BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
420/QĐ-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 19
tháng 02 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC THI, TUYỂN SINH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Quản lý chất lượng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục
hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi,
tuyển sinh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 19 tháng 02 năm 2025.
Bãi bỏ các nội dung
liên quan đến thủ tục: Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Quyết
định số 1187/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển
sinh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bãi bỏ các nội dung
liên quan đến các thủ tục: Xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông; Phúc khảo
bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Quyết định số 1584/QĐ-BGDĐT ngày 20
tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục
hành chính được thay thế lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi,
chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 2108/QĐ-BGDĐT
ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố Bộ
thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Điều
3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản
lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các tổ chức cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như
điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, QLCL, VP (KSTTHC).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Ngọc Thưởng
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC THI, TUYỂN SINH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 420/QĐ-BGDĐT
ngày 19 tháng 02 năm
2025 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
PHẦN
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục
hành chính mới ban hành thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào
tạo
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan có thẩm quyền
|
Thủ
tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
Xét công nhận tốt
nghiệp trung học phổ thông
|
Thi,
tuyển sinh
|
Sở Giáo dục và Đào
tạo; các trường THPT, trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX), trung tâm Giáo
dục nghề nghiệp - GDTX và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông cấp THPT (gọi chung là các trường phổ thông);
|
2. Danh mục thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục
và Đào tạo
TT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
Thủ
tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
1.005142
|
Đăng ký dự thi tốt
nghiệp trung học phổ thông
|
Thông tư số
24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông
|
Thi,
tuyển sinh
|
Sở Giáo dục và Đào
tạo; các trường phổ thông
|
2
|
1.005095
|
Phúc khảo bài thi tốt
nghiệp trung học phổ thông
|
3
|
1.005098
|
Xét đặc cách tốt
nghiệp trung học phổ thông
|
PHẦN
II. NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thủ
tục hành chính cấp tỉnh
Lĩnh
vực Thi, tuyển sinh
1.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Đăng ký dự thi:
- Người đã hoàn thành
Chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường xuyên trong năm tổ chức kỳ thi
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Quy chế thi
tốt nghiệp trung học phổ
thông ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông) đăng ký dự thi trực
tuyến hoặc đăng ký
dự thi trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12.
- Người đã hoàn thành
Chương trình giáo dục phổ thông/giáo
dục thường xuyên nhưng chưa tốt nghiệp trung học
phổ thông ở những năm trước; hoặc
người đã có Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông dự thi để lấy kết quả làm cơ sở
đăng ký xét tuyển sinh; hoặc người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy
kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh
theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông đăng ký dự thi trực tuyến hoặc trực tiếp tại địa điểm
(gọi là nơi đăng ký dự thi) do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
b) Đăng ký môn thi:
- Để
xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông: Thí sinh phải đăng ký dự thi
môn Ngữ văn, môn Toán và 01 bài thi tự
chọn gồm 02 môn thi trong số
các môn: Vật lí, Hóa
học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ Công nghiệp, Công nghệ Nông
nghiệp, Ngoại ngữ. Thí sinh chọn 02 môn thi của bài thi tự chọn trong số
các môn đã được học ở lớp 12. Thí sinh được đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ khác với
môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ
thông.
- Đối với người đã có
Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông dự thi để
lấy kết quả làm cơ sở đăng ký
xét tuyển sinh; hoặc người đã có Bằng
tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy
kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d
khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ
thông chỉ đăng ký
môn thi theo nguyện
vọng. Riêng đối với bài thi tự chọn, thí sinh chỉ được chọn tối
đa 02 môn thi.
c) Nộp hồ sơ đăng ký
dự thi:
- Đối với người đã
hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường xuyên trong năm tổ
chức kỳ thi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Quy chế thi
tốt nghiệp trung học phổ
thông:
Thí
sinh đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến: khai
hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
và nộp bản chính hoặc bản sao được chứng
thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ
sổ gốc hoặc bản sao kèm bản
gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) các hồ sơ minh chứng để hưởng chế độ ưu
tiên, khuyến khích cho nơi đăng ký dự thi.
Trường hợp thí sinh
không thể đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến có
thể nộp hồ sơ trực tiếp như sau: khai hồ sơ đăng ký dự thi
theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và nộp cho nơi đăng ký dự thi
kèm theo bản sao các minh chứng
để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến
khích (nếu có).
