Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3195/QĐ-UBND thủ tục hành chính thuộc sở lao động thương binh Xã hội Vĩnh Phúc 2016

Số hiệu: 3195/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Văn Trì
Ngày ban hành: 11/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3195/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 11 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ MỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 165/TTr-SLĐTBXH ngày 05/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 14 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trì

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3195/QĐ-UBND  ngày 11 tháng 10 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

TT

Tên Thủ tục hành chính

Căn cứ pháp lý

Cơ quan thực hiện

I. LĨNH VỰC: NGƯỜI CÓ CÔNG

 

 

1

Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đi lấy chồng hoặc vợ khác

Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013

UBND cấp xã, Sở LĐ-TB&XH.

2

Thủ tục sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công

Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013

UBND cấp xã, Sở LĐ-TB&XH, cơ quan liên quan theo thẩm quyền

3

Thủ tục bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ

Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014

UBND cấp xã, Phòng LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH

4

Trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011

Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012

UBND cấp xã, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH

5

Trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011

Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012

UBND cấp xã, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH

6

Thủ tục đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ

Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014

UBND cấp xã, Sở LĐ-TB&XH

7

Thủ tục lập Sổ theo dõi và cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014

UBND cấp xã, Phòng LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH, các cơ quan có liên quan

8

Thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ

Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015

UBND cấp xã, Phòng LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH, cơ sở giáo dục phổ thông, nghề nghiệp, đại học

9

Thủ tục hỗ trợ, di chuyn hài cốt liệt sĩ

Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014

UBND cấp xã, Phòng LĐTBXH, Sở LĐTBXH

10

Thtục giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Hội đng Bộ trưởng hoặc Bng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Quyết định 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016; Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013

UBND cấp xã, Phòng LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH

II. LĨNH VỰC: GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

1

Thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015

- Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

2

Thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đi với doanh nghiệp

- Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015

- Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

3

Thủ tục đăng ký bsung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp

- Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015

- Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

TT

Tên Thủ tục hành chính

Căn cứ pháp lý

Cơ quan thực hiện

Lĩnh vực: Người có công

 

 

1

Thủ tục ủy quyền hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi

Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013

UBND cấp xã

 

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

LĨNH VỰC: NGƯỜI CÓ CÔNG

1. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đi lấy chồng hoặc vợ khác

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân có trách nhiệm gửi các giấy tờ sau đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú: Đơn đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; văn bản của gia đình họ tộc liệt sĩ khẳng định đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; bản sao hồ sơ liệt sĩ.

+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì cá nhân có trách nhiệm làm đơn đề nghị sao hồ sơ liệt sĩ kèm giấy tờ quy định tại mục thành phần hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc có trách nhiệm sao hồ sơ kèm các giấy tờ quy định tại mục thành phần hồ sơ và gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cá nhân cư trú.

+ Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cá nhân cư trú trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Văn bản của gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ khẳng định đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

+ Bản sao hồ sơ liệt sĩ (trong trường hợp hồ sơ của liệt sĩ do địa phương khác quản lý).

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Cơ quan thực: Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

- Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH .

 

2. Thủ tục sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

Đối với các trường hợp hồ sơ do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý

Bước 1: Đối tượng làm đơn đề nghị kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của người có công

Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin và có văn bản kèm giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cơ quan cấp giấy tờ đã giải thể thì gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó để xem xét giải quyết.

+ Bước 3: Căn cứ văn bản đính chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ người có công; gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công)

- Cách thức thực hiện: Nộp đơn trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Đơn (Mẫu HS5) Kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin;

+ Hồ sơ người có công;

- Đối tượng thực hiện: Người có công, thân nhân liệt sĩ hoặc thân nhân của người có công đã từ trần

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Người có công với cách mạng đề nghị sửa đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; thân nhân (gọi chung là thông tin cá nhân) ghi trong hồ sơ người có công để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch; Cơ quan nào cấp giấy tờ thì cơ quan đó có thẩm quyền sửa đổi.

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan liên quan theo thẩm quyền.

- Kết quả thực hiện: Thông báo điều chỉnh thông tin

- Lệ phí: không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH .

 

Mẫu HS5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÍNH CHÍNH THÔNG TIN TRONG HỒ SƠ

……………………(1)………………..

Kính gửi: ……………………(2)…………………………

Họ và tên: ………………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm …………………….. Nam/nữ: ………………….

Nguyên quán: …………………………………………………………….

Trú quán: …………………………………………………………………………

Thuộc diện người có công: ……………………..(3)…………………………….

Thông tin ghi trong hồ sơ: ………………………………………………………

Thông tin đề nghị đính chính: ………………………………………….

