Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 49/2021/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ của Chi cục Quản lý đê điều tỉnh Hưng Yên

Số hiệu: 49/2021/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Trần Quốc Văn
Ngày ban hành: 18/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2021/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 18 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 171/TTr-SNN ngày 20 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có chức năng giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành, tổ chức thực thi pháp luật về đê điều và công tác phòng, chống lụt, bão theo quy định của pháp luật.

2. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Phòng, chống thiên tai trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Trụ sở làm việc: Số 47, đường Trưng Trắc, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác đê điều, phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

4. Tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

5. Về công tác đê điều:

a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê, kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều; kế hoạch, giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông thuộc phạm vi quản lý;

b) Thực hiện công tác hộ đê, xử lý kỹ thuật các sự cố đê điều, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan đề xuất phương án phòng, tránh, xử lý, khắc phục hậu quả sự cố đê điều. Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn lực để cứu hộ và bảo vệ đê điều, an toàn cho dân cư khi sạt lở đê, bờ sông;

c) Phát hiện, ngăn chặn, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm Luật Đê điều;

d) Tham mưu, tổ chức đánh giá hiện trạng công trình đê điều, cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, đề xuất phương án phòng tránh, xử lý khắc phục hậu quả các sự cố;

đ) Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động cấp phép liên quan đến đê điều theo quy định; hướng dẫn các địa phương tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân;

e) Quản lý, kiểm tra việc sử dụng vật tư dự trữ, trang thiết bị phòng, chống lụt, bão thuộc Chi cục quản lý;

g) Theo dõi mọi nguồn vốn đầu tư, tu bổ, nâng cấp, duy tu, tu sửa công trình đê điều; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển, tu bổ, duy tu bảo dưỡng đê điều và quản lý việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

h) Tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và ở bãi sông theo quy định;

i) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống lụt, bão; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống lụt, bão, sạt lở ven sông, ven biển trên địa bàn;

k) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40 Luật Đê điều và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều.

6. Về công tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai:

a) Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biện pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả do bão, lũ, úng, sạt lở; xử lý sự cố công trình đê điều;

b) Tổ chức theo dõi, cập nhật về tình hình mưa, bão, lũ, tố, lốc; phối hợp với các ngành, các tổ chức, các địa phương kịp thời đề xuất với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh phương án xử lý sự cố các công trình đê điều và xử lý tình huống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thuộc phạm vi quản lý;

c) Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

d) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ, các biện pháp di dân, bảo đảm sản xuất và đời sống của nhân dân, khắc phục hậu quả ngập lụt, trợ cấp cho nhân dân; biện pháp phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai;

7. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư công trình xây dựng (nâng cấp, sửa chữa các công trình đê điều; nâng cấp, duy tu, sửa chữa, tu bổ và làm mới đê điều, công trình phòng chống lụt bão) khi được cấp có thẩm quyền giao.

8. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về đê điều, phòng, chống thiên tai theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên ngành quản lý.

9. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

10. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc Chi cục.

11. Quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp và quy định của pháp luật.

12. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

13. Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, trong lĩnh vực đê điều, phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế công chức, số lượng người làm việc

1. Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và 01 Phó Chi cục trưởng.

a) Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

b) Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách, theo dõi, chỉ đạo một hoặc một số lĩnh vực công tác do Chi cục trưởng phân công; chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về kết quả công tác được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy quyền điều hành các hoạt động của Chi cục.

c) Việc bổ nhiệm Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo của Chi cục do cấp có thẩm quyền ban hành. Việc bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

2. Các Phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ:

a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;

b) Phòng Quản lý đê điều;

Các Phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Chi cục bố trí tối thiểu 05 biên chế công chức, gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức chuyên môn, nghiệp vụ. Số lượng Phó Trưởng phòng thuộc Chi cục thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm cách chức, cho từ chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng pong, Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân tỉnh; đảm bảo phù hợp với quy định về tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo phòng thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật và của tỉnh..

3. Các Hạt quản lý đê thuộc Chi cục:

a) Hạt quản lý đê thành phố Hưng Yên;

b) Hạt quản lý đê huyện Văn Giang;

c) Hạt quản lý đê huyện Khoái Châu;

d) Hạt quản lý đê huyện Kim Động;

đ) Hạt quản lý đê huyện Tiên Lữ;

e) Hạt quản lý đê huyện Phù Cừ.

Các Hạt quản lý đê có trụ sở làm việc, có con dấu riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của các Hạt quản lý đê thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Biên chế công chức, số lượng người làm việc:

a) Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Chi cục được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, viên chức, số lượng người làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.

b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức trong Chi cục và các Hạt thuộc Chi cục được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm, Chi cục trưởng có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm hoặc Đề án điều chỉnh vị trí việc làm (nếu có), kế hoạch biên chế công chức trong Chi cục, số lượng người làm việc trong các Hạt thuộc Chi cục, báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

c) Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quản lý, nâng bậc lương, chuyển ngạch, bổ nhiệm ngạch công chức; thay đổi chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức; điều động, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cho nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của Chi cục phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức; cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và theo quy định của pháp luật, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chỉ đạo Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm (nếu có), trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

 b) Chỉ đạo việc sắp xếp, kiện toàn chức danh lãnh đạo các phòng thuộc Chi cục để tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đê điều và công tác phòng, chống lụt, bão theo quy định của pháp luật và của tỉnh.

c) Chỉ đạo việc xây dựng và ban hành quyết định phê duyệt quy chế làm việc của Chi cục; quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Chi cục; quy định chế độ thông tin, báo cáo, mối quan hệ công tác và lề lối làm việc của Chi cục và các Hạt thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức.

2. Giao giám đốc Sở Nội vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2021.

2. Quyết định số 2723/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt bão hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước Hưng Yên; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt bão chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Quốc Văn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 49/2021/QĐ-UBND ngày 18/08/2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.241

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.184.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!