- Người đã hoàn thành
Chương trình giáo dục phổ
thông/giáo dục thường xuyên nhưng
chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước; hoặc, người đã có Bằng tốt
nghiệp trung học phổ
thông dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng
ký xét tuyển sinh; hoặc, người đã có Bằng tốt
nghiệp trung cấp dự thi để
lấy kết quả làm cơ sở đăng ký
xét tuyển sinh theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 Quy chế thi
tốt nghiệp trung học phổ
thông:
Thí sinh đăng ký dự
thi theo hình thức trực
tuyến: sử dụng tài khoản VneID
để đăng nhập và khai phiếu đăng ký dự thi
tại Cổng thông tin điện tử do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rồi in
phiếu đăng ký dự thi được
tải về từ hệ thống thành 02 bản, nộp cho nơi đăng ký dự thi; bản sao các hồ
sơ minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến
khích (nếu có) được nộp cho nơi đăng ký dự thi
cùng với phiếu đăng ký dự thi
và các hồ sơ được quy định tại điểm
d, đ, e, g khoản 3 Điều 20 Quy chế thi
tốt nghiệp trung học phổ thông;
Trường hợp thí sinh
không thể đăng ký dự thi
theo hình thức trực tuyến có
thể nộp hồ sơ trực tiếp như sau: khai hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và nộp cho nơi đăng ký dự thi kèm theo bản
sao các minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
d) Thời gian nộp hồ
sơ đăng ký dự thi:
Thí
sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo thời gian được quy định trong hướng dẫn tổ
chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ
thông hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự
thi, nếu phát hiện có nhầm
lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời
cho nơi đăng ký dự thi hoặc thông báo cho Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi
để sửa chữa, bổ sung.
đ)
Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi chịu
trách nhiệm:
- Cấp tài khoản và mật
khẩu cho thí sinh là người đã
hoàn thành Chương trình giáo dục phổ
thông/giáo dục thường xuyên
trong năm tổ chức kỳ thi
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Quy chế
thi tốt nghiệp trung học phổ thông; hướng dẫn thí
sinh chuẩn bị hồ sơ để đăng ký dự thi trực tuyến; hướng dẫn thí sinh đăng
ký dự thi; thu Phiếu đăng ký dự
thi, nhập thông tin thí sinh
đăng ký dự thi (đối với thí sinh đăng ký trực tiếp).
Tài khoản của thí
sinh là số Thẻ Căn cước/Căn cước công dân (viết
tắt là CCCD)/mã số
định danh cá nhân (viết tắt là ĐDCN) do cơ quan Công an cấp. Đối với thí sinh
không có Thẻ Căn Cước/CCCD/ĐDCN hoặc không có quốc tịch Việt Nam thì sử dụng số
Hộ chiếu của thí sinh để
thay thế. Trường hợp thí sinh không có Thẻ Căn Cước/CCCD/ĐDCN/số
Hộ chiếu thì Hệ thống Quản lý thi sẽ
gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký
tự để quản lý;
- Thu hồ sơ đăng ký dự
thi của thí
sinh là người đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường
xuyên nhưng chưa tốt nghiệp trung
học phổ thông ở những năm trước; hoặc, người đã có Bằng tốt nghiệp trung học phổ
thông dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng
ký xét tuyển sinh; hoặc, người đã có Bằng tốt
nghiệp trung cấp dự thi để
lấy kết quả làm cơ sở đăng ký
xét tuyển sinh theo quy định tại điểm
b, c, d khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; cấp tài khoản
cho thí sinh ngay khi thu
hồ sơ (đối với trường hợp thí sinh đăng ký trực tiếp);
- Rà soát, cập nhật
thông tin về kết quả học tập của thí sinh ở trường phổ thông; tra cứu thông tin
từ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận diện ưu tiên
theo nơi thường trú, đối tượng người dân tộc thiểu
số cho thí sinh
(thực hiện trên Hệ thống Quản lý thi);
- Tổ chức xét duyệt hồ
sơ đăng ký dự thi và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự
thi quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế thi
tốt nghiệp trung học phổ thông chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ đăng
ký dự thi và chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng
ký dự thi
cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
e) Sở Giáo dục và Đào
tạo quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc.
g) Thí sinh đến địa điểm
dự thi làm thủ tục dự thi và nhận thẻ dự thi
có trách nhiệm:
- Có mặt tại phòng
thi đúng thời gian quy định để làm thủ tục dự thi;
-
Xuất trình Thẻ Căn cước/CCCD/Hộ chiếu
và nhận thẻ dự thi;
- Nếu
thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu
tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho Giám thị hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm
thi để xử lý kịp thời;
- Trường hợp bị mất
Thẻ Căn Cước/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay
cho Trưởng Điểm thi để xem
xét, xử lý.
1.2. Cách thức thực
hiện: Trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi do Sở Giáo dục
và Đào tạo quy định.