.................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo có liên quan đến việc đính chính thông tin: ……………

………………………………………………………………………………/.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……….
Ông (bà) …………………….hiện cư trú tại ……………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

-------------------

Ghi chú:

(1) Tên hồ sơ.

(2) Cơ quan đang trực tiếp thực hiện chế độ chính sách.

(3) Trường hợp không phải là người có công phải ghi rõ mối quan hệ với người có công.

 

3. Thủ tục bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

+ Bước 1: Người đề nghị bổ sung tình hình thân nhân lập bản khai (Mẫu 5) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm các giấy tờ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra và bổ sung thông tin trong hồ sơ liệt sĩ.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ: Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, biên bản của gia đình hoặc họ tộc;

+ Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là con liệt sĩ: Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

- Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã, Phòng LĐTBXH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản khai bổ sung tình hình thân nhân (mẫu 05)

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Kết quả thực hiện: Hồ sơ liệt sĩ được bổ sung thông tin

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH

 

MẪU 05

BẢN KHAI BỔ SUNG TÌNH HÌNH THÂN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢN KHAI BỔ SUNG TÌNH HÌNH THÂN NHÂN TRONG HỒ SƠ LIỆT SĨ

Kính gửi: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

……………(1)……………………

Họ và tên người đề nghị:…………………………………..

Nam/nữ:………………

Sinh ngày ……... tháng …... năm ... .…….…

Nguyên quán: ………………………………………………….………..…………….……

Trú quán: ……………….……………….…………………………………………………

Quan hệ với liệt sĩ: ……………………………………………….…………………………

I. Thông tin về liệt sĩ:

Họ và tên liệt sĩ: ……………………………………………………………………………

Nguyên quán:………………………………………………………………………………….

Chức vụ:……………………………………………………………………………………

Hy sinh:                                     ngày ….. tháng….. năm……….

Bằng Tổ quốc ghi công số: ……..…Quyết định số ……. ngày….. tháng…. năm…..

Tình hình thân nhân ghi trong hồ sơ liệt sĩ: ................................................................................

II. Tình hình thân nhân đề nghị bổ sung:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Mối quan hệ với liệt sĩ

Chỗ ở hiện nay (nếu chết ghi rõ thời gian)

Hoàn cảnh hiện tại

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

Các giấy tờ kèm theo có liên quan đến việc bổ sung tình hình thân nhân: ……………………

 

…, ngày…tháng…năm…

Xác nhận của xã, phường…………………………...
Ông (bà)…………………………hiện cư trú tại……………………………… 

TM.UBND
(Ký tên, đóng dấu) 

Họ và tên

…, ngày…tháng…năm…
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ và  tên)

 

4. Trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng TNXP hoặc thân nhân của TNXP (trường hợp TNXP đã từ trần) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ cho  Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

+ Bước 2: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc:

Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu TNXP hoặc Ban liên lạc cựu TNXP), Trưởng thôn có đối tượng TNXP đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.

Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).

+ Bước 3: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ).

+ Bước 4: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Chỉ đạo Sở Nội vụ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 3A, 3B, 3C kèm theo biểu tổng hợp danh sách TNXP đề nghị hưởng chế độ trợ cấp lập theo mẫu số 4A, 4B, 4C ban hành kèm theo Thông tư 08).

Đối với trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ chứng minh là TNXP, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu TNXP cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.

Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với TNXP (theo từng đợt), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp một lần (lập theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 08) kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp một lần, gửi 02 bản về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là TNXP (là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã):

Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi TNXP trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý TNXP;  Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng TNXP; Giấy chứng nhận tham gia TNXP; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.

Trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ thì phải nộp bản khai có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia TNXP (bản chính). Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi TNXP nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác (nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 08).

+ Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1A hoặc 1B)

- Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH, Chủ tịch UBND tỉnh, Hội cựu TNXP, các cơ quan liên quan.

- Đối tượng thực hiện: Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của TNXP

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai:  Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1A hoặc 1B)

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp một lần

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011; Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC .

 

Mẫu số 1A

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong

Họ và tên ……………………………………….……… Năm sinh …………………………….

Nguyên quán…………………………………………………………………..……………………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số ………………………………………………………………………..

cấp ngày ………tháng………năm…………… nơi cấp (tỉnh)……………………………….

Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị ………………………………….

Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã………………… huyện……..………tỉnh………………

Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm ………

Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong, gồm có: ………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Hiện nay đang hưởng chế độ chính sách:..........................................................................

............................................................................................................................................

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết cho tôi được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Ngày…… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 1B

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

 

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần
đối với thanh niên xung phong đã từ trần

Họ và tên người đứng khai……………….……… Năm sinh ……………………………..

Nguyên quán…………………………………………………………………..……………………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số ………………………………………………………………………..

cấp ngày ………tháng………năm…………… nơi cấp (tỉnh)……………………………….

