ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 557/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 14
tháng 4 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN CỦA HĐND, UBND
CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN; SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP CÁC TỔ CHỨC HỘI ĐẶC THÙ VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2026
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Thực hiện Kết luận số
40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý
biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026; Quy định số 70-QĐ/TW ngày
18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; Quyết
định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan đảng,
MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy
khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026; Quyết định số 30-QĐ/BTCTW ngày
28/9/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về biên chế của tỉnh Sơn La giai đoạn
2022-2026.
Căn cứ Nghị định số
62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công
chức; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi Nghị
định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày
14/9/2020 sửa đổi Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày ngày 04/4/2014 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; Nghị định số
106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng
người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày
07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về
chính sách tinh giản biên chế.
Thực hiện Kết luận số
834-KL/TU ngày 03/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chủ trương ban hành Đề án
quản lý biên chế khối chính quyền giai đoạn 2023-2026.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ tại Tờ trình số 264/TTr-SNV ngày 04 tháng 4 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án
quản lý biên chế công chức trong cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện; số
lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập các tổ chức hội đặc
thù và cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2023-2026 (sau đây gọi tắt là Đề
án quản lý biên chế giai đoạn 2023-2026).
(Có
Đề án quản lý biên chế giai đoạn 2023-2026 kèm theo)
Điều 2. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; các hội có
tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan
và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể
ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy,
- Như Điều 2;
- LĐVP, phòng TC-HC-QT;
- Lưu: VT, NC, Hiệp(10b).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
ĐỀ ÁN
QUẢN
LÝ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN CỦA HĐND, UBND CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN; SỐ
LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÁC TỔ CHỨC HỘI ĐẶC
THÙ VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023-2026
(Ban hành kèm theo Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Phần
thứ nhất
SỰ
CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ
ÁN
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu của nền hành chính nhà nước, là
chủ thể quan trọng trong quá trình cải cách hành chính. Đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức có nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách, pháp luật, quản lý các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà
nước. Chủ trương về đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ, trong đó có nội
dung về quản lý biên chế trong giai đoạn gần đây đã được Trung ương lãnh đạo,
chỉ đạo quyết liệt: Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về
tinh giản biên chế và tiếp tục cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW về một số vấn đề tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW về tiếp tục
đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện chủ trương của Đảng,
quy định của Nhà nước về công tác biên chế, thời gian qua UBND tỉnh đã chú
trọng đến công tác quản lý biên chế, trong những năm gần đây có nhiều đổi mới
trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Công tác tuyển dụng công chức, viên chức;
nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức được thực hiện thông qua kỳ thi, xét
tuyển theo nguyên tắc cạnh tranh, khách quan, công khai; từng bước thay đổi tư duy
về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức giữ các chức danh lãnh đạo, quản
lý; việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện chế độ khen thưởng,
kỷ luật đưa vào nề nếp, đảm bảo quy trình, thủ tục, thẩm quyền, đúng quy định;
chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được coi trọng; việc sử
dụng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, nhu cầu, vị trí
việc làm; đánh giá cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả thực hiện
nhiệm vụ công vụ, nhiệm vụ chuyên môn gắn với thẩm quyền, trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị. Qua đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức trong bộ máy chính quyền các cấp từng bước được nâng cao, có phẩm chất đạo
đức, trình độ, năng lực thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện
nay.
Tuy nhiên, công tác quản lý
biên chế trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: biên chế chủ yếu giảm cơ
học, chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế sự nghiệp
công rất lớn, nhất là ngành Giáo dục nhưng chậm ban hành các quy định, chính
sách phù hợp để tinh giản biên chế; xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công còn chậm,
hiệu quả chưa cao; kết quả xây dựng vị trí việc làm còn chưa đồng bộ; chức
năng, nhiệm vụ của một số tổ chức, cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp, kiện toàn
tổ chức bộ máy chưa được rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời,...
Từ những vấn đề nêu trên cho
thấy, việc xây dựng đề án quản lý biên chế công chức trong cơ quan của HĐND,
UBND cấp tỉnh, cấp huyện; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp
công lập các tổ chức hội đặc thù và cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn
2023-2026 là yêu cầu cần thiết; góp phần xây dựng và nâng cao hiệu lực hiệu quả
trong quản lý biên chế công chức, viên chức, một trong những nhiệm vụ trọng tâm
để cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện đảm bảo Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Kết luận số 28-KL/TW ngày
21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về
tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn
2023-2030; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao
hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026;
Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ
thống chính trị; Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về biên
chế các cơ quan đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh
ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026; Quyết
định số 114-QĐ/BTCTW ngày 28/9/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về biên chế của
tỉnh Sơn La năm 2022; Quyết định số 30-QĐ/BTCTW ngày 28/9/2022 của Ban Tổ chức
Trung ương về biên chế của tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2026; Kết luận số
834-KL/TU ngày 03/3/2023 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về chủ trương ban hành Đề án
quản lý biên chế khối chính quyền giai đoạn 2023-2026.
Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày
01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP
ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014
của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành
phố; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 sửa đổi Nghị định số
37/2014/NĐ-CP ngày ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện; Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính
phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công
lập; Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành
lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP
ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 30/11/2022
của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về quản lý biên chế của tỉnh Sơn La giai đoạn
2022-2026; Kết luận số 745-KL/TU ngày 30/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
chủ trương giao biên chế công chức các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện; số
lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức hội đặc
thù năm 2023; Kết luận số 834-KL/TU ngày 03/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
chủ trương ban hành Đề án quản lý biên chế khối chính quyền giai đoạn
2023-2026.