1.3. Thành phần, số
lượng hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ
sơ gồm:
a) Phiếu Đăng ký dự
thi (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT
ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông);
b) Các loại chứng nhận
hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);
c) Ảnh cỡ 4x6 chụp
theo kiểu căn cước/căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không
quá 06 tháng;
d) Bản sao học bạ
trung học phổ thông (đối với thí sinh là người đã hoàn thành Chương trình giáo
dục phổ thông/giáo dục thường xuyên nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở
những năm trước thuộc điểm b khoản 1 Điều 19 của Quy chế thi
tốt nghiệp trung học phổ thông);
đ) Bản sao Bằng tốt
nghiệp trung học phổ thông (đối với thí sinh là người đã có Bằng tốt nghiệp
trung học phổ thông dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh thuộc
điểm c khoản 1 Điều 19 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông);
e) Bản sao Bằng tốt
nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa trung học
phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với thí sinh là người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp
dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh thuộc điểm d khoản 1 Điều
19 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông);
g) Giấy xác nhận điểm
bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước
xác nhận hoặc do Sở Giáo dục và Đào tạo nơi thí sinh đã dự thi xác nhận trong trường
hợp thí sinh dự thi tại tỉnh khác;
h) Bản chính hoặc bản
sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ
gốc hoặc bản sao kèm bản gốc
để đối chiếu các hồ
sơ minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến
khích (nếu có).
1.3.2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải
quyết:
Theo hướng dẫn tổ chức
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.5. Đối tượng thực
hiện:
a) Người đã hoàn
thành Chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường xuyên trong năm tổ chức kỳ
thi.
b) Người đã hoàn
thành Chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường xuyên nhưng
chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước.
c) Người đã có Bằng tốt
nghiệp trung học phổ thông dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển
sinh.
d) Người đã có Bằng tốt
nghiệp trung cấp dự thi để lấy
kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển
sinh.
1.6. Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo; các trường phổ
thông.
1.7. Kết quả thực hiện:
Thẻ dự thi tốt nghiệp
trung học phổ thông.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai:
Mẫu
Phiếu Đăng ký dự thi tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số
24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy
chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
1.10. Yêu cầu, điều
kiện:
a)
Các đối tượng dự thi phải đăng ký
dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;
b) Đối tượng là người
đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để
lấy kết quả làm cơ sở đăng ký
xét tuyển sinh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung
học phổ thông phải bảo đảm đã học và thi
đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa
trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện
hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.11. Căn cứ pháp lý:
Thông tư số
24/2024/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông.
___________________________________________
Ghi
chú: Các nội dung in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung.

MẪU
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI
(Tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

NHỮNG
ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Trước khi khai phiếu
đăng ký dự thi (ĐKDT), thí sinh phải đọc kỹ các mục và bản HƯỚNG
DẪN GHI PHIẾU, những
điểm nào chưa rõ
thí sinh phải hỏi cán bộ tiếp nhận ĐKDT để được
hướng dẫn đầy đủ. Thí sinh phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin khai trong Phiếu ĐKDT.
- Thí sinh là học
sinh đang học lớp 12 thực hiện khai thông tin
ĐKDT trực tuyến theo tài khoản được cấp
trên Hệ thống phần mềm
Quản lý thi. Sau khi hoàn thành rà soát
và xác nhận theo thời hạn ĐKDT quy định, Trường THPT nơi
thí sinh đang học in Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1, Phiếu số 2 và ký tên, đóng một dấu
có phần giáp lai lên ảnh của Phiếu ĐKDT để xác nhận nhân thân thí sinh.
- Thí
sinh tự do khai thông tin cần thiết trên bì đựng
Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1 và Phiếu số 2 (thông
tin phải giống nhau ở tất cả các mục tương ứng trên bì, Phiếu số 1 và Phiếu số
2) rồi nộp cho nơi tiếp nhận đăng ký dự thi kèm theo bản
sao (photocopy) 2 mặt Thẻ Căn cước/Căn cước công dân trên 1 mặt của tờ giấy
A4 và 2 ảnh cỡ 4x6 kiểu Căn cước/Căn
cước công dân, mới chụp trong vòng 6 tháng (có ghi rõ họ
và tên, ngày, tháng, năm sinh, vào mặt sau tấm ảnh,
2 ảnh này đựng trong một phong bì nhỏ).
Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt
trước túi đựng Phiếu ĐKDT. Công an xã phường nơi
thí sinh tự do đang cư trú ký tên và đóng một dấu
có phần giáp lai lên ảnh của Phiếu ĐKDT để
xác nhận nhân thân thí sinh.
- Người chưa có bằng
tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt
nghiệp trung cấp dự thi để xét tốt nghiệp THPT hoặc lấy kết quả
thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở để đăng
ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ phải điền tất
cả các mục trên phần mềm. Người đã có bằng
tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp đăng ký dự
thi để lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT làm
cơ sở để đăng ký xét tuyển
sinh ĐH, CĐ chỉ phải khai từ mục 1 đến mục 14 và các mục 23, 24,
25, 26 trên phần mềm.
- Nơi tiếp nhận ĐKDT
giữ lại bì đựng Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1, bản
sao (photocopy) Thẻ Căn cước/Căn cước công dân
và 2 ảnh, trả lại Phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và
đóng dấu xác nhận.
- Thí sinh lưu giữ
Phiếu số 2 này để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả thi.
