Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 92/2002/NĐ-CP chi tiết thi hành Luật Di sản văn hoá

Số hiệu: 92/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 11/11/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 92/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 92/2002/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2002 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HOÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hoá, bao gồm việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể; việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức và hoạt động của bảo tàng; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện Luật Di sản văn hoá; việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Điều 2. Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể

1. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

a) Tiếng nói, chữ viết;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại Điều 747 của Bộ luật Dân sự về các loại hình tác phẩm được bảo hộ có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học;

c) Ngữ văn truyền miệng bao gồm thần thoại, tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ, câu đố, ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca, văn tế, lời khấn và các hình thức ngữ văn truyền miệng khác;

d) Diễn xướng dân gian bao gồm âm nhạc, múa, sân khấu, trò nhại, giả trang, diễn thời trang, diễn người đẹp, hát đối, trò chơi và các hình thức diễn xướng dân gian khác;

đ) Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phép ứng xử - đối nhân - xử thế: luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổ tiên, với ông bà, với cha mẹ, với thiên nhiên, ma chay, cưới xin, lễ đặt tên, hành động và lời chào - mời và các phong tục, tập quán khác;

e) Lễ hội truyền thống bao gồm lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, ca ngợi tinh thần cần cù lao động sáng tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng tự do, hạnh phúc, tinh thần đoàn kết cộng đồng;

g) Nghề thủ công truyền thống;

h) Tri thức văn hoá dân gian bao gồm tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về thiên nhiên và kinh nghiệm sản xuất, về binh pháp, về kinh nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật), về trang phục truyền thống, về đất, nước, thời tiết, khí hậu, tài nguyên, về sông, biển, núi, rừng và các tri thức dân gian khác.

2. Di sản văn hoá vật thể bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích), di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:

a) Hiện vật nguyên gốc, độc bản;

b) Hình thức độc đáo;

c) Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học thể hiện:

- Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất;

- Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;

- Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;

d) Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá

Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua các chính sách sau đây:

1. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hoá tiêu biểu;

2. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt;

3. Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:

a) Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;

b) Thẩm định, bảo quản hiện vật và chỉnh lý, đổi mới nội dung trưng bày, hình thức thông tin bảo tàng;

c) Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hoá phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hoá phi vật thể.

4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch di sản văn hoá và đào bới trái phép địa điểm khảo cổ

1. Tuyên truyền, phổ biến, trình diễn sai lệch nội dung và giá trị của di sản văn hoá phi vật thể.

2. Làm thay đổi yếu tố nguyên gốc của di sản văn hoá như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với các yếu tố nguyên gốc của di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin; tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích.

3. Làm thay đổi môi trường cảnh quan như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di sản văn hoá.

4. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:

a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành luỹ và các địa điểm khảo cổ khác;

b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

CHƯƠNG 2:
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

Điều 5. Điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và tư liệu hoá di sản văn hoá phi vật thể

1. Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm từ ngân sách sự nghiệp của địa phương và tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể việc lập hồ sơ khoa học về các di sản văn hóa phi vật thể.

Điều 6. Lựa chọn di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam để đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới

1. Di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

a) Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá, khoa học;

b) Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hoá, khoa học;

c) Phản ánh nguồn gốc và vai trò của di sản văn hoá phi vật thể đối với cộng đồng trong quá khứ và hiện tại;

d) Thể hiện bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hoá mới.

2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu:

a) Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo việc lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu theo đề nghị bằng văn bản của chủ sở hữu và Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin;

b) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di sản văn hoá gửi hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin để Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia tiến hành thẩm định;

c) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản;

d) Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Hồ sơ về di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

a) Đơn đề nghị của chủ sở hữu di sản văn hoá phi vật thể và văn bản đồng ý của Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin địa phương nơi có di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu;

b) Các tài liệu về di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu có liên quan theo quy định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO);

c) Văn bản thẩm định của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia;

d) Văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin trình Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn cụ thể việc lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm gửi hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ sở hữu di sản văn hoá phi vật thể về quyết định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc đối với di sản văn hoá phi vật thể đó.

Điều 7. Những biện pháp cần thiết để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể

Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:

1. Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, sưu tầm, thống kê, phân loại các di sản văn hoá phi vật thể trong phạm vi toàn quốc;

2. Tiến hành sưu tầm, thống kê, phân loại thường xuyên và định kỳ về di sản văn hoá phi vật thể;

3. Tăng cường việc truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hoá phi vật thể;

4. Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể; ngăn chặn nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hoá phi vật thể;

5. Mở rộng các hình thức xã hội hoá trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể;

6. Thực hiện việc thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hoá phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá phi vật thể đó.

Điều 8. Bảo vệ và phát triển di sản văn hoá phi vật thể dưới hình thức tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam

Nhà nước bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam thông qua các biện pháp sau đây:

1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

2. Có chính sách hỗ trợ việc phổ biến, giảng dạy để duy trì và phát triển tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

3. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thông tin tuyên truyền, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động khác để giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.

Điều 9. Khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu

Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:

1. Điều tra, phân loại các nghề thủ công truyền thống trong phạm vi cả nước; hỗ trợ việc duy trì và phục hồi các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền;

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống;

3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thủ công truyền thống;

4. Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ở thị trường trong nước và nước ngoài bằng nhiều hình thức;

5. Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và truyền dạy kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu;

6. Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu theo quy định của các luật thuế.

Điều 10. Việc duy trì và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống

1. Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:

a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội;

b) Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội;

c) Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống như: tế, lễ, đón, rước và các nghi thức truyền thống khác;

d) Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi về nguồn gốc, nội dung các giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội ở trong nước và nước ngoài.

2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong tổ chức và hoạt động lễ hội:

a) Lợi dụng lễ hội để tuyên truyền, kích động chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ đoàn kết dân tộc; gây mất trật tự an ninh;

b) Tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, phục hồi hủ tục;

c) Các hình thức thương mại hoá hoạt động lễ hội; xuyên tạc, áp đặt các nghi thức, kết cấu mới vào lễ hội truyền thống; tổ chức các dịch vụ sinh hoạt ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trái pháp luật trong các khu vực bảo vệ của di tích;

d) Đánh bạc dưới mọi hình thức;

đ) Đốt đồ mã;

e) Những hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Việc tổ chức lễ hội truyền thống được thực hiện theo Quy chế về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành.

Điều 11. Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam

1. Bộ Văn hoá - Thông tin và các Sở Văn hoá - Thông tin là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam.

2. Thủ tục cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể được quy định như sau:

a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu, sưu tầm phải gửi đơn xin phép kèm theo đề án nói rõ mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể đến Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin.

Trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì đơn xin phép phải được gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 12. Việc tôn vinh và chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ

Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ thông qua các biện pháp sau đây:

1. Tặng thưởng, truy tặng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các hình thức tôn vinh khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu theo quy định của pháp luật;

2. Tạo điều kiện và hỗ trợ một phần chi phí cho các hoạt động sáng tạo, biểu diễn, trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu;

3. Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và một số ưu đãi khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, những người ở vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG 3:

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ

Điều 13. Phân loại di tích

Căn cứ vào tiêu chí quy định tại Điều 28 Luật Di sản văn hoá, di tích được phân loại như sau:

1. Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật;

3. Di tích khảo cổ;

4. Danh lam thắng cảnh.

Điều 14. Xếp hạng di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt

Di tích quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hoá là các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh được xếp hạng như sau:

1. Di tích cấp tỉnh bao gồm:

a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với những nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị trong phạm vi địa phương;

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;

d) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.

2. Di tích quốc gia bao gồm:

a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với các anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, nghệ thuật và khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

b) Công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc;

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ;

d) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.

3. Di tích quốc gia đặc biệt bao gồm:

a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với những sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc và danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

b) Công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn chỉnh, nguyên gốc, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển của nghệ thuật kiến trúc và kiến trúc nghệ thuật Việt Nam;

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng của các văn hoá khảo cổ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới;

d) Cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.

Điều 15. Quy định về việc lập hồ sơ xếp hạng di tích

1. Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc kiểm kê, phân loại di tích theo các tiêu chí quy định tại Điều 28 Luật Di sản văn hoá.

2. Căn cứ giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của di tích đã được kiểm kê, phân loại quy định tại Điều 14 của Nghị định này Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm lập hồ sơ di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 31 của Luật Di sản văn hoá xem xét xếp hạng di tích.

3. Hồ sơ xếp hạng di tích bao gồm:

a) Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích;

b) Lý lịch di tích;

c) Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;

d) Bản vẽ mặt bằng tổng thể, các mặt cắt ngang, cắt dọc, bản vẽ những kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50;

đ) Tập ảnh mầu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9 x 12 trở lên (nếu có);

e) Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;

g) Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác về di tích;

h) Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của ủy ban nhân dân các cấp, của Sở Địa chính và Sở Văn hoá - Thông tin;

i) Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Di sản văn hoá.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định chi tiết mẫu và nội dung hồ sơ di tích.

Điều 16. Nguyên tắc xác định phạm vi các khu vực bảo vệ của di tích

1. Việc xác định khu vực bảo vệ I của di tích quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Di sản văn hoá được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Đối với di tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bảo đảm phản ánh những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó;

b) Đối với di tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bảo đảm giữ nguyên trạng toàn bộ phạm vi khu vực đã phát hiện các di vật, địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó;

c) Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ thì việc xác định khu vực bảo vệ I phải bảo đảm giữ nguyên trạng các công trình vốn có của di tích bao gồm sân, vườn, ao, hồ và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích;

d) Đối với danh lam thắng cảnh thì việc xác định khu vực bảo vệ I phải bảo đảm tính toàn vẹn của cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các yếu tố địa lý khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù hoặc các dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

2. Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường - sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị của di tích.

