Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 29/2016/QĐ-UBND quản lý sử dụng khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Lâm Đồng

Số hiệu: 29/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 15/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 29/2016/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 15 tháng 04 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và các khu vực nông thôn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 28/2008/QĐ-UB ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy định về quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VB);
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- Các TV. UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Báo Lâm Đồng, Đài PTTH tỉnh;
- LĐVP, các CV;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2016 của y ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy định này hướng dẫn và áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, không phân biệt nguồn vốn đầu tư xây dựng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Nước sạch: là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.

2. Nước sinh hoạt: là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.

3. Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn: là công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đcung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng nông thôn, gồm:

a) Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: là công trình được xây dựng nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân trong cụm dân cư, thôn, xã hoặc liên xã, không phân biệt nguồn vốn đầu tư xây dựng; gồm:

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung tự chảy khai thác từ nguồn nước mặt là hệ thống công trình, bao gồm: cụm đầu mối bằng đập dâng nước, nhà vận hành, bể lắng lọc thô, hệ thống lọc tinh, máy xử lý nước, bể chứa, hệ thống đường ống chuyển và phân phối nước, bể cắt áp, bể van điều tiết, van xả khí, van xả cặn, trụ vòi, đồng hồ, vòi nước và các hạng mục công trình có liên quan khác;

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung trạm bơm nước mặt là hệ thống công trình, bao gồm: trạm bơm; nhà vận hành, bể lắng lọc thô, hệ thống lọc tinh, máy xử lý nước, bể chứa, hệ thống đường ống chuyển và phân phối nước, bể cắt áp, bể van điều tiết, van xả khí, van xả cặn, trụ vòi, đồng hồ, vòi nước và các hạng mục công trình có liên quan khác;

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung trạm bơm nước ngầm là hệ thống công trình, bao gồm: giếng khoan, trạm bơm, nhà vận hành, bể lắng lọc thô, hệ thống lọc tinh, máy xử lý nước, bể chứa, hệ thống đường ống chuyển và phân phối nước, bể cắt áp, bể van điều tiết, van xả khí, van xả cặn, trụ vòi, đồng hồ, vòi nước và các hạng mục công trình có liên quan khác.

b) Công trình cấp nước sinh hoạt nhỏ lẻ: là các giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa,... được xây dựng để cấp nước sinh hoạt cho hộ hoặc nhóm hộ dùng nước.

4. Đơn vị quản lý: là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoặc tchức, cá nhân tự đầu tư, chuyển nhượng và quản lý khai thác công trình theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Lâm Đồng, Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng các huyện, Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt và đơn vị sự nghiệp công lập khác có đủ năng lực;

b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã);

c) Doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

d) Hợp tác xã, thợp tác, nhóm hộ, hộ, cá nhân.

5. Hộ dùng nước: là cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng nước từ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, gồm:

a) Hộ dùng nước không kinh doanh: là hộ dùng nước chỉ dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người;

b) Hộ dùng nước kinh doanh: là hộ dùng nước ngoài việc dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người còn sử dụng nước sinh hoạt để sản xuất, chăn nuôi hoặc phục vụ cho các hoạt động dịch vụ khác tạo ra doanh thu.

6. Giá thành nước sinh hoạt: là giá tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý của toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ nước sinh hoạt tại khu vực nông thôn do y ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết định.

7. Giá tiêu thụ nước sinh hoạt (giá bán): là giá nước sinh hoạt mà người tiêu dùng phải trả cho đơn vị quản lý công trình; do UBND tỉnh quyết định.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt

1. Quản lý nhà nước về công trình được thực hiện thống nhất, công khai, minh bạch, có phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Đơn vị quản lý công trình có trách nhiệm đảm bảo duy trì hoạt động bền vững, có hiệu quả công trình được giao; thực hiện báo cáo, hạch toán đầy đủ về hiện vật, giá trị công trình theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng và khai thác công trình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG

Điều 4. Phân cấp quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

1. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cấp tỉnh: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Lâm Đồng (viết tắt là Trung tâm) quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung sau:

a) Công trình UBND tỉnh giao quản lý;

b) Công trình đầu tư xây dựng mới UBND tỉnh giao Trung tâm làm chủ đầu tư;

c) Công trình Trung tâm trúng thầu quản lý.

2. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cấp huyện: UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đơn vị quản lý có đủ năng lực đquản lý các công trình sau:

a) Công trình UBND tỉnh giao quản lý;

b) Công trình đầu tư xây dựng mới do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư.

3. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cấp xã: UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, đối với các công trình sau:

a) Công trình UBND tỉnh giao quản lý;

b) Công trình UBND cấp huyện giao quản lý;

c) Công trình đầu tư xây dựng mới do UBND cấp xã làm chủ đầu tư;

d) Công trình trúng thầu quản lý.

4. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung do tổ chức, cá nhân quản lý: Tổ chức, cá nhân tự quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung theo quy định của pháp luật đối với các công trình sau:

a) Công trình do tchức, cá nhân tự đầu đầu tư;

b) Công trình được UBND tỉnh giao quản lý khi tổ chức, cá nhân tự đầu tư và được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí;

c) Công trình trúng thầu quản lý;

d) Công trình nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Đấu thầu quản lý, sử dụng, khai thác công trình

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện tổng hợp danh mục các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn có nhu cầu thay đổi mô hình quản lý, vận hành, khai thác; đề xuất UBND tỉnh phê duyệt danh mục công trình đấu thầu quản lý; Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn tổ chức đấu thầu quản lý, sử dụng, khai thác công trình theo Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành để kêu gọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác công trình.

Điều 6. Nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo dưỡng công trình

1. Các đơn vị quản lý, khai thác có trách nhiệm lập phương án tổ chức quản lý, vận hành, khai thác công trình; trình cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện công tác quản lý, vận hành, khai thác công trình đúng quy định, đảm bảo phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trong khu vực hưởng lợi theo năng lực nhiệm vụ công trình. Thường xuyên kiểm tra, ghi chép nhật ký quản lý công trình; kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố; sa chữa, duy tu bảo dưỡng công trình trong quá trình sử dụng.

2. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Lâm Đồng có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn về quản lý, khai thác, bảo dưỡng công trình cho các đơn vị quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý công trình

Thực hiện theo Điều 16 Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính.

Điều 8. Trách nhiệm và nghĩa vụ của hộ dùng nước

Hộ dùng nước phải ký kết hợp đồng sử dụng nước với đơn vị quản lý và nộp tiền nước đầy đủ theo quy định.

Điều 9. Hồ sơ công trình, hồ sơ hình thành và giao công trình cho đơn vị quản lý, báo cáo kê khai, hạch toán, khấu hao, bảo trì, chuyển nhượng, thanh lý công trình

Thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 25, Điều 26 và Điều 29, Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính.

Điều 10. Giá thành nước và mức thu tiền nước

Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC- BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 11. Hỗ trợ giá nước

Thực hiện theo quy định tại Điều 8, Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT- BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 12. Hỗ trợ kinh phí cho đơn vị quản lý

Đơn vị, tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn đầu tư xây dựng bằng ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách Nhà nước được hỗ trợ kinh phí trong các trường hợp sau:

1. Công trình bị hư hỏng do thiên tai, lũ lụt gây ra;

2. Sửa chữa lớn, nâng cấp công trình;

3. Hỗ trợ công tác quản lý khai thác đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn tại xã đặc biệt khó khăn và các thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực II theo quy định của Nhà nước, cụ th:

a) Mức hỗ trợ: hỗ trợ 01 người quản lý, bảo vệ/01công trình; mức hỗ trợ hàng tháng bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiu theo quy định hiện hành;

b) Kinh phí hỗ trợ:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cấp tỉnh;

- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ cho công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cấp huyện.

Điều 13. Miễn, giảm nộp tiền nước

1. Đối tượng được giảm tiền sử dụng nước: hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.

2. Mức giảm tiền sử dụng nước:

a) Đối với hộ nghèo: mức giảm là 50% giá nước do tỉnh quy định;

b) Đối với hộ cận nghèo: mức giảm là 30% giá nước do tỉnh quy định.

Điều 14. Thu, sử dụng, quản lý nguồn thu tiền nước

1. Đơn vị quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn có trách nhiệm quản lý vận hành công trình và thu tiền nước từ các hộ dùng nước đphục vụ cho công tác duy tu, sa chữa và quản lý công trình.

2. Tiền nước thu được dùng để chi cho các nội dung sau:

a) Công tác quản lý, vận hành công trình (chi phí quản lý, vận hành công trình, tiền điện, tiền mua vật tư xử lý nước,...);

b) Sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên công trình;

3. Tiền nước thu được đơn vị quản lý khai thác không phải nộp vào ngân sách mà được để lại để cân đối chi theo kế hoạch. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng tiền nước cho công tác quản lý khai thác theo quy định.

4. Đối với các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung do tchức, cá nhân quản lý, chủ công trình tự cân đối hoạt động thu, chi theo quy định của pháp luật và tại bản quy định này.

Điều 15. Tổ chức bảo vệ công trình

1. Đơn vị quản lý, khai thác công trình trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật và đặc đim của từng hệ thống công trình, lập phương án bảo vệ, vận hành công trình, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với công trình do cấp tỉnh quản lý) và UBND cấp huyện (đối với công trình do cấp huyện, cấp xã quản lý) phê duyệt để tổ chức thực hiện.

2. Chính quyền địa phương nơi có công trình:

a) UBND cấp xã nơi có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn có trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý khai thác thực hiện công tác bảo vệ công trình.

b) Khi phát hiện công trình bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại thì người phát hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục nếu có thể thực hiện được và báo ngay cho đơn vị quản lý khai thác công trình và chính quyền sở tại để kịp thời xử lý.

c) Nghiêm cấm mọi hành vi đục, phá đường ống dẫn nước để lấy nước khi chưa có sự chấp thuận của đơn vị quản lý khai thