BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3591/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày
10 tháng 9 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số
32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Chuyên nghiệp và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế , Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên
nghiệp, Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát TTHC);
- Lưu: VT, Vụ GDCN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm
theo Quyết định số 3591 /QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính
mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực
hiện
|
Thủ tục hành chính cấp trung ương
|
1
|
Thủ tục mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên
nghiệp đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, trường chính trị, trường quân sự tỉnh,
trường của cơ quan nhà nước
|
Giáo dục và đào tạo
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
2. Danh mục thủ tục hành chính
được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
STT
|
Số hồ sơ
TTHC
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Tên VBQPPL
quy định nội dung sửa đổi, bổ sung (2)
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực
hiện
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
B-BGD-034984-TT
|
Thủ tục mở ngành đào tạo trình độ trung cấp
chuyên nghiệp đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc tỉnh
|
Thông tư số 13/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở
ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số
52/2011/TT-BGDĐT)
|
Giáo dục và đào tạo
|
Sở giáo dục và đào tạo
|
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
A. Thủ tục hành chính cấp trung
ương
I. Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo
1. Thủ tục mở ngành đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, cơ
quan ngang Bộ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, trường chính trị,
trường quân sự tỉnh, trường của cơ quan nhà nước
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Thẩm định chương trình đào
tạo
- Trước khi nộp
hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo, cơ sở đào tạo gửi công văn đến cơ quan có thẩm
quyền quyết định mở ngành đề nghị cho phép tự thẩm định chương trình đào tạo (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT) hoặc đề nghị
cơ quan có thẩm quyền chỉ định một cơ sở đào tạo có uy tín thẩm định chương
trình đào tạo. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
văn bản của cơ sở đào tạo đề nghị tự thẩm định chương trình đào tạo hoặc chỉ định
một cơ sở đào tạo có uy tín thẩm định, cơ quan có thẩm quyền quyết định mở
ngành phải có văn bản trả lời.
Trường hợp ngành cần thẩm định chưa có trong danh
mục ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc trong phạm vi quản lý của Bộ,
ngành, địa phương không có cơ sở đào tạo nào có đủ điều kiện theo quy định để
thẩm định chương trình đào tạo của ngành đăng ký mở và các trường hợp đặc thù
khác, cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành gửi văn bản đề nghị Bộ Giáo dục
và Đào tạo giải quyết cá biệt.
- Sau khi nhận
được ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cho phép tự tổ chức thẩm định chương
trình đào tạo hoặc chỉ định một cơ sở đào tạo có uy tín để thẩm định chương
trình đào tạo, cơ sở đào tạo tiến hành thực hiện các công việc sau:
+ Nếu cơ sở
đào tạo được phép tự tổ chức thẩm định chương trình đào tạo, Thủ trưởng cơ sở
đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức họp Hội đồng thẩm
định để thẩm định chương trình đào tạo của cơ sở mình.
+ Nếu cơ sở
đào tạo không được phép tự tổ chức thẩm định chương trình đào tạo, sau
khi nhận được ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành, cơ sở
đào tạo gửi chương trình đào tạo đến cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm
quyền chỉ định để thẩm định. Thủ trưởng cơ sở đào tạo được chỉ định
làm nhiệm vụ thẩm định ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định
và tổ chức họp Hội đồng để thẩm định chương trình đào tạo trong
thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết
định mở ngành gửi công văn chỉ định cơ sở đào tạo làm nhiệm vụ thẩm
định và đã nhận được chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo đề
nghị thẩm định.
+ Thành phần Hội đồng thẩm định, nội
dung và cách thức tiến hành phiên họp của Hội đồng
được thực hiện theo quy định về thẩm định chương trình
giáo dục TCCN hiện hành. Sau khi thẩm định xong chương trình đào tạo, Thủ
trưởng cơ sở đào tạo làm nhiệm vụ thẩm định xác nhận vào biên bản
của Hội đồng thẩm định và vào chương trình đào tạo.
+ Đối với những chương trình đào tạo
giải quyết theo trường hợp cá biệt, cơ sở đào tạo gửi chương trình đào tạo đến
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành và chương trình của
cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản trả lời.
Bước 2: Kiểm tra thực tế tại cơ sở
đào tạo
- Trước khi nộp hồ sơ tới cơ quan
quyết định mở ngành, cơ sở đào tạo lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT và gửi 02 bộ tới
Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở chính kèm theo văn bản đề nghị kiểm
tra xác nhận điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ đào tạo.
- Kiểm tra, xác nhận điều kiện mở
ngành
+ Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường
đặt trụ sở chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra.
Thành phần đoàn kiểm tra gồm đại diện Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (Trưởng
đoàn), đại diện đơn vị trực tiếp quản lý về TCCN của Sở (Thư ký), 01 đại diện của
Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, 01 đại diện của sở ngành địa phương
liên quan, 01 chuyên gia có hiểu biết và kinh nghiệm về ngành đào tạo.
+ Đoàn kiểm tra tiến hành
kiểm tra đối chiếu các nội dung kê khai trong hồ sơ với các điều kiện
thực tế như: Bảng lương của trường, sổ bảo hiểm của giáo viên, cơ sở vật
chất, trang thiết bị thực tế và các tài liệu minh chứng khác đồng thời lập
biên bản kiểm tra.