Trong trường hợp có những sai sót thông tin đăng ký dự thi hoặc bị thất lạc Giấy
báo thi thí sinh đem Phiếu ĐKDT này trực
tiếp tới Điểm thi đã đăng ký vào buổi tập trung phổ
biến quy chế để đề nghị sửa chữa sai sót và
làm thủ tục dự thi.


HƯỚNG
DẪN GHI PHIẾU
ĐĂNG KÝ DỰ THI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT
Mục SỞ GDĐT ............
MÃ SỞ:
Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng
ký dự thi thuộc Sở GDĐT nào
thì ghi tên Sở GDĐT vào vị trí trống,
sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã Sở GDĐT vào 2 ô trống tiếp
theo, mã Sở GDĐT do Bộ GDĐT quy định.
Mục Số phiếu: Nơi
tiếp nhận đăng ký dự thi ghi, thí sinh không ghi mục này.
Mục 1, 2: Ghi
theo hướng dẫn trên Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi
tốt nghiệp THPT (sau đây gọi tắt là Phiếu ĐKDT).
Mục 3: a) Nơi
sinh của thí sinh
chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố trực
thuộc Trung ương (tỉnh/thành phố), nếu sinh ở nước
ngoài thí sinh chỉ cần ghi rõ
tên quốc gia (theo tiếng Việt Nam). b) Dân tộc ghi đúng theo giấy
khai sinh, c) Quốc tịch nước ngoài thì đánh dấu (X) vào ô bên cạnh.
Mục 4: Số
Thẻ Căn cước, Căn
cước công dân, mã số định danh cá nhân và số Hộ chiếu
được viết chung là Số Thẻ Căn cước/Căn cước công dân
tại mục này.
Mục 5: Mã
tỉnh/thành phố, mã
huyện/quận và mã xã/phường
chỉ đối với các xã/phường thuộc Khu vực 1 sẽ do Bộ GDĐT quy định. Thí sinh cần tra
cứu tại nơi đăng ký dự thi để ghi đúng mã tỉnh/thành
phố, mã huyện/quận,
mã xã/phường nơi thí sinh có nơi thường trú hiện
tại vào các ô tương ứng ở bên
phải. Thí sinh không có nơi thường trú tại xã Khu vực 1 thì bỏ trống
ô mã xã. Sau khi điền đủ các mã đơn vị
hành chính vào các ô, thí sinh ghi rõ tên xã/phường,
huyện/quận, tỉnh/thành phố vào dòng trống.
Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên đối tượng hoặc
khu vực có liên quan đến nơi thường trú, đề nghị phải khẳng
định thời gian có nơi thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1 hoặc trên 18
tháng ở xã đặc biệt khó
khăn, xã có thôn đặc biệt khó khăn trong thời gian học THPT bằng cách đánh
dấu vào ô tương ứng.
Mục 6: Ghi
tên trường và địa chỉ đến huyện/quận, tỉnh/thành
phố của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi
trường đóng vào 2 ô đầu,
ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (mã trường ghi theo quy định của Sở GDĐT, nếu
mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0, nếu
mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0). Đối
với thí sinh là công an, quân nhân được cử tham gia dự thi để
xét tuyển ĐH, CĐSP thì ghi mã tỉnh/thành
phố tương ứng với tỉnh
nơi đóng quân và mã trường THPT là
900. Đối với thí sinh có thời gian học ở nước ngoài thì
những năm học ở nước ngoài ghi mã tỉnh/thành
phố tương ứng với tỉnh/thành phố theo nơi thường trú tại Việt
Nam và mã trường THPT là 800. Mục tên lớp: ghi rõ tên lớp 12 nơi học sinh đang
học (ví dụ 12A1, 12A2,...), đối với thí sinh tự do ghi “TDO”.
Mục 7:
Ghi rõ điện thoại, email. Đối với thí sinh có yêu cầu
điều chỉnh đăng ký xét tuyển tuyển sinh trực tuyến,
cần đăng ký số điện thoại di động của mình để được
cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua tin nhắn
đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Mục 8:
Thí sinh phải ghi rõ thông tin của người liên hệ: họ tên; số
điện thoại; địa chỉ xóm (số nhà), thôn (đường phố,
ngõ ngách), xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành
phố. Địa chỉ này đồng thời là địa chỉ nhận. Giấy báo
trúng tuyển
nếu thí sinh trúng tuyển.
Mục 9:
Thí sinh bắt buộc phải đánh dấu (X) vào một trong 2
ô để biểu thị rõ thí sinh học theo chương trình
GDPT hay chương trình GDTX cấp THPT.
Mục 10:
Đối với thí sinh tự do phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để
phân biệt rõ là thí sinh tự do chưa tốt
nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp THPT (tính đến thời điểm dự
thi).
Mục 11: Thí
sinh đăng ký dự thi tại Hội đồng thi nào thì ghi tên Hội đồng thi và mã Hội đồng
thi do Bộ GDĐT quy định vào vị trí
tương ứng.