Là (ghi rõ mối quan hệ) ………………………………………………………..………………….

Đối với ông (bà) ………………………………………………………..…………………............

Nguyên quán…………………………………………………………………..……………………

Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị ………………………………….

Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã………………… huyện……..………tỉnh………………

Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm ………

Đã chết ngày…… tháng…… năm ………

Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong, gồm có: ………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Đã hưởng chế độ chính sách:............................................................................................

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã từ trần theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Ngày…… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

5. Trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng TNXP hoặc thân nhân của TNXP (trường hợp TNXP đã từ trần) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ cho  Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

+ Bước 2: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc:

Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu TNXP hoặc Ban liên lạc cựu TNXP), Trưởng thôn có đối tượng TNXP đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.

Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).

+ Bước 3: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ).

+ Bước 4: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Chỉ đạo Sở Nội vụ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 3A, 3B, 3C kèm theo biểu tổng hợp danh sách TNXP đề nghị hưởng chế độ trợ cấp lập theo mẫu số 4A, 4B, 4C ban hành kèm theo Thông tư 08).

Đối với trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ chứng minh là TNXP, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu TNXP cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.

Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với TNXP (theo từng đợt), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp, gửi 02 bản về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Đồng thời, tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là TNXP (là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã):

Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi TNXP trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý TNXP;  Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng TNXP; Giấy chứng nhận tham gia TNXP; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.

Trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ thì phải nộp bản khai có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia TNXP (bản chính). Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi TNXP nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác (nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 08).

+ Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1C)

+ Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, ngoài các giấy tờ quy định trên, phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên (bản chính).

- Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH, Chủ tịch UBND tỉnh, Hội cựu TNXP, các cơ quan liên quan.

- Đối tượng thực hiện: Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của TNXP

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai:  Bản khai cá nhân (mẫu 1C)

- Yêu cầu, điều kiện: Đối tượng được xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng là TNXP tập trung tham gia kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa.

- Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp hàng tháng.

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011; Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC .

 

Mẫu số 1C

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

 

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong

Họ và tên ……………………………………….……… Năm sinh …………………………….

Nguyên quán…………………………………………………………………..……………………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số ………………………………………………………………………..

cấp ngày ………tháng………năm…………… nơi cấp (tỉnh)……………………………….

Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị ………………………………….

Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã………………… huyện……..………tỉnh………………

Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm ……… 

Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong, gồm có: ………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Hiện nay đang hưởng chế độ chính sách:.........................................................................

...........................................................................................................................................

Hoàn cảnh gia đình và bản thân hiện nay:

- Cô đơn, không chồng (vợ), con: ……………………………………………………….……

- Tình trạng sức khỏe……………………………………………………………………….……

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết cho tôi được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với TNXP theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Ngày…… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

6. Thủ tục đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

+ Bước 1: Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ.

+ Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm kiểm tra thông tin liên quan về phần mộ và gửi đề nghị xác minh thông tin liệt sĩ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ.

+ Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ trong thời gian 05 ngày làm việc có trách nhiệm kiểm tra thông tin về liệt sĩ và gửi kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ.

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra thông tin về liệt sĩ, có trách nhiệm chỉnh sửa thông tin trên bia mộ liệt sĩ.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 Đơn đề nghị

- Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Mẫu số 10-MLS: Đơn đề nghị đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Kết quả thực hiện: Thông tin trên bia mộ liệt sĩ được đính chính

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC

 

Mẫu số 10-MLS

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÍNH CHÍNH THÔNG TIN TRÊN BIA MỘ LIỆT SĨ

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội1……….

Họ và tên: …………………………………. Năm sinh …………………………………

Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………

(quan hệ với liệt sĩ) …………… của liệt sĩ: …………… Năm sinh …………………..

Nguyên quán: xã …………………… huyện ………………….. tỉnh …………………..

Nhập ngũ (hoặc tham gia cách mạng) ngày ….. tháng ….. năm ……………………….

Đơn vị: ……………………………………………………………………………………

Hy sinh ngày …………….. tháng …………. năm ………….. tại ……………………

Phần mộ liệt sĩ …………………………… đang được an táng tại ………………………

Thông tin trên bia mộ liệt sĩ

Họ và tên: ………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……………….

Nguyên quán: ………………………….

Số mộ liệt sĩ: ……………

Thông tin đính chính lại

Họ và tên: ………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………

Nguyên quán: ………………………….

Số mộ liệt sĩ: ……………

Các căn cứ đthực hiện đính chính thông tin bia mộ liệt sĩ 2

…………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đính chính thông tin theo nguyện vọng gia đình./.

