ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3330/QĐ-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 06 tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn
về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3798/QĐ-UBND
ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc
phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn
thành phố Cần Thơ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành
chính trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo
văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính
này sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có
trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cục KSTTHC-VPCP;
- UBND TP (1AB);
- VP UBND TP (2,3G);
- Cổng TTĐT thành phố;
- Lưu: VT, QN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tấn Hiển
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. Tính tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước đối với công trình chưa vận hành cấp tỉnh
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Bãi bỏ thủ tục hành chính này và thay
thế bằng một văn bản của tổ chức, cá nhân gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường
(qua đường bưu điện hoặc dịch vụ công) đề nghị phê duyệt tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước sau khi được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên
nước (không cần thêm thành phần hồ sơ nào khác).
Phân cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường
ban hành Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Lý do: Qua giải quyết hồ sơ thực tế,
nhận thấy có thể bỏ thủ tục hành chính này để giảm bớt thành phần hồ sơ không cần
thiết và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời,
quá trình thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường không phải lấy ý kiến cơ
quan khác, nên tổ chức, cá nhân chỉ cần gửi văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi
trường đề nghị thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
sau khi được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc này giúp cắt
giảm nhiều khâu trung gian, tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo thuận lợi cho đối
tượng thực hiện, giảm áp lực giải quyết công việc sự vụ cho Lãnh đạo UBND cấp tỉnh.
1.2. Kiến nghị thực thi
Bãi bỏ nội dung quy định “Trình tự tiếp
nhận, thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với
công trình chưa vận hành” tại Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy
định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Sửa đổi thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh,
thông báo việc truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối
với trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép
theo hướng phân cấp cho cơ quan chuyên môn phê duyệt (Cục Quản lý tài nguyên nước
đối với cấp Bộ; Sở Tài nguyên và Môi trường đối với cấp tỉnh) tại điểm b khoản
1 Điều 15; điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7
năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí trước khi rà soát:
2.068.000 đồng/năm;
+ Chi phí sau khi rà soát: 609.000 đồng/năm;
+ Chi phí tiết kiệm: 1.459.000 đồng/năm;
+ Tỷ lệ cắt giảm: 71% chi phí tuân thủ
thủ tục hành chính theo quy định hiện hành.
2. Tính tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình đã vận hành (cấp tỉnh)
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Bãi bỏ thủ tục hành chính này và thay
thế bằng một văn bản của tổ chức, cá nhân gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường
(qua đường bưu điện hoặc dịch vụ công) đề nghị phê duyệt tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước sau khi được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên
nước (không cần thêm thành phần hồ sơ nào khác).
Phân cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường
ban hành Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Lý do: Qua giải quyết hồ sơ thực tế,
nhận thấy có thể bỏ thủ tục hành chính này để giảm bớt thành phần hồ sơ không cần
thiết và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời,
quá trình thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường không phải lấy ý kiến cơ
quan khác, nên tổ chức, cá nhân chỉ cần gửi văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi
trường đề nghị thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
sau khi được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc này giúp cắt
giảm nhiều khâu trung gian, tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo thuận lợi cho đối
tượng thực hiện, giảm áp lực giải quyết công việc sự vụ cho Lãnh đạo UBND cấp tỉnh.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ nội dung quy định “Trình tự
tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với
công trình đã vận hành” tại Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy
định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Sửa đổi thẩm quyền phê duyệt, điều
chỉnh, thông báo việc truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
đối với trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép
theo hướng phân cấp cho cơ quan chuyên môn phê duyệt (Cục Quản lý tài nguyên nước
đối với cấp Bộ; Sở Tài nguyên và Môi trường đối với cấp tỉnh)
tại điểm b khoản 1 Điều 15; điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị
định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương
pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí trước khi rà soát:
17.411.000 đồng/năm:
+ Chi phí sau khi rà soát: 6.090.000
đồng/năm;
+ Chi phí tiết kiệm: 11.321.000 đồng/năm;
+ Tỷ lệ cắt giảm: 65% chi phí tuân thủ
thủ tục hành chính theo quy định hiện hành.
3. Điều chỉnh
tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (cấp tỉnh)
3.1. Nội dung đơn giản hóa
Bãi bỏ thủ tục hành chính này và thay
thế bằng một văn bản của tổ chức, cá nhân gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường
(qua đường bưu điện hoặc dịch vụ công) đề nghị điều chỉnh tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước sau khi được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên
nước (điều chỉnh).
Phân cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường
ban hành Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (điều chỉnh).
Lý do: Qua giải quyết hồ sơ thực tế,
nhận thấy có thể bỏ thủ tục hành chính này để giảm bớt thành phần hồ sơ không cần thiết và giảm chi phí tuân thủ thủ
tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời, quá trình thẩm định hồ sơ, Sở
Tài nguyên và Môi trường không phải lấy ý kiến cơ quan khác, nên tổ chức, cá nhân
chỉ cần gửi văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị thẩm định, phê duyệt
tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sau khi được cấp giấy phép khai thác,
sử dụng tài nguyên nước. Việc này giúp cắt giảm nhiều khâu trung gian, tiết kiệm
thời gian, chi phí và tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện, giảm áp lực giải
quyết công việc sự vụ cho Lãnh đạo UBND cấp tỉnh.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ nội dung quy định “Trình tự,
thủ tục điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước” tại Nghị định số
41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày
17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước.
- Sửa đổi thẩm quyền phê duyệt, điều
chỉnh, thông báo việc truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước
thuộc thẩm quyền cấp phép theo hướng phân cấp cho cơ quan chuyên môn phê duyệt
(Cục Quản lý tài nguyên nước đối với cấp Bộ; Sở Tài nguyên và Môi trường đối với
cấp tỉnh) tại điểm b khoản 1 Điều 15; điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị định số
82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp
tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí trước khi rà soát:
2.068.000 đồng/năm;
+ Chi phí sau khi rà soát: 609.000 đồng/năm;
+ Chi phí tiết kiệm: 1.459.000 đồng/năm;
+ Tỷ lệ cắt giảm: 71% chi phí tuân thủ
thủ tục hành chính theo quy định hiện hành.