+ Thời hạn hoàn tất việc kiểm tra
không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Ra quyết định mở ngành đào
tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp
- Cơ sở đào tạo gửi 02 bộ hồ sơ
đăng ký mở ngành kèm theo biên bản kiểm tra thực tế và ý kiến bằng văn bản về
nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn của Sở Giáo dục và Đào tạo tới cơ quan có
thẩm quyền quyết định mở ngành:
+ Nếu hồ sơ đăng ký mở ngành của
cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện và đạt yêu cầu theo quy định,
trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
có thẩm quyền phải ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo trình độ TCCN.
+ Nếu hồ sơ đăng ký mở ngành
của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn
còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, trong thời hạn 5 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quyết định mở ngành thông báo bằng văn
bản cho cơ sở đào tạo những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. Trong thời
hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào
tạo, nếu cơ sở đào tạo đáp ứng các điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định mở ngành đào tạo trình độ TCCN.
+ Nếu hồ sơ đăng ký mở ngành
của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định, trong thời
hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quyết định mở ngành
thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo tiếp
tục chuẩn bị các điều kiện. Trường hợp này phải sau 3 tháng kể từ ngày cơ
quan quyết định mở ngành gửi văn bản thông báo, cơ sở đào tạo mới được phép nộp
lại hồ sơ đăng ký mở ngành và phải thực hiện quy trình theo đúng các quy định tại
khoản 2 Điều 6 Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT.
1.2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu
điện
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ đăng ký mở ngành do cơ sở đào
tạo xây dựng, được đóng thành quyển và có đóng dấu giáp lai, bao gồm:
1.3.1 Tờ trình đăng ký mở ngành
đào tạo (Phụ lục I).
1.3.2 Đề án đăng ký mở ngành đào tạo,
bao gồm các nội dung:
a) Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần;
b) Năng lực của cơ sở đào
tạo:
- Danh sách giáo viên giảng dạy
(mẫu 1 Phụ lục III);
- Bảng kê cơ sở vật chất (mẫu 2 Phụ lục III);
c) Các tài liệu và minh chứng kèm
theo:
- Quyết định thành lập Hội đồng
xây dựng chương trình đào tạo;
- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm
định kèm Biên bản thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định do cơ sở
đào tạo thành lập (đối với cơ sở đào tạo được phép tự thẩm định chương trình
đào tạo) hoặc của cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ
định (đối với cơ sở đào tạo không được phép tự thẩm định chương trình đào tạo),
hoặc các văn bản về việc thẩm định chương trình đào tạo (đối với trường hợp cá
biệt).
- Hồ sơ trích ngang các giáo viên
của ngành đăng ký mở (Phụ lục IV);
- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên
môn kèm theo chữ ký của người sở hữu văn bằng, chứng chỉ sư phạm của các giáo
viên (trừ giáo viên đã tốt nghiệp đại học sư phạm);
- Minh chứng cho điều kiện quy định
tại điểm b, khoản 5, Điều 3 Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT ;
- Biên bản xác nhận các điều kiện
về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
kèm ý kiến bằng văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi trường đặt trụ sở về
nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn.
Số lượng hồ sơ: 04 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: Tổng 55 ngày, cụ thể như sau:
- Bước 1: Thẩm định chương trình
đào tạo
+ Cho phép thẩm định Chương trình
đào tạo: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị;
+ Thẩm định Chương trình đào tạo:
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản giao thẩm định.
- Bước 2: Kiểm tra thực tế tại cơ
sở đào tạo
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ.
- Bước 3: Ra quyết định mở ngành
đào tạo
10 ngày làm việc kề từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ.
(Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ:
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải có thông báo bằng
văn bản đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ).
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Cơ sở đào tạo trình độ TCCN
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan trực tiếp giải quyết: Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và
Đào tạo.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định cho phép mở ngành đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp
1.8.
Phí, lệ phí
Không
có
1.9.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo
trình độ TCCN (Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Chương trình
đào tạo (Phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Danh sách
giáo viên tham gia giảng dạy (Mẫu
1, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Bảng kê cở sở
vật chất phục vụ đào tạo (Mẫu
2, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Hồ sơ trích
ngang của giáo viên (Phụ lục IV
ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Biên bản thẩm
định chương trình đào tạo (Mẫu
1, Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT)
- Phiếu thẩm định
chương trình đào tạo trình độ TCCN (Mẫu 2, Phụ lục VI ban hành kèm
theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Công văn đề
nghị được phép tự thẩm định chương trình đào tạo trình độ TCCN (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông
tư số 52/2011/TT-BGDĐT).
1.10.