 

….., ngày .... tháng .... năm ....
Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

….., ngày .... tháng .... năm
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

__________________

Ghi chú:

1 Nơi quản lý mộ liệt sĩ

2 Liệt kê các căn cứ để thực hiện đính chính

 

7. Thủ tục lập Sổ theo dõi và cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

+ Bước 1: Người được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) đối với các trường hợp đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm các giấy tờ sau:

Đơn đề nghị lập Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 04-CSSK);

Giấy chỉ định của cơ sở y tế về việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.

+ Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm:

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, có trách nhiệm lập danh sách cấp Sổ theo dõi (mẫu số 05-CSSK) kèm các giấy tờ liên quan gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.

Lập Sổ quản lý (mẫu số 06-CSSK) và phát Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (sau đây gọi tắt là Sổ theo dõi, mẫu số 08-CSSK) cho đối tượng.

+ Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy tờ hợp lệ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm chuyển đến, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, lập Sổ quản lý (mẫu số 06-CSSK); lập Sổ theo dõi (mẫu số 08-CSSK) của từng đối tượng và chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm để phát cho đối tượng.

Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 05 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm để hoàn thiện theo quy định.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị lập Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 04-CSSK);

+ Giấy chỉ định của cơ sở y tế về việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.

- Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã, Phòng LĐTBXH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan có liên quan.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Mẫu số 04-CSSK: Đơn đề nghị lập Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Kết quả thực hiện: Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC

 

Mẫu số 04-CSSK

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ LẬP SỔ THEO DÕI CẤP PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH

(Kèm theo chỉ định của cơ sở y tế về cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình)

1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………

2. Năm sinh: …………………………………………………………………………………

3. Đang hưởng trợ cấp: ……………………………………………………………………

4. Nơi quản lý trợ cấp: ……………………………………………………………………..

5. Số Hồ sơ: .....………………………………………………………………………………

6. Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có) ...% (Bằng chữ: …………………………..)

Tôi đề nghị được cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội lập Sổ theo dõi cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình như sau:

Số TT

Loại phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và vật phẩm phụ

1

 

2

 

 

 

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
……………………………….
……………………………….
……………………………….

..., ngày ... tháng ... năm 20..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

…….., ngày ... tháng ... năm 20...
NGƯỜI KÊ KHAI
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

-------------------

Ghi chú:

- UBND cp xã xác nhận đối với người đang thường trú trên địa bàn.

- Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng xác nhận đối với người đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm.

 

8. Thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

+ Bước 1: Người có công với cách mạng hoặc con của người có công lập tờ khai kèm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người có công vào đầu mỗi năm học hoặc khóa học;

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách kèm các giấy tờ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thuộc cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì các cơ quan này chịu trách nhiệm xác nhận (trong thời gian 03 ngày làm việc) và gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú của thân nhân người có công thuộc diện hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo;

+ Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra danh sách, đối chiếu với hồ sơ người có công, ra Quyết định giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 03-ƯĐGD) đối với các trường hợp đủ điều kiện; chuyển Quyết định và 01 danh sách đã được phê duyệt về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 01-ƯĐGD).

+  Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học (Mẫu số 02-ƯĐGD).

+ Quyết định thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 03-ƯĐGD).

- Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã, Phòng LĐTBXH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục phổ thông, nghề nghiệp, đại học.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 01-ƯĐGD).

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Kết quả thực hiện: Quyết định hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thông tư số 36/2015/TTLT-BLĐTBXH-BTC

 

Mẫu số 01/ƯĐGD

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỜ KHAI

ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Họ và tên người có công (1)...................................................là: (2)......................................

Ngày tháng năm sinh:..........................................Nam/Nữ....................................................

Số hồ sơ: .................................................

Nơi đăng ký thường trú: Xã (phường).............................. Quận (huyện)..............................

Tỉnh (thành phố)....................................................................................................................

Nơi đang quản lý chi trả trợ cấp: .........................................................................................

Tôi là (3)......................................... quan hệ với người có công (4):....................................

Đề nghị giải quyết ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với:

STT

Họ và tên (5)

Ngày, tháng, năm sinh

Quan hệ với người có công

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

Hình thức nhận chế độ ưu đãi:

 

Trực tiếp tại cơ quan LĐTBXH

 

Qua Tài khoản cá nhân. Số TK:........................................ Tại NH.......................

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (6)
Ông/bà.........................................................
có bản khai như trên là đúng.

... ..., ngày... ... tháng... ...năm... ...
NGƯỜI KHAI
(Ký tên và ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

-------------------

Ghi chú

(1) Ghi rõ họ tên người có công.

(2) Ghi rõ loại đối tượng người có công với cách mạng (nếu là thương binh, bệnh binh thì ghi thêm tỷ lệ mất sức lao động).

