải có bản dịch tiếng
Việt và bản dịch tiếng Anh (đối với hồ sơ APA song phương, đa phương) gửi kèm
bản tài liệu gốc. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Ngoài hồ sơ được nộp bằng văn bản,
người nộp thuế cũng phải cung cấp các tài liệu trong hồ sơ dưới dạng dữ liệu
điện tử (bản mềm).
Nếu hồ sơ có các tài liệu đính kèm quá nhiều
(ví dụ: danh sách các công ty được lựa chọn để phân tích so sánh, xác định biên
độ giá…) và không hợp lý khi in và dịch toàn bộ nội dung sang tiếng Việt để gửi
cùng thời hạn với hồ sơ đề nghị áp dụng APA, người nộp thuế phải tóm tắt nội
dung, giải trình lý do và nêu rõ địa điểm và phương thức lưu giữ tài liệu để cơ
quan thuế có thể tiếp cận và tìm hiểu khi có yêu cầu.
Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị
áp dụng APA song phương, đa phương thì nội dung thông tin, dữ liệu hồ sơ được nộp
cho cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài là tương tự như nhau và
không ít hơn các thông tin, dữ liệu được quy định trên đây.
2. Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời gian để Tổng cục Thuế thực hiện thẩm
định hồ sơ đề nghị áp dụng APA tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề
nghị áp dụng APA chính thức của người nộp thuế theo quy định.
Trường hợp việc thẩm định hồ sơ đề nghị áp
dụng APA kéo dài quá 90 ngày, Tổng cục Thuế thông báo bằng văn bản cho người
nộp thuế về việc kéo dài thời gian thẩm định. Thời gian kéo dài không quá 60
ngày.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được
hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức của người nộp thuế, Tổng cục Thuế và người
nộp thuế sẽ tổ chức họp trao đổi, thống nhất kế hoạch, trình tự thực hiện các
bước tiếp theo để giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thuế
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Các bên thực hiện ký
kết và lưu hành APA.
- Lệ phí (nếu có): Không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có ): Mẫu đề nghị áp
dụng APA chính thức: Mẫu số 2/APA-CT ban hành kèm theo Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): không
có
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày
29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày
20/11/2012;
+ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13;
+Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
+ Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
- Mẫu biểu đính kèm:
3.
Tên thủ tục: Rút đơn và dừng đàm phán APA
- Trình tự
thực hiện:
Người nộp thuế đã nộp hồ sơ đề nghị áp
dụng APA chính thức, nếu muốn rút đơn và dừng đàm phán APA thì có văn bản gửi
Tổng cục Thuế.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Tổng
cục Thuế
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ, bao gồm:Văn bản
đề nghị dừng đàm phán APA.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (văn bản).
- Thời hạn giải
quyết: Không
có.
- Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Tổng cục Thuế.
- Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: không quy định
- Lệ phí (nếu có): Không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có):
Không có.
- Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.
- Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13
ngày 20/11/2012;
+ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13;
+Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
+ Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng Thỏa
thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
- Mẫu biểu đính kèm: không có
4.
Tên thủ tục: Thỏa thuận song phương
- Trình tự
thực hiện:
Người nộp thuế là đối tượng cư trú tại
Việt Nam mong muốn áp dụng APA song phương, đa phương và cần có sự trợ giúp của
cơ quan thuế trong việc liên lạc, xúc tiến với cơ quan thuế đối tác để thảo
luận, đàm phán phải nộp đơn đề nghị tiến hành thủ tục thỏa thuận song phương
theo quy định tại Hiệp định thuế có liên quan, chuẩn bị Đơn đề nghị tiến hành
thủ tục thỏa thuận song phương và tài liệu kèm theo và gửi đến Tổng cục Thuế.
- Cách thức thực hiện:
Đơn đề nghị tiến hành thủ tục thỏa
thuận song phương và tài liệu kèm theo được gửi kèm theo Hồ sơ áp dụng APA đến
Tổng cục Thuế theo một trong các cách thức sau :
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Tổng
cục Thuế
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Đơn đề nghị tiến hành thủ tục thỏa
thuận song phương theo Mẫu số 4/APA-MAP , bao gồm các thông tin sau :
a) Tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có)
của người nộp thuế tại nước ngoài tham gia APA, mối quan hệ liên kết giữa các
bên tham gia APA (bao gồm cả sơ đồ tổ chức);
b) Tên, địa chỉ (các) cơ quan thuế đối
tác nơi người nộp thuế tại nước ngoài thực hiện kê khai nộp thuế;
c) Giải thích lý do đề nghị áp dụng
APA song phương hoặc đa phương;
d) Tóm tắt nội dung mô tả về lý do cần
trợ giúp;
đ) Các chứng từ, tài liệu do cơ quan
thuế đối tác lưu hành có liên quan (bao gồm nhưng không hạn chế đối với: thông
báo hoặc quyết định về truy thu, điều chỉnh nghĩa vụ thuế có thể dẫn đến đánh
thuế trùng đối với thu nhập từ giao dịch liên kết).
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải
quyết:
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận được đề nghị xúc tiến thủ tục thỏa thuận song phương và hồ sơ đề nghị áp
dụng APA chính thức, nhà chức trách có thẩm quyền của Tổng cục Thuế thực hiện
việc liên lạc, trao đổi với nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối
tác theo quy định tại điều khoản về thủ tục thỏa thuận song phương theo Hiệp
định thuế có liên quan.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được trả lời của nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối tác, cơ
quan thuế trả lời cho người nộp thuế biết về kết quả trao đổi và hướng dẫn
người nộp thuế thực hiện các yêu cầu như đã được trao đổi và thống nhất giữa
các nhà chức trách có thẩm quyền.
- Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Tổng cục Thuế
- Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Tổng cục Thuế trả lời cho người nộp thuế biết
về kết quả trao đổi và hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các yêu cầu như đã
được trao đổi và thống nhất giữa các nhà chức trách có thẩm quyền
- Lệ phí (nếu có): Không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có):
Đơn đề nghị tiến hành thủ tục thỏa thuận song phương theo Mẫu số 4/APA-MAP ban
hành kèm theo Thông tư số 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính.
- Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có
- Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và
ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập hiện có hiệu lực thi hành
tại Việt Nam.
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13
ngày 20/11/2012;
+ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13;
+Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
+ Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
- Mẫu biểu đính kèm:
5.
Tên thủ tục: Sửa đổi APA
- Trình tự
thực hiện:
Người nộp thuế đang áp dụng APA đã ký
nếu thuộc các trường hợp sửa đổi APA và mong muốn sửa đổi APA đó thì đề nghị
với Tổng cục Thuế.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Tổng
cục Thuế.
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: không quy
định
- Thời hạn
giải quyết: không
quy định
- Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Tổng cục Thuế.
- Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: không quy định
- Lệ phí (nếu có): Không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có):
Không có.
- Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.
- Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13
ngày 20/11/2012;
+ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13;
+Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
+ Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
- Mẫu biểu đính kèm: không có
6. Tên thủ
tục: Hủy bỏ APA
- Trình tự
thực hiện:
Người nộp thuế đang áp dụng APA đã ký
nếu thuộc các trường hợp có thể huỷ bỏ APA và mong muốn hủy bỏ APA đó thì lập
hồ sơ và gửi đến Tổng cục Thuế.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Tổng
cục Thuế.
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ, bao gồm: hồ sơ
xin hủy bỏ APA.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (văn bản).
- Thời hạn giải
quyết: Không
có.
- Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Tổng cục Thuế.
- Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Thông báo của Tổng cục Thuế về việc hủy bỏ
APA (bao gồm các nội dung: Lý do hủy bỏ; Ngày hiệu lực của việc hủy bỏ APA).
- Lệ phí (nếu có): Không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có):
Không có.
- Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có
- Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13
ngày 20/11/2012;
+ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13;
+Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
+ Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
- Mẫu biểu đính kèm: không có
B. Thủ tục
hành chính cấp Cục thuế
I. Thủ tục
hành chính mới :
1.
Tên thủ tục: Báo cáo APA thường niên
- Trình tự thực hiện:
Trong quá trình thực hiện APA, người
nộp thuế chuẩn bị Báo cáo APA thường niên và nộp kèm theo Hồ sơ khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp đến Cục Thuế địa phương quản lý trực tiếp người nộp
thuế.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế
cấp: Cục Thuế.
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
- Thành
phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1.1 Báo cáo APA thường niên theo mẫu
số 3/APA-BC.
1.2 Các thông tin thuyết minh kèm theo như
sau:
a) Thông tin mô tả những thay đổi về chức
năng, tài sản và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của người nộp thuế và việc
tính toán các số liệu về mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất sinh lời (nếu
có) theo phương pháp xác định giá đã nêu trong APA làm cơ sở kê
khai nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết có liên quan;
b)Thông tin mô tả về việc chấp hành các quy
định của APA (bao gồm cả việc cập nhật hoặc thay đổi các giả định quan trọng);
c) Thông tin mô tả về việc điều chỉnh
nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của APA đã
ký: các thay đổi về các chỉ số dẫn đến việc tăng hoặc giảm nghĩa vụ thuế;
d) Ý kiến của người nộp thuế về việc tiếp tục
thực hiện hoặc/và thay đổi các quy định của APA và các vấn đề có liên quan khác
(nếu có, bao gồm nhưng không hạn chế đối với: các vấn đề phát sinh mới
hoặc các tranh chấp về thuế có liên quan…).
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết:
Không
phải trả kết quả cho
người nộp thuế
- Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Cục Thuế.
- Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Không có
- Lệ phí (nếu có): Không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có):
Báo cáo APA thường niên theo mẫu số 3/APA-BC ban hành kèm theo Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính.
- Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có
- Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13
ngày 20/11/2012;
+ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13;
+Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
+ Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
+ Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày
22/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định giá trị trường trong giao dịch
kinh doanh giữ các bên có quan hệ liên kết.
- Mẫu biểu đính kèm:
2.
Tên thủ tục: Báo cáo APA đột xuất
- Trình tự thực hiện:
Trong quá trình thực hiện APA nếu có
phát sinh các sự kiện gây ảnh hưởng trọng yếu đến việc tiếp tục thực hiện APA
hoặc ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và kê khai thuế của người nộp
thuế, người nộp thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế trong thời hạn 30
ngày kể từ khi có sự kiện gây ảnh hưởng (được gọi là báo cáo đột xuất).
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế
cấp: Cục Thuế.
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
- Thành
phần, số lượng hồ sơ:
1. Thành phần hồ sơ, bao gồm: Báo cáo
2. Số lượng hồ sơ: 01
(bộ)
- Thời hạn
giải quyết: 30
ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đột xuất.
- Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính: Cục Thuế và Tổng cục Thuế
- Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Cục Thuế hoặc Tổng cục Thuế trả
lời, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các biện pháp phù hợp để khắc phục ảnh
hưởng (bao gồm nhưng không hạn chế đối với: điều chỉnh, bổ sung hoặc chấm dứt
hiệu lực của APA).
- Lệ phí (nếu có): Không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):không quy
định
- Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có
- Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13
ngày 20/11/2012;
+ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13;
+Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
+ Thông tư số
201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
- Mẫu biểu đính kèm: không có