ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
51/2008/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ -
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008
về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên
quan;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000;
Căn cứ Nghị định 92/2005/NĐ-CP ngày 12/07/2005 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Thủ đô;
Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy
mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
Căn cứ ý kiến thống nhất của Thường vụ Thành ủy, HĐND Thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số
554/TTr-KH&ĐT ngày 05 tháng 12 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã
hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010 như sau:
I. PHÂN CẤP QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ:
1. Đăng ký kinh doanh và quản lý
sau đăng ký kinh doanh:
- UBND Thành phố (sau đây gọi tắt
là Thành phố): cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp và
các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
- UBND quận, huyện, thành phố trực
thuộc (sau đây gọi tắt là quận, huyện): cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
cho hộ kinh doanh và các HTX; kiểm tra và đề xuất xử lý hoạt động của doanh
nghiệp sau đăng ký kinh doanh.
Quản lý sau đăng ký kinh doanh
theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Quy chế quản lý doanh nghiệp và hộ kinh
doanh trên địa bàn do UBND Thành phố ban hành.
2. Cấp giấy phép kinh doanh có
điều kiện đối với một số mặt hàng:
- Thành phố: cấp giấy phép kinh
doanh lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và một số mặt hàng (rượu, thuốc lá, gas,
xăng dầu, gia cầm mổ sẵn, sản phẩm gia cầm sạch) của doanh nghiệp được thành lập
theo Luật Doanh nghiệp.
- Quận, huyện: quản lý và cấp giấy
phép kinh doanh một số mặt hàng kinh doanh có điều kiện (rượu, thuốc lá, gas, sản
phẩm gia cầm sạch) của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
3. Quản lý các KCN, các cụm công
nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề:
- Thành phố quản lý các khu công
nghiệp; quyết định thành lập và mở rộng các cụm công nghiệp; phê duyệt quy chế
hoạt động và quản lý của cụm công nghiệp; quyết định thành lập và phê duyệt quy
chế hoạt động và quản lý các điểm công nghiệp làng nghề.
- Quận, huyện quản lý các cụm
công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn quận, huyện.
4. Quản lý chợ, trung tâm thương
mại, siêu thị, khách sạn:
- Thành phố quản lý chợ đầu mối,
chợ loại 1, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn.
- Quận, huyện quản lý: chợ loại
2.
- Xã, phường, thị trấn quản lý:
chợ loại 3.
5. Quản lý các lĩnh vực thú y, bảo
vệ thực vật, thủy nông, khuyến nông, đê điều:
- Thành phố quản lý: công tác
thú y, bảo vệ thực vật, đê điều; hệ thống trạm thú y; trạm khuyến nông; trạm bảo
vệ thực vật; cấp phép kinh doanh một số ngành hàng có điều kiện như rau sạch,
thuốc bảo vệ thực vật.
- Thành phố quản lý hệ thống các
công trình thủy nông đầu mối, hệ thống kênh cấp I, cấp II do các Công ty quản
lý khai thác công trình thủy lợi quản lý.
- Quận, huyện quản lý hệ thống đầu
mối trạm bơm tưới tiêu, hệ thống kênh cấp I, II còn lại ngoài hệ thống do các
Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi quản lý.
- Xã, thị trấn quản lý các kênh
cấp III đến mặt ruộng.
6. Quản lý rừng:
- Thành phố quản lý: rừng đặc dụng
Hương Sơn (huyện Mỹ Đức).
- Huyện quản lý: rừng phòng hộ,
rừng sản xuất trên địa bàn.
II. PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ:
1. Quản lý công viên, vườn hoa,
cây xanh, hồ nước:
- Thành phố quản lý vườn hoa,
cây xanh trên các trục đường chính đô thị, công viên lớn và hồ trong công viên
(Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo, Yên Sở).
- Quận, huyện quản lý, duy trì
tuyến cây xanh dọc theo các tuyến đường, các hồ, công viên còn lại theo địa giới
hành chính.
2. Quản lý giao thông
- Thành phố quản lý các nhiệm vụ
tổ chức giao thông; đầu tư xây dựng và duy tu - khai thác hệ thống cầu, đường tỉnh,
đường chính đô thị có mặt cắt xe chạy ≥ 7,5m (lớn hơn, bằng 7,5m), đường đã đặt
tên; cấp phép sử dụng tạm đường phố cho để xe ôtô và quản lý công trình ngầm, cấp
phép đào hè, đường để thi công công trình.