(3) Ghi họ tên người đứng khai.

(4) Ghi quan hệ người đứng khai với người có công.

(5) Ghi rõ họ và tên học sinh, sinh viên được hưởng trợ cấp.

(6) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:

Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công xác nhận người có công với cách mạng do Trung tâm quản lý.

Đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận người có công với cách mạng do đơn vị quân đội, công an quản lý.

Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn lại đang thường trú tại xã.

 

9. Thủ tục hỗ trợ, di chuyển hài cốt liệt sĩ

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

+ Bước 1: Nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ:

a) Thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ có nguyện vọng di chuyển hài cốt liệt sĩ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

- Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”;

- Một trong các giấy tờ sau: giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ;

Trường hợp người di chuyển hài cốt liệt sĩ không phải là thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ thì phải có thêm giấy ủy quyền của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ.

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn di chuyển hài cốt liệt sĩ có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 03-GGT).

Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 2: Nơi quản lý mộ liệt sĩ:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ các giấy tờ theo quy định để giải quyết việc di chuyển hài cốt liệt sĩ;

b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

- Phối hợp với Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (trường hợp không có Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ) lập biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ (mẫu số 13-MLS);

- Lưu giấy đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ, biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ;

- Lập Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 14-MLS) để gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ và nơi an táng hài cốt liệt sĩ (đối với trường hợp hài cốt liệt sĩ sau di chuyển không an táng tại địa phương đang quản lý hồ sơ gốc) kèm theo biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ.

- Kiểm tra thủ tục, căn cứ giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ và văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giải quyết di chuyển hài cốt liệt sĩ thực hiện chi hỗ trợ theo quy định  cho thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ theo quy định.

+ Bước 3: Nơi đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

- Tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ;

- Xác nhận việc an táng mộ liệt sĩ do gia đình quản lý theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ (mẫu số 15-MLS).

b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý mộ chuyển đến trong hồ sơ quản lý mộ liệt sĩ.

+ Bước 4: Phòng LĐTBXH nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ căn cứ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc an táng mộ liệt sĩ tại nghĩa trang dòng họ do gia đình quản lý thực hiện chi hỗ trợ theo quy cho thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ theo quy định.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

+ Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”;

+ Một trong các giấy tờ sau: giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ;

- Đối tượng thực hiện: Thân nhân liệt sĩ

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS)

- Kết quả thực hiện: Hài cốt liệt sĩ được di chuyển theo nguyện vọng của thân nhân

- Lệ phí: Không

- Yêu cầu, điều kiện: Không.

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC .

 

Mẫu số 12-MLS

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ DI CHUYỂN HÀI CỐT LIỆT SĨ

Kính gửi: - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 1 ……….

Họ và tên: …………………………….. Năm sinh …………………………………………

Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………..

Số CMTND ……………… Ngày cấp …………………… Nơi cấp

Quan hệ với liệt sĩ: …………………………………………………………………………..

Tôi xin trình bày như sau:

Liệt sĩ: …………………………………….. Năm sinh ……………………………………

Nguyên quán: xã ……………………. huyện ……………………… tỉnh ………………

Nhập ngũ (hoặc tham gia cách mạng) ngày …………… tháng ……………. năm …………

Hy sinh ngày ……………. tháng ……………. năm ……….. tại ……………………………..

Căn cứ vào thông tin phần mộ liệt sĩ do: 2 …………..

£ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ……….. thông báo tại giấy báo tin mộ liệt sĩ số ……. ngày ….. tháng ..... năm …..

£ Giấy xác nhận mộ liệt sĩ do Ban quản lý nghĩa trang xã ……………….. huyện …………. tỉnh …………….. cung cấp.

Tôi được biết phần mộ liệt sĩ hiện an táng tại nghĩa trang xã ………. huyện ……… tỉnh …….. Vị trí mộ liệt sĩ số..... hàng mộ liệt sĩ ..... ở lô mộ liệt sĩ số ……… Nguyện vọng của gia đình tôi di chuyển hài cốt liệt sĩ …………… về an táng tại nghĩa trang ………………….

Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội …………. tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ gia đình tôi theo nguyện vọng. Tôi xin cam đoan chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước và thực hiện đầy đủ các thủ tục về di chuyển hài cốt liệt sĩ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội./.

 

…., ngày .... tháng .... năm ....
Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

…., ngày .... tháng .... năm ....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

__________________

Ghi chú:

1 Nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ

2 Chọn một trong những căn cứ dưới đây và điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống

 

10. Thủ tục giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

+ Bước 1: Người có bằng khen hoặc đại diện thân nhân lập bản khai kèm giấy tquy định gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khu thường trú của người có bằng khen (hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khu cuối cùng của người có bằng khen đã từ trần).