Phần
thứ hai
MỤC
TIÊU, YÊU CẦU; THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC; CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023-2026
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung: Đánh giá
đúng thực trạng, tình hình quản lý biên chế trong cơ quan của HĐND, UBND cấp
tỉnh, cấp huyện; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập
các tổ chức hội đặc thù và cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2017-2022. Nghiên
cứu đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quản lý biên chế trong cơ quan của
HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp công lập, các tổ chức hội đặc thù và cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2023-2026
để đạt được mục tiêu tinh giản theo quy định.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Đến năm
2026, thực hiện tinh giản ít nhất 5% biên chế công chức trong cơ quan của HĐND,
UBND cấp tỉnh, cấp huyện, tương ứng giảm 114 công chức; thực hiện tinh giản ít
nhất 10% số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập so với năm
2022, tương ứng giảm 2.777 người; giảm 144 cán bộ, công chức cấp xã so với năm
2022.
2. Yêu cầu
Việc thực hiện tinh giản biên
chế cán bộ, công chức, viên chức gắn với việc tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức
bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị hành chính cấp
xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; rà soát sửa đổi, bổ sung đề án vị trí
việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; rà
soát trình độ đào tạo, năng lực, yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ; đẩy mạnh việc
thực hiện tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện tốt việc giải
quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của
pháp luật.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC; CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN
2017-2022
1. Về tình hình giao biên
chế công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã
1.1. Từ năm 2017 đến tháng 7
năm 2022, thẩm quyền giao biên chế công chức thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
Chính phủ; số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc thẩm
quyền của Bộ Nội vụ; số lượng người làm việc tại các hội đặc thù và cán bộ,
công chức cấp xã thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, cụ thể:
- Biên chế công chức trong các
cơ quan hành chính thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo Quyết định giao của Thủ tướng
Chính phủ. Hằng năm, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh đã
giao biên chế công chức năm 2017: 2.579; năm 2018 là 2.509; năm 2019 là 2.341;
năm 2020 là 2.274; năm 2021 là 2.274; năm 2022 là 2.281.
- Số lượng người làm việc theo
văn bản giao của Bộ Nội vụ. Hằng năm, căn cứ văn bản của Bộ Nội vụ, HĐND tỉnh
đã giao số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 là
29.052; năm 2018 là 28.149; năm 2019 là 28.119; năm 2020 là 27.439; năm 2021 là
27.775, năm 2022 là 27.275.
- Số lượng người làm việc tại
các hội đặc thù theo quyết định giao của UBND tỉnh: Năm 2017 là 71; năm 2018 là
69; năm 2019 là 69; năm 2020 là 69; năm 2021 là 70, năm 2022 là 70.
- Cán bộ, công chức cấp xã theo
quyết định giao của UBND tỉnh: Năm 2017, 2018, 2019 là 4.870; Năm 2020 đến nay
là 4.306.
1.2. Từ tháng 7 năm 2022 đến
nay, thẩm quyền giao biên chế công chức, số lượng người làm việc tại các đơn vị
sự nghiệp công lập, các tổ chức hội đặc thù và cán bộ, công chức cấp xã thuộc
thẩm quyền của Ban Tổ chức Trung ương theo Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022
của Bộ Chính trị, cụ thể:
Ban Tổ chức trung ương đã ban
hành Quyết định số 114-QĐ/BTCTW về biên chế của tỉnh Sơn La năm 2022: Biên chế
công chức 2.281; số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là
27.775 người (đã bao gồm số lượng người làm việc tại hội quần chúng được
Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ).
Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định
số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022, Ban Tổ chức trung ương đã ban hành Quyết định số 30-QĐ/BTCTW
ngày 28/9/2022 về biên chế của tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2026: Đến năm 2026,
biên chế công chức là 2.167, tương ứng giảm 114 người; số lượng người làm việc
hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 24.998 người, tương ứng giảm 2.777 người (đã
bao gồm số lượng người làm việc tại hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao
nhiệm vụ); cán bộ, công chức cấp xã 4.162 giảm 144 người.
1.3. Thực hiện Quyết định số 72-QĐ/TW
ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị, Quyết định số 114-QĐ/BTCTW ngày 28/9/2022 của
Ban Tổ chức Trung ương, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 135/NQ-HĐND ngày
08/11/2022 phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công
lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên tỉnh Sơn La năm 2022 là 27.775 người.
HĐND tỉnh đã ban hành Nghị
quyết số 152/NQ-HĐND ngày 21/12/2022 giao biên chế công chức năm 2023 là 2.262
người; Nghị quyết số 153/NQ- HĐND ngày 21/12/2022 phê duyệt tổng số lượng người
làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập
chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, các tổ chức hội đặc thù năm 2023 là 27.441
người.
2. Thực trạng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức
2.1. Kết quả sắp xếp, kiện toàn
tổ chức bộ máy và thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021
- Các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, gồm: 21 sở và cơ quan ngang sở; 07 chi cục và tương đương trực thuộc
sở (giảm 10 chi cục và tương đương; 112 phòng chuyên môn trực thuộc sở (giảm
24 phòng); 32 phòng và tương đương thuộc chi cục (giảm 49 phòng). Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện: 144 phòng (giảm 12 phòng). Tổng
số đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh là 935 giảm 326 đơn vị so với năm
2015, trong đó: 11 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh (sáp nhập 01 đơn vị; tiếp nhận
01 đơn vị từ Bộ Tư pháp về UBND tỉnh quản lý); 131 đơn vị trực thuộc sở,
chi cục thuộc sở; 216 đơn vị trực thuộc đơn vị trực thuộc đơn vị sự nghiệp công
lập; 578 đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện (12 huyện, thành phố).
- Kết quả thực hiện chính sách
tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ- CP ngày 20/11/2014 của Chính
phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 và
Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020): năm 2017 là 329 người; năm 2018
là 472 người; năm 2019 là 426 người; năm 2020 là 507 người; năm 2021 là 380
người; năm 2022 là 206 người.