Việc xác định di tích chỉ có khu vực bảo vệ I được áp dụng trong trường hợp di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể di dời. Đối với di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm phân bố trên phạm vi rộng thì phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công trình xây dựng, địa điểm.

Điều 17. Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được quy định như sau:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin; phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt thuộc nhóm B và nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, sau khi có văn bản thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin;

2. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt thuộc nhóm B và nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Trong trường hợp xét thấy việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích không đúng với nội dung dự án đã được phê duyệt thì Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định đình chỉ việc thực hiện dự án;

3. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng đối với các dự án nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 18. Thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích

1. Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích.

Điều 19. Các tổ chức có chức năng thăm dò, khai quật khảo cổ

1. Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước.

2. Trường Đại học có bộ môn khảo cổ học.

3. Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ.

4. Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở Trung ương.

Điều 20. Kinh phí thăm dò, khai quật khảo cổ khi cải tạo, xây dựng công trình

Trong trường hợp cải tạo, xây dựng các công trình mà phát hiện thấy di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cần tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ thì kinh phí tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ được quy định như sau:

1. Đối với công trình được xây dựng bằng vốn của Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được tính vào trong tổng vốn đầu tư của công trình đó;

2. Đối với công trình xây dựng không phải bằng vốn của Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được Nhà nước cấp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm xem xét việc cấp kinh phí thăm dò, khai quật khảo cổ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Văn hoá -Thông tin hướng dẫn cụ thể thủ tục bổ sung và cấp kinh phí thăm dò, khai quật đối với các trường hợp quy định tại Điều này.

CHƯƠNG 4:

DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 21. Thu nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do thăm dò, khai quật, hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp

1. Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định tại Điều 6 của Luật Di sản văn hoá, khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc Nhà nước theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự.

2. Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm tổ chức việc thu nhận các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để tạm nhập vào kho bảo quản của Bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Di sản văn hoá.

3. Tổ chức, cá nhân giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được khen thưởng và được nhận một khoản tiền thưởng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Nghị định này.

Điều 22. Mua bán, bảo vệ, bảo quản bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp nhận và bảo vệ, bảo quản tại các bảo tàng nhà nước, ngân hàng nhà nước hoặc kho bạc nhà nước với trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật bảo đảm an toàn.

Trong trường hợp bảo vật quốc gia được bán đấu giá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc mua, bảo vệ, bảo quản bảo vật quốc gia.

Điều 23. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm tổ chức đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi địa phương mình.

2. Chủ sở hữu bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hoá - Thông tin địa phương nơi mình cư trú. Trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi chủ sở hữu, chủ sở hữu cũ phải thông báo cho Sở Văn hoá - Thông tin nơi đăng ký bảo vật quốc gia về họ, tên, địa chỉ chủ sở hữu mới.

Sau khi đăng ký bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

3. Quyền của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký:

a) Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

b) Được cơ quan chuyên môn của Nhà nước thẩm định miễn phí;

c) Được hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về bảo quản, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình;

d) Được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Điều 24. Đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản

Thủ tục đưa di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản được quy định như sau:

1. Đối với di vật, cổ vật:

a) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc bảo tàng;

b) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép theo đề nghị bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng trực thuộc;

c) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin trên cơ sở đơn xin phép của chủ sơ hữu di vật, cổ vật đó.

2. Đối với bảo vật quốc gia:

a) Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin;

b) Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng chuyên ngành do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin;

c) Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

3. Việc bảo hiểm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản do các bên thoả thuận theo tập quán quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

4. Việc vận chuyển, tạm xuất, tái nhập và tạm nhập, tái xuất di vật, cổ vật phải tuân thủ những quy định của pháp luật về hải quan và những quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 25. Việc cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài

1. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định loại di vật, cổ vật được đưa ra nước ngoài.

2. Việc mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế di vật, cổ vật không thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để đưa ra nước ngoài phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.

Trong thời hạn 30 ngày, sau khi nhận được đơn và các giấy tờ có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

4. Thủ tục cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài:

a) Có đơn xin phép gửi Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin;

b) Có giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ;

c) Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.

5. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành quy chế, mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài đối với di vật, cổ vật quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 26. Khiếu nại, tố cáo về di vật, cổ vật khi đang làm thủ tục đưa ra nước ngoài

Di vật, cổ vật đang trong quá trình xin phép đưa ra nước ngoài mà có khiếu nại, tố cáo tổ chức, cá nhân đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài mà không phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc di vật, cổ vật đang có tranh chấp thì việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài phải tạm dừng để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, nếu không có căn cứ xác định việc sở hữu di vật, cổ vật là bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp thì di vật, cổ vật được phép đưa ra nước ngoài sau khi hoàn thành thủ tục xin phép.

Điều 27. Thẩm quyền cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Thẩm quyền cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được quy định cụ thể như sau:

1. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;

2. Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân.

CHƯƠNG 5:

VIỆC MUA BÁN DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 28. Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, các Luật Thuế, Luật Di sản văn hoá và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của Luật Di sản văn hoá; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.

3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.

4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để đưa ra nước ngoài.

Điều 29. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là công dân có quốc tịch Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

c) Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bầy di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

d) Có đủ phương tiện trưng bầy, bảo quản và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

2. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;

b) Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của Nghị định này cấp;

c) Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao và phải có ký hiệu riêng để phân biệt với bản gốc;

d) Thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định này chuyển quyền sở hữu cho người mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc làm thủ tục xin giấy phép cho người mua mang di vật, cổ vật thuộc loại được phép đưa ra nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này;

đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

Điều 30. Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

a) Có trình độ chuyên môn và am hiểu về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

b) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hoá theo quyết định của toà án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành bảo tồn bảo tàng không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin phải xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

a) Chủ cửa hàng phải gửi hồ sơ đến Sở Văn hoá - Thông tin;

b) Hồ sơ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

- Đơn xin cấp chứng chỉ;

- Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú.

Điều 31. Tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Tổ chức, cá nhân bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hoá - Thông tin địa phương về danh mục bán đấu giá và phải được phép của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định từ Điều 452 đến Điều 458 của Bộ luật Dân sự .

CHƯƠNG 6:

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG

Điều 32. Thẩm quyền xác nhận điều kiện thành lập bảo tàng

1. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành.

2. Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xác nhận điều kiện thành lập bảo tàng.

Điều 33. Xếp hạng bảo tàng Việt Nam

Bảo tàng Việt Nam được xếp hạng như sau:

a) Bảo tàng hạng I;

b) Bảo tàng hạng II;

c) Bảo tàng hạng III.

Điều 34. Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng

1. Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có đủ số lượng tài liệu hiện vật gốc từ 20.000 đầu tài liệu, hiện vật trở lên, trong đó có ít nhất năm sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm và được kiểm kê khoa học từ đủ 90% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên;

b) Tài liệu, hiện vật được bảo quản và trưng bày với 100% phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại;

c) Có công trình kiến trúc bền vững, không gian, môi trường và hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của bảo tàng; diện tích trưng bày từ đủ 2.500m2 trở lên; hệ thống kho bảo quản từ đủ 1.500m2 trở lên và được phân loại theo chất liệu;

d) 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học, trong đó 40% trở lên có trình độ đại học chuyên ngành bảo tàng;

đ) Số lượng khách thăm quan bảo tàng hàng năm có từ 300.000 lượt người trở lên, có khả năng tổ chức các triển lãm và hội thảo chuyên đề ở trong nước và quốc tế, ít nhất một năm 2 lần; tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Bộ và tham gia đề tài cấp Nhà nước; hàng năm có ít nhất 2 xuất bản phẩm.

2. Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có số lượng tài liệu, hiện vật gốc từ đủ 10.000 đầu tài liệu, hiện vật trở lên, trong đó có ít nhất ba sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm và được kiểm kê khoa học từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên;

b) Tài liệu, hiện vật được bảo quản và trưng bày với 70% phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại;

c) Có công trình kiến trúc bền vững, không gian, môi trường và hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của bảo tàng; diện tích trưng bày từ đủ 1.500m2 trở lên; hệ thống kho bảo quản từ đủ 1.000m2 trở lên và được phân loại theo chất liệu;

d) 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học, trong đó 30% trở lên có trình độ đại học chuyên ngành bảo tàng;

đ) Số lượng khách thăm quan bảo tàng hàng năm có từ 150.000 lượt người trở lên; tổ chức các triển lãm và hội thảo chuyên đề, ít nhất một năm 2 lần; tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học; hàng năm có ít nhất 1 xuất bản phẩm.

3. Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có số lượng tài liệu, hiện vật gốc từ đủ 5.000 đầu tài liệu, hiện vật trở lên, trong đó có ít nhất là một sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm và được kiểm kê khoa học từ đủ 70% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên;

b) Tài liệu, hiện vật được bảo quản và trưng bày với 50% phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại;

c) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của bảo tàng; diện tích trưng bày từ đủ 1.000 m2 trở lên; hệ thống kho bảo quản từ đủ 500m2 trở lên;

d) 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học, trong đó 25% trở lên có trình độ đại học chuyên ngành bảo tàng;

đ) Số lượng khách thăm quan bảo tàng hàng năm có từ 50.000 lượt người trở lên; tổ chức các triển lãm và hội thảo chuyên đề ít nhất một năm 1 lần.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản nơi bảo tàng đề nghị được xếp hạng để tổ chức việc thẩm định, xem xét và quyết định việc xếp hạng bảo tàng.