Yêu cầu điều kiện
1.10.1. Cơ sở đào tạo được mở
ngành đào tạo trình độ TCCN khi đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Có đủ tư cách pháp nhân và đảm
bảo các quy định hiện hành về đào tạo TCCN.
b) Ngành đào tạo đăng ký mở phải
phù hợp với yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ, quy hoạch và chiến lược phát triển
của nhà trường, quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương và của ngành.
c) Ngành đào tạo
đăng ký mở có trong danh mục ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trường hợp
ngành đăng ký mở chưa có tên trong danh mục ngành đào tạo, cơ sở đào tạo
phải trình bày được những luận chứng khoa học về ngành đào tạo này, nhu cầu đào
tạo nhân lực của địa phương và của ngành, kinh nghiệm đào tạo của một số nước
trên thế giới (nếu có) và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận bằng văn
bản đối với ngành đào tạo này trước khi gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quyết
định mở ngành.
d) Có đội
ngũ giáo viên để thực hiện chương trình đào tạo, cụ thể:
- Giáo viên
tham gia giảng dạy đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật giáo dục và Điều
lệ trường TCCN, có kinh nghiệm thực tế về nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của
môn học hoặc học phần mà giáo viên sẽ giảng dạy trong chương trình đào tạo (đối
với giáo viên dạy các học phần chuyên môn).
- Có đội ngũ giáo viên cơ hữu đảm
nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo tương ứng
với mỗi khối kiến thức, kỹ năng của ngành đăng ký mở, trong đó ít nhất 03
giáo viên có ngành đào tạo đúng với ngành đăng ký mở (đối với các ngành thuộc
lĩnh vực Nghệ thuật và nhóm ngành Thể dục thể thao phải có ít nhất 02 giáo viên
có ngành đào tạo đúng với ngành đăng ký mở).
Trường hợp cơ sở đào tạo không
có giáo viên tốt nghiệp đúng với ngành đăng ký mở (do ngành đào tạo ở trình độ
TCCN không cùng với tên ngành trong danh mục đào tạo trình độ đại học) thì cơ sở
đào tạo phải có ít nhất 3 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên
cùng nhóm ngành và phải phù hợp với ngành đăng ký mở.
đ) Có cơ sở vật
chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu của ngành đăng ký mở, cụ thể:
- Phòng
học đáp ứng được quy mô đào tạo, đảm bảo diện tích sàn xây dựng không ít
hơn 2m2/học sinh. Các phòng học phải đảm bảo về ánh sáng, thông gió,
an toàn vệ sinh, cháy nổ và các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho dạy-học;
- Phòng thí nghiệm,
thực hành, thực tập đáp ứng các yêu cầu thực hành, thực tập cơ bản của chương
trình đào tạo. Các trang thiết bị trong phòng đảm bảo số lượng, chất lượng, bố
trí phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, quy mô học sinh, phương pháp tổ
chức dạy học, quy định về an toàn lao động và trình độ công nghệ của sản xuất
hiện tại;
Đối với các
cơ sở thực tập bên ngoài trường, cơ sở đào tạo phải được sự đồng ý của
cơ sở thực tập bên ngoài trường thể hiện bằng văn bản ký kết giữa hai bên;
- Thư viện có
phòng tra cứu thông tin và các trang thiết bị phục vụ cho việc mượn,
tra cứu tài liệu; có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập và
sách tham khảo cho học sinh và giáo viên theo yêu cầu của ngành đăng ký mở;
- Website của
trường được cập nhật thường xuyên, công bố cam kết chất lượng giáo
dục, công khai chất lượng giáo dục thực tế, các điều kiện đảm bảo
chất lượng và công khai thu chi tài chính.
e) Có chương
trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần trong chương trình
đào tạo đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chương trình
phải đảm bảo các quy định hiện hành về đào tạo TCCN, trong đó kế hoạch thực hiện
chương trình đào tạo phải thể hiện phân bổ thời gian cho các hoạt động, các học
phần và thời lượng học tập phù hợp với đối tượng đào tạo, đảm bảo tải trọng học
tập dàn đều trong suốt khóa học. Chương trình đào tạo được xây dựng theo quy
định tại mẫu 1 của Phụ lục II
kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT .
- Chương trình
chi tiết của từng học phần được xây dựng theo quy định tại mẫu 2 của Phụ lục II, trong
đó:
+ Tên gọi các học phần, thời lượng
học phần, thời điểm thực hiện chương trình học phần phải thống nhất với chương
trình đào tạo;
+ Mục tiêu của
học phần phải khẳng định theo chuẩn đầu ra của học phần (yêu cầu về kiến thức,
kỹ năng, thái độ, hành vi mà học sinh phải đạt được sau khi kết thúc học phần)
và nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo;
+ Chương trình
chi tiết học phần phải quy định điều kiện tiên quyết (nếu có) để yêu cầu học
sinh cần phải đáp ứng trước khi vào học học phần;
+ Phương pháp
dạy và học các học phần phải sử dụng các phương pháp phát huy được tính tích cực,
chủ động của người học và phù hợp với tính chất của học phần;
+ Đánh giá kết
quả học tập phải phù hợp với quy chế hiện hành về đào tạo TCCN và mục tiêu,
tính chất của học phần;
+ Nội dung chi
tiết của học phần gồm các nội dung về kiến thức, kỹ năng cụ thể của học phần được
cụ thể hóa thành các phần, chương hoặc bài học và các nội dung chính cho từng chương,
bài học. Các nội dung này phải đáp ứng được mục tiêu của học phần, phù hợp với
thời lượng học phần và tải trọng dạy, học của giáo viên và học sinh. Nội dung
các học phần chung phải phù hợp với những nội dung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
quy định;
+ Đối với bài
thực hành tại phòng thí nghiệm hoặc đi thực tập tại cơ sở bên ngoài trường phải
ghi rõ mục tiêu, nội dung thực hành, thực tập, kế hoạch, thời gian, các điều kiện
đảm bảo chất lượng thực hành, thực tập và các yêu cầu khác đối với học sinh
trong quá trình thực hành, thực tập.