- Tổng số biên chế công chức
tính đến ngày 01/01/2022 là 2.281 giảm 383 biên chế so với năm 2015 tương ứng 10,81%;
số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm 3.244 so với năm 2015
tương ứng giảm 10,62%; cán bộ, công chức cấp xã giảm 564 người so với năm 2017.
2.2. Thống kê số lượng đội ngũ
công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã
Tại thời điểm 31/12/2022, biên
chế công chức đang thực hiện là 2.173/2.281, chưa thực hiện 113 biên chế; số
người hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 26.496/27.775, chưa thực hiện 1.279
người; cán bộ, công chức cấp xã đang thực hiện là 4191/4.306, chưa thực hiện
115.
a) Cơ cấu cán bộ, công chức cấp
huyện trở lên
- Cơ cấu theo ngạch: Chuyên
viên cao cấp và tương đương 17 người; Chuyên viên chính và tương đương 428
người; Chuyên viên và tương đương 1648 người; Cán sự và tương đương 67 người;
Nhân viên 13 người;
- Cơ cấu theo trình độ chuyên
môn: Tiến sỹ 11 người, Thạc sỹ 561 người; Đại học 1.557 người; Cao đẳng 8
người; Trung cấp 31 người; Sơ cấp 5 người;
- Cơ cấu theo trình độ lý luận
chính trị: Cao cấp 536 người, Cử nhân 19 người; Trung cấp 818 người; Sơ cấp 200
người.
- Cơ cấu theo độ tuổi: Từ 30 tuổi
trở xuống 119 người; từ 31 - 40 tuổi 864 người; từ 41 - 50 tuổi 846 người; từ 51
đến 55 tuổi 211 người; từ 56 đến 60 tuổi 129 người; trên 60 tuổi 4 người.
b) Cơ cấu viên chức các đơn vị
sự nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên
- Cơ cấu theo ngạch: Hạng I 14 người;
hạng II 5786 người; hạng III 12.987 người; hạng IV 7.195 người.
- Cơ cấu theo trình độ chuyên
môn: Sơ cấp 153 người; Trung cấp 2.495 người; Cao đẳng 4.419 người; Đại học
18.051 người; Thạc sỹ 853 người; Tiến sỹ 11 người.
- Cơ cấu theo trình độ lý luận
chính trị: Sơ cấp 5.524 người, Trung cấp 2.612 người, Cao cấp 139 người, Đại
học 33 người.
- Cơ cấu theo độ tuổi: Từ 30
tuổi trở xuống 3.155 người; từ 31 - 40 tuổi 11.430 người; từ 41 - 50 tuổi 9.054
người; từ 51 đến 55 tuổi 1.800 người; từ 56 đến 60 tuổi 529 người; trên 60 tuổi
14 người.
c) Cơ cấu cán bộ, công chức cấp
xã
- Cơ cấu theo trình độ chuyên
môn: Sơ cấp 10 người; Trung cấp 749 người; Cao đẳng 252 người; Đại học 3.101
người; Thạc sỹ 79 người
- Cơ cấu theo trình độ lý luận
chính trị: Chưa qua đào tạo 463; Sơ cấp 423 người, Trung cấp 3.243 người, Cao
cấp 62 người.
- Cơ cấu theo độ tuổi: Từ 30
tuổi trở xuống 286 người; từ 31 - 40 tuổi 2.070 người; từ 41 - 50 tuổi 1.175
người; từ 51 đến 55 tuổi 390 người; từ 56 đến 60 tuổi 259 người; trên 60 tuổi
11 người.
d) Thống kê số lượng cán bộ,
công chức, viên chức nghỉ hưu, nghỉ TGBC từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2026, cụ
thể
Tổng số công chức, viên chức
nghỉ hưu, nghỉ TGBC từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2026 là 1.668 người, trong
đó: cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên 98 (cấp tỉnh 68, cấp huyện 30); viên
chức 1.570 người.
III. PHƯƠNG ÁN GIAO, QUẢN LÝ
BIÊN CHẾ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC GIAI ĐOẠN 2023-2026
1. Phương án giao, quản lý
biên chế công chức giai đoạn 2023-2026
1.1. Số lượng biên chế công
chức đến năm 2026
- Tổng số biên chế công chức
năm 2022 là 2.281.
- Đến năm 2026, tỉnh Sơn La
phải giảm tối thiểu 5% biên chế công chức, cụ thể: 2.281 x 5% = 114 người. Như
vậy, 04 năm tiếp theo từ năm 2023-2026, bình quân mỗi năm phải giảm trung bình khoảng
29 biên chế công chức.
1.2. Nguyên tắc, phương án và
lộ trình thực hiện
a. Nguyên tắc chung
- Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo
tại Kết luận số 28-KL/TW, Kết luận số 40- KL/TW, Quy định số 70-QĐ/TW, Quyết
định số 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 114-QĐ/BTCTW, Quyết định số 30-QĐ/BTCTW
của Ban Tổ chức Trung ương. Tiếp tục giảm biên chế đối với các cơ quan, đơn vị
chưa hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 39-NQ/TW; giai đoạn 2023-2026 không
tăng biên chế và thực hiện giảm tối thiểu 5% biên chế công chức, đến năm 2026,
tổng biên chế công chức là 2.167, giảm 114 biên chế công chức.
- Căn cứ thực trạng công tác
quản lý, sử dụng biên chế năm 2022; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn
vị; yêu cầu về công tác quản lý nhà nước đối với sở ngành; công tác quản lý của
chính quyền địa phương, chính quyền đô thị và kết quả phân loại đơn vị hành
chính đối với huyện, thành phố.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ
giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý
biên chế công chức; bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch,
dân chủ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị. Gắn tinh giản
biên chế với kiện toàn, đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, cải cách chế độ tiền
lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Việc điều chỉnh giảm biên chế
được thực hiện đồng bộ theo từng năm (2023-2026), không gây ảnh hưởng đến quyền
lợi, chế độ, chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức đang thực hiện nhiệm vụ
và không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
b) Phương án và lộ trình thực
hiện
- Lộ trình biên chế các năm báo
cáo kế hoạch sử dụng biên chế:
+ Năm 2023, giao: 2.262 biên
chế, giảm 19 biên chế.