Điều 35. Thẩm quyền và thủ tục xếp hạng bảo tàng

1. Thẩm quyền xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định xếp hạng bảo tàng hạng I đối với bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính;

b) Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định xếp hạng bảo tàng hạng I đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có bảo tàng;

c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

2. Thủ tục xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:

a) Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng I.

- Đối với bảo tàng hạng I quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản của bảo tàng hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đơn đề nghị, hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

- Đối với bảo tàng hạng I quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu bảo tàng gửi đơn, hồ sơ xếp hạng đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin trong thời hạn 30 ngày. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, hồ sơ xếp hạng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức thẩm định và quyết định việc xếp hạng bảo tàng. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

b) Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III.

- Đối với bảo tàng chuyên ngành, người đứng đầu bảo tàng phải gửi đơn, hồ sơ xếp hạng đến người đứng đầu cơ quan tổ chức chủ quản của bảo tàng. Đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân, người đứng đứng đầu bảo tàng gửi đơn, hồ sơ xếp hạng đến Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ xếp hạng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi hồ sơ đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được đơn đề nghị, hồ sơ xếp hạng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định việc xếp hạng bảo tàng.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có kết quả thẩm định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định đến Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xếp hạng bảo tàng. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 36. Tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân

1. Bảo tàng tư nhân là bảo tàng thuộc sở hữu của một hoặc nhiều cá nhân hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư không phải vốn nhà nước.

2. Bảo tàng tư nhân hoạt động theo quy định của pháp luật và phải phù hợp với truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

3. Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của bảo tàng tư nhân.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của bảo tàng tư nhân

1. Bảo tàng tư nhân có các quyền sau đây:

a) Thực hiện việc sưu tầm để xây dựng sưu tập bằng các hình thức: mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều sưu tập;

c) Thu phí tham quan theo quy định của pháp luật;

d) Thỏa thuận với bảo tàng nhà nước và bảo tàng tư nhân khác về việc sử dụng sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phục vụ cho hoạt động bảo tàng;

đ) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Bảo tàng tư nhân có các nghĩa vụ sau đây:

a) Phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân;

b) Thực hiện các yêu cầu về chuyên môn đối với bảo tàng;

c) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin và các bảo tàng khác nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Việc gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định như sau:

1. Chủ sở hữu sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được coi là không đủ điều kiện, khả năng bảo vệ và phát huy giá trị trong các trường hợp sau đây:

a) Không có kho bảo quản, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp hoặc sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguy cơ bị mất, huỷ hoại do thiên tai địch hoạ;

b) Không có đủ kiến thức chuyên môn về kỹ thuật bảo quản.

2. Trong trường hợp chủ sở hữu sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không có đủ điều kiện và khả năng tổ chức giới thiệu, trưng bày phục vụ công chúng thì có thể gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nói trên vào bảo tàng nhà nước để phát huy giá trị.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận việc gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

a) Bảo tàng nhà nước;

b) Ngân hàng nhà nước hoặc Kho bạc nhà nước (trong trường hợp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia làm bằng vàng, bạc, đá quý, kim cương hoặc là tiền cổ).

4. Bảo tàng nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận để bảo vệ hoặc phát huy giá trị sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do chủ sở hữu gửi.

Chủ sở hữu có sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gửi vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả một khoản phí theo quy định của pháp luật.

5. Bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trách nhiệm giữ bí mật về tên và địa chỉ chủ sở hữu gửi trong trường hợp chủ sở hữu có yêu cầu.

6. Việc gửi và nhận gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện dưới hình thức hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể hồ sơ và thủ tục gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

CHƯƠNG 7:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT DI SẢN VĂN HOÁ.

Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin

1. Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Soạn thảo và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

c) Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

d) Phê duyệt, thẩm định dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo thẩm quyền;

đ) Xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích, hướng dẫn Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích theo thẩm quyền;

e) Xếp hạng bảo tàng, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp hạng bảo tàng theo thẩm quyền;

g) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân viên làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

h) Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

i) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

k) Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hoá; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về di sản văn hoá;

m) Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan về di sản văn hoá.

2. Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các bộ, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

2. Tổng hợp và cân đối vốn đầu tư hàng năm cho các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hoá phi vật thể có giá trị tiêu biểu.

3. Thẩm định các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo thẩm quyền.

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí thường xuyên cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

2. Kiểm tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.

3. Ban hành hoặc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành các văn bản quy định phí, lệ phí và việc thu nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo sự phân cấp của Chính phủ.

4. Ngăn chặn, xử lý việc xuất khẩu, nhập khẩu trái phép di sản văn hóa.

Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thương mại

1. Các cơ quan phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và ủy ban nhân dân các cấp giữ gìn an ninh trật tự trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

2. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các cấp ngăn chặn, xử lý việc mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di sản văn hoá ở trong nước hoặc đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức giáo dục về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đưa việc tham quan học tập, nghiên cứu di sản văn hoá vào chương trình giáo dục hàng năm của các cấp học, trường học.

2. Tạo điều kiện để người học đi tham quan thâm nhập thực tế tại các di sản văn hoá.

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc lập quy hoạch, kế hoạch về các dự án khoa học bảo vệ môi trường tại các di tích; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

2. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các cấp trong việc đầu tư khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường bền vững tại những nơi có di tích.

Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các bộ, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch về xây dựng bảo đảm cho việc duy trì và phát huy giá trị di sản văn hoá; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức trong bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

2. Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành văn bản quy định cụ thể việc thẩm định các dự án về xây dựng, cải tạo các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu tới di tích, hoặc các công trình cải tạo, xây dựng trong quá trình xây dựng mà phát hiện có di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các bộ, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong việc bảo vệ và phát triển các khu rừng đặc dụng được xếp hạng hoặc sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, hệ thống thuỷ lợi phù hợp với yêu cầu, duy trì, bảo vệ các di tích theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các bộ, ngành có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong cả nước bảo đảm yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin soạn thảo trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định đối với việc xác định địa giới và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích; hướng dẫn việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích.

Điều 47. Trách nhiệm của Tổng cục Du lịch

1. Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, các bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức khai thác những giá trị của di sản văn hoá phục vụ cho việc phát triển du lịch bền vững. Hướng dẫn du khách thực hiện đúng nội quy, quy chế tại các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

2. Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và ủy ban nhân dân các cấp đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích, làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống ở các trung tâm và các tuyến du lịch; giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá trong hoạt động du lịch.

Điều 48. Trách nhiệm của các bộ, ngành khác trong việc thực hiện Luật Di sản văn hoá

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và Điều 47 của Nghị định này căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc thực hiện các quy định của Luật Di sản văn hoá đối với những vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành mình.

Điều 49. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh

ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hoá trong phạm vi địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương;

2. Quản lý việc sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể theo quy định của pháp luật;

3. Tổ chức chỉ đạo, cấp giấy phép cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;

4. Quyết định thành lập và xếp hạng bảo tàng theo thẩm quyền;

5. Phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo quy định của pháp luật;

6. Tổ chức kiểm kê, đăng ký di tích; quyết định xếp hạng và huỷ bỏ xếp hạng di tích cấp tỉnh; lập hồ sơ khoa học trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia; chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương;

7. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hoá; giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá;

8. Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan về di sản văn hoá.

Điều 50. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện

Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể trong phạm vi địa phương; tổ chức ngăn chặn, bảo vệ, xử lý vi phạm; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xếp hạng và xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích.

Điều 51. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hoá.

2. Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hoá để chuyển lên cơ quan cấp trên.

3. Kiến nghị việc xếp hạng di tích.

4. Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của di sản văn hoá.

5. Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan theo thẩm quyền.

CHƯƠNG 8:

VIỆC KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN PHÁT HIỆN VÀ GIAO NỘP DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 52. Các hình thức khen thưởng tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Tổ chức, cá nhân phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà kịp thời thông báo và tự nguyện giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin thì tùy theo giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được xét tặng, truy tặng Giấy khen, Bằng khen, Huy chương hoặc các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tùy theo giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà tổ chức, cá nhân có công phát hiện và tự nguyện giao nộp được thưởng một khoản tiền nhất định theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.

Điều 53. Mức tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân có công phát hiện và tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Mức thưởng đối với tổ chức cá nhân có công phát hiện và tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được quy định như sau:

a) Từ 25% đến 30% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ dưới 10 triệu đồng (dưới mười triệu đồng);

b) Từ 20% đến 25% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (từ mười triệu đồng đến hai mươi triệu đồng);

c) Từ 15% đến 20% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng (từ trên hai mươi triệu đồng đến năm mươi triệu đồng);

d) Từ 10% đến 15% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng (từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng);

đ) Từ 7% đến 10% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng (từ trên một trăm triệu đồng đến hai trăm triệu đồng);

g) Từ 5% đến 7% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng (từ trên hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng);

h) Từ 2% đến 5% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng (từ trên năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng);

i) Từ 1% đến 2% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng (từ trên một tỷ đồng đến mười tỷ đồng);

k) 0,5% giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trị giá từ trên 10 tỷ đồng.

2. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà kịp thời thông báo những thông tin chính xác thì được thưởng từ 10% đến 20% của các mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Mức tiền thưởng tối đa tính theo giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định tại khoản 1 và 2 Điều này không vượt quá 200 triệu đồng (hai trăm triệu đồng Việt Nam).

Điều 54. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục quyết định việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Sở Văn hoá - Thông tin thành lập Hội đồng định giá di vật, cổ vật để xác định giá trị di vật, cổ vật do tổ chức, cá nhân giao nộp.

Bộ Văn hoá - Thông tin thành lập Hội đồng định giá bảo vật quốc gia, để xác định giá trị bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp.

2. Kinh phí chi trả cho việc bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được trích từ ngân sách nhà nước theo quyết định của thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi được tiếp nhận, lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó

3. Đại diện của bảo tàng nhà nước được tiếp nhận, lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trách nhiệm trao khoản tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp theo quyết định của thủ trưởng bộ, ngành hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp hoặc kể từ ngày kết thúc việc tìm kiếm, khai quật khảo cổ do tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo thì cơ quan có thẩm quyền về văn hoá - thông tin phải thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó.

Việc trao tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng định giá có văn bản thẩm định giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó.

CHƯƠNG 9:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 55. Thời điểm Nghị định có hiệu lực

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 56. Việc hướng dẫn và thực hiện Nghị định

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 92/2002/ND-CP

Hanoi, November 11, 2002

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE CULTURAL HERITAGE LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2001 Cultural Heritage Law;
At the proposal of the Minister of Culture and Information,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and objects of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Intangible cultural heritage and tangible cultural heritage

1. Intangible cultural heritage includes:

a/ Speech, scripts;

b/ Literary, art or scientific works defined in Article 747 of the Civil Code on forms of protectable works of historical, cultural or scientific value;

c/ Oral philology, including myths, sayings, proverbs, idioms, riddles, fables, folk verses, folk narrative poems, epics, long poems, funeral orations, ritual prayings and other forms of oral philology;

d/ Folk oratorio, including music, dance, theater, mimicking, disguise, fashion shows, beauty pageants, hat doi (exchange of love songs between boys and girls), games and other forms of folk oratorio;

e/ Lifestyles and ways of life, reflected through conventional rules of behavior - unwritten code of conducts of social members: customary laws, village codes, moral standards, rites in comportment towards ancestors, grandparents and parents, attitude towards the nature; funeral, wedding and newborn-name giving ceremonies; actions, greetings and invitations, as well as other customs and traditional practices;

f/ Traditional festivals, including those heightening the patriotism, the love of nature, the national pride and the anti-foreign invasion tradition, honoring national heroes and cultural celebrities, praising the industriousness, and creative labor of the people, upholding the benevolence, aspiration for freedom and happiness and the spirit of community solidarity;

g/ Traditional handicrafts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Tangible cultural heritage includes historical-cultural monuments, scenic landscapes and beauty spots (hereinafter referred collectively to as monuments), relics, antiques and national treasures.

3. Particularly precious and rare value of national treasures is reflected through the following criteria:

a/ Being original or unique objects;

b/ Having distinctive appearances;

c/ Having typical historical, cultural or scientific value proving that they are:

- Material evidences of a great event or closely attached to the life or career of a national hero or an outstanding celebrity;

- Art works renowned for their ideological-humane value or aesthetic value and mode of presentation typifying a trend, a style or a time;

- Typically created or invented products of high practical values and effect to promote the social development in a given historical period;

d/ Being recognized under the Prime Minister’s decisions after the National Council for Cultural Heritages gives its evaluation opinions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State protects and promotes the cultural heritage value through the following policies:

1. Formulating and implementing a target program for preservation of typical cultural heritages;

2. Commending and/or rewarding organizations and individuals that record achievements in the protection and promotion of the cultural heritage value; materializing policies on spiritual and material privileges for artisans and artists who master and have merits in popularizing traditional arts or professional know-hows of special values;

3. Researching into and applying scientific and technological advances to the following activities:

a/ Archaeological exploration and excavation; preservation, renovation, embellishment and value promotion of monuments;

b/ Evaluation and preservation of artifacts, and rectification and renewal of exhibited contents as well as museological information forms;

c/ Collection, preservation and popularization of intangible cultural heritage values; setting up of a data bank on intangible cultural heritage.

4. Training and fostering a contingent of professional personnel in the field of protection and promotion of the cultural heritage value;

5. Encouraging and creating conditions for organizations and individuals at home and abroad to make spiritual and material contributions to or directly take part in activities of protecting and promoting the cultural heritage value;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Violation acts deviating cultural heritages and illegally excavating archaeological sites

1. Propagating, popularizing or showing intangible cultural heritages in deviation from their true contents and values.

2. Altering original constituents of cultural heritages by adding, moving or exchanging artifacts in monuments, or renovating or restoring relics untrue to their original constituents, and taking other acts without permission of the competent State agencies in charge of culture and information; propagating and introducing monuments in deviation from their contents and values.

3. Changing surrounding environment and landscapes of cultural heritages by illegally felling trees, breaking stones, digging, excavating and constructing works and other activities which adversely affect such relics.

4. The following acts shall be considered illegal excavation of archaeological sites:

a/ Excavating and searching without permission for relics, antiques and/or national treasures within monument protection zones and archaeological sites, such as inhabitancy locations, graves, tool-making workshops, citadels, fortresses and other archaeological sites;

b/ Searching for, lifting up and landing without permission relics, antiques and/or national treasures sunk in water.

Chapter II

PROTECTION AND PROMOTION OF INTANGIBLE CULTURAL HERITAGE VALUES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall have to work out annual plans funded by local non-business budgets for, and organize the investigation, discovery, statistics and classification of, intangible cultural heritages, and compile dossiers thereon.

2. Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the presidents of the provincial-level People’s Committees) shall direct the organization of compilation of dossiers on intangible cultural heritages in their respective localities.

3. The Culture and Information Minister shall specify the compilation of scientific dossiers on intangible cultural heritages.

Article 6.- Selection of Vietnam’s typical intangible cultural heritages to be proposed to the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) for recognition as world cultural heritages

1. Typical intangible cultural heritages shall be selected according to the following criteria:

a/ Having special historical, cultural or scientific value;

b/ Having national and international scopes and levels of historical, cultural or scientific impacts;

c/ Reflecting the origin and role of intangible cultural heritages towards the community in the past and at present;

d/ Showing distinctive traditional cultural identities and serving as basis for the creation of new cultural values.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Basing themselves on the criteria prescribed in Clause 1 of this Article, the presidents of the provincial-level People’s Committees shall organize and direct the compilation of dossiers on typical intangible cultural heritages at written requests of their owners and the directors of the provincial/municipal Culture and Information Services;

b/ The presidents of the People’s Committees of the provinces where exist cultural heritages shall send dossiers thereon to the Culture and Information Minister for evaluation by the National Council for Cultural Heritages;

c/ Within 45 days after receiving the dossiers, the National Council for Cultural Heritages shall conduct the evaluation and give their opinions in writing;

d/ The Culture and Information Minister shall submit them to the Prime Minister for consideration and decision.

3. A dossier on a typical intangible cultural heritage to be submitted to the Prime Minister comprises:

a/ A written request of such typical intangible cultural heritages owner and a written consent of the director of the Culture and Information Service of the locality where exists such typical intangible cultural heritage;

b/ Relevant documents on the typical intangible cultural heritage according to the regulations of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO);

c/ The written evaluation of the National Council for Cultural Heritages;

d/ The written proposal of the Culture and Information Minister to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Culture and Information Minister shall have to send dossiers on typical intangible cultural heritages after obtaining the Prime Minister’s decisions, to the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) proposing the latter to recognize them as world cultural heritages; then report to the Prime Minister on, and notify the presidents of the provincial-level People’s Committees and the typical intangible cultural heritages owners of, the decisions of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization on such typical intangible cultural heritages.

Article 7.- Necessary measures to protect and promote intangible cultural heritage values

The State protects and promotes intangible cultural heritage values through the following measures:

1. To organize the execution of projects for study, collection, statistics and classification of intangible cultural heritages throughout the country;

2. To conduct regular and periodical collection, statistics and classification of intangible cultural heritages;

3. To intensify the handing down, popularization, publication, performance and restoration of intangible cultural heritages of all types;

4. To invest in and provide funding support for activities of protecting and promoting intangible cultural heritage values; to prevent the dangers of fade-out or loss of intangible cultural heritages;

5. To diversify the forms of socialization in the domain of protection and promotion of intangible cultural heritage values;

6. To conduct the free-of-charge evaluation, provide professional instructions, and render support for the archival and preservation of intangible cultural heritages at the requests of organizations or individuals being owners of such intangible cultural heritages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State protects and develops spoken and written languages of the nationalities in Vietnam through the following measures:

1. Organizing the research into, collection and archival of spoken and written languages of the nationalities in Vietnam;

2. Adopting policies to support the popularization and teaching of spoken and written languages of the nationalities in Vietnam for the purpose of maintaining and developing them;

3. Organizing activities of studying, disseminating and promulgating legal documents and other activities for the purpose of maintaining and developing the purity of the Vietnamese language.