+ Trang thiết
bị dạy học phải ghi rõ tên, số lượng trang thiết bị, phương tiện, vật tư chính
phục vụ cho việc dạy và học (lý thuyết và thực hành);
+ Yêu cầu đối
với giáo viên giảng dạy học phần phải ghi rõ yêu cầu về trình độ chuyên môn,
trình độ sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp;
+ Nguồn tài liệu
tham khảo dùng cho học phần phải ghi rõ tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản,
nhà xuất bản. Nếu nguồn tài liệu tham khảo từ Internet thì phải ghi rõ địa chỉ
truy cập vào Website. Tài liệu tham khảo phải là những tài liệu cập nhật, gắn với
nội dung học phần (có thể là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài).
- Hội đồng
xây dựng chương trình gồm các giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm về những nội
dung liên quan trong chương trình và kinh nghiệm giảng dạy TCCN; nhà quản lý
giáo dục; chuyên gia về xây dựng chương trình; đại diện các đơn vị có sử dụng
lao động thuộc ngành đào tạo. Tổng số giáo viên, giảng viên của cơ sở đào tạo
tham gia Hội đồng không vượt quá 2/3 tổng số thành viên trong Hội đồng;
- Chương
trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần phải được thông qua bởi
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo (đối với cơ sở đào tạo
được phép tự thẩm định chương trình đào tạo) hoặc của một cơ sở đào tạo do cơ
quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ định (đối với cơ sở đào tạo không được
phép tự thẩm định chương trình đào tạo) hoặc có văn bản chấp thuận của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (đối với các trường hợp cá biệt được quy định tại điểm a khoản 3
Điều 4).
g) Có bộ máy quản lý và quy chế tổ
chức và hoạt động của nhà trường đảm bảo triển khai ngành đào tạo.
h) Trong thời hạn 3 năm liên tiếp
tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo, không vi phạm các quy định về
giáo dục ở mức độ bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục và các quy định liên quan khác của pháp luật;
i) Đối với những ngành đào tạo mà Bộ, ngành chủ quản lĩnh vực đó có quy định
điều kiện để được phép mở ngành đào tạo thì cơ sở đào tạo phải đáp ứng các quy
định này đối với ngành đăng ký mở;
k) Đối với những ngành đăng ký mở là ngành đặc
thù nên không thể đáp ứng được các yêu cầu mở ngành theo quy định, cơ quan có
thẩm quyền quyết định mở ngành gửi văn bản xin ý kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo và
chỉ ký quyết định sau khi nhận được ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
1.10.2. Cơ sở đào tạo được
phép tự thẩm định chương trình đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có ít nhất
5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng với ngành đăng ký mở.
Đối với các ngành thuộc lĩnh vực Nghệ thuật và nhóm ngành Thể dục thể thao phải
có ít nhất 3 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng với ngành
đăng ký mở.
Trường hợp
cơ sở đào tạo không có giáo viên đáp ứng được điều kiện nói trên do ngành đăng
ký mở không cùng với tên ngành trong danh mục ngành đào tạo trình độ đại học
thì cơ sở đào tạo phải có ít nhất 5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học
trở lên cùng nhóm ngành với ngành đăng ký mở và phải phù hợp với ngành đăng ký
mở;
b) Ngành đào tạo
đăng ký mở có trong danh mục ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
c) Không có vi
phạm trong quá trình tự thẩm định các chương trình đào tạo trước đó hoặc thẩm định
chương trình đào tạo cho cơ sở đào tạo khác.
1.10.3. Cơ sở
đào tạo được cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ định thẩm định
chương trình đào tạo trình độ TCCN cho cơ sở đào tạo khác khi có đủ các điều kiện
sau:
a) Có ít nhất
5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng với ngành đăng ký mở,
trong đó ít nhất 01 giáo viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên (hoặc chuyên khoa
cấp 1 trở lên đối với Lĩnh vực Sức khỏe).
Trường hợp
ngành đăng ký mở không cùng với tên ngành trong danh mục ngành đào tạo trình độ
đại học thì cơ sở đào tạo phải có ít nhất 5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp
đại học trở lên cùng nhóm ngành với ngành đăng ký mở và phải phù hợp với ngành
đăng ký mở, trong đó ít nhất 1 giáo viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên (hoặc
chuyên khoa cấp 1 trở lên đối với Lĩnh vực Sức khỏe);
b) Đang triển
khai đào tạo trình độ TCCN ngành cần thẩm định và có ít nhất 3 khóa học sinh của
ngành cần thẩm định đã tốt nghiệp;
c) Không có vi
phạm trong quá trình tự thẩm định chương trình đào tạo hoặc thẩm định chương
trình đào tạo cho cơ sở đào tạo khác;
d) Không vi phạm
các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo và các quy định
liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm liên tiếp tính đến thời điểm
được chỉ định thẩm định chương trình đào tạo trình độ TCCN cho cơ sở đào tạo có
ngành đăng ký mở.
1.11. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số
52/2011/TT-BGDĐT ;
- Thông tư số
13/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT
ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều
kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết
định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
I. Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo
1. Thủ tục mở ngành đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Thẩm định chương trình đào
tạo
- Trước khi nộp
hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo, cơ sở đào tạo gửi công văn đến cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành đề nghị cho phép tự thẩm định chương trình
đào tạo (Phụ lục VII ban hành
kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT) hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ định
một cơ sở đào tạo có uy tín thẩm định chương trình đào tạo. Trong thời hạn
không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ sở đào tạo đề nghị
tự thẩm định chương trình đào tạo hoặc chỉ định một cơ sở đào tạo có uy tín thẩm
định, cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành phải có văn bản trả lời.
Trường hợp
ngành cần thẩm định chưa có trong danh mục ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành hoặc trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương không có cơ sở đào tạo
nào có đủ điều kiện theo quy định để thẩm định chương trình đào tạo của ngành
đăng ký mở và các trường hợp đặc thù khác, cơ quan có thẩm quyền quyết định mở
ngành gửi văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết cá biệt.
- Sau khi nhận
được ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cho phép tự tổ chức thẩm định chương
trình đào tạo hoặc chỉ định một cơ sở đào tạo có uy tín để thẩm định chương
trình đào tạo, cơ sở đào tạo tiến hành thực hiện các công việc sau:
+ Nếu cơ sở
đào tạo được phép tự tổ chức thẩm định chương trình đào tạo, Thủ trưởng cơ sở
đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức họp Hội đồng thẩm
định để thẩm định chương trình đào tạo của cơ sở mình.
+ Nếu cơ sở
đào tạo không được phép tự tổ chức thẩm định chương trình đào tạo, sau
khi nhận được ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành, cơ sở
đào tạo gửi chương trình đào tạo đến cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm
quyền chỉ định để thẩm định. Thủ trưởng cơ sở đào tạo được chỉ định
làm nhiệm vụ thẩm định ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định
và tổ chức họp Hội đồng để thẩm định chương trình đào tạo trong
thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền
quyết định mở ngành gửi công văn chỉ định cơ sở đào tạo làm nhiệm vụ
thẩm định và đã nhận được chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo
đề nghị thẩm định.
+ Thành phần Hội đồng thẩm định, nội
dung và cách thức tiến hành phiên họp của Hội đồng
được thực hiện theo quy định về thẩm định chương trình
giáo dục TCCN hiện hành. Sau khi thẩm định xong chương trình đào tạo, Thủ
trưởng cơ sở đào tạo làm nhiệm vụ thẩm định xác nhận vào biên bản
của Hội đồng thẩm định và vào chương trình đào tạo.
+ Đối với những chương trình đào tạo
giải quyết theo trường hợp cá biệt, cơ sở đào tạo gửi chương trình đào tạo đến
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành và chương trình của
cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản trả lời.
Bước 2: Kiểm tra thực tế tại cơ sở
đào tạo
- Cơ sở đào tạo lập 05 bộ hồ sơ
theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số
52/2011/TT-BGDĐT và gửi tới Sở Giáo dục và Đào tạo:
+ Nếu hồ sơ đăng ký mở ngành
của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện và đạt yêu cầu theo quy
định, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm
tra thực tế tại cơ sở đào tạo.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa
đáp ứng các điều kiện mở ngành theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi
văn bản thông báo về tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo tiếp tục chuẩn
bị các điều kiện.
+ Thời hạn kiểm tra hồ sơ không quá
5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mở ngành của cơ sở đào tạo.
- Kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo
+ Thành phần đoàn kiểm tra gồm đại
diện Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (Trưởng đoàn), 01 đại diện đơn vị trực tiếp
quản lý về TCCN của Sở (Thư ký), 01 đại diện của Phòng Khảo thí và Kiểm định chất
lượng, 01 đại diện của sở ngành địa phương liên quan, 01 chuyên gia có hiểu biết
và kinh nghiệm về ngành đào tạo.
+ Nội dung kiểm tra gồm: Sự cần
thiết của việc mở ngành; đối chiếu nội dung kê khai trong hồ sơ với các quy định
hiện hành và các điều kiện thực tế như kế hoạch phân công giáo viên giảng
dạy trong khóa học, bảng lương của trường, sổ bảo hiểm của giáo viên, cơ sở
vật chất, trang thiết bị thực tế, dữ liệu của cơ sở đào tạo đã công bố công
khai trên Website và các tài liệu minh chứng khác.
+ Biên bản kiểm tra (mẫu 1, Phụ lục V
tại Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT) phải ghi đầy đủ trung thực
ý kiến của các thành viên có mặt trong buổi kiểm tra về tình trạng thực tế, khả
năng đáp ứng các điều kiện cho phép đào tạo, ý kiến của lãnh đạo cơ sở đào tạo
và cùng ký tên vào biên bản. Kết luận của Biên bản phải đảm bảo đủ cơ sở để kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thống nhất việc phê duyệt mở ngành; chưa
cho phép mở ngành, cần phải bổ sung các điều kiện còn thiếu; không thống nhất
việc mở ngành.
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quyết định mở ngành phải hoàn tất việc
kiểm tra thực tế tại trường.
Bước 3: Ra quyết định mở ngành đào
tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp
- Nếu cơ sở đào tạo đảm bảo được
các điều kiện mở ngành theo quy định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ký quyết
định phê duyệt mở ngành đào tạo trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết
quả kiểm tra thực tế.
- Trường hợp cơ sở đào tạo chưa đảm
bảo được các điều kiện mở ngành theo quy định thì được phép bổ sung trong thời
gian tối đa 30 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra thực tế. Sau khi hoàn thiện,
cơ sở đào tạo gửi báo cáo bằng văn bản về các nội dung đã bổ sung kèm minh chứng
và 02 bộ hồ sơ hoàn thiện tới cơ quan quyết định mở ngành:
+ Nếu cơ sở đào tạo đã đảm bảo
các điều kiện và đạt yêu cầu theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ sở đào tạo, cơ quan có thẩm quyền phải
có quyết định cho phép mở ngành đào tạo;
+ Nếu sau 30 ngày kể từ ngày có kết
quả kiểm tra thực tế, cơ sở đào tạo vẫn chưa đáp ứng được các điều kiện mở
ngành theo quy định thì phải sau 3 tháng kể từ ngày có kết quả kiểm tra, cơ sở
đào tạo mới được phép nộp lại hồ sơ đăng ký mở ngành và phải thực hiện quy
trình theo đúng các quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT.
1.2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu
điện
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ đăng ký mở ngành do cơ sở
đào tạo xây dựng, được đóng thành quyển và có đóng dấu giáp lai, bao gồm:
1.3.1 Tờ trình đăng ký mở ngành
đào tạo (Phụ lục I).
1.3.2 Đề án đăng ký mở ngành đào tạo,
bao gồm các nội dung:
a) Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần;
b) Năng lực của cơ sở đào
tạo:
- Danh sách
giáo viên giảng dạy (mẫu 1 Phụ lục III);
- Bảng kê cơ sở
vật chất (mẫu 2 Phụ lục III);
c) Các tài liệu và minh chứng kèm
theo:
- Quyết định thành lập Hội đồng
xây dựng chương trình đào tạo;
- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm
định kèm Biên bản thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định do cơ sở
đào tạo thành lập (đối với cơ sở đào tạo được phép tự thẩm định chương trình
đào tạo) hoặc của cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ
định (đối với cơ sở đào tạo không được phép tự thẩm định chương trình đào tạo),
hoặc các văn bản về việc thẩm định chương trình đào tạo (đối với trường hợp cá
biệt).
- Hồ sơ trích ngang các giáo viên
của ngành đăng ký mở (Phụ lục IV);
- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên
môn kèm theo chữ ký của người sở hữu văn bằng, chứng chỉ sư phạm của các giáo
viên (trừ giáo viên đã tốt nghiệp đại học sư phạm);
- Minh chứng cho điều kiện quy định
tại điểm b, khoản 5, Điều 3 Thông tư số
52/2011/TT-BGDĐT;
- Biên bản xác nhận các điều kiện
về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
kèm ý kiến bằng văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi trường đặt trụ sở về
nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn.
Số lượng hồ sơ: 05 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: Tổng 60 ngày, cụ thể như sau:
- Bước 1: Thẩm định chương trình
đào tạo
+ Cho phép thẩm định Chương trình
đào tạo: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị;
+ Thẩm định Chương trình đào tạo:
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản giao thẩm định.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và kiểm
tra thực tế tại cơ sở đào tạo
+ Kiểm tra hồ sơ: 5 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo
+ Kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo:
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Bước 3: Ra quyết định mở ngành
đào tạo
10 ngày làm việc kề từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Cơ sở đào tạo trình độ TCCN
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan trực tiếp giải quyết: Sở
Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan phối hợp: Các đơn vị
liên quan
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định cho phép mở ngành đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp
1.8.
Phí, lệ phí
Không
có
1.9.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo
trình độ TCCN (Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Chương trình
đào tạo (Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Danh sách
giáo viên tham gia giảng dạy (Mẫu
1, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Bảng kê cở sở
vật chất phục vụ đào tạo (Mẫu
2, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Hồ sơ trích
ngang của giáo viên (Phụ lục IV
ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Biên bản thẩm
định chương trình đào tạo (Mẫu
1, Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Phiếu thẩm định
chương trình đào tạo trình độ TCCN (Mẫu 2, Phụ lục VI ban hành
kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT);
- Công văn đề
nghị được phép tự thẩm định chương trình đào tạo trình độ TCCN (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT).
1.10.
Yêu cầu điều kiện
1.10.1. Cơ sở đào tạo được mở
ngành đào tạo trình độ TCCN khi đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Có đủ tư cách pháp nhân và đảm
bảo các quy định hiện hành về đào tạo TCCN.
b) Ngành đào tạo đăng ký mở phải
phù hợp với yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ, quy hoạch và chiến lược phát triển
của nhà trường, quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương và của ngành.
c) Ngành đào tạo
đăng ký mở có trong danh mục ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trường hợp
ngành đăng ký mở chưa có tên trong danh mục ngành đào tạo, cơ sở đào tạo
phải trình bày được những luận chứng khoa học về ngành đào tạo này, nhu cầu đào
tạo nhân lực của địa phương và của ngành, kinh nghiệm đào tạo của một số nước
trên thế giới (nếu có) và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận bằng văn
bản đối với ngành đào tạo này trước khi gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quyết
định mở ngành.
d) Có đội
ngũ giáo viên để thực hiện chương trình đào tạo, cụ thể:
- Giáo viên
tham gia giảng dạy đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật giáo dục và Điều
lệ trường TCCN, có kinh nghiệm thực tế về nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của
môn học hoặc học phần mà giáo viên sẽ giảng dạy trong chương trình đào tạo (đối
với giáo viên dạy các học phần chuyên môn).
