ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
46/2024/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 28
tháng 8 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH
CÔNG TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định
số 154/2020/NĐ-CP , ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP , ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ;
Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số
154/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Nghị định số
107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số
45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành
chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
01/2022/TT-VPCP ngày 02 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số
01/2023/TT-VPCP ngày 05 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết
quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường
điện tử;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 5967/TTr-VP ngày 15 tháng 8 năm
2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Hiệu
lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 07 tháng 9 năm 2024. Bãi bỏ Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 03
tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Quy chế hoạt
động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum.
Điều 3. Tổ
chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để t/hiện);
- Văn phòng Chính phủ (để b/cáo);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP (để t/dõi).
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Các cơ quan: Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông
tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TTHCC.VTH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2024/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2024 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế
này quy định nguyên tắc, chế độ làm việc, trách nhiệm của Trung tâm Phục vụ
hành chính công tỉnh Kon Tum (sau đây gọi tắt là Trung tâm), các cơ
quan, tổ chức, cá nhân và đơn vị có liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành
chính (sau đây viết tắt là TTHC) tại Trung tâm; trách nhiệm, quyền lợi của
công chức, viên chức các sở, ngành, nhân viên của doanh nghiệp bưu chính công
ích làm việc tại Trung tâm.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Trung tâm, công chức, viên chức
của các sở, ngành, nhân viên của doanh nghiệp bưu chính công ích được cử đến
làm việc tại Trung tâm.
b) Các sở, ban ngành cấp tỉnh,
các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc trên địa bàn tỉnh
và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có liên quan đến hoạt động giải quyết TTHC
tại Trung tâm (sau đây gọi chung là các sở, ngành, địa phương).
c) Các tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân có yêu cầu thực hiện TTHC tại Trung tâm (sau đây gọi chung là tổ chức,
cá nhân).
d) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
bưu chính công ích, Ngân hàng thương mại được lựa chọn cung cấp dịch vụ thu
phí, lệ phí (nếu có); doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền
thực hiện TTHC theo quy định của pháp luật.
đ) Các tổ chức, cá nhân và đơn vị
khác có liên quan đến việc giải quyết TTHC tại Trung tâm.
Điều 2.
Nguyên tắc làm việc của Trung tâm
1. Việc giải quyết TTHC tại
Trung tâm phải kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng,
bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan có thẩm quyền. Quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo
dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân. Không làm phát
sinh chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.
2. Trung tâm quan hệ với các cơ
quan, đơn vị, địa phương theo nguyên tắc phối hợp. Khi giải quyết những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Trung tâm nhưng có liên quan đến các cơ quan, đơn vị, địa
phương thì Trung tâm trao đổi thống nhất với các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 3.
Chế độ làm việc của Trung tâm
1. Trung tâm quản lý, điều hành
công việc hàng ngày theo chế độ thủ trưởng và có trách nhiệm điều phối công việc,
theo dõi, quản lý toàn bộ hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của công chức,
viên chức, người lao động và nhân viên của doanh nghiệp bưu chính công ích được
các cơ quan cử đến làm việc.
2. Công chức, viên chức của các
sở, ngành, nhân viên của doanh nghiệp bưu chính công ích được cử đến làm việc tại
Trung tâm thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ
sung theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính), khoản 2 Điều 6 Nghị định số
45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành
chính trên môi trường điện tử và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp đi
công tác, được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc có lý do vắng, phải báo cáo với
lãnh đạo Trung tâm và Thủ trưởng cơ quan chủ quản trước 03 ngày làm việc để cơ
quan chủ quản cử người thay thế (trừ trường hợp đặc biệt, đột xuất không thể
báo trước).
3. Việc quản lý và sử dụng con
dấu, tiếp nhận, phát hành văn bản và quản lý lưu trữ văn bản, hồ sơ tài liệu của
Trung tâm do Giám đốc Trung tâm hoặc Phó Giám đốc (khi được ủy quyền) chỉ
định hoặc phân công công chức, viên chức thuộc Phòng chuyên môn của Trung tâm
thực hiện đúng quy định của pháp luật.
4. Quản lý, sử dụng tài chính
và kinh phí hoạt động của Trung tâm thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật
hiện hành.