Article 9.- Encouragement of the maintenance, restoration and development of traditional handicrafts of typical value

The State encourages the maintenance, restoration and development of traditional handicrafts of typical value through the following measures:

1. Surveying and classifying traditional handicrafts throughout the country; rendering support for the maintenance and restoration of traditional handicrafts of typical value or in danger of being faded out or lost;

2. Creating favorable conditions for the exploitation and use of traditional materials;

3. Adopting policies to encourage and support the use of traditional handicraft methods and techniques;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Enhancing and creating favorable conditions for the popularization and teaching of professional techniques and skills of the traditional handicrafts of typical value;

6. Adopting preferential tax policies towards activities of maintaining, restoring and developing of the traditional handicrafts of typical value according to the provisions of tax laws.

Article 10.- The maintenance and promotion of cultural values of traditional festivals

1. The State creates conditions for the maintenance and promotion of the cultural values of traditional festivals through the following measures:

a/ Creating favorable conditions for the organization of festivals;

b/ Encouraging the organization of folk and traditional cultural and artistic activities in association with festivals;

c/ Selectively restoring and revitalizing traditional rituals, such as worshipping ceremonies, rites, processions and other traditional rituals;

d/ Encouraging the guidance and wide popularization of origin and content of typical and unique traditional values of festivals at home and abroad.

2. The following acts are strictly prohibited in festival organization and activities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Organizing superstitious activities and revitalizing bad customs;

c/ Commercializing festival activities in various forms; distorting or imposing exotic rituals or structures to traditional festivals; providing illegal accommodation, food-catering and belief services in monument protection zones;

d/ Gambling in all forms;

e/ Burning votive offerings;

f/ Other law-breaking acts.

3. The organization of traditional festivals shall comply with the Regulation on organization of festivals, promulgated by the Culture and Information Minister.

Article 11.- Competence and procedures for granting permits to overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals to conduct the study and collection of intangible cultural heritages in Vietnam

1. The Culture and Information Ministry and the provincial/municipal Culture and Information Services are the State agencies competent to grant permits for study and collection of intangible cultural heritages in Vietnam.

2. Procedures for granting permits for study and collection of intangible cultural heritages are prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where a study and collection site covers two or more provinces and/or centrally-run cities, the permit applications must be sent to the Culture and Information Minister;

b/ Within 30 days after receiving the applications, the Culture and Information Minister or the directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall have to consider and grant permits. In case of refusal, the reasons therefor must be clearly stated in writing.

Article 12.- Honoring of and adopting policies on preferential treatment towards artisans and artists

The State honors and adopts policies on preferential treatment towards artisans and artists through the following measures:

1. Awarding or posthumously awarding orders, medals or State honorable titles or effecting other honoring forms to artisans and artists who master and have merits in preserving and/or popularizing traditional arts or professional know-hows being typical intangible cultural heritages according to the provisions of law;

2. Creating conditions and partially supporting funds for activities of creating, performing, displaying, introducing and selling products by artisans and artists who master and have merits in preserving and/or popularizing traditional arts or professional know-hows being typical intangible cultural heritages;

3. Providing monthly cost-of-living allowance and some other privileges to artisans and artists who have been conferred the State honorable titles but earn low incomes or in difficult circumstances, and those living in difficult or particularly difficult regions according to the provisions of law.

Chapter III

PROTECTION AND PROMOTION OF TANGIBLE CULTURAL HERITAGE VALUES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On the basis of the criteria prescribed in Article 28 of the Cultural Heritage Law, monuments are classified into:

1. Historical monuments (monuments commemorating events, monuments commemorating celebrities);

2. Architectural and artistic monuments;

3. Archaeological monuments;

4. Scenic landscapes and beauty spots.

Article 14.- Grading of provincial-level, national and special national monuments

Monuments defined in Article 29 of the Cultural Heritage Law, which are historical monuments, architectural and artistic monuments, archaeological monuments, scenic landscapes and beauty spots, shall be graded as follows:

1. Provincial-level monuments include:

a/ Construction works and/or places marking important events and historical landmarks of localities or associated with figures having positive influence on the local development through historical periods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Valuable archaeological sites within localities;

d/ Natural scenery or places where exists a combination of natural scenery and artistic architectures of local value.

2. National monuments include:

a/ Construction works or places marking important events and historical landmarks of the nation or associated with national heroes or famous politicians, cultural and artistic activists and scientists, who exert important influence on the nation’s historical process;

b/ Artistic architectures, urban architecture ensemble and urban architectures of typical value through the development stages of the national architecture;

c/ Archaeological sites of conspicuous value marking the development stages of archaeological cultures;

d/ Beautiful natural scenery or places where exists the combination of natural scenery with artistic architectures or natural areas of scientific value in geology, topography, geography or biological diversity, or with typical ecological systems.

3. Special national monuments include:

a/ Construction works or places associated with events marking the particularly important turning points in the national history or associated with national heroes or outstanding celebrities with a great influence on the nation’s historical process;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Archaeological sites of conspicuous value marking the important development stages of the well-known archaeological cultures in Vietnam and the world;

d/ Famous beautiful natural scenery or places where exists the combination of natural scenery with architectures of special value of the nation or natural areas with geological, topographical, geographical or biological diversity value or with typical ecological systems renowned in Vietnam and the world.

Article 15.- Regulations on compilation of monument-grading dossiers

1. The directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall be answerable to the provincial-level People’s Committee presidents for organizing the inventory and classification of monuments according to the criteria prescribed in Article 28 of the Cultural Heritage Law.

2. Basing themselves on the historical, cultural or scientific value of already inventoried and classified monuments defined in Article 14 of this Decree, the directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall have to compile and submit dossiers on such monuments to the competent State agencies defined in Article 31 of the Cultural Heritage Law for consideration of the grading of monuments.

3. A monument-grading dossier comprises:

a/ An application for monument grading of an organization or individual that is the owner or assigned manager of the monument;

b/ The monument background;

c/ The map of location of and access roads to the monument;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The volume of color photos describing the monument, as well as relics, antiques and/or national treasures belonging thereto, of a size of 9 cm x 12 cm or larger (if any);

f/ The list of relics, antiques and/or national treasures belonging to the monument;

g/ Imprints and translations of stelae, parallel scrolls, dai tu (large-sized ideographic characters inscribed on boards) and Han-Nom (Chinese-Nom script) documents or documents in other languages about the monument;

h/ Written record and map marking off the monument protection zones with certification seals of the local People’s Committees at various levels, the provincial/municipal Land Administration Department and Culture and Information Service;

i/ Exposition on the monument grading under the provisions in Clause 1, Article 31 of the Cultural Heritage Law.

The Culture and Information Minister shall specify the form and content of monument dossiers.

Article 16.- Principles for delineating protection zones of monuments

1. The delineation of protection zone I of a monument prescribed in Clause 1, Article 32 of the Cultural Heritage Law shall be carried out according to the following principles:

a/ For monuments being construction works or places associated with historical events or life and career of celebrities, the area of protection zone I must ensure the reflection of prominent developments of such historical events or works of memorials to celebrities related to such monuments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ For monuments being groups of architectural-artistic works or single architectural works, the delineation of protection zone I must ensure the status quo of inherent works of such monuments, including yards, gardens, ponds, lakes as well as other elements related to the monuments;

d/ For scenic landscapes and beauty spots, the delineation of protection zone I must ensure the integrity of natural scenery, terrain, topography and other geographical elements containing the biological diversity and typical ecological systems or material traces of development stages of the earth.

2. Protection zone II is the area surrounding or adjoining protection zone I, for the purpose of protecting the natural scenery and ecological environment of the monuments, and where works can be constructed in service of the embellishment, exploitation and value promotion of the monuments.

Cases where a monument is determined to have only protection zone I shall exist only when such monument lies within a population quarter or is adjacent to other construction works which cannot be relocated. For a monument consisting of many construction works and located on a large area, the protection zone I must be delineated for each construction work or location.

Article 17.- Competence to approve projects on preservation, embellishment and restoration of monuments

Competence to approve projects on preservation, embellishment and restoration of monuments is provided for as follows:

1. The presidents of the provincial-level People’s Committees shall approve projects on preservation, embellishment and restoration of provincial-level monuments at the requests of the directors of the provincial/municipal Culture and Information Services; approve projects on preservation, embellishment and restoration of national monuments and special national monuments of groups B and C according to the provisions of the legislation on investment and construction, after obtaining written evaluation of the Culture and Information Minister;

2. The Culture and Information Minister shall approve projects on preservation, embellishment and restoration of national monuments and special national monuments of groups B and C according to the provisions of the legislation on investment and construction.

In cases where he/she deems the preservation, embellishment and restoration of monuments incompatible with the contents of the already approved projects, the Culture and Information Minister shall decide to suspend the project execution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Competence to evaluate projects on renovation and construction of works, which may adversely affect monuments

1. The directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall evaluate projects on renovation and construction of works lying outside the provincial-level monuments protection zones, which may adversely affect such monuments.

2. The Culture and Information Minister shall evaluate projects on renovation and construction of works lying outside the protection zones of national monuments and special national monuments, which may adversely affect such monuments.

Article 19.- Organizations with function of archaeological exploration and excavation

1. The State’s archaeological research agency.

2. Universities having the archaeological study subject.

3. Museums and the State’s relic management board with function of archaeological research.

4. Societies with function of archaeological research at the central level.

Article 20.- Funding for archaeological exploration and excavation upon the renovation or construction of works

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For works constructed with the State’s capital, the archaeological exploration and excavation funding shall be accounted into the total investment capital of such works.