- Có đội ngũ giáo viên cơ hữu
đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo
tương ứng với mỗi khối kiến thức, kỹ năng của ngành đăng ký mở, trong đó ít
nhất 03 giáo viên có ngành đào tạo đúng với ngành đăng ký mở (đối với các ngành
thuộc lĩnh vực Nghệ thuật và nhóm ngành Thể dục thể thao phải có ít nhất 02
giáo viên có ngành đào tạo đúng với ngành đăng ký mở).
Trường hợp cơ sở đào tạo không
có giáo viên tốt nghiệp đúng với ngành đăng ký mở (do ngành đào tạo ở trình độ
TCCN không cùng với tên ngành trong danh mục đào tạo trình độ đại học) thì cơ sở
đào tạo phải có ít nhất 3 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên
cùng nhóm ngành và phải phù hợp với ngành đăng ký mở.
đ) Có cơ sở vật
chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu của ngành đăng ký mở, cụ thể:
- Phòng
học đáp ứng được quy mô đào tạo, đảm bảo diện tích sàn xây dựng không ít
hơn 2m2/học sinh. Các phòng học phải đảm bảo về ánh sáng, thông gió,
an toàn vệ sinh, cháy nổ và các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho dạy-học;
- Phòng thí
nghiệm, thực hành, thực tập đáp ứng các yêu cầu thực hành, thực tập cơ bản của
chương trình đào tạo. Các trang thiết bị trong phòng đảm bảo số lượng, chất lượng,
bố trí phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, quy mô học sinh, phương pháp
tổ chức dạy học, quy định về an toàn lao động và trình độ công nghệ của sản xuất
hiện tại;
Đối với các
cơ sở thực tập bên ngoài trường, cơ sở đào tạo phải được sự đồng ý của
cơ sở thực tập bên ngoài trường thể hiện bằng văn bản ký kết giữa hai bên;
- Thư viện có
phòng tra cứu thông tin và các trang thiết bị phục vụ cho việc mượn,
tra cứu tài liệu; có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập và
sách tham khảo cho học sinh và giáo viên theo yêu cầu của ngành đăng ký mở;
- Website của
trường được cập nhật thường xuyên, công bố cam kết chất lượng giáo
dục, công khai chất lượng giáo dục thực tế, các điều kiện đảm bảo
chất lượng và công khai thu chi tài chính.
e) Có chương
trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần trong chương trình
đào tạo đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chương trình
phải đảm bảo các quy định hiện hành về đào tạo TCCN, trong đó kế hoạch thực hiện
chương trình đào tạo phải thể hiện phân bổ thời gian cho các hoạt động, các học
phần và thời lượng học tập phù hợp với đối tượng đào tạo, đảm bảo tải trọng học
tập dàn đều trong suốt khóa học. Chương trình đào tạo được xây dựng theo quy
định tại mẫu
1 của Phụ lục II kèm theo Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT .
- Chương trình
chi tiết của từng học phần được xây dựng theo quy định tại mẫu 2 của Phụ lục II, trong
đó:
+ Tên gọi các
học phần, thời lượng học phần, thời điểm thực hiện chương trình học phần phải
thống nhất với chương trình đào tạo;
+ Mục tiêu của
học phần phải khẳng định theo chuẩn đầu ra của học phần (yêu cầu về kiến thức,
kỹ năng, thái độ, hành vi mà học sinh phải đạt được sau khi kết thúc học phần)
và nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo;
+ Chương trình
chi tiết học phần phải quy định điều kiện tiên quyết (nếu có) để yêu cầu học
sinh cần phải đáp ứng trước khi vào học học phần;
+ Phương pháp
dạy và học các học phần phải sử dụng các phương pháp phát huy được tính tích cực,
chủ động của người học và phù hợp với tính chất của học phần;
+ Đánh giá kết
quả học tập phải phù hợp với quy chế hiện hành về đào tạo TCCN và mục tiêu,
tính chất của học phần;
+ Nội dung chi
tiết của học phần gồm các nội dung về kiến thức, kỹ năng cụ thể của học phần được
cụ thể hóa thành các phần, chương hoặc bài học và các nội dung chính cho từng
chương, bài học. Các nội dung này phải đáp ứng được mục tiêu của học phần, phù
hợp với thời lượng học phần và tải trọng dạy, học của giáo viên và học sinh. Nội
dung các học phần chung phải phù hợp với những nội dung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã quy định;
+ Đối với bài
thực hành tại phòng thí nghiệm hoặc đi thực tập tại cơ sở bên ngoài trường phải
ghi rõ mục tiêu, nội dung thực hành, thực tập, kế hoạch, thời gian, các điều kiện
đảm bảo chất lượng thực hành, thực tập và các yêu cầu khác đối với học sinh
trong quá trình thực hành, thực tập.