+ Năm 2024, giao: 2.235 biên chế,
giảm 27 biên chế.
+ Năm 2025, giao: 2.206 biên
chế, giảm 29 biên chế.
+ Năm 2026, giao: 2.167 biên
chế, giảm 39 biên chế.
- Định hướng giao, quản lý biên
chế công chức
(1) Đối với 21 cơ quan hành
chính cấp tỉnh: giảm 64/1.271 biên chế, chiếm 5% tổng số biên chế.
+ 01 đơn vị đề nghị giữ nguyên
biên chế: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, lý do: hiện nay Ban được giao
14 biên chế thấp nhất trong khối các sở, ngành và tương đương; trong 14 biên
chế, có 03 biên chế lãnh đạo ban, giai đoạn 2023-2026 chỉ có 01 công chức nghỉ
hưu là lãnh đạo ban.
+ 05 đơn vị đề nghị giảm 01
biên chế, gồm: Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa
học và Công nghệ, Sở Công Thương.
+ 09 đơn vị đề nghị giảm 02
biên chế, gồm: Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Xây dựng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông vận tải; Sở Tài chính.
+ 04 đơn vị đề nghị giảm 03
biên chế, gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nội vụ;
Văn phòng UBND tỉnh.
+ 01 đơn vị đề nghị giảm 04
biên chế: Sở Y tế.
+ 01 đơn vị đề nghị giảm 20
biên chế: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chiếm 17,9% biên chế toàn
tỉnh, 32,1% biên chế các sở, ngành).
(2) Đối với UBND các huyện,
thành phố: giảm 50/1.010 biên chế, chiếm 5% tổng số biên chế.
+ 03 đơn vị đề nghị giảm 03
biên chế, gồm: UBND huyện Sông Mã, UBND huyện Sốp Cộp, UBND huyện Mộc Châu.
+ 04 đơn vị đề nghị giảm 04
biên chế, gồm: UBND huyện Thuận Châu, UBND huyện Vân Hồ, UBND huyện Bắc Yên,
UBND thành phố Sơn La.
+ 05 đơn vị đề nghị giảm 05
biên chế, gồm: UBND huyện Mai Sơn, UBND huyện Phù Yên, UBND huyện Mường La,
UBND huyện Quỳnh Nhai, UBND huyện Yên Châu.
Biên chế công chức của UBND các
huyện, thành phố sau khi giảm được sắp xếp theo 03 nhóm: ĐVHC loại 1 từ 81 đến 84
biên chế; ĐVHC loại 2 từ 75 đến 82 biên chế; thành phố Sơn La 85 biên chế (do
là chính quyền đô thị và là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của
tỉnh) và huyện Mộc Châu 85 biên chế (đang triển khai thành lập thị xã Mộc
Châu).
Đối với biên chế công chức giảm
trong giai đoạn 2024-2026, có thể điều chỉnh số lượng phù hợp gắn với kiện toàn
sắp xếp tổ chức các cơ quan, đơn vị theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020
của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 sửa đổi Nghị định số
37/2014/NĐ-CP ngày ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Phương án giao, quản lý
biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đảm bảo chi thường
xuyên, các tổ chức hội đặc thù của tỉnh giai đoạn 2023-2026
2.1. Số lượng biên chế viên
chức đến năm 2026
- Tổng số lượng người làm việc
hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2022: 27.775 người, trong đó: Lĩnh
vực giáo dục đào tạo (bao gồm các trường TC, CĐ) 23.917 người; y tế:
2.185 người; văn hóa, Thể thao và Du lịch 567 người; nông lâm nghiệp thủy sản
409 người; Lao động, Thương binh và Xã hội 317 người; Tài nguyên và Môi trường
111 người; thông tin và truyền thông 102 người; tư pháp 15 người; khoa học và
công nghệ 23 người; sự nghiệp khác 54 người và dự phòng 75 người.
- Đến năm 2026, tỉnh Sơn La
phải giảm tối thiểu 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách
nhà nước, cụ thể: 27.775 x 10% = 2.777 người. Như vậy, 04 năm tiếp theo từ năm 2023-2026,
bình quân mỗi năm phải giảm trung bình khoảng 694 người làm việc hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
2.2. Nguyên tắc, phương án và
lộ trình thực hiện
a. Nguyên tắc chung
- Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo
tại Kết luận số 28-KL/TW, Kết luận số 40- KL/TW, Quy định số 70-QĐ/TW, Quyết
định số 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 114-QĐ/BTCTW, Quyết định số 30-QĐ/BTCTW
của Ban Tổ chức Trung ương. Tiếp tục giảm biên chế đối với các cơ quan, đơn vị
chưa hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 39-NQ/TW; giai đoạn 2023-2026 thực
hiện giảm tối thiểu 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
đến năm 2026 tổng số biên chế là 24.998, giảm 2.777 người.
- Căn cứ công tác quản lý, sử
dụng biên chế viên chức năm 2022; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ
giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu, mã số, hạng chức danh nghề nghiệp viên
chức được giao; bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu
quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Gắn tinh giản biên chế với đổi mới tổ chức bộ máy, cải cách chế độ tiền lương,
cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức.