2. For works constructed without the State’s capital, the archaeological exploration and excavation funding shall be allocated by the State.

The Finance Minister shall have to consider the allocation of archaeological exploration and excavation funding at the requests of the Culture and Information Minister and the presidents of the provincial-level People’s Committees.

The Finance Minister shall assume the prime responsibility and coordinate with the Culture and Information Minister in guiding in detail the procedures for supplementing and allocating the exploration and excavation funding for cases prescribed in this Article.

Chapter IV

RELICS, ANTIQUES AND NATIONAL TREASURES

Article 21.- Collection of relics, antiques and national treasures discovered through the exploration and excavation or receipt of those discovered and handed over by organizations and individuals

1. All relics, antiques and national treasures lying underground in the mainland, islands, inland waters, territorial waters, exclusive economic zones and continental shelf as defined in Article 6 of the Culture Heritage Law, when being discovered or found, shall belong to the State as provided for in Article 248 of the Civil Code.

2. The directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall have to organize the collection and receipt of relics, antiques and national treasures for their temporary deposit into preservative storage of provincial-level museums of localities where such relics, antiques and/or national treasures were discovered according to the provisions in Clause 1, Article 41 of the Cultural Heritage Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Purchase, sale, protection and preservation of national treasures

National treasures discovered and handed over by organizations and individuals shall be given priority and all favorable conditions for the receipt and protection or preservation at the State-run museums, State Bank or State Treasury with technical facilities and equipment capable of securing their safety.

In cases where national treasures are auctioned, the State shall have the pre-emptive right to purchase them.

The State shall ensure funding for the purchase, protection and preservation of national treasures.

Article 23.- Registration of relics, antiques and national treasures

1. The directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall have to organize the registration of relics, antiques and national treasures within their respective localities.

2. Owners of national treasures shall have to carry out the procedures for registering such treasures with the provincial/municipal Culture and Information Services of the localities where they reside. In cases where a national treasure changes hands, the former owner shall, within 15 days after the change, have to notify the full name and address of the new owner to the provincial/municipal Culture and Information Service where such national treasure is registered.

After the registration of national treasures, the directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall have to promptly report such to the Culture and Information Minister.

3. Rights of owners of the already registered relics, antiques and national treasures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To be given free-of-charge evaluation by the States professional bodies;

c/ To be provided professional instructions on the preservation of relics, antiques and/or national treasures under their ownership;

d/ To be given favorable conditions for promoting the values of relics, antiques and/or national treasures.

4. The Culture and Information Minister shall specify the order and procedures for registering relics, antiques and national treasures.

Article 24.- Bringing relics, antiques and national treasures abroad for display, exhibition, research or preservation

Procedures for bringing relics, antiques and national treasures abroad for display, exhibition, research or preservation are prescribed as follows:

1. For relics and antiques:

a/ Relics and antiques belonging to national museums shall be permitted by the Culture and Information Minister at the written requests of the museums directors;

b/ Relics and antiques belonging to specialized museums shall be permitted by the Culture and Information Minister at the written requests of the heads of the agencies or organizations managing such museums;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Relics and antiques under private ownership shall be permitted by the Culture and Information Minister at the written requests of the directors of the provincial/municipal Culture and Information Services on the basis of permit applications of owners of such relics and antiques.

2. For national treasures:

a/ National treasures belonging to national museums shall be permitted by the Prime Minister at the written request of the Culture and Information Minister;

b/ National treasures belonging to specialized museums shall be permitted by the Prime Minister at the written requests of the heads of the agencies or organizations managing such museums after obtaining written consents of the Culture and Information Minister;

c/ National treasures belonging to provincial-level museums and those under private ownership shall be permitted by the Prime Minister at the written requests of the presidents of the provincial-level Peoples Committees after obtaining written consents of the Culture and Information Minister.

3. The insurance for relics, antiques and national treasures brought abroad for display, exhibition, research or preservation shall be agreed upon by the concerned parties according to the international practices and under international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

4. The transport, temporary export, re-import and temporary import and re-export of relics and antiques must comply with the provisions of the customs legislation and other relevant provisions of law.

Article 25.- Granting of permits for bringing relics and antiques abroad

1. The Culture and Information Minister shall specify categories of relics and antiques permitted to be brought abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Culture and Information Minister shall grant permits for bringing relics and antiques abroad.

Within 30 days after receiving applications and relevant papers, the Culture and Information Minister shall grant permits. In case of refusal, the reasons therefor must be clearly stated in writing.

4. Procedures for granting permits for bringing relics and antiques abroad:

a/ Filing the application for permit to the Culture and Information Minister;

b/ Obtaining certificate of ownership transfer from the former owners;

c/ Dossiers on registration of relics and antiques.

5. The Culture and Information Minister shall promulgate the Regulation on purchase, sale, exchange, donation and bequeathal of relics and antiques at home and abroad, for those defined in Clause 2 of this Article.

Article 26.- Complaints and denunciations about relics and antiques when the procedures for bringing them abroad are carried out

For relics and antiques in the course of applying for permits for being brought abroad, if there are complaints or denunciations that organizations and/or individuals wishing to bring such relics and antiques abroad are not their lawful owners or the relics and antiques are in dispute, the bringing thereof abroad must be postponed for consideration and settlement of such complaints or denunciations according to the legislation on complaints and denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Competence to grant permits for duplicating relics, antiques and/or national treasures

Competence to grant permits for duplicating relics, antiques and/or national treasures is specified as follows:

1. The Culture and Information Minister shall grant permits for duplicating relics, antiques and/or national treasures belonging the national museums or specialized museums;

2. The directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall grant permits for duplicating relics, antiques and/or national treasures belonging to the provincial-level museums or under private ownership.

Chapter V

PURCHASE AND SALE OF RELICS, ANTIQUES AND NATIONAL TREASURES

Article 28.- Management over activities of purchasing and selling relics, antiques and national treasures

1. The State uniformly manages activities of purchasing and selling relics, antiques and national treasures, and creates conditions for organizations and individuals to trade therein.

The trading in relics, antiques and national treasures must comply with the provisions of the Enterprises Law, tax laws, the Cultural Heritage Law and other relevant provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. It is strictly prohibited to purchase and sell relics, antiques and/or national treasures of unlawful origin.

4. It is strictly prohibited to illegally purchase and sell relics, antiques and/or national treasures for bringing abroad.

Article 29.- Organization and operation of shops trading in relics, antiques and national treasures

1. Owners of shops trading in relics, antiques and national treasures must fully meet the following conditions:

a/ Being citizens with Vietnamese nationality and having addresses of permanent residence in Vietnam;

b/ Having certificates for practicing the business of trading in relics, antiques and national treasures;

c/ Having shops with adequate spaces for displaying relics, antiques and national treasures;

d/ Having enough facilities for displaying, preserving and protecting relics, antiques and national treasures.

2. Operations of shops trading in relics, antiques and national treasures must comply with the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ They shall only trade in duplicates of relics, antiques and national treasures of agencies, organizations and/or individuals that have permits for making duplicates granted by the competent State agencies defined in Article 27 of this Decree;

c/ For duplicates of relics, antiques and national treasures on display for purchase and sale, they must clearly inscribe that such are only duplicates, and put specific marks thereon for distinguishing them from their originals;

d/ They shall proceed with necessary procedures for the competent State agencies defined in Article 23 of this Decree to transfer the ownership right to purchasers of relics, antiques and national treasures, or carry out the procedures to apply for permits for purchasers to bring relics and antiques of permitted categories defined in Clause 1, Article 25 of this Decree abroad;

e/ They shall comply with law provisions on register books of relics, antiques and national treasures purchased and sold, financial and accounting books and tax obligations.

Article 30.- Conditions, competence and procedures for granting practice certificates to practitioners in purchase and sale of relics, antiques and national treasures

1. Conditions for granting practice certificates to practitioners in purchase and sale of relics, antiques and national treasures:

a/ Having professional qualification and profound knowledge of relics, antiques and national treasures;

b/ Being neither in the duration of ban from practicing jobs or doing works related to cultural heritage under courts decisions, nor examined for penal liability nor on penal or administrative probation.

2. Officials, public servants and State employees working in the conservational and museological branch shall not be allowed to open shops trading in relics, antiques and national treasures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall grant practice certificates to owners of shops trading in relics, antiques and national treasures after obtaining written evaluation opinions of the director of the Department for Preservation and Museology.

Within 30 days after receiving complete and valid dossiers of application for practice certificates from owners of shops trading in relics, antiques and national treasures, the directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall have to consider the granting of certificates. In case of refusal to grant certificates, the reasons therefor must be clearly stated in writing.

4. Procedures for granting practice certificates to owners of shops trading in relics, antiques and national treasures:

a/ Shop owners shall have to submit application dossiers to the provincial/municipal Culture and Information Services;

b/ A dossier applying for certificate of practice in purchase and sale of relics, antiques and national treasures comprises:

- An application for certificate;

- Valid copies of relevant professional diplomas;

- The applicants curriculum vitae certified by the Peoples Committee of the commune, ward or district township (hereinafter referred to as the commune-level Peoples Committee) where he/she resides.

Article 31.- Organization of auctions of relics, antiques and national treasures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The organization of auction of relics, antiques and/or national treasures shall comply with the provisions of Articles 452 through 458 of the Civil Code.

Chapter VI

ORGANIZATION AND OPERATION OF MUSEUMS

Article 32.- Competence to certify conditions for establishing museums

1. The Culture and Information Minister shall certify conditions for establishing national museums and specialized museums.