+ Trang thiết
bị dạy học phải ghi rõ tên, số lượng trang thiết bị, phương tiện, vật tư chính
phục vụ cho việc dạy và học (lý thuyết và thực hành);
+ Yêu cầu đối
với giáo viên giảng dạy học phần phải ghi rõ yêu cầu về trình độ chuyên môn,
trình độ sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp;
+ Nguồn tài liệu
tham khảo dùng cho học phần phải ghi rõ tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản,
nhà xuất bản. Nếu nguồn tài liệu tham khảo từ Internet thì phải ghi rõ địa chỉ
truy cập vào Website. Tài liệu tham khảo phải là những tài liệu cập nhật, gắn với
nội dung học phần (có thể là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài).
- Hội đồng
xây dựng chương trình gồm các giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm về những nội
dung liên quan trong chương trình và kinh nghiệm giảng dạy TCCN; nhà quản lý
giáo dục; chuyên gia về xây dựng chương trình; đại diện các đơn vị có sử dụng
lao động thuộc ngành đào tạo. Tổng số giáo viên, giảng viên của cơ sở đào tạo
tham gia Hội đồng không vượt quá 2/3 tổng số thành viên trong Hội đồng;
- Chương
trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần phải được thông qua bởi
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo (đối với cơ sở đào tạo
được phép tự thẩm định chương trình đào tạo) hoặc của một cơ sở đào tạo do cơ
quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ định (đối với cơ sở đào tạo không được
phép tự thẩm định chương trình đào tạo) hoặc có văn bản chấp thuận của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (đối với các trường hợp cá biệt được quy định tại điểm a khoản 3
Điều 4).
g) Có bộ máy quản lý và quy chế tổ
chức và hoạt động của nhà trường đảm bảo triển khai ngành đào tạo.
h) Trong thời hạn 3 năm liên tiếp
tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo, không vi phạm các quy định về
giáo dục ở mức độ bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục và các quy định liên quan khác của pháp luật;
i) Đối với
những ngành đào tạo mà Bộ, ngành chủ quản lĩnh vực đó có quy định điều kiện để
được phép mở ngành đào tạo thì cơ sở đào tạo phải đáp ứng các quy định này đối
với ngành đăng ký mở;
k) Đối với những ngành đăng ký mở là ngành đặc thù
nên không thể đáp ứng được các yêu cầu mở ngành theo quy định, cơ quan có thẩm
quyền quyết định mở ngành gửi văn bản xin ý kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ
ký quyết định sau khi nhận được ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
1.10.2. Cơ sở đào tạo
được phép tự thẩm định chương trình đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có ít nhất
5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng với ngành đăng ký mở.
Đối với các ngành thuộc lĩnh vực Nghệ thuật và nhóm ngành Thể dục thể thao phải
có ít nhất 3 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng với ngành
đăng ký mở.
Trường hợp
cơ sở đào tạo không có giáo viên đáp ứng được điều kiện nói trên do ngành đăng
ký mở không cùng với tên ngành trong danh mục ngành đào tạo trình độ đại học
thì cơ sở đào tạo phải có ít nhất 5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học
trở lên cùng nhóm ngành với ngành đăng ký mở và phải phù hợp với ngành đăng ký
mở;
b) Ngành đào tạo
đăng ký mở có trong danh mục ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
c) Không có vi
phạm trong quá trình tự thẩm định các chương trình đào tạo trước đó hoặc thẩm định
chương trình đào tạo cho cơ sở đào tạo khác.
1.10.3. Cơ sở
đào tạo được cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ định thẩm định
chương trình đào tạo trình độ TCCN cho cơ sở đào tạo khác khi có đủ các điều kiện
sau:
a) Có ít nhất
5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng với ngành đăng ký mở,
trong đó ít nhất 01 giáo viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên (hoặc chuyên khoa
cấp 1 trở lên đối với Lĩnh vực Sức khỏe).
Trường hợp
ngành đăng ký mở không cùng với tên ngành trong danh mục ngành đào tạo trình độ
đại học thì cơ sở đào tạo phải có ít nhất 5 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp
đại học trở lên cùng nhóm ngành với ngành đăng ký mở và phải phù hợp với ngành
đăng ký mở, trong đó ít nhất 1 giáo viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên (hoặc
chuyên khoa cấp 1 trở lên đối với Lĩnh vực Sức khỏe);
b) Đang triển
khai đào tạo trình độ TCCN ngành cần thẩm định và có ít nhất 3 khóa học sinh của
ngành cần thẩm định đã tốt nghiệp;
c) Không có vi
phạm trong quá trình tự thẩm định chương trình đào tạo hoặc thẩm định chương
trình đào tạo cho cơ sở đào tạo khác;
d) Không vi phạm
các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo và các quy định
liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm liên tiếp tính đến thời điểm
được chỉ định thẩm định chương trình đào tạo trình độ TCCN cho cơ sở đào tạo có
ngành đăng ký mở.
1.11. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT ;
- Thông tư số 13/2014/TT-BGDĐT sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 11 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện, hồ sơ, quy
trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào
tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.