Mục 12: Học
sinh đang học lớp 12 THPT tại trường
nào thì nộp ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng
khác nộp ĐKDT tại các địa điểm do
Sở GDĐT quy định. Mã đơn vị ĐKDT ghi theo hướng dẫn của nơi nhận ĐKDT.
Mục 13:
Đối với thí sinh hiện đang là học sinh lớp 12
(chưa tốt nghiệp THPT) phải dự thi Toán, Ngữ văn và 02 môn thi
đã được học ở lớp 12 trong số các môn: Vật lí,
Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ Công nghiệp, Công nghệ Nông
nghiệp, Ngoại ngữ. Trường hợp thí sinh tự
do chưa tốt nghiệp THPT có những môn thi
(để xét công nhận tốt
nghiệp THPT) năm trước đủ điều kiện bảo
lưu, nếu muốn bảo lưu môn thi nào thì phải
ghi điểm môn thi đó ở Mục 15. Tuy nhiên, thí sinh vẫn có thể
chọn thi môn thi (đã đề nghị bảo
lưu) để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Mục 14: Đối
với thí sinh có nguyện vọng miễn thi môn
Ngoại ngữ, cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều
kiện miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển
quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT. Đối
với loại chứng chỉ có ghi điểm
thi (điểm toàn bài thi), thí sinh phải ghi điểm
vào ô “Điểm thi”.
Ví
dụ: 14. Đăng ký miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận
tốt nghiệp THPT hoặc đăng ký để
tuyển sinh: (Thí sinh ghi loại chứng chỉ ngoại ngữ đủ điều kiện
theo quy định hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc
tế môn Ngoại ngữ để
được miễn thi): TOEFL ITP Điểm
thi (Nếu Chứng
chỉ có điểm thi,
thí sinh ghi điểm vào ô này):

|
Mục 15: Đối
với thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng miễn
thi môn Ngữ văn, cần
ghi rõ bậc của chứng chỉ tiếng Việt đạt được vào ô bên
cạnh.
Mục 16:
Thí sinh đã dự thi THPT năm trước, nếu có những
môn thi đủ điều kiện bảo lưu
theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu điểm của
môn thi nào thì ghi điểm
môn thi đó vào ô tương ứng. Đối với những môn thi được bảo lưu, thí sinh vẫn có
thể đăng ký dự thi môn thi đó ở Mục 13 trong trường hợp có
nguyện vọng sử dụng kết quả thi để xét
tuyển sinh đại
học, cao đẳng./.
2.
Phúc khảo bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Thí sinh nộp đơn đề
nghị phúc khảo tại nơi thí sinh đăng
ký dự thi.
b) Nơi thí sinh đăng
ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
công bố điểm thi và chuyển dữ liệu
thí sinh có đơn phúc khảo bài thi
đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố
và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.
c) Hội đồng thi tổ chức
phúc khảo bài thi cho thí sinh theo quy định tại Điều 37 Quy chế thi tốt nghiệp
trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày
24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Quy chế thi
tốt nghiệp trung học phổ thông).
Điểm các bài thi được
điều chỉnh sau phúc khảo do Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch Hội đồng thi
quyết định. Chủ tịch Hội đồng thì cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ
thống phần mềm quản lý thi
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; báo cáo,
gửi dữ liệu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Quản lý chất lượng).
d) Hội đồng thi
in Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo trả cho thí sinh có bài thi được
điều chỉnh điểm; đồng thời, thu hồi và hủy Giấy chứng nhận kết quả thi trước
phúc khảo.
2.2. Cách thức thực
hiện: Trực tiếp
2.3. Thành phần, số
lượng hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ
sơ gồm: Đơn đề nghị phúc khảo (theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo
Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT
ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông).
2.3.2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải
quyết:
Trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.
2.5. Đối tượng thực
hiện:
Thí sinh đã dự thi Kỳ
thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
2.6. Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo; các
trường phổ thông.
2.7. Kết
quả thực hiện:
a) Giấy chứng nhận kết
quả thi sau phúc khảo (thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm).
b) Chủ tịch Hội đồng
thi cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai:
Mẫu
Đơn đề nghị phúc khảo tại Phụ lục
IV ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông.
2.10. Yêu cầu, điều
kiện:
Thí sinh đã dự thi Kỳ
thi tốt nghiệp THPT và nộp đơn đề
nghị phúc khảo theo đúng
thời hạn quy định.
2.11. Căn cứ pháp lý:
Thông tư số
24/2024/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
_________________________________________
Ghi
chú: Các nội dung in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung.
MẪU
ĐƠN PHÚC KHẢO
(Tại
Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ PHÚC KHẢO
Kỳ
thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm ................
Kính
gửi: Hội đồng thi ........................
Họ và tên thí sinh: ...........................................................................
Giới tính:..............................
Ngày, tháng, năm
sinh: ......../........./............... Dân
tộc: ..............................................................