- Việc điều chỉnh giảm biên chế
được thực hiện đồng bộ theo từng năm (2023-2026), không gây ảnh hưởng đến quyền
lợi, chế độ, chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức đang thực hiện nhiệm vụ
và không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
- Đối với các ĐVSNCL thay đổi
mức tự chủ (từ NSNN sang đảm bảo một phần chi thường xuyên; từ đảm bảo một
phần sang tự đảm bảo chi thường xuyên); ĐVSNCL thực hiện kiện toàn, sắp xếp
tổ chức bộ máy và đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục và đào tạo được giao bổ
sung số lượng người làm việc sẽ được cân đối, điều chỉnh phù hợp với lộ trình
giảm trừ theo quy định.
- Đối với số lượng người làm
việc tại các tổ chức hội đặc thù: Giao số lượng người làm việc tại các tổ chức
hội đặc thù theo quy định tại Quyết định số 30- QĐ/BTCTW ngày 28/9/2022 của Ban
Tổ chức Trung ương về biên chế của tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2026, Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012
của Chính phủ; căn cứ yêu cầu về nhiệm vụ của các hội.
2.3. Phương án và lộ trình thực
hiện
- Lộ trình biên chế các năm báo
cáo kế hoạch sử dụng biên chế:
+ Năm 2023, giao: 27.441 biên
chế, giảm 334 biên chế
+ Năm 2024, giao: 26.671 biên
chế, giảm 770 biên chế
+ Năm 2025, giao: 25.871 biên
chế, giảm 800 biên chế
+ Năm 2026, giao: 24.998 biên
chế, giảm 873 biên chế
- Định hướng giao và quản lý
biên chế
+ Đối với các ĐVSNCL do ngân
sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Giảm tối thiểu 10% biên chế viên chức
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trường hợp, đơn vị chuyển sang bảo đảm một
phần chi thường xuyên thì xem xét điều chỉnh giảm số lượng người từ ngân sách nhà
nước và tăng số lượng người từ nguồn thu sự nghiệp. Đối với các trạm y tế thuộc
các xã, phường, thị trấn điều chỉnh giảm, cân đối đảm bảo trung bình 6,5 người/trạm;
tiếp tục nghiên cứu, đánh giá hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ khám
chữa bệnh tại các Trung tâm y tế với Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố để đề
xuất phương án thực hiện chức năng, nhiệm vụ khám chữa bệnh của các Trung tâm y
tế huyện, thành phố.
+ Đối với các ĐVSNCL tự đảm bảo
một phần chi thường xuyên: Số lượng người làm việc từ nguồn thu sự nghiệp tương
ứng với mức độ tự chủ của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường
hợp trong giai đoạn 2023-2026 mức độ tự chủ của đơn vị thay đổi thì đồng thời
thực hiện việc điều chỉnh số lượng người làm việc cho phù hợp với mức độ tự
chủ. Trường hợp, đơn vị chuyển sang đơn vị tự chủ chi thường xuyên thì không
tiếp tục giao số lượng người làm việc.
+ Biên chế viên chức giảm tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực giáo dục (mầm non, phổ thông công lập) và y tế, lý
do: hiện nay biên chế giáo dục chiếm 84,4% và y tế chiếm 7,9% biên chế viên
chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Biên chế viên chức giao hằng
năm đã bao gồm số lượng người làm việc tại các hội đặc thù được giao biên chế.
Đối với biên chế viên chức giảm
trong giai đoạn 2024-2026, có thể điều chỉnh số lượng phù hợp với biên chế giáo
viên được cấp bổ sung theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính
trị; việc kiện toàn sắp xếp tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị
định số 120/2020/NĐ-CP và thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc điều chỉnh vẫn phải đảm bảo lộ
trình đến năm 2026 giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước
so với năm 2023.
3. Phương án giao, quản lý
biên chế cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2023-2026
3.1. Số lượng cán bộ công chức
cấp xã: Đến năm 2026, tổng số cán bộ, công chức cấp xã là 4.162 người, giảm
tương ứng 144 người.
3.2. Nguyên tắc, phương án và
lộ trình thực hiện
- Công chức cấp xã đang giao
định mức tối đa theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP và giảm theo lộ trình sắp xếp, sáp
nhập đơn vị hành chính.
- Hiện nay, Ban Thường vụ tỉnh
ủy đã nhất trí chủ trương điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính để mở rộng đô
thị thị trấn các huyện Thuận Châu, Phù Yên, Sông Mã, theo phương án sẽ giảm 03
đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng giảm khoảng 66 cán bộ, công chức cấp
xã.
- Theo Kết luận số 48-KL/TW
ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Sơn La có thể phải sắp xếp
03/204 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên và
thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu đang triển khai đề án điều chỉnh địa giới
hành chính để mở rộng đô thị; phương án sắp xếp thị trấn thị trấn Yên Châu,
huyện Yên Châu có thể giảm 01 đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng giảm khoảng 22
cán bộ, công chức cấp xã.
Như vậy, việc sắp xếp đơn vị
hành chính cấp xã đến năm 2026 có thể giảm 88 biên chế cán bộ, công chức
cấp xã so với số lượng đang thực hiện; còn 56 biên chế cán bộ, công chức
cấp xã UBND tỉnh sẽ xem xét giao giảm so với định mức tối đa do Chính phủ quy
định.
(có
biểu số 01, 02, 03, 04 kèm theo)
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Quán triệt, triển
khai thực hiện nghiêm các quy định, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về quản lý biên chế công chức, viên chức giai đoạn 2022-2026, cụ thể: Kết luận
số 28-KL/TW ngày 21/02/2022, Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022, Quy định số
70-QĐ/TW ngày 18/7/2022, Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính
trị; Quyết định số 114-QĐ/BTCTW ngày 28/9/2022, Quyết định số 30-QĐ/BTCTW ngày
28/9/2022 của Ban Tổ chức Trung ương; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày
20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và các văn bản hiện
hành về tinh giản biên chế,...