5. Trong giờ hành chính, công
chức, viên chức, nhân viên của doanh nghiệp bưu chính công ích làm việc tại
Trung tâm phải đeo thẻ hoặc bảng tên; mặc đồng phục theo quy định (nếu có);
trong giao tiếp và giải quyết công việc phải thực hiện đúng quy định về văn hóa
giao tiếp ở công sở.
6. Việc họp, giao ban công việc
của Trung tâm được bố trí vào thời điểm phù hợp, không ảnh hưởng đến việc giải
quyết TTHC của các tổ chức, cá nhân trong giờ hành chính.
Điều 4. Phạm
vi tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Trung tâm
Phạm vi tiếp nhận TTHC tại
Trung tâm được thực hiện theo Điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
Điều 5. Thời
gian làm việc
1. Trung tâm tiếp nhận hồ sơ
TTHC và trả kết quả vào tất cả các ngày làm việc trong tuần.
a) Buổi sáng: từ 07 giờ 00 đến
11 giờ 00 phút.
b) Buổi chiều: từ 13 giờ 00
phút đến 17 giờ 00 phút.
Trung tâm tiếp nhận, chuyển
ngay hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy trong ngày đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
hoặc chuyển vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợp tiếp nhận
sau 15 giờ hàng ngày thông qua bộ phận văn thư của các sở, ban ngành hoặc thông
qua đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính (nếu có).
2. Thời gian giải quyết TTHC là
thời gian do pháp luật quy định và được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 6. Những
hành vi không được làm trong giải quyết TTHC tại Trung tâm
1. Công chức, viên chức của các
sở, ngành và nhân viên của doanh nghiệp bưu chính công ích được giao nhiệm vụ
hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung
tâm không được thực hiện các hành vi theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ
sung theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021
của Chính phủ); khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4
năm 2020 của Chính phủ và quy định pháp luật liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu
giải quyết TTHC không được thực hiện các hành vi theo khoản 2 Điều 5 Nghị định
số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
bưu chính công ích và doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực
hiện thủ tục hành chính không được thực hiện các hành vi theo khoản 3 Điều 5
Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
Điều 7. Quyền
và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC tại Trung tâm
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện
TTHC tại Trung tâm có các quyền theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và các quyền cụ thể sau:
a) Được yêu cầu Trung tâm giải
thích khi có yêu cầu bổ sung hồ sơ để giải quyết TTHC của công chức, viên chức,
nhân viên của doanh nghiệp bưu chính công ích hoặc cơ quan chức năng;
b) Được lựa chọn nộp hồ sơ và
nhận kết quả giải quyết TTHC thông qua các hình thức sau đây:
- Trực tiếp tại Trung tâm.
- Thông qua dịch vụ bưu chính đối
với những TTHC được phê duyệt tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu
chính công ích, thông qua người đại diện, ủy quyền theo quy định pháp luật.
- Trực tuyến thông qua Cổng Dịch
vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đối với những
thủ tục được phê duyệt cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện
TTHC tại Trung tâm có trách nhiệm thực hiện theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và trách nhiệm sau:
a) Có thái độ ứng xử lịch sự,
không gây mất trật tự, giữ gìn vệ sinh chung, không được cản trở hoạt động của
Trung tâm; không gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép hồ sơ, kết
quả giải quyết TTHC của người khác; không hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để
lừa dối công chức, viên chức trong quá trình giải quyết TTHC.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 Điều 6 Quy chế này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM;
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢI CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÁC SỞ, NGÀNH, NHÂN VIÊN CỦA
DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM
Điều 8. Nhiệm
vụ của Trung tâm
Trung tâm thực hiện quy định tại
khoản 1 Điều 8 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ
về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định số
107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ); đồng thời thực hiện
một số nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 9.
Trách nhiệm, quyền lợi của công chức, viên chức của các sở, ngành, nhân viên của
doanh nghiệp bưu chính công ích được các cơ quan chức năng, doanh nghiệp bưu
chính công ích cử đến làm việc tại Trung tâm
1. Công chức, viên chức các sở,
ban ngành, nhân viên của doanh nghiệp bưu chính công ích được các cơ quan chức
năng, doanh nghiệp bưu chính công ích cử đến làm việc tại Trung tâm có trách
nhiệm thực hiện theo khoản 2 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4
năm 2018 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 6 Điều 1 Nghị định
số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ).