Số Thẻ Căn cước/Căn
cước công dân: .......................................................................................
Số
điện thoại: ...............................................................................................................................
Đã dự tại Điểm thi: .......................................................................................................................
Số báo danh: ...............................................................................................................................
Đề nghị phúc khảo điểm
bài thi các môn thi sau (chỉ ghi thông tin của các môn thi đề nghị phúc khảo):
STT
|
Bài
thi/Môn thi
|
Phòng
thi
|
Điểm
bài thi
|
Ghi
chú
(Ghi
rõ môn ngoại ngữ)
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
Tổng số bài thi/môn
thi đề nghị phúc khảo: .............................. (bằng
chữ ..............................)
Tôi xin cam đoan các
thông tin trên là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
|
.................,
ngày tháng
năm
Thí sinh đề nghị phúc khảo
(ký,
ghi rõ họ tên)
|
3.
Xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông
3.1. Trình tự thực hiện:
a) Chậm nhất 07 ngày
sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng
đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh
đăng ký dự thi chịu trách nhiệm thu nhận
và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Sở
Giáo dục và Đào tạo.
b) Trong vòng 30 ngày
kể từ khi kết thúc buổi thi
cuối cùng của kỳ thi,
Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông xem xét, quyết định đặc
cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 40 Quy chế
thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số
24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây
gọi tắt là Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông).
3.2. Cách thức thực
hiện: Trực tiếp
3.3. Thành phần, số
lượng hồ sơ:
3.3.1. Thành phần hồ
sơ gồm:
a) Đối với người học
thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp
trung học phổ thông được xét đặc cách tốt nghiệp trung
học phổ thông trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm
hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong
buổi thi đầu tiên, không thể dự thi. Hồ sơ gồm:
- Hồ sơ nhập viện, ra
viện (hoặc xác nhận đang điều trị) do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị
tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);
- Biên bản đề nghị
xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông của trường phổ thông nơi đăng ký dự
thi;
- Hồ sơ minh chứng về
kết quả rèn luyện và học tập ở lớp 12.
b) Đối với người học
thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp
trung học phổ thông được xét đặc cách tốt nghiệp
trung học phổ thông trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc
biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau
khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi
còn lại. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị xét đặc
cách của thí sinh (theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số
24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông);
- Hồ sơ nhập viện, ra
viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);
- Hồ sơ minh chứng về
kết quả rèn luyện và học tập ở lớp 12.
c) Đối với người học
thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp
trung học phổ thông là vận động viên đủ điều kiện được
xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định tại Điều 5 Nghị định
số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề
nghị xét đặc cách của thí sinh (theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông
tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy chế thi tốt nghiệp trung
học phổ thông);
- Minh chứng về việc
đạt thành tích xuất sắc trong các giải thi đấu thể thao quốc gia hoặc quốc tế;
- Minh chứng về việc
thời gian tổ chức kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông trùng
với thời gian vận động viên tập huấn ở nước ngoài hoặc tham dự thi đấu
tại các giải thể thao quốc tế.
3.3.2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải
quyết:
Trong vòng 30 ngày kể
từ khi kết thúc buổi thi cuối cùng
của kỳ thi, Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông xem xét, quyết
định đặc cách cho thí sinh.
3.5. Đối tượng thực
hiện:
Người học thuộc các đối
tượng quy định tại điểm a,
b khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông, gồm:
- Người đã hoàn thành
Chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường xuyên trong năm tổ chức kỳ thi.
- Người đã hoàn thành
Chương trình giáo dục phổ
thông/giáo dục thường xuyên nhưng
chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước.
3.6. Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo; các
trường phổ thông.
3.7. Kết quả thực hiện:
- Danh sách thí sinh được
công nhận tốt nghiệp trung học phổ
thông.
- Giấy chứng nhận tốt
nghiệp trung học phổ thông tạm thời.
- Bằng tốt
nghiệp trung học phổ
thông.
3.8. Phí, lệ phí:
Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai:
Mẫu
Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư
số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông.
3.10. Yêu cầu, điều
kiện:
a) Điều kiện đối với
người học thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 19 Quy chế
thi tốt nghiệp trung học phổ thông được xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ
thông trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước
ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi:
Đủ điều kiện dự thi,
có kết quả rèn luyện và học tập cả năm ở lớp 12 đều được đánh giá từ mức khá trở
lên.
b) Điều kiện đối với
người học thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 19 Quy chế
thi tốt nghiệp trung học phổ thông được xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ
thông trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi
đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn,
bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại:
Đủ điều kiện dự thi,
có điểm của những bài đã thi
để xét công nhận tốt
nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; được đánh giá
kết quả rèn luyện cả năm lớp 12 từ mức khá trở lên và kết quả học tập từ mức đạt
trở lên.
c) Điều kiện đối với
các đối tượng là vận động viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp trung
học phổ thông theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng
4 năm 2019 của Chính phủ:
Đủ điều kiện dự thi;
đạt thành tích xuất sắc trong các giải thi đấu
thể thao quốc gia hoặc quốc tế; thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trùng
với thời gian vận động viên tập huấn ở nước ngoài hoặc tham dự thi đấu
tại các giải thể thao quốc tế.