2. Xây dựng và tổ chức
thực hiện Kế hoạch quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức năm 2023,
giai đoạn 2023-2026, đến năm 2026 phải giảm tối thiểu 5% biên chế công chức,
10% số lượng người làm việc so với năm 2022. Công tác quản lý, sử dụng biên chế
công chức, viên chức gắn với công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng nhiệm kỳ
2025-2030; bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND nhiệm kỳ 2026-2031. Căn cứ kế hoạch
biên chế giai đoạn 2023-2026, hằng năm Ban cán sự đảng UBND tỉnh trình Ban
Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương và trình HĐND tỉnh giao biên chế công chức, số
lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong giải quyết công việc của các cơ quan hành chính và quản lý
biên chế. Sử dụng, quản lý hiệu quả số lượng biên chế được giao theo thẩm quyền
và phân cấp quản lý.
3. Tiếp tục nghiên cứu
đề xuất phương án sắp xếp các phòng chuyên môn và tương đương theo Nghị định số
107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 24/2014/NĐ-CP
ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày
14/9/2020 sửa đổi Nghị định số 37/2014/NĐ- CP ngày ngày 04/4/2014 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; các đơn vị sự
nghiệp công lập theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy
định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Rà soát sửa đổi, bổ
sung hoặc xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu ngạch
viên chức theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị
trí việc làm và biên chế công chức; Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020
của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự
nghiệp công lập; Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ và bộ quản lý ngành, lĩnh
vực, làm cơ sở để xác định biên chế; quản lý biên chế theo vị trí việc làm, cơ
cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Rà soát trình độ đào tạo, năng lực của
công chức, viên chức để ban hành kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với
đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơ cấu ngạch công chức,
viên chức được giao; yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ theo quy định và yêu cầu
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
5. Hằng năm, xây dựng Kế
hoạch và triển khai thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định
số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018, Nghị
định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ,... Nâng cao chất lượng việc
đánh giá công chức, viên chức dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm thực
chất, không hình thức, nể nang, né tránh; sử dụng, bố trí công chức, viên chức
đúng vị trí, năng lực, sở trường, phù hợp với vị trí việc làm; hằng năm thực
hiện tinh giản biên chế đối với những công chức, viên chức không hoàn thành,
không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định (phẩm chất, uy
tín, năng lực, sức khỏe), dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức.
6. Đẩy mạnh thực hiện tự
chủ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, xã hội hóa dịch vụ sự
nghiệp công và chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần khi
đảm bảo các điều kiện theo quy định.
7. Tiếp tục chỉ đạo, đôn
đốc triển khai nhiệm vụ điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính để mở rộng đô
thị, gắn với mục tiêu giảm 03 đơn vị hành chính và giảm số lượng cán bộ, công
chức cấp xã. Ngay sau khi có các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về sắp
xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022-2025, Sở Nội vụ tham mưu trình Ban cán sự
đảng UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy để chỉ đạo, tổ chức rà soát, khảo
sát xây dựng phương án sắp xếp, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
quán triệt để huy động sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trọng
thực hiện mục tiêu tinh gọn tổ chức, bộ máy, biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả.
8. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; việc quản lý, sử dụng biên chế công
chức, số lượng người làm việc; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và thực hiện
các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
và tổ chức thực hiện các nội dung khác về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với
dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn tỉnh.
Phần
thứ ba
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân tỉnh
1.1. Chỉ đạo các các sở, ban,
ngành; UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc và đảm bảo tỷ lệ tinh
giản biên chế giai đoạn 2023-2026 theo đúng Kết luận số 28-KL/TW ngày
21/02/2022, Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị.
1.2. Xem xét, đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; trách
nhiệm người đứng đầu trong việc thực tinh giản biên chế giai đoạn 2023-2026
theo Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022, Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022
của Bộ Chính trị.
1.3. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ
các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên; gắn việc thực tinh giản biên chế giai đoạn 2023-2026
với việc tiếp tục kiện toàn, sắp xếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu
lại nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2. Sở Nội vụ
2.1. Chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh, Ban cán sự đảng
UBND tỉnh thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2023-2026 theo đúng Kết luận
số 28-KL/TW ngày 21/02/2022, Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính
trị; Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế
của hệ thống chính trị; Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị
về biên chế các cơ quan đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và
các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026.
2.2. Căn cứ lộ trình tinh giản
biên chế giai đoạn 2023-2026, hằng năm tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh
giao biên chế công chức, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách theo
quy định.
2.3. Tổng hợp, thẩm định danh
sách đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP
ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018, Nghị định số
143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ trình UBND tỉnh xem xét, quyết
định.
2.4. Đề xuất điều chỉnh phương
án, lộ trình và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2023-2026
phù hợp với các văn bản và quy định mới của Đảng và Nhà nước; theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng biên chế của các cơ quan, đơn
vị.
2.5. Định kỳ hàng năm hoặc theo
yêu cầu của cấp có thẩm quyền, tham mưu UBND tỉnh, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình quản lý, tinh giản biên chế báo cáo Ban
Thường vụ Tỉnh ủy.
3. Các sở, ban, ngành; UBND
các huyện, thành phố
3.1. Quán triệt, triển khai
thực hiện nghiêm túc các văn bản của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương về
quản lý biên chế công chức, viên chức giai đoạn 2022-2026, cụ thể: Kết luận số
28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 40- KL/TW ngày 18/7/2022 của
Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính
trị giai đoạn 2022-2026; Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị
về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; Quyết định số 72-QĐ/TW ngày
18/7/2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan đảng, MTTQ, tổ chức chính
trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc
Trung ương giai đoạn 2022-2026; Quyết định số 114-QĐ/BTCTW ngày 28/9/2022 của
Ban Tổ chức Trung ương về biên chế của tỉnh Sơn La năm 2022; Quyết định số
30-QĐ/BTCTW ngày 28/9/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về biên chế của tỉnh Sơn
La giai đoạn 2022-2026,... đến cán bộ, công chức, viên chức nhận thức rõ về mục
tiêu, quan điểm, ý nghĩa, yêu cầu trong quản lý biên chế và chấp hành, đồng
thuận thực hiện. Theo đó, tỉnh Sơn La phải giảm tối thiểu 5% biên chế công chức
(tương ứng giảm 114 biên chế công chức từ 2.281 xuống còn 2.167); giảm
tối thiểu 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước (tương
ứng giảm 2.777 người, từ 27.775 xuống còn 24.998); giảm 144 biên chế cán
bộ, công chức cấp xã.