- Quận, huyện quản lý đường
nhánh và đường ngõ xóm đô thị; hệ thống đường huyện; duy tu, duy trì, cải tạo
hè phố trên địa bàn; cấp phép sử dụng tạm thời hè phố; quản lý sử dụng, cấp
phép đào hè đường ngõ xóm khu vực đô thị thuộc phạm vi quản lý để thi công công
trình.
- Xã quản lý hệ thống đường xã,
thôn, xóm.
(Việc phân loại đường thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ)
3. Quản lý bến, bãi, cảng:
- Thành phố quản lý bến, cảng tập
trung phục vụ toàn thành phố hoặc khu vực, bến xe liên tỉnh, bến xe hành khách
công cộng; toàn bộ cảng địa phương.
- Quận, huyện quản lý bến, bãi đổ
dừng xe phục vụ trong các khu đô thị, khu dân cư; bến xe thuộc thành phố Hà
Đông, Sơn Tây và bến xe nhỏ thuộc huyện.
4. Quản lý vận tải hành khách
công cộng:
Thành phố quản lý vận tải hành
khách công cộng trên toàn địa bàn Hà Nội.
5. Quản lý chiếu sáng:
- Thành phố quản lý toàn bộ hệ
thống chiếu sáng trên địa bàn các quận nội thành (đường phố, các ngõ phố); quản
lý toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn.
- Riêng thành phố Hà Đông, Sơn
Tây quản lý toàn bộ hệ thống chiếu sáng trên địa bàn 2 thành phố.
- Các huyện quản lý chiếu sáng
trên hệ thống đường huyện.
- Xã, thị trấn quản lý chiếu
sáng trên hệ thống đường xã, thị trấn.
6. Quản lý vệ sinh môi trường:
- Thành phố quản lý thu gom rác
thải tại 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng; quản lý các khu xử
lý rác thải tập trung;
- Quận, huyện quản lý thu gom, vận
chuyển rác và quản lý bãi chôn lấp rác thải khu vực.
7. Quản lý cấp nước
- Thành phố quản lý cấp nước tại
các quận, cấp nước sạch tại các khu vực có mạng cấp nước chung của Thành phố;
- Huyện quản lý nước sạch nông
thôn, quản lý cấp nước sạch thị trấn đối với các mạng cấp nước độc lập.
- Riêng thành phố Hà Đông, Sơn
Tây quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn của 2 thành phố.
8. Quản lý thoát nước:
- Thành phố quản lý thoát nước
đô thị trên toàn bộ địa bàn các quận, các công trình thoát nước của Thành phố
qua các huyện;
- Riêng thành phố Hà Đông, Sơn
Tây quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn 2 thành phố.
- Huyện quản lý thoát nước trên
địa bàn huyện (trừ các công trình thoát nước của Thành phố đi qua huyện);
- Xã trực tiếp quản lý thoát nước
trong khu dân cư nông thôn.
III. PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI:
1. Lĩnh vực văn hóa - thể thao:
1.1. Quản lý di tích:
- Thành phố trực tiếp quản lý 16
di tích trọng điểm (theo danh mục tại Phụ lục kèm theo)
- Quận, huyện trực tiếp quản lý
các di tích còn lại ngoài các di tích trọng điểm Thành phố quản lý.
- Xã, phường quản lý các di tích
do quận, huyện ủy quyền (trừ các di tích đã được xếp hạng).
1.2. Quản lý các Trung tâm văn
hóa, Trung tâm thể thao, Nhà thi đấu
- Thành phố quản lý các Trung
tâm văn hóa, Nhà văn hóa và Nhà thi đấu thể thao cấp thành phố;
- Quận, huyện quản lý các Nhà
văn hóa, các Trung tâm văn hóa thể thao, Nhà thi đấu thể thao cấp quận, huyện
trên địa bàn.
- Xã, phường quản lý Nhà văn hóa
xã, phường;
1.3. Quản lý các hoạt động văn
hóa:
- Thành phố quản lý cấp phép biểu
diễn nghệ thuật, quảng cáo, triển lãm; vũ trường; tổ chức lễ hội cấp thành phố.
- Quận, huyện quản lý cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh karaoke, băng đĩa hình; tổ chức lễ hội (quy mô quận,
huyện).