2. The directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall certify conditions for establishing provincial-level museums and private museums.

3. Within 30 days after receiving complete and valid dossiers, the Culture and Information Minister and the directors of the provincial-municipal Culture and Information Services shall have to certify conditions for establishing museums.

Article 33.- Grading of Vietnamese museums

Vietnamese museums shall be graded as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Grade-II museums;

c/ Grade-III museums.

Article 34.- Criteria for grading museums

1. Grade-I museums must satisfy the following criteria:

a/ Having 20,000 items or more of original documents and/or objects, of which there must be five collections of precious and rare documents or objects, and at least 90% of the total quantity of documents and/or objects must be scientifically inventoried;

b/ Preserving and displaying documents and/or objects with 100% the facilities, techniques and technologies being modern ones;

c/ Having solid architectures, spaces, environment and technical infrastructure capable of ensuring their regular operations; having a display area of 2,500 sq. meters or more and a system of preservative stores of 1,500 sq. meters or more where the stored objects are classified according to their materials.

d/ With 100% of their officials, State employees and staff members directly engaged in professional operations having the university degree, of whom 40% or more have the university degree in museology;

e/ With the annual number of visitors achieving 300,000 tours or more, being capable of organizing exhibitions and seminars at home and abroad, at least twice a year; organizing the study of ministerial-level scientific subjects and participating in State-level subjects; having at least two publications a year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Having 10,000 items or more of original documents and/or objects, of which there must be three collections of precious and rare documents or objects, and at least 80% of the total quantity of documents and/or objects must be scientifically inventoried;

b/ Preserving and displaying documents and/or objects with 70% of the facilities, techniques and technologies being modern ones;

c/ Having solid architectures, spaces, environment and technical infrastructure capable of ensuring their regular operations; having a display area of 1,500 sq. meters or more and a system of preservative stores of 1,000 sq. meters or more where the stored objects are classified according to their materials.

d/ With 80% of their officials, State employees and staff members directly engaged in professional operations having the university degree, of whom 30% or more have the university degree in museology;

e/ With the annual number of visitors achieving 150,000 tours or more, organizing exhibitions and seminars at least twice a year; organizing the study of scientific subjects and having at least one publication a year.

3. Grade-III museums must satisfy the following criteria:

a/ Having 5,000 items or more of original documents and/or objects, of which there must be one collection of precious and rare documents or objects, and at least 70% of the total quantity of documents and/or objects must be scientifically inventoried;

b/ Preserving and displaying documents and/or objects with 50% of the facilities, techniques and technologies being modern ones;

c/ Having solid architectures and technical infrastructure capable of ensuring their regular operations; having a display area of 1,000 sq. meters or more and a system of preservative stores of 500 sq. meters or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ With the annual number of visitors achieving 50,000 tours or more, organizing exhibitions and seminars at least once a year.

4. The Culture and Information Minister shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister of the Interior, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Finance and the heads of the agencies or organizations managing the museums requested to be graded in organizing the evaluation, consideration and decision on the museum grading.

Article 35.- Competence and procedures for grading museums

1. Competence to grade museums is provided for as follows:

a/ The Culture and Information Minister shall decide on grade-I national museums and specialized museums at the requests of the heads of agencies or organizations managing such museums and on the basis of written consents of the Minister of the Interior, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Minister of Finance;

b/ The Culture and Information Minister shall decide on grade-I provincial-level museums and private museums at the requests of the heads of such museums and on the basis of written consents of the presidents of the Peoples Committees of the provinces where such museums are located;

c/ The heads of the agencies or organizations managing the museums and the presidents of the provincial-level Peoples Committees shall decide on grade-II and grade-III museums at the requests of the heads of such museums and on the basis of written consents of the Culture and Information Minister.

2. Procedures for grading museums are prescribed as follows:

a/ Procedures for grading grade-I museums

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For grade-I museums defined at Point b, Clause 1 of this Article, their heads shall send written requests and grading dossiers to the presidents of the provincial-level Peoples Committees.

- The presidents of the provincial-level People’s Committees shall have to consider and decide on the forwarding of such dossiers to the Culture and Information Minister within 30 days. In case of refusal, the reasons therefor must be clearly stated in writing.

- Within 30 days after receiving written grading requests and dossiers, the Culture and Information Minister shall organize the evaluation and decide on the museum grading. In case of refusal, the reasons therefor must be clearly stated in writing.

b/ Procedures for grading grade-II and grade-III museums

- For specialized museums, their heads shall have to send grading requests and dossiers to the heads of agencies or organizations managing such museums. For provincial-level museums and private museums, their heads shall send grading requests and dossiers to the directors of the provincial/municipal Culture and Information Services.

- Within 30 days after receiving written grading requests and dossiers, the directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall have to consider and decide on the forwarding thereof to the presidents of the provincial-level Peoples Committees.

- Within 30 days after receiving written grading requests and dossiers, the heads of the museum-managing agencies or organizations or the presidents of the provincial-level Peoples Committees shall organize the evaluation and grading of museums.

- Within 15 days after the evaluation results are obtained, the heads of the museum-managing agencies or organizations or the presidents of the provincial-level Peoples Committees shall have to send such results to the Culture and Information Minister. Within 15 days after obtaining written consents of the Culture and Information Minister, the heads of the museum-managing agencies or organizations or the presidents of the provincial-level Peoples Committees shall issue museum-grading decisions. In case of refusal, the reasons therefor must be clearly stated in writing.

Article 36.- Organization and operation of private museums

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Private museums shall operate according to the provisions of law and in line with the cultural traditions and fine customs and practices of the community of Vietnamese nationalities.

3. The directors of the provincial/municipal Culture and Information Services shall have to assist the presidents of the provincial-level People’s Committees in performing the State management over the operation of private museums.

4. The Culture and Information Minister shall promulgate the Regulation on organization and operation of private museums.

Article 37.- Rights and obligations of private museums

1. Private museums have the following rights:

a/ To conduct the collection work to create collections by modes of purchase, sale, exchange, donation, inheritance and other modes according to the provisions of law;

b/ To lawfully own one or many collections;

c/ To collect the entrance charge according to the provisions of law;

d/ To reach agreements with the State-run museums and other private museums on the use of collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and national treasures in service of museological activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Private museums have the following obligations:

a/ To serve the peoples needs for research, education, visit and cultural enjoyment;

b/ To satisfy professional requirements on museums;

c/ To coordinate with the competent State agencies in charge of culture and information and other museums in protecting and promoting values of cultural heritages;

d/ To perform other obligations according to the provisions of law.

Article 38.- Consignment of collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures into State-run museums or the competent State agencies

The consignment of collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures into State-run museums or the competent State agencies is prescribed as follows:

1. Owners of collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures shall be considered lacking conditions and/or capability to protect and promote the values thereof in the following cases:

a/ They have no appropriate preservative stores, technical facilities and equipment or their collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures are in danger of being lost or ruined due to natural calamities or enemy sabotage;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In cases where owners of collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures lack conditions and/or capability to organize the introduction or display thereof in service of the public, they may consign such collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures into State-run museums for the promotion of their values.

3. The State agencies competent to receive the consignment of collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures include:

a/ State-run museums;

b/ State-run banks or State treasuries (in cases where the consigned relics, antiques and/or national treasures are made of gold, silver, precious stones or diamond or in form of ancient coins).

4. The State-run museums and the competent State agencies shall have to receive collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures consigned by their owners for the protection and value promotion thereof.

Owners that consign their collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures into State-run museums or the competent State agencies shall have to pay a fee prescribed by law.

5. The State-run museums or the competent State agencies which receive collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures shall have to keep secret the names and addresses of consigning owners when the owners so request.

6. The consignment and receipt of collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures shall be effected in form of property bailment contracts according to the provisions of the Civil Code.

The Culture and Information Minister shall specify the dossiers and procedures for consigning collections of intangible cultural heritages, relics, antiques and/or national treasures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRIES, THE MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, THE AGENCIES ATTACHED TO THE GOVERNMENT AND THE PEOPLES COMMITTEES OF ALL LEVELS FOR IMPLEMENTING THE CULTURAL
HERITAGE LAW

Article 39.- Responsibilities of the Culture and Information Ministry

1. The Culture and Information Ministry, which is answerable to the Government for performing the State management over cultural heritages, have the following specific tasks and powers:

a/ To formulate and organize the implementation of strategies, planning, plans and policies on protection and promotion of cultural heritage values according to its competence or submit them to the competent authorities for approval;

b/ To compile and submit to the Government or the Prime Minister for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on protection and promotion of cultural heritage values;

c/ To formulate and promulgate professional standards regarding the protection and promotion of cultural heritage values;

d/ To approve and evaluate projects for protection and promotion of cultural heritage values according to its competence;

e/ To grade monuments and grant monument-grading certificates, to guide the presidents of the provincial-level Peoples Committees in grading monuments and granting monument-grading certificates according to their respective competence;

f/ To grade museums and guide the heads of the museum-managing agencies or organizations and the presidents of the provincial-level Peoples Committees in grading museums according to their respective competence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ To organize and manage activities of researching into and applying scientific and technological advances to the protection and promotion of cultural heritage values;

i/ To propagate, disseminate and educate the legislation on protection and promotion of cultural heritage values;

j/ To organize the emulation and commendation work in the protection and promotion of cultural heritage values;

k/ To conduct inspection and examination of the observance of the cultural heritage legislation; to settle disputes, complaints and denunciations and handle violations of the cultural heritage legislation;

l/ To exercise and perform other powers and tasks according to the relevant law provisions on cultural heritage.