3.2. Xây dựng và triển khai
thực hiện đề án quản lý biên chế công chức, viên chức giai đoạn 2023-2026; Kế
hoạch quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức năm 2023 và giai đoạn
2023-2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị, Quyết
định số 30-QĐ/BTCTW ngày 28/9/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về biên chế của
tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2026, gắn với rà soát, phê duyệt, điều chỉnh vị trí
việc làm công chức, viên chức, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo
chức danh nghề nghiệp theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính
phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày
10/9/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc
trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ và bộ quản lý
ngành, lĩnh vực,…
3.3. Thực hiện đồng bộ các
nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo tỷ lệ tinh giản biên chế giai đoạn 2023-2026 theo
đúng Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022, Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022
của Bộ Chính trị; gắn việc thực tinh giản biên chế với việc tiếp tục kiện toàn,
sắp xếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, sắp xếp các
đơn vị hành chính và cơ cấu lại nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức.
3.4. Thực hiện tốt việc giải
quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số
108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014; dôi dư sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy
ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3.5. Định kỳ háng quý, năm báo
cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện việc quản lý, sử dụng
biên chế công chức, viên chức.
Trên đây là Đề án quản lý biên
chế công chức trong cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện; số lượng người
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập các tổ chức hội đặc thù và cán bộ,
công chức cấp xã giai đoạn 2023-2026./.
Biểu
số 01a
SỐ
LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ CẤP HUYỆN TRỞ LÊN
Đơn
vị tính: Người
Nội dung
|
Tổng số
|
Cấp tỉnh
|
Cấp huyện
|
1. Tổng số biên chế được
giao
|
2281
|
1271
|
1010
|
2. Tổng số cán bộ, công
chức có mặt đến 31/12
|
2173
|
1223
|
950
|
2.1 Trong đó: - Đảng viên
|
1941
|
1075
|
866
|
- Nữ
|
786
|
469
|
317
|
2.2 Chia theo dân tộc
|
2173
|
1223
|
950
|
- Kinh
|
1485
|
887
|
598
|
- Dân tộc khác
|
688
|
336
|
352
|
2.3 Chia theo tôn giáo
|
2173
|
1223
|
950
|
- Có tôn giáo
|
1
|
0
|
1
|
- Không tôn giáo
|
2172
|
1223
|
949
|
2.4 Chia theo ngạch công
chức
|
2173
|
1223
|
950
|
- Nhân viên
|
13
|
12
|
1
|
- Cán sự và tương đương
|
67
|
47
|
20
|
- Chuyên viên và tương đương
|
1648
|
901
|
747
|
- Chuyên viên chính và tương
đương
|
428
|
246
|
182
|
- Chuyên viên cao cấp và
tương đương
|
17
|
17
|
0
|
2.5 Chia theo trình độ học
vấn
|
2173
|
1223
|
950
|
- Sơ cấp
|
5
|
3
|
2
|
- Trung cấp
|
31
|
27
|
4
|
- Cao đẳng
|
8
|
6
|
2
|
- Đại học
|
1557
|
848
|
709
|
- Thạc sĩ
|
561
|
328
|
233
|
- Tiến sĩ
|
11
|
11
|
0
|
2.6 Trong đó: Học hàm
|
0
|
0
|
0
|
- Phó giáo sư
|
0
|
|
|
- Giáo sư
|
0
|
0
|
|
2.7 Chia theo trình độ
ngoại ngữ
|
55
|
55
|
0
|
- Tiếng Anh
|
1996
|
1081
|
915
|
+ Đại học trở lên
|
23
|
17
|
6
|
+ Chứng chỉ theo KNLNNVN (chi
tiết 6 bậc theo TT01/2014/TT-BGDĐT)
|
1325
|
838
|
487
|
+ Chứng chỉ khác
|
648
|
226
|
422
|
- Ngoại ngữ khác
|
85
|
19
|
66
|
+ Đại học trở lên
|
7
|
6
|
1
|
+ Chứng chỉ khác
|
78
|
13
|
65
|
2.8 Tiếng dân tộc
|
1327
|
546
|
781
|
- Có chứng chỉ
|
995
|
491
|
504
|
- Sử dụng giao tiếp được
|
332
|
55
|
277
|
2.9 Chia theo trình độ tin
học
|
2124
|
1184
|
940
|
- Đại học trở lên
|
45
|
32
|
13
|
- Trung cấp, cao đẳng
|
23
|
14
|
9
|
- Chứng chỉ