2. Lĩnh vực Giáo dục Đào tạo:
- Thành phố quản lý khối trường
phổ thông trung học; 2 trường trung học cơ sở và 01 trường tiểu học đặc biệt
(THCS Nguyễn Đình Chiểu, Trường câm điếc Xã Đàn, Trường tiểu học Bình Minh); 02
trường Mầm non là cơ sở thực hành sư phạm (Bán công Mầm non B, bán công Việt
Triều); các Trung tâm giáo dục thường xuyên; các trường trung học chuyên nghiệp;
các trường cao đẳng; Trường dân tộc nội trú.
- Quận, huyện quản lý khối trường
mầm non (trừ 02 trường thuộc Thành phố quản lý); khối trường phổ thông: tiểu học,
trung học cơ sở (trừ 3 trường đặc biệt thuộc Thành phố quản lý).
3. Lĩnh vực y tế:
- Thành phố quản lý vệ sinh
phòng dịch chung, cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; các bệnh viện
(bao gồm cả bệnh viện quận, huyện); cấp phép hoạt động cho các cơ sở y tế tư
nhân, dược tư nhân;
- Quận, huyện quản lý Trung tâm
y tế quận, huyện (bao gồm Phòng khám đa khoa quận, huyện và Trạm y tế phường,
xã); Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình cấp quận, huyện; cấp giấy chứng nhận
cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế; phối hợp quản lý y tế,
dược tư nhân trên địa bàn.
4. Lĩnh vực lao động - thương
binh - xã hội:
4.1. Quản lý các trường dạy nghề:
- Thành phố thống nhất quản lý
trường dạy nghề, Trung tâm dạy nghề trên địa bàn (trừ các Trung tâm dạy nghề
công lập thuộc quận, huyện đang quản lý).
- Quận, huyện quản lý Trung tâm
dạy nghề công lập trực thuộc quận, huyện.
4.2. Quản lý các dự án cho vay
giải quyết việc làm:
- Thành phố quản lý và phê duyệt
các dự án cho vay giải quyết việc làm có quy mô từ 500 triệu đồng trở lên.
- Quận, huyện quản lý và phê duyệt
các dự án cho vay giải quyết việc làm nhỏ hơn 500 triệu đồng.
4.3. Quản lý công tác phục vụ
tang lễ:
- Thành phố quản lý: các nghĩa
trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, nhà tang lễ thành phố (Văn Điển, Yên Kỳ,
Mai Dịch, Thanh Tước, Sài Đồng, Nhổn, Ngọc Hồi, Nhà tang lễ thành phố 125 Phùng
Hưng).
- Quận, huyện quản lý: các nghĩa
trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ cấp quận, huyện.
- Xã quản lý: nghĩa trang nhân
dân, nghĩa trang liệt sỹ cấp xã.
IV. PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thành phố quản lý quy hoạch; kế
hoạch sử dụng đất của các tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và cơ
sở tôn giáo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện.
- Quận, huyện quản lý việc thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, đồng thời quản lý giao đất dãn
dân nông thôn theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
2. Cấp giấy chứng nhận về đất ở
và tài sản trên đất:
- Thành phố cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và tài sản trên đất cho các trường hợp còn lại.
- Quận, huyện cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và tài sản trên đất cho hộ gia đình và cá nhân.
3. Lập hồ sơ địa chính
- Thành phố quản lý khâu đo vẽ bản
đồ và chỉnh lý bản đồ.
- Quận, huyện quản lý khâu lập sổ
địa chính trên địa bàn;
- Xã, phường quản lý khâu lập hồ
sơ địa chính cho từng hộ dân.
4. Quản lý môi trường:
- Thành phố thẩm định, phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
- Quận, huyện xác nhận, đăng ký
Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án thuộc lĩnh vực phải lập cam kết
bảo vệ môi trường theo quy định; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện
cam kết bảo vệ môi trường.
- Phường, xã, thị trấn thực hiện
quản lý nhà nước về môi trường theo quy định của Luật pháp.
5. Quản lý, cấp phép khai thác
khoáng sản
- Thành phố thống nhất quản lý
việc cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường.
- Quận, huyện quản lý việc khai
thác tài nguyên, khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường theo giấy phép.
V. PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC LĨNH VỰC: QUY HOẠCH, QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG:
1. Lĩnh vực Quy
hoạch
1.1. Quy hoạch xây dựng
- Thành phố lập, thẩm định và
phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức
năng của các đô thị loại 3 trở lên; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ
1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng liên quan
tới địa giới hành chính hai quận, hai huyện trở lên, các khu chức năng đô thị
có quy mô từ 20ha trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu du lịch,
khu di sản văn hóa, bảo tồn di tích, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp
…); các khu chức năng thuộc khu đô thị mới.
- Các huyện tổ chức lập, thẩm định,
phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với
các khu chức năng của đô thị loại 4 loại 5 thuộc địa giới hành chính của 1 huyện;
lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch mạng lưới các điểm dân cư
nông thôn tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 thuộc địa bàn hành chính từng xã; phê duyệt
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500
thuộc địa bàn huyện.
Các quận, huyện tổ chức lập, thẩm
định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với
các khu chức năng đô thị có quy mô dưới 20ha thuộc địa giới hành chính 1 quận,
1 huyện đã có quy hoạch tỷ lệ 1/2000 đối với các quận và tỷ lệ 1/5000 đối với
các huyện (trừ các khu vực đặc thù thuộc Thành phố trung tâm: khu vực phố cổ,
phố cũ, Hồ Tây, Hồ Gươm, Thành cổ, trung tâm công cộng cấp Thành phố, DA Khu đô
thị mới có quy mô từ 20ha trở lên … và các khu du lịch, di sản văn hóa, di
tích, khu công nghiệp địa phương … ngoài đô thị).
- Các xã tổ chức lập nhiệm vụ, đồ
án quy hoạch điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500 hoặc trung tâm xã thuộc địa giới
hành chính do mình quản lý.
- Việc phân cấp lập, thẩm định,
phê duyệt quy hoạch xây dựng được thực hiện theo lộ trình khi có đủ điều kiện
theo quy định.
Các cấp có thẩm quyền quản lý,
công bố và cung cấp thông tin các đồ án quy hoạch theo quy định.
1.2. Quy hoạch kinh tế - xã hội:
- Thành phố lập, phê duyệt và quản
lý chung về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành (trừ
một số ngành do các bộ chuyên ngành phê duyệt), phê duyệt quy hoạch kinh tế -
xã hội các huyện.
- Các huyện lập quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Các quận, huyện chịu trách nhiệm
quản lý nhà nước về thực hiện quy hoạch kinh tế xã hội trên địa bàn.
2. Lĩnh vực quản lý đầu tư và
xây dựng
2.1. Cấp phép
xây dựng:
- Thành phố cấp phép xây dựng và
quản lý sau cấp phép xây dựng các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I (việc
phân loại cấp công trình thực hiện theo quy định của Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng); công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa; công
trình tượng đài; tranh hoành tráng trên địa bàn thành phố; những công trình tiếp
giáp mặt đường, phố các phố: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Tràng Tiền, Hàng
Khay, Tràng Thi, Hàng Bài, Huế, Bạch Mai, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, Kim
Mã, Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Giảng Võ, Láng Hạ, Lê
Văn Lương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Phan Chu
Trinh, Bà Triệu; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Quận, huyện quản lý và cấp giấy
phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới
hành chính do mình quản lý. Việc phân cấp được thực hiện theo lộ trình khi có đủ
điều kiện theo quy định.
- Xã quản lý và cấp phép xây dựng
nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch được duyệt, thuộc
địa giới hành chính do xã quản lý theo quy định của UBND huyện.
2.2. Quản lý đầu tư:
a. Các cấp: thành phố, quận, huyện,
xã, phường quản lý và đầu tư dự án thuộc các lĩnh vực theo phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội.
b. Thẩm định
và phê duyệt dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
- Thành phố thẩm định và phê duyệt
các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo thẩm quyền thuộc ngân sách
Thành phố; dự án nhóm B thuộc ngân sách quận, huyện.
- Quận, huyện thẩm định và phê
duyệt các dự án đầu tư nhóm C: thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội được phân cấp
quản lý và thuộc nguồn vốn ngân sách phân cấp quận huyện và ngân sách hỗ trợ có
mục tiêu của Thành phố, các dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng
trở lên thuộc nguồn vốn ngân sách xã.