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hp lệ, có trách nhiệm kim tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tquy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đgiấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần.

- Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Bản khai cá nhân của người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính ph, Bằng khen của cấp Bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi chung là người có bằng khen);

Trường hợp người có bằng khen đã từ trần: Bản khai cá nhân của đại diện thân nhân kèm biên bản ủy quyền.

Thân nhân của người có bằng khen từ trần là một trong những người sau: Vợ hoặc chng; bđẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi của người từ trần.

+ Bản sao một trong các giấy tsau: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp Bộ, Bằng khen của cấp tỉnh hoặc Quyết định khen thưởng.

- Đối tượng thực hiện: người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi tắt người có Bằng khen) hoặc thân thân của người có Bằng khen (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi của người từ trần).

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện: Quyết định hưởng trợ cấp 1 lần đối với người được tặng Bng khen.

- Lệ phí: Không

- Thời gian thực hiện: 22 ngày làm việc.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Bản khai cá nhân (Phụ lục kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

+ Bản khai cá nhân của đại diện thân nhân kèm biên bản ủy quyền (theo Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện: Người có thành tích tham gia kháng chiến đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (gọi chung là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ) hoặc Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bằng khen của cấp bộ), Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Bằng khen của cấp tỉnh).

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Quyết định 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH .

 

PHỤ LỤC

MẪU BẢN KHAI CÁ NHÂN
(Kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đnghị giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi chung là người có Bằng khen) hoặc thân nhân của người có Bằng khen

1. Phần khai về người có Bằng khen

Họ và tên: ...................................................................................................................

Sinh ngày …... tháng …... năm ……………… Nam/Nữ: ..................................................

Nguyên quán: ..............................................................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Thời gian tham gia kháng chiến: ....... năm

Được tặng Bằng khen: ................................................................................................

Theo Quyết định số ………….. ngày ... tháng ... năm ... của ..........................................

2. Phần khai của thân nhân

Họ và tên: ...................................................................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………. Nam/Nữ: .............................................

Nguyên quán: ..............................................................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Là ....(*)….. của người có Bằng khen đã từ trần ngày ... tháng ... năm ...

 

.... ngày... tháng... năm...
Xác nhận của xã, phường

……………………………………………………..

Ông (bà) ………………………………………..
hiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại
………………………………………………..

TM. UBND
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên

.... ngày... tháng... năm ...
Người khai
Họ và tên

 

-------------------

Ghi chú: (*) Ghi rõ mối quan hệ với người có Bằng khen: Bố, mẹ, vợ (chồng), người nuôi dưỡng hợp pháp hoặc con (ghi rõ con đẻ, con nuôi).

 

LĨNH VỰC: GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối vi trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp

* Trình tự thực hiện

- Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục nộp hsơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của đơn vị.

Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác có địa điểm không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ schính thì nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác của đơn vị.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tchức kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo và cp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp cho trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện quản lý chung.

* Cách thc thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gi qua đường bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gồm:

- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

- Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp kèm theo các minh chứng.

- Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra thực tế các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp cho trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

* Lệ phí: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/người học.

- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.

- Có đủ chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo theo quy định.

- Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động của các nghề đăng ký hoạt động.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

 

PHỤ LỤC 1

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

……….(1)………
..…………(2)……….....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  ........./……..-….(3)….

……….., ngày tháng năm 20…

 

Kính gửi: ……………………………………….…………………………..

1. Tên cơ sở đăng ký: ………………………………….(4)...................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………….(5)...................................................

Điện thoại: …………………… Fax: …………………. Email: .............................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ...............................................................

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư): số ……………; Ngày, tháng, năm cấp: ............................. ;

Cơ quan cấp:.....................................................................................................................

4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu: .....................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Số CMND/Hchiếu: .........................................................................................................

Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: ……….; Ngày, tháng, năm cấp: .............................

5. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (6):

- Tại trụ sở chính:

TT

Tên ngh

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ
đào tạo

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ................................(7)........................................

TT

Tên nghề

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ
đào tạo

1

 

 

 

 

 

 

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT, ....

……………..(8)………………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

 

-------------------

Hướng dẫn:

(1). Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) và (4). Tên cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập, cho phép thành lập;

(3). Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(5). Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập, cho phép thành lập;

(6). Liệt kê tên các nghề, trình độ đào tạo;

(7). Nếu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp kèm theo;

(8). Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Dành cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…………….(1)…………….
……………(2)……………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........./BC-….(3)….

