BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
320/QĐ-BKHĐT
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25
tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP
ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật tiếp công dân;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP
ngày 25 ngày 7 tháng 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 06/2014/TT-TTCP
ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình tiếp công dân;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp
công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký ban hành và thay thế Quyết định số 1135/QĐ-BKHĐT ngày 13 tháng 8 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế tiếp công dân của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Điều 3. Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ; Cục trưởng
các Cục thuộc Tổng cục Thống kê; Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
các đơn vị thuộc Bộ; Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống
kê và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ (để b/c);
- Cổng TTĐT của Bộ;
- Thanh tra Bộ;
- Lưu: VT,TTr (02).
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
|
QUY CHẾ
TIẾP
CÔNG DÂN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 320/QĐ-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy chế này quy định cụ thể một số
nội dung về tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là Bộ):
a) Trách nhiệm thực hiện việc tiếp
công dân của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.
b) Địa điểm tiếp công dân.
c) Thực hiện việc tiếp công dân.
d) Quản lý, báo cáo công tác tiếp công dân.
2. Các nội dung khác về việc tiếp
công dân thực hiện theo quy định của Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm
2013; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân và Thông tư số
06/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy
trình tiếp công dân.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với các
đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ có liên quan đến công tác tiếp công dân.
2. Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân của Bộ và các đơn vị thuộc
Bộ.
Chương II
TỔ CHỨC TIẾP
CÔNG DÂN
Điều 3. Trách
nhiệm tiếp công dân
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
tổ chức tiếp công dân theo quy định pháp luật, bao gồm:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Tổng cục Thống kê;
c) Các Cục thuộc Bộ:
- Cục Đầu tư nước ngoài;
- Cục Phát triển doanh nghiệp;
- Cục Quản lý đấu thầu;
- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh;
- Cục Phát triển Hợp tác xã.
d) Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng
công nghệ thông tin thống kê; Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi tắt là Cục thuộc Tổng cục Thống kê).
2. Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ có liên
quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách, quyền lợi của công dân, tổ chức phải
tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, bao gồm:
a) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ;
b) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục
Thống kê;
c) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
các Viện thuộc Bộ, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia.
3. Các đơn vị có trách nhiệm tiếp
công dân ban hành Nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân theo quy định.
Điều 4. Địa điểm
tiếp công dân
1. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công
dân của Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội gồm các cơ quan, đơn vị:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Các Cục thuộc Bộ:
- Cục Đầu tư nước ngoài;
- Cục Phát triển doanh nghiệp;
- Cục Quản lý đấu thầu;
- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh;
- Cục Phát triển Hợp tác xã.
c) Các đơn vị sự nghiệp có trụ sở tại
số 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội; số 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội và số
47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
2. Tiếp công dân tại Phòng tiếp công
dân của Tổng cục Thống kê - số 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội gồm các cơ
quan, đơn vị:
a) Tổng cục Thống kê;
b) Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng
công nghệ thông tin thống kê;
c) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục
Thống kê có trụ sở tại số 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
3. Tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân
Tòa nhà D25 - Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội gồm các đơn vị sự nghiệp
có trụ sở tại Tòa nhà D25 - Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
4. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và
thuộc Tổng cục Thống kê, trừ các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều
này tiếp công dân tại trụ sở đơn vị mình.
5. Văn phòng Bộ có trách nhiệm bố trí
địa điểm tiếp công dân trụ sở Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội; Tòa nhà
D25 - Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
6. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm bố
trí địa điểm tiếp công dân tại số 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
7. Các đơn vị khác có trách nhiệm bố
trí địa điểm để thực hiện việc tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình theo quy
định.
Điều 5. Thực hiện
việc tiếp công dân
1. Thực hiện việc tiếp công dân của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ trưởng trực tiếp tiếp công dân định
kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại trụ sở tiếp công dân của Bộ. Trong trường hợp bận
công tác, Bộ trưởng phân công Thứ trưởng hoặc Chánh thanh tra Bộ thực hiện việc
tiếp công dân định kỳ. Nếu ngày tiếp công dân định kỳ trùng vào ngày nghỉ, ngày
lễ thì việc tiếp công dân chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
2. Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ
trưởng thực hiện nhiệm vụ thường trực tiếp công dân tại trụ sở Bộ - số 6B Hoàng
Diệu, Ba Đình, Hà Nội theo quy định.
3. Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các
đơn vị liên quan có trách nhiệm chuẩn bị cho công tác tiếp công dân của Bộ trưởng;
bảo đảm an ninh trật tự khi tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Bộ - số
6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
4. Người đứng đầu các đơn vị có trách
nhiệm thực hiện việc tiếp công dân và bố trí cán bộ có năng lực thực hiện việc
tiếp công dân theo quy định.
5. Người đứng đầu các đơn vị, Văn
phòng Bộ có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện tiếp công dân đối với
các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và nhiệm vụ được
giao.
6. Việc tiếp công dân được thực hiện
tại địa điểm tiếp công dân và trong giờ hành chính, trừ trường hợp đột xuất do
người có thẩm quyền quyết định (Bộ trưởng, Người đứng đầu đơn vị).
7. Việc tiếp nhận, xử lý các đơn thư
tố cáo, khiếu nại, kiến nghị phản ánh được thực hiện theo quy định của pháp luật
và các nội quy, quy chế của Bộ về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 6. Trách nhiệm
của Thanh tra Bộ trong thực hiện tiếp công dân
1. Bố trí bộ phận (cấp phòng) thực hiện
nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên các ngày làm việc trong tuần và trong trường
hợp đột xuất tại trụ sở tiếp công dân của Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
2. Phối hợp với các đơn vị có trụ sở
tại số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội thực hiện việc tiếp công dân liên quan đến
các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ:
a) Thông báo cho Văn phòng Bộ, Người
đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ, Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp có trụ sở tại:
Số 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội; số 65 Văn Miếu, Đống
Đa, Hà Nội và số 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội về việc có công dân đến tố cáo,
khiếu nại, kiến nghị, phản ánh các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
và trách nhiệm của đơn vị hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng.
b) Chủ trì phối hợp với các đơn vị,
Văn phòng Bộ thực hiện việc tiếp công dân.
3. Phối hợp với các đơn vị có liên
quan chuẩn bị nội dung và thành phần tham gia thực hiện việc tiếp công dân định
kỳ của Bộ trưởng.
Điều 7. Trách nhiệm
của Văn Phòng Bộ
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm bố trí
trang thiết bị tại trụ sở tiếp công dân của Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà
Nội và Tòa nhà D25 - Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
2. Bố trí bảo vệ thường trực đảm bảo
an ninh cho hoạt động tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Bộ - số 6B
Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
Điều 8. Trách nhiệm
của Người đứng đầu các Vụ thuộc Bộ
Người đứng đầu các Vụ thuộc Bộ có
trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Bộ tiếp công dân đến tố cáo, khiếu nại, kiến
nghị, phản ánh các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và trách nhiệm
của đơn vị hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng.
Chương III
QUẢN LÝ, BÁO CÁO
CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
Điều 9. Quản lý
công tác tiếp công dân
1. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp
Bộ trưởng quản lý công tác tiếp công dân của Bộ; chủ trì, phối hợp với Người đứng
đầu các đơn vị thuộc Bộ tổ chức việc tiếp công dân; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
công tác tiếp công dân của Bộ.
2. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm
báo cáo kết quả thực hiện việc tiếp công dân của đơn vị mình gửi Thanh tra Bộ
theo dõi, tổng hợp báo cáo.
3. Các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê
có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện việc tiếp công dân gửi Tổng cục Thống
kê theo dõi, tổng hợp báo cáo.
4. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
các Viện thuộc Bộ, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia có
trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện việc tiếp công dân gửi Viện, Trung tâm để
theo dõi, tổng hợp báo cáo.
Điều 10. Trách
nhiệm của Thanh tra Bộ trong quản lý công tác tiếp công dân
1. Trình Bộ trưởng ký ban hành các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc tiếp công dân theo quy định.
2. Phối hợp Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ
kinh tế kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức về công
tác tiếp công dân hoặc gửi đi đào tạo tại Trường cán bộ thanh tra.
3. Kiểm tra việc thực hiện tiếp công
dân và các văn bản hướng dẫn thực hiện việc tiếp công dân của Bộ theo quy định.
4. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
công tác tiếp công dân, báo cáo Bộ trưởng những khó khăn, vướng mắc, đề xuất sửa
đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt Luật Tiếp công dân
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Xây dựng báo cáo định kỳ hoặc đột
xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ về công tác tiếp công dân
của Bộ.
Điều 11. Chế độ
thông tin, báo cáo
1. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm
tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện việc tiếp công dân (cùng với kết
quả xử lý, giải quyết tố cáo, khiếu nại) định kỳ 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng,
năm hoặc đột xuất gửi Thanh tra Bộ để tổng hợp, báo cáo chung.
2. Đề cương, biểu mẫu báo cáo theo hướng
dẫn của Thanh tra Chính phủ.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Khen
thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành
tích trong công tác tiếp công dân thì được khen thưởng theo quy định của pháp
luật.
2. Người nào có hành vi vi phạm các
quy định của Luật Tiếp công dân thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
Điều 13. Tổ chức
thực hiện
Các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ có
trách nhiệm thực hiện việc tiếp công dân theo Quy chế này, Luật Tiếp công dân
ngày 25 tháng 11 năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân và
Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ Quy định
quy trình tiếp công dân.
Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu
có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Thanh tra Bộ để tổng hợp, nghiên cứu,
kiến nghị sửa đổi, bổ sung.