BỘ
VĂN HÓA - THÔNG TIN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
43/2004/QĐ-BVHTT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CỤC DI SẢN VĂN HÓA
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN
- Căn cứ Luật Di sản văn
hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Căn cứ Nghị định số
92/2002/NĐ-CP , ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Căn cứ Nghị định số
63/2003/NĐ-CP , ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa - Thông tin;
- Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Di sản văn hóa và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Vị
trí và chức năng
Cục Di sản văn hóa là cơ quan của
Bộ Văn hóa - Thông tin có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về di sản văn hóa, được Bộ trưởng giao trách nhiệm hướng dẫn hoạt động
phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả
nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Cục Di sản văn hóa có con dấu
riêng, có tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
Điều 2. Nhiệm
vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
2. Trình Bộ trưởng chiến lược,
quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm về bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa;
3. Trình Bộ trưởng ban hành theo
thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa;
4. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn
và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa;
5. Về bảo tàng:
a) Thẩm định hồ sơ thành lập bảo
tàng quốc gia và bảo tàng chuyên ngành trình Bộ trưởng;
b) Thẩm định trình Bộ trưởng quyết
định theo thẩm quyền dự án xây dựng, trưng bày và tổ chức hoạt động của bảo
tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
c) Tổ chức thẩm định hồ sơ trình
Bộ trưởng quyết định theo thẩm quyền việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
ra nước ngoài và làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng quốc
gia, bảo tàng chuyên ngành;
d) Hướng dẫn hoạt động chuyên
môn, nghiệp vụ của bảo tàng;
đ) Thẩm định trình Bộ trưởng quyết
định xếp hạng, hủy bỏ xếp hạng bảo tàng.
6. Về di tích:
a) Tổ chức lập hồ sơ để Bộ trưởng
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng, hủy bỏ quyết định xếp hạng di
tích quốc gia đặc biệt và quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục - Khoa học
và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt
Nam vào danh mục Di sản thế giới;
b) Thẩm định trình Bộ trưởng dự
án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt và dự
án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích quốc gia và di
tích quốc gia đặc biệt xét thấy không có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích
theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm định trình Bộ trưởng quyết
định xếp hạng, hủy bỏ xếp hạng di tích quốc gia;
d) Hướng dẫn hoạt động bảo vệ và
phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
đ) Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ
thuật bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
e) Thẩm định trình Bộ trưởng quyết
định cấp phép khai quật khảo cổ;
g) Thẩm định trình Bộ trưởng quyết
định việc giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà nước có chức
năng thích hợp;
h) Trình Bộ trưởng ban hành quy
định trình tự và thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và hướng dẫn
thực hiện;
i) Trình Bộ trưởng quyết định điều
kiện hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và
hướng dẫn thực hiện;
k) Thường trực Hội đồng Quóc gia
giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Hội đồng định giá bảo vật quốc gia;
hướng dẫn nghiệp vụ cho Hội đồng giám định di vật, cổ vật và Hội đồng định giá
di vật, cổ vật của bảo tàng.
7. Về di sản văn hóa phi vật thể:
a) Tổ chức lập hồ sơ để Bộ trưởng
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục - Khoa học
và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa di sản văn hóa phi vật thể
tiêu biểu của Việt Nam vào danh mục Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể
của nhân loại, Báu vật nhân văn sống của thế giới;
b) Hướng dẫn hoạt động bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Thẩm định trình Bộ trưởng dự
án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu về các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố, bộ , ngành;
d) Trình Bộ trưởng quyết định việc
cho phép người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu,
sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam;
đ) Trình Bộ trưởng quyết định hồ
sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, hồ sơ công nhận danh hiệu cao quý cho
nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến di sản văn hóa phi vật
thể tiêu biểu và hướng dẫn việc thực hiện.
8. Về Thông tin - Tư liệu:
a) Thu thập, lưu trữ, xử lý
thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà
nước và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
b) Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tư liệu
khoa học và pháp lý về di sản văn hóa.
9. Trình Bộ trưởng quyết định và
tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật về di sản
văn hóa; kiểm tra, phối hợp thanh tra ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về di sản văn hóa theo thẩm quyền;
Giải quyết khiếu nại tố cáo theo
quy định của pháp luật.
10. Xây dựng chương trình, kế hoạch
hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và tổ chức thực hiện
sau khi được phê duyệt;
11. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
12. Trình Bộ trưởng tiêu chuẩn
nghiệp vụ của các chức danh, định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa;
13. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và lao động trong lĩnh vực bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
14. Trình Bộ trưởng cơ chế hoạt
động của bảo tàng, di tích và tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa; hướng dẫn thực hiện phí, lệ phí theo quy định
của pháp luật;
15. Đề xuất khen thưởng cho tổ
chức, cá nhân có thành tích bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy
định của pháp luật;
16. Quản lý nhà nước nội dung hoạt
động của các Hội, tổ chức phi Chính phủ về di sản văn hóa theo quy định của
pháp luật;
17. Quản lý tổ chức bộ máy, biên
chế; thực hiện chính sách, chế độ đối với các cán bộ, công chức, viên chức và
lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục;
18. Quản lý tài chính, tài sản
và các nguồn lực khác được giao và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật;
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác
được Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu
tổ chức
1. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng;
2. Các phòng chức năng, nghiệp vụ:
- Phòng Quản lý di tích
- Phòng Quản lý bảo tàng
- Phòng Quản lý di sản văn hóa
phi vật thể
- Phòng Thông tin -Tư liệu
- Phòng Hành chính - Tổng hợp
3. Tổ chức trực thuộc:
Tạp chí Di sản văn hóa
Cục trưởng Cục Di sản văn hóa có
trách nhiệm bố trí cán bộ, công chức, viên chức và lao động theo cơ cấu chức
danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục
trình Bộ trưởng phê duyệt.
Điều 4. Hiệu
lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 2523/TC-QĐ, ngày 29
tháng 7 năm 1995 và Quyết định số 08/2002/QĐ-BVHTT , ngày 27 tháng 3 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Cục Bảo tồn Bảo tàng.
Điều 5.
Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổ
chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa
và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA -THÔNG TIN
Phạm Quang Nghị
|