2. Công chức, viên chức các sở,
ban ngành, nhân viên của doanh nghiệp bưu chính công ích được các cơ quan chức
năng, doanh nghiệp bưu chính công ích cử đến làm việc tại Trung tâm có các quyền
lợi theo khoản 3 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của
Chính phủ và các quyền lợi cụ thể sau đây:
a) Được nhận phụ cấp khác tại
Trung tâm (nếu có) theo quy định.
b) Được trang bị cơ sở vật chất
để thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm.
Chương
III
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI
HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA TRUNG TÂM VỚI CÁC CƠ QUAN VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 10.
Trách nhiệm các cơ quan liên quan trong phối hợp giải quyết TTHC
1. Các cơ quan, địa phương liên
quan (Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp
xã) có trách nhiệm chủ động phối hợp giải quyết TTHC đảm bảo thời gian quy
định; chủ động trao đổi bằng văn bản với Trung tâm về nguyên nhân việc giải quyết
quá hạn, nguyên nhân từ chối không giải quyết TTHC được Trung tâm tiếp nhận,
chuyển đến.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ động rà soát, cập nhật
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải
quyết của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh (trừ cơ
quan ngành dọc), làm cơ sở cho Trung tâm kịp thời điều chỉnh danh mục TTHC
thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm trên Hệ thống thông tin giải
quyết TTHC của tỉnh. Đồng thời, thực hiện một số công việc sau:
a) Thường xuyên chỉ đạo, kiểm
tra công chức, viên chức trong thực hiện việc giải quyết TTHC và theo dõi cập
nhật tiến độ, trạng thái giải quyết hồ sơ TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết
TTHC của tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ;
b) Phân công công chức, viên chức
của đơn vị có trách nhiệm hàng ngày đến nhận, luân chuyển hồ sơ, kết quả giải
quyết TTHC bản giấy từ Trung tâm về đơn vị và ngược lại;
c) Các hồ sơ, TTHC được tiếp nhận
tại Trung tâm khi chuyển đến, phải được chuyển ngay cho bộ phận chuyên môn để
thẩm định, thẩm tra, trình ký hoặc chuyển đến lãnh đạo cơ quan ký (trừ các
thủ tục đã được công chức, viên chức của sở, ban ngành, đơn vị thẩm định ngay tại
Trung tâm (nếu có)). Các hồ sơ, thủ tục này được quản lý thông qua phần mềm
nên không phải đăng ký vào sổ văn bản đến tại cơ quan, đơn vị để rút ngắn tối
đa thời gian xử lý hồ sơ;
d) Đối với các TTHC liên thông,
việc luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan được thực hiện ngay tại Trung tâm. Việc
tiếp nhận hồ sơ luân chuyển do công chức, viên chức, nhân viên được giao phụ
trách quầy của các cơ quan liên quan đến TTHC đó thực hiện bàn giao cho Văn thư
Ủy ban nhân dân tỉnh hằng ngày.
Điều 11.
Tiếp nhận hồ sơ TTHC
1. Đối với hồ sơ TTHC tiếp nhận
trực tiếp tại Trung tâm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và nội dung cụ thể sau:
a) Đối với việc thực hiện số
hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC thì người
có trách nhiệm thực hiện thêm một số nhiệm vụ theo quy định tại khoản 11 Điều 1
Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ và các văn
bản hướng dẫn của tỉnh.
b) Trường hợp tiếp nhận thông
qua dịch vụ bưu chính thì thực hiện kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại
điểm a, b, c khoản 1 Điều 17 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm
2018 của Chính phủ và quy định pháp luật có liên quan; việc gửi các thông tin
hoặc Giấy, phiếu về tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, yêu cầu bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ, từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ thực hiện khi cá nhân, tổ chức
có yêu cầu thông qua dịch vụ bưu chính, số điện thoại đường dây nóng, thư điện
tử, mạng xã hội (nếu có) theo quy định pháp luật;
c) Trường hợp vì lý do khách
quan dẫn đến số lượng hồ sơ nộp trực tiếp tại Trung tâm tăng cao, vượt quá khả
năng phục vụ, tiếp nhận trong buổi, trong ngày làm việc thì Giám đốc hoặc Phó
Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo sự
công bằng trong phục vụ, tiếp nhận hồ sơ và xử lý việc giải quyết TTHC cho cá
nhân, tổ chức.