|
2056
|
1138
|
918
|
2.10 Chia theo trình độ lý
luận chính trị
|
1573
|
814
|
759
|
- Sơ cấp
|
200
|
105
|
95
|
- Trung cấp
|
818
|
402
|
416
|
- Cao cấp
|
536
|
289
|
247
|
- Đại học
|
19
|
18
|
1
|
2.11 Chia theo nhóm tuổi
|
2173
|
1223
|
950
|
- Từ 30 trở xuống
|
119
|
62
|
57
|
- Từ 31 đến 40
|
864
|
476
|
388
|
- Từ 41 đến 50
|
846
|
472
|
374
|
- Từ 51 đến 55
|
211
|
110
|
101
|
- Từ 56 đến 60
|
129
|
99
|
30
|
- Trên 60 tuổi
|
4
|
4
|
0
|
3. Tổng số biên chế thực
hiện tinh giản trong năm
|
5
|
3
|
2
|
Biểu
số 01b
SỐ
LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CHƯA TỰ ĐẢM BẢO CHI
THƯỜNG XUYÊN
Tiêu chí
|
Số lượng viên chức
|
Tổng số
|
25982
|
1. Trong đó: - Đảng viên
|
16317
|
- Nữ
|
15112
|
2. Chia theo dân tộc
|
25982
|
- Kinh
|
13672
|
- Dân tộc thiểu số
|
12310
|
3. Chia theo tôn giáo
|
25970
|
- Không tôn giáo
|
25967
|
- Có theo tôn giáo
|
3
|
4. Chia theo trình độ văn
hoá
|
25982
|
- Tiểu học
|
0
|
- Trung học cơ sở
|
0
|
- Trung học phổ thông
|
25982
|
5. Chia theo trình độ
chuyên môn
|
25982
|
- Sơ cấp
|
153
|
- Trung cấp
|
2495
|
- Cao đẳng
|
4419
|
- Đại học
|
18051
|
- Thạc sĩ
|
853
|
- Tiến sĩ
|
11
|
6. Trong đó: Học hàm
|
|
- Giáo sư
|
0
|
- Phó giáo sư
|
0
|
7. Chia theo trình độ
ngoại ngữ
|
|
- Tiếng Anh
|
7929
|
+ Đại học trở lên
|
780
|
+ Chứng chỉ theo KNLNNVN (chi
tiết 6 bậc theo TT01/2014/TT-BGDĐT)
|
6387
|
+ Chứng chỉ khác
|
762
|
- Ngoại ngữ khác
|
316
|
+ Đại học trở lên
|
43
|
+ Chứng chỉ khác
|
273
|
- Tiếng dân tộc
|
21604
|
+ Có chứng chỉ
|
13762
|
+ Sử dụng giao tiếp được
|
7842
|
8. Chia theo trình độ tin
học
|
22588
|
- Đại học trở lên
|
297
|
- Trung cấp, cao đẳng
|
221
|
- Chứng chỉ
|
22070
|
9. Chia theo trình độ lý
luận chính trị
|
8308
|
- Sơ cấp
|
5524
|
- Trung cấp
|
2612
|
- Cao cấp
|
139
|
- Đại học
|
33
|
10. Chia theo chức danh
nghề nghiệp viên chức
|
25982
|
- Hạng I
|
14
|
- Hạng II
|
5786
|
- Hạng III
|
12987
|
- Hạng IV
|
7195
|
11. Chia theo nhóm tuổi
|
25982
|
- Từ 30 trở xuống
|
3155
|
- Từ 31 đến 40
|
11430
|
- Từ 41 đến 50
|
9054
|
- Từ 51 đến 55
|
1800
|
- Từ 56 đến 60
|
529
|
- Trên 60 tuổi
|
14
|
Biểu
01c
SỐ
LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Đơn
vị tính: Người
Tiêu chí
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Cán bộ
|
Công chức
|
Tổng số
|
4191
|
2170
|
2021
|
1. Trong đó: - Đảng viên
|
3917
|
2170
|
1747
|
- Nữ
|
999
|
487
|
512
|
2. Chia theo dân tộc
|
4191
|
2170
|
2021
|
- Kinh
|
560
|
252
|
308
|
- Dân tộc khác
|
3631
|
1918
|
1713
|
3. Chia theo tôn giáo
|
4191
|
2170
|
2021
|
- Có tôn giáo
|
3
|
1
|
2
|
- Không tôn giáo
|
4188
|
2169
|
2019
|
4. Chia theo trình độ văn
hoá
|
4191
|
2170
|
2021
|
- Tiểu học
|
0
|
0
|
0
|
- Trung học cơ sở
|
48
|
40
|
8
|
- Trung học phổ thông
|
4143
|
2130
|
2013
|
5. Chia theo trình độ học
vấn
|
4191
|
2170
|
2021
|
- Sơ cấp
|
10
|
10
|
0
|
- Trung cấp
|
749
|
359
|
390
|
- Cao đẳng
|
252
|
54
|
198
|
- Đại học
|
3101
|
1685
|
1416
|
- Thạc sĩ
|
79
|
62
|
17
|
- Tiến sĩ
|
0
|
0
|
0
|
6. Chia theo trình độ
ngoại ngữ
|
1523
|
694
|
829
|
- Cao đẳng, Đại học trở lên
|
11
|
9
|
2
|
- Chứng chỉ khác
|
1512
|
685
|
827
|
7. Tiếng dân tộc thiểu số
|
1776
|
1048
|
728
|
8. Chia theo trình độ tin
học
|
3901
|
2016
|
1885
|
- Trung cấp trở lên
|
61
|
24
|
37
|
- Chứng chỉ
|
3840
|
1992
|
1848
|
9. Chia theo trình độ lý
luận chính trị
|
4191
|
2170
|
2021
|
- Chưa qua đào tạo
|
463
|
0
|
463
|
- Sơ cấp
|
423
|
126
|
297
|
- Trung cấp
|
3243
|
1982
|
1261
|
- Cao cấp
|
62
|
62
|
0
|
10. Chia theo nhóm tuổi
|
4191
|
2170
|
2021
|
- Từ 30 trở xuống
|
286
|
102
|
184
|
- Từ 31 đến 40
|
2070
|
914
|
1156
|
- Từ 41 đến 50
|
1175
|
693
|
482
|
- Từ 51 đến 55
|
390
|
252
|
138
|
- Từ 56 đến 60
|
259
|
198
|
61
|
- Trên 60 tuổi
|
11
|
11
|
0
|