……….., ngày tháng năm 20…

 

BÁO CÁO

Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp

 

Phần thứ nhất

THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin về cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (4)

II. Tóm tắt tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện (5)

III. Quy đnh về học phí và các loại phí liên quan (6)

IV. Thực trạng chung về điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ svật chất và thiết bị đào tạo chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a) Tng quan về cơ sở vật chất chung của trường

- Các công trình và tng diện tích sử dụng của từng công trình

- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)

b) Các công trình, phòng học sử dụng chung

- Các phòng học được sử dụng chung

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm, trạm, trại thực hành, thực tập; xưởng thực hành

- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá...)

c) Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung (7)

2. Cán bộ quản lý, giáo viên

Tng số cán bộ quản lý, giáo viên: ………. trong đó:

- Cán bộ quản lý:

- Giáo viên: Tng số: ……… trong đó:

+ Cơ hữu: ……………..

+ Thỉnh giảng: ………...

+ Kiêm chức: ……………

Phần thứ hai

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: …………; trình độ đào tạo: ………….(8)

1. Cơ sở vt chất, thiết bị đào to

1.1. Cơ sở vật chất (9)

- Số phòng học lý thuyết chuyên môn

- Số phòng/xưởng thực hành

1.2. Thiết bị đào tạo

TT

Tên thiết bị đào tạo

Đơn vị

Số lượng

1

 

 

 

2

 

 

 

2. Giáo viên

- Tng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh quy đổi/giáo viên quy đi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun được phân công giảng dạy

Tng sgiờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

(Có h sơ minh chng kèm theo) (10)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình đào tạo kèm theo) (11)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của ngh

II. Nghề: …………(thứ hai) …; trình độ đào tạo: ………..(12)…………………………..

B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (13)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

…………………………………………………………………………………………………

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT, ….;

……………..(14)………………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

 

-------------------

Hướng dẫn:

(1). Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2). Tên cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;

(3). Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4). Tên, địa chỉ, ngày tháng năm thành lập, cho phép thành lập, cơ quan chủ quản (nếu có), chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy;

(5) và (6). Mục này chỉ dành cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: diễn giải về nguồn vốn đầu tư cho các nghề đăng ký hoạt động kèm theo các minh chứng về nguồn tài chính;

(7). Liệt kê các thiết bị giảng dạy chung hiện có (máy tính, máy chiếu projector, máy chiếu vật th, máy quay phim.v.v...);

(8). Ghi rõ tên và trình độ đào tạo của nghề;

(9). Nếu là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(10). Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kthuật hoặc cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật (chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bao gồm: Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 2; chứng chỉ sư phạm dạy nghề; chứng chỉ môn học nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học).

(11). Chương trình đào tạo chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Chương trình đào tạo chi tiết.

(12). Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(13). Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;

(14). Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

2. Thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với doanh nghiệp

* Trình tự thực hiện

- Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của đơn vị.

Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại cơ sở đào tạo khác có địa điểm không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở đào tạo khác của đơn vị.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện quản lý chung.

* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp kèm theo các minh chứng.

- Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.

* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra thực tế các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

* Lệ phí: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội);

- Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/người học.

- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.

- Có đủ chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo theo quy định.

- Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động của các nghề đăng ký hoạt động.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

 

PHỤ LỤC 1

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

……….(1)………
..…………(2)……….....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......./……..-….(3)….

……….., ngày tháng năm 20…

 

Kính gửi: ……………………………………….…………………………..

1. Tên cơ sở đăng ký: ………………………………….(4).................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………….(5)........................................................

Điện thoại: …………………… Fax: …………………. Email: ...........................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): .............................................................

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư): số ……; Ngày, tháng, năm cấp: .................. ;

Cơ quan cấp:....................................................................................................................

4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu: ....................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Số CMND/Hchiếu: ........................................................................................................

Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: ……….; Ngày, tháng, năm cấp: ............................

5. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (6):

- Tại trụ sở chính:

TT

Tên ngh

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ
đào tạo

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ................................(7).................................

TT

Tên nghề

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ
đào tạo

1

 

 

 

 

 

 

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT, ....

……………..(8)………………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

-------------------

Hướng dẫn:

(1). Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) và (4). Tên cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập, cho phép thành lập;

(3). Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(5). Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập, cho phép thành lập;

(6). Liệt kê tên các nghề, trình độ đào tạo;

(7). Nếu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp kèm theo;

(8). Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 3

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Dành cho doanh nghiệp)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…………….(1)…………….
……………(2)……………..
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../BC-….(3)….