3.11. Căn cứ pháp lý:
Thông tư số
24/2024/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
_______________________________________
Ghi
chú: Các nội dung in
nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung.
MẪU
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT ĐẶC CÁCH TỐT NGHIỆP
THPT
(Tại
Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ XÉT ĐẶC CÁCH TỐT NGHIỆP
THPT
Kính
gửi: Hội đồng thi ......................................
Họ và tên thí sinh: ....................................................................
Giới tính:..................................
Ngày, tháng, năm
sinh: ................./................./................. Dân
tộc:.......................................
Số Thẻ Căn cước/Căn
cước công dân: .....................................................................................
Số điện thoại: .............................................................................................................................
Học sinh trường (Ghi
tên trường phổ thông nơi học lớp 12): ...................................................
....................................................................................................................................................
Số báo danh: .............................................................................................................................
Đã dự thi môn: ...........................................................................................................................
Lý do đề nghị xét đặc
cách: .......................................................................................................
Minh chứng để hưởng đặc
cách:
....................................................................................................................................................
Tôi cam đoan lời khai
trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai trái, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước pháp luật.
|
...............,
ngày tháng năm
Người viết đơn
(ký,
ghi rõ họ tên)
|
4.
Xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông
4.1. Trình tự thực hiện:
a) Thí sinh nộp hồ sơ
xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt
nghiệp trung học phổ thông.
b) Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ
thông theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông).
c) Trong vòng 05 ngày
kể từ ngày công bố kết quả thi, Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ
thông thực hiện việc xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông cho thí sinh
theo quy định của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
d) Trong vòng 07 ngày
kể từ ngày công bố kết quả thi, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo duyệt công nhận
tốt nghiệp trung học phổ thông đối với các thí sinh đủ điều kiện và chịu trách
nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả công nhận tốt nghiệp trung học phổ
thông của tỉnh mình.
đ) Sau khi báo cáo Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả công nhận
tốt nghiệp trung học phổ thông và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết
Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và cấp Giấy chứng
nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời cho thí sinh.
Giấy chứng nhận tốt
nghiệp trung học phổ thông tạm thời do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí
sinh đăng ký dự thi ký và có giá trị đến khi được cấp Bằng tốt nghiệp trung học
phổ thông chính thức.
Đối với người học thuộc
các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp
trung học phổ thông thi không đạt yêu cầu để được công nhận tốt nghiệp trung học
phổ thông thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ
thông.
4.2. Cách thức thực
hiện: Trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi do sở Giáo dục
và Đào tạo quy định.
4.3. Thành phần, số
lượng hồ sơ:
4.3.1. Thành phần hồ
sơ gồm:
a) Phiếu đăng ký xét
công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm
theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông).
b) Các loại giấy tờ để
miễn thi các môn thi trong xét công nhận tốt nghiệp (nếu có):
- Giấy tờ xác nhận được
triệu tập tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc
Olympic khu vực các môn văn hóa; hoặc, người trong đội tuyển tham gia các cuộc
thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực về khoa học kỹ thuật, văn hóa - văn
nghệ đáp ứng các điều kiện miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp
trung học phổ thông quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông;
- Giấy xác nhận khuyết
tật do cơ quan có thẩm quyền cấp; hoặc Giấy xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học
và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp
đáp ứng điều kiện miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học
phổ thông quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Quy chế thi tốt nghiệp trung học
phổ thông;
- Giấy tờ, chứng chỉ
ngoại ngữ để chứng minh được miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt
nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản
2 Điều 39 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Giấy tờ minh chứng
được miễn thi môn Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp trung học
phổ thông đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 39 Quy chế thi tốt nghiệp
trung học phổ thông.
c) Hồ sơ, giấy tờ chứng
minh thuộc đối tượng được cộng điểm ưu tiên, điểm khuyến khích (nếu có) theo
quy định tại Điều 42, Điều 43 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
4.3.2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải
quyết:
Trong vòng 07 ngày kể
từ ngày công bố kết quả thi.
4.5. Đối tượng thực
hiện:
Người học thuộc các đối
tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học
phổ thông đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đăng ký xét công nhận
tốt nghiệp trung học phổ thông, gồm:
- Người đã hoàn thành
Chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường xuyên trong năm tổ chức kỳ thi.
- Người đã hoàn thành
Chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường xuyên nhưng chưa tốt nghiệp
trung học phổ thông ở những năm trước.