2. Đối với hồ sơ TTHC được nộp
trực tuyến thông qua qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải
quyết TTHC của tỉnh, công chức, viên chức, nhân viên của doanh nghiệp bưu chính
công ích thực hiện theo khoản 2 Điều 17 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23
tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và Điều 11 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08
tháng 4 năm 2020 của Chính phủ và quy định có liên quan.
3. Trường hợp TTHC quy định phải
trả kết quả giải quyết ngay tại chỗ thực hiện theo khoản 4 Điều 17 Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
Điều 12.
Chuyển hồ sơ cho cơ quan giải quyết TTHC
Thực hiện theo Điều 18 Nghị định
số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
Điều 13.
Trả hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC
Thực hiện theo Điều 20 Nghị định
số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ
sung theo khoản 10, điểm 3 khoản 11 Điều 1 Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06
tháng 12 năm 2021 của Chính phủ) và các nội dung cụ thể sau:
1. Kết quả giải quyết TTHC gửi
trả cho tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ theo quy định mà cơ quan có thẩm quyền
phải trả cho tổ chức, cá nhân sau khi giải quyết TTHC. Trường hợp có sai sót về
thông tin ghi trên kết quả do lỗi của công chức, viên chức, nhân viên của doanh
nghiệp bưu chính công ích thực hiện thì phải chỉnh sửa, hẹn lại ngày trả lại
trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc (trừ trường hợp pháp luật chuyên
ngành có quy định khác) và phải chịu chi phí phát sinh liên quan nếu có.
2. Trường hợp thực hiện số hóa
hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC thì kết quả giải quyết TTHC phải đảm bảo quy định
về số hóa.
3. Trường hợp trả kết quả giải
quyết trước thời hạn đã ghi trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì phải
chuyển ngay thông tin và kết quả giải quyết đến Trung tâm để thông báo cho cá
nhân, tổ chức đến nhận hồ sơ, kết quả giải quyết thông qua tin nhắn, điện thoại,
mạng xã hội.
4. Trường hợp hồ sơ đã được tiếp
nhận, giải quyết nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện có đơn xin rút lại hồ sơ TTHC
(đối với cơ quan nhà nước có thể thực hiện bằng văn bản hành chính) thì
nộp tại Trung tâm hoặc nộp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin
giải quyết TTHC của bộ, ban ngành, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh. Người
có thẩm quyền kiểm soát tại Trung tâm có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận nội
dung việc rút hồ sơ trước khi trả lại hồ sơ cho cá nhân, tổ chức. Đơn xin rút hồ
sơ TTHC phải được cập nhật vào phần mềm Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh
và lưu trữ theo quy định.
Điều 14.
Trách nhiệm trong việc để mất, thất lạc hồ sơ hoặc bị hư hỏng và chậm trả kết
quả
Thực hiện theo Điều 21 Nghị định
số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và nội dung cụ thể như
sau:
1. Trường hợp chậm trả kết quả
giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức theo thời hạn quy định, gây thiệt hại cho
cá nhân, tổ chức thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm
xin lỗi, bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Việc để mất, thất lạc, hư hỏng
hồ sơ; chậm trả kết quả mà không có lý do hoặc có lý do nhưng không chính đáng,
Trung tâm có trách nhiệm cập nhật và thông báo công khai để các cơ quan, tổ chức,
cá nhân biết, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo làm rõ,
xác định trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15.
Khen thưởng, kỷ luật
1. Trung tâm thường xuyên theo
dõi, tổng hợp báo cáo và đề xuất Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét khen thưởng định kỳ (hàng năm) hoặc đột
xuất cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy
chế này.
2. Trong quá trình giải quyết
TTHC, nếu tập thể, cá nhân của các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm trong việc
phối hợp, cản trở việc tổ chức thực hiện, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu,
hoặc chậm trễ trong việc thực hiện Quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ
được xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 16. Tổ
chức thực hiện
1. Giám đốc Trung tâm chịu
trách nhiệm tham mưu Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, triển khai
và phối hợp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện và tổng
hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện Quy
chế này.
2. Thủ trưởng các cơ quan, địa
phương liên quan chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện và phối hợp với Trung
tâm trong hoạt động giải quyết các TTHC theo Quy chế này.
3. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, thay đổi về nội dung quy định cần sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế, Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo đề xuất
Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
cho phù hợp./.