……….., ngày tháng năm 20…

 

BÁO CÁO

Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp

I. Thông tin về doanh nghiệp (4)

II. Điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Nghề: …………; trình độ đào tạo: …………(5)

a) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

- Cơ sở vật chất (6)

- Thiết bị đào tạo

TT

Tên thiết bị đào tạo

Đơn vị

Số lượng

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

b) Giáo viên

- Tổng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh quy đi/giáo viên quy đi:

- Giáo viên cơ hữu:

TT

Họ và tên

Trình độ, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun được phân công giảng dạy

Tng sgiờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hsơ minh chứng kèm theo) (7)

c) Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình đào tạo kèm theo) (8)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của ngành/nghề

2. Nghề: ………….(thứ hai) …..; trình độ đào tạo: …………(9)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT, ….

……………..(10)………………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

-------------------

Hướng dẫn:

(1). Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2). Tên cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3). Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4). Tên, địa chỉ, ngày tháng năm thành lập, cơ quan chủ quản (nếu có), chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp; quy mô đào tạo cho các nghề;

(5). Nếu các nghề đào tạo cùng thuộc một nhóm nghề thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên;

(6). Là đất đai, phòng học, nhà xưởng, trạm, trại.v.v... Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(7). Hồ sơ minh chứng của giáo viên:

Mỗi nhà giáo phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật (chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bao gồm: Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 2; chứng chỉ sư phạm dạy nghề; chứng chỉ môn học nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học).

(8). Chương trình đào tạo chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu doanh nghiệp;

- Chương trình đào tạo chi tiết.

(9). Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất.

Trong trường hợp, doanh nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại nhiều địa điểm đào tạo thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký.

(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

3. Thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp

* Trình tự thực hiện

- Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của đơn vị.

Trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác có địa điểm không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì nộp hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác của đơn vị.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo và cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp cho trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện quản lý chung.

* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp;

- Báo cáo các điều kiện bảo đảm đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp kèm theo các minh chứng.

- Trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp được thực hiện ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì ngoài 02 văn bản trên, bộ hồ sơ phải có thêm:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

+ Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.

* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra thực tế các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo và cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp cho trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

* Lệ phí: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Tăng quy mô tuyển sinh của từng nghề vượt từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

- Bổ sung nghề đào tạo (mở nghề mới).

- Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có liên quan đến nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.

- Thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo mới có tổ chức hoạt động đào tạo.

- Mở thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

 

PHỤ LỤC 5

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

……….(1)…………
………(2)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../ĐKBSGDNN-….(3)….

……….., ngày tháng năm 20…

 

Kính gửi: ……………………………………………………………

1. Tên cơ sở đăng ký: ........................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................

Điện thoại: …………………Fax: …………………… Email: ................................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số: …… ngày ….. thángnăm

4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):

- Địa điểm đăng ký bổ sung: ...............................................................................................

TT

Tên nghề

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ
đào to

1

 

 

 

 

 

 

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về giáo dục nghề nghiệp và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT, ….;

……………..(5)………………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1). Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2). Tên cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3). Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4). Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết đào tạo kèm theo;

(5). Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 6

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

……….(1)…………
………(2)………

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ....../BC-….(3)….

……….., ngày tháng năm 20…

 

BÁO CÁO

Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dc nghề nghiệp trình độ sơ cấp

1. Lý do đăng ký bổ sung

2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cấp

A. Trụ sở chính

I. Nghề: …………….; trình độ đào tạo: ………….(4)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo (5)

1.1. Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên môn

- Số phòng/xưởng thực hành

1.2. Thiết bị đào tạo

TT

Tên thiết b đào tạo

Đơn v

Slượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên

- Tổng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn hc, mô-đun được phân công giảng dạy

Tng sgiờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

(Có h sơ giáo viên kèm theo) (6)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyn sinh (có chương trình đào tạo chi tiết kèm theo) (7)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của ngành/nghề.

II. Nghề: ..... (thứ hai) ……; trình độ đào tạo: …………….(8)…..

B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT, ….

……………..(10)………………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

--------------------

Hướng dẫn:

(1). Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2). Tên cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3). Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4). Nếu các nghề đào tạo trong cùng một nhóm nghề thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên;

(5). Nếu cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(6). Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật (chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bao gồm: Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 2; chứng chỉ sư phạm dạy nghề; chứng chỉ môn học nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học).

(7). Chương trình đào tạo chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp;

- Chương trình đào tạo chi tiết.

(8). Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(9). Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;

(10). Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Thủ tục ủy quyền hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người có công hoặc thân nhân đang hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi nếu không có điều kiện trực tiếp nhận trợ cấp, phụ cấp thì phải lập giấy ủy quyền.

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân xã tiếp nhận và xác nhận vào giấy ủy quyền.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp

- Thành phần, số lượng: 01 bộ gồm: Giấy ủy quyền

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

- Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã

- Lệ phí: Không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

- Kết quả thực hiện: Giấy ủy quyền hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (có thời hạn 03 tháng).

- Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3195/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.201

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.61.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!