- Xã quyết định đầu tư các dự án
có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng thuộc nguồn vốn ngân sách xã (kể cả vốn
ngân sách hỗ trợ từ cấp trên xuống).
c. Quản lý và đầu tư trụ sở làm
việc của các cơ quan nhà nước
- Thành phố quản lý và đầu tư
xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước cấp thành phố; xây mới trụ sở
quận, huyện;
- Quận, huyện quản lý và đầu tư
cải tạo, nâng cấp, xây mới hạng mục công trình đơn lẻ trong khuôn viên trụ sở
làm việc của các cơ quan nhà nước cấp quận, huyện; xây dựng mới trụ sở xã, phường,
thị trấn.
- Xã, phường, thị trấn quản lý
trụ sở làm việc của xã, phường, thị trấn; xã, thị trấn đầu tư, cải tạo, sửa chữa
xây mới hạng mục, công trình đơn lẻ trong khuôn viên thuộc trụ sở xã, thị trấn.
d. Dự án đầu tư nước ngoài:
Thành phố quản lý chung về đầu tư nước ngoài.
Điều 2.
Giao nhiệm vụ các sở, ngành, UBND quận, huyện, thành phố
trực thuộc, UBND xã, phường, thị trấn như sau:
1. Các sở, ngành Thành phố cụ thể
hóa các nội dung phân cấp tại quyết định này, xây dựng quy định cụ thể về phân
cấp quản lý thuộc ngành, lĩnh vực, trình UBND Thành phố ban hành để thực hiện
và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ phân cấp đã quy định.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án phân cấp ngân sách và có hỗ trợ cho
ngân sách quận, huyện tiến tới đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chi được phân cấp; đảm
bảo phân bổ dự toán chi cho các sở, ngành phù hợp với nhiệm vụ được phân công;
3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với
các sở chuyên ngành hướng dẫn các quận, huyện và 2 thành phố Hà Đông, Sơn Tây
kiện toàn bộ máy tổ chức đảm bảo đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp;
hướng dẫn và bổ sung biên chế cho quận, huyện để tương xứng với nhiệm vụ phân cấp;
4. Các quận, huyện, thành phố trực
thuộc, xã, phường, thị trấn chủ động rà soát bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ,
tăng cường chỉ đạo các đơn vị cơ sở nhằm nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm
vụ được phân cấp;
5. Các sở, ngành Thành phố tiến
hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đối chiếu với quyết định
này, xác định cụ thể những việc cần tiếp tục phân cấp cho chính quyền địa
phương; những việc đã phân cấp theo quy định của pháp luật nhưng chưa thực hiện
hoặc thực hiện chưa tốt, những việc cần kiến nghị sửa đổi bổ sung, gửi Sở Nội vụ
tổng hợp trình UBND Thành phố xem xét, quyết định;
6. Văn phòng UBND Thành phố, Sở
Nội vụ giúp UBND Thành phố chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện Quyết định
này; kịp thời đề xuất giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện phân
cấp.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
Các văn bản về phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do UBND các cấp ban hành có nội
dung trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc; Chủ tịch UBND xã,
phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- VP Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, TP (để b/c);
- Thường trực Thành ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND TP (để b/c);
- Đoàn đại biểu QH TPHN (để b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các Đ/c PCT UBND TP;
- Chủ tịch UBND quận, huyện, TP trực thuộc, xã, phường, thị trấn;
- Chánh, phó Văn phòng UBND TP;
- Các phòng chuyên viên VP;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, KT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DI TÍCH THÀNH PHỐ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND Thành phố)
1. Nhà lưu niệm 90 Thợ nhuộm
2. Di tích đền Ngọc Sơn
3. Di tích tượng Vua Lê
4. Di tích Bích Câu đạo quán
5. Di tích chùa Láng
6. Di tích Pháo đài Láng
7. Di tích Gò Đống thây
8. Di tích 5D Hàm Long
9. Di tích 48 Hàng Ngang - 35
Hàng Cân
10. Di tích Đền Bà Kiệu
11. Di tích Văn miếu Quốc Tử
Giám
12. Di tích Nhà tù Hỏa Lò
13. Di tích Thành cổ
14. Di tích Cổ Loa
15. Di tích Đàn Xã tắc
16. Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Vạn Phúc (Hà Đông).