4.6. Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.7. Kết quả thực hiện:
a) Đối với thí sinh
được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông:
- Giấy chứng nhận tốt
nghiệp trung học phổ thông tạm thời;
- Bằng tốt nghiệp
trung học phổ thông.
b) Đối với người
không đạt yêu cầu để được công nhận tốt nghiệp trung học phổ
thông:
Giấy chứng nhận hoàn
thành chương trình giáo dục phổ thông.
4.8. Phí, lệ phí: Không
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai:
Mẫu
Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tại Phụ lục III ban
hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
4.10. Yêu cầu, điều
kiện:
a) Những thí sinh đủ
điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các môn thi đều đạt
trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 (năm) điểm trở
lên được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
b) Những thí sinh đủ
điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp trung học
phổ thông theo quy định khoản 1 tại Điều 39 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ
thông được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
4.11. Căn cứ pháp lý:
Thông tư số
24/2024/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
MẪU
PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT
(Tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

HƯỚNG
DẪN GHI PHIẾU XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
I. DIỆN ƯU TIÊN XÉT TỐT
NGHIỆP THPT
Thí sinh thuộc một
trong các diện:
1. Diện l: Không được
cộng điểm ưu tiên.
Còn gọi là diện
bình thường.
|
Ký
hiệu: D1
|
2. Diện 2: Cộng
0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những
đối tượng sau:
- Thương binh, bệnh
binh, người được hưởng chính sách như thương binh suy giảm
khả năng lao động dưới
81% (chỉ với GDTX); Con của thương binh, bệnh
binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm
khả năng lao động
dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động.
|
Ký hiệu:
D2-TB2
|
- Con Anh hùng
lực lượng vũ trang, con Anh hùng
lao động, con Bà mẹ VN anh hùng.
|
Ký
hiệu: D2-CAH
|
-
Người dân tộc thiểu
số.
|
Ký
hiệu: D2-TS2
|
- Người Kinh, người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường
trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở
lên (tính đến ngày thi) ở
xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của
chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng
Chính phủ (tính từ thời điểm
các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về
trước); xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo; ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng
dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng
Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ
thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành
phố trực thuộc Trung ương ít nhất
hai phần ba thời gian học cấp THPT.
|
Ký
hiệu: D2-VS2
|
- Người bị nhiễm chất
độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công
nhận bị dị dạng, dị tật suy giảm
khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động
do hậu quả của chất độc hóa học.
|
Ký
hiệu: D2-CHH
|
- Có tuổi đời từ 35
tuổi trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh GDTX).
|
Ký
hiệu: D2-T35
|
3. Diện
3: Cộng 0,5 điểm đối với
thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Người dân tộc thiểu
số có nơi thường trú trong thời gian học
cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 Quyết định số 135/QĐ-TTg
ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn
thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo; xã khu vực I, II, III
thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện
hành của Thủ tướng Chính phủ Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ
thông dân
tộc nội trú hoặc học tại các trường phổ thông
không nằm trên địa bàn các quận của các thành
phố trực thuộc Trung ương.
|
Ký
hiệu: D3-TS3
|
- Thương binh, bệnh
binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh
bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên (đối với GDTX).
|
Ký
hiệu: D3-TB3
|
- Con của liệt sĩ;
con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính
sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên.
|
Ký
hiệu: D3-CLS
|
* Thí
sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì
chỉ hưởng theo tiêu chuẩn cao
nhất.
II. ĐIỂM
KHUYẾN KHÍCH
1. Đoạt giải
cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hóa lớp
12:
- Giải nhất, nhì,
ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh:
- Giải khuyến khích
cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh:
- Giải ba cấp tỉnh:
|
2,0
điểm.
1,5
điểm.
1,0
điểm.
|
2.
Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí,
Hóa học, Sinh học; thi văn nghệ; thể
dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa
học kỹ thuật; viết thư quốc tế do
ngành Giáo dục tổ chức hoặc phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở
lên tổ chức ở cấp
THPT:
- Giải nhất, nhì,
ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh
hoặc Huy chương Vàng:
- Giải khuyến khích
quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc giải tư cuộc thi khoa học
kỹ thuật cấp quốc
gia hoặc Huy chương Bạc:
|
2,0
điểm.
1,5
điểm.
|
- Giải ba cấp tỉnh
hoặc Huy chương Đồng:
|
1,0
điểm.
|
* Giải đồng
đội chỉ tính
cho giải quốc gia, mức điểm cộng
thêm giống như giải cá nhân.
* Học sinh đạt
nhiều giải khác nhau thì chỉ
được hưởng mức cộng điểm của giải cao nhất.
III. LƯU
Ý: Thí sinh tự do tại Mục 5 là thí
sinh thuộc điểm b khoản 1 Điều 19 Quy chế thi; Mục 6 trên phiếu đăng ký chi
dành cho thí sinh là học sinh đang học lớp 12 trong năm tổ chức thi, “Mã số định
danh trên CSDL toàn ngành" do các trường phổ
thông cung cấp.