2. The director of the Department for Conservation and Museology shall have to assist the Minister of Culture and Information in performing and exercising the tasks and powers prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 40.- Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment

1. To coordinate with the Culture and Information Ministry and the concerned ministries and branches in working out planning and plans on protection and promotion of cultural heritage values.

2. To sum up and balance annual investment capital for projects on protection and promotion of the value of special national monuments, national museums, revolutionary historical monuments and intangible cultural heritages of typical values.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 41.- Responsibilities of the Ministry of Finance

1. To ensure the regular funding for activities of protecting and promoting cultural heritage values.

2. To inspect the allocation, management and use of funding according to the provisions of law.

3. To promulgate or coordinate with the Culture and Information Ministry in promulgating documents prescribing fees, charges and the collection, remittance and use thereof in the domain of protection and promotion of cultural heritage values according to the Governments decentralization.

4. To prevent and handle the illegal export and import of cultural heritages.

Article 42.- Responsibilities of the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security and the Ministry of Trade

1. To coordinate with the Culture and Information Ministry and the Peoples Committees of all levels in maintaining security and order in activities of protecting and promoting cultural heritage values.

2. To coordinate with the concerned ministries and branches and Peoples Committees of all levels in preventing and handling the illegal purchase, sale, exchange and transport of cultural heritages within the country or illegal bringing of relics, antiques and national treasures abroad.

Article 43.- Responsibilities of the Ministry of Education and Training

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To create conditions for learners to make field trips to cultural heritages.

Article 44.- Responsibilities of the Ministry of Science and Technology

1. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information in working out planning and plans on scientific projects for environmental protection at monuments; to formulate, and direct the implementation of scientific research subjects in protection and promotion of cultural heritage values.

2. To coordinate with the concerned ministries and branches and the Peoples Committees of all levels in making investment in the creation of scientific and technological advances for environmental protection at localities where exist monuments.

Article 45.- Responsibilities of the Ministry of Construction

1. To assume the prime responsibility and coordinate with the Culture and Information Ministry and the concerned ministries and branches in working out construction planning and plans to ensure the maintenance and promotion of cultural heritage values; to elaborate and promulgate standards and norms in the conservation, embellishment and restoration of monuments.

2. To coordinate with the Culture and Information Ministry in promulgating documents specifying the evaluation of projects on construction and renovation of works lying outside the monument protection zones, which may adversely affect such monuments, or renovated or constructed works where monuments, relics, antiques or national treasures are discovered in the course of construction.

Article 46.- Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Natural Resources and Environment

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information and the concerned ministries and branches in working out planning and plans on the protection and development of graded special-use forests or use of agricultural or forestry land and irrigation system in conformity with the requirements of conserving and protecting monuments according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 47.- Responsibilities of the General Department of Tourism

1. To assume the prime responsibility and coordinate with the Culture and Information Ministry, the concerned ministries and branches and the Peoples Committees of all levels in organizing the exploitation of cultural heritage values in service of sustainable tourist development. To guide tourists in strictly observing internal regulations and rules at historical-cultural monuments, scenic landscape and beauty spots.

2. To coordinate with the Culture and Information Ministry and the Peoples Committees of all levels in investing in the conservation and embellishment of monuments, craft villages, traditional festivals at tourist centers and routes; to conserve and protect cultural heritages in tourist activities.

Article 48.- Responsibilities of other ministries and branches for the implementation of the Cultural Heritage Law

The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government other than those defined in Articles 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree shall base themselves on their respective tasks and powers to coordinate with the Culture and Information Ministry in implementing the provisions of the Cultural Heritage Law on matters falling within their respective State management scope.

Article 49.- Responsibilities of the provincial-level Peoples Committees

The provincial-level Peoples Committees shall perform the State management over cultural heritages within their respective localities, having the following tasks and powers:

1. To work out planning and plans on protection and promotion of values of tangible and intangible cultural heritages in their localities;

2. To manage the collection of and research into tangible and intangible cultural heritages according to the provisions of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To decide on the establishment and grading of museums according to their competence;

5. To approve projects on conservation, embellishment and restoration of monuments according to the provisions of law;

6. To organize the inventory and registration of monuments; to decide on and invalidate the grading of provincial-level monuments; to compile and submit scientific dossiers on national monuments to the Culture and Information Minister for decision on the grading thereof; to direct the compilation of scientific dossiers on intangible cultural heritages in their localities;

7. To conduct the inspection and examination of observance of the cultural heritage legislation; to settle complaints and denunciations; to give commendation and/or rewards and handle violations of the cultural heritage legislation;

8. To exercise and perform other powers and obligations defined by the relevant law provisions on cultural heritage.

Article 50.- Responsibilities of the district-level Peoples Committees

The district-level Peoples Committees shall have to protect and promote values of tangible and intangible cultural heritages within their respective localities; to organize the prevention and handling of violations; to request the competent State agencies to grade and work out plans on protection, conservation, embellishment and value promotion of monuments.

Article 51.- Responsibilities of the commune-level Peoples Committees

1. To organize the urgent protection and conservation of cultural heritages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To propose the grading of monuments;

4. To promptly prevent and check all activities which affect the safety of cultural heritages.

5. To prevent and handle superstitious activities according to their competence.

Chapter VIII

COMMENDATION AND REWARDING OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS THAT DISCOVER AND HAND OVER RELICS, ANTIQUES AND/OR NATIONAL TREASURES

Organizations and individuals that discover relics, antiques and/or national treasures, promptly notify and voluntarily hand over them to the competent State agencies in charge of culture and information shall, depending on values of such relics, antiques and/or national treasures, be considered for conferment or posthumous conferment of commendation papers, certificates of merit, medals or other forms of commendation according to the current provisions of law.

Depending on values of relics, antiques and/or national treasures, organizations and individuals that have merits in discovering and voluntarily handing over them shall be rewarded a given sum of money as provided for in Article 53 of this Decree.

Article 53.- Levels of pecuniary reward to be given to organizations and individuals that discover and voluntarily hand over relics, antiques and/or national treasures

1. Rewarding levels applicable to organizations and individuals that discover and voluntarily hand over relics, antiques and/or national treasures are provided for as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Between 20% and 25% of value of relics, antiques or national treasures valued at between VND 10 million and VND 20 million (between VND ten million and VND twenty million);

c/ Between 15% and 20% of the value of relics, antiques or national treasures valued at between over VND 20 million and 50 million (between VND twenty million and fifty million);

d/ Between 10% and 15% of the value of relics, antiques or national treasures valued at between over VND 50 million and 100 million (between VND fifty million and one hundred million);

e/ Between 7% and 10% of the value of relics, antiques or national treasures valued at between over VND 100 million and 200 million (between VND one hundred million and two hundred million);

f/ Between 5% and 7% of the value of relics, antiques or national treasures valued at between over VND 200 million and 500 million (between VND two hundred million and five hundred million);

g/ Between 2% and 15% of the value of relics, antiques or national treasures valued at between over VND 500 million and 1 billion (between VND five hundred million and one billion);

h/ Between 1% and 2% of the value of relics, antiques or national treasures valued at between over VND one billion and 10 billion (between VND one billion and ten million);

i/ 0.5% of value of relics, antiques or national treasures valued at over VND 10 billion.

2. In cases where organizations and individuals that discover relics, antiques and/or national treasures promptly notify accurate information, they shall be rewarded between 10% and 20% of the reward levels provided for in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 54.- Competence, order and procedures for deciding on the commendation and rewarding of organizations and individuals that discover and hand over relics, antiques and/or national treasures

1. The provincial/municipal Culture and Information Services shall set up councils for valuation of relics and antiques to determine the values of relics and antiques handed over by organizations and individuals.

The Culture and Information Ministry shall set up the Council for Valuation of National Precious Objects to determine the values of national treasures handed over by organizations and individuals.

2. Funding to cover expenses for discovery and preservation as well as rewards given to organizations and individuals that discover and hand over relics, antiques and/or national treasures shall be deducted from the State budget under decisions of the ministers, the heads of the branches and presidents of the provincial-level Peoples Committees, where such relics, antiques and/or national treasures are received and kept.

3. Representatives of State-run museums, which are allowed to receive and keep relics, antiques and/or national treasures, shall have to give pecuniary rewards to organizations and individuals that discover and hand over them under decisions of the ministers, the heads of the branches and presidents of the provincial-level Peoples Committees as defined in Clause 2 of this Article.

4. Within 30 days after receiving relics, antiques and/or national treasures handed over by organizations and individuals or after the end of the archaeological search and excavation conducted by organizations and individuals that have discovered and notified them, the competent agencies in charge of culture and information shall have to set up valuation councils to determine the values of such relics, antiques and/or national treasures.

The presentation of pecuniary rewards to organizations and individuals that discover and voluntarily hand over relics, antiques and/or national treasures shall be made within 30 days after the valuation councils make written assessment of the values of such relics, antiques and/or national treasures.

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. The previous stipulations which are contrary to this Decree are all hereby annulled.

Article 56.- The guidance and implementation of the Decree

The Culture and Information Minister shall have to guide and inspect the implementation of this Decree.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 Hướng dẫn Luật Di sản văn hoá

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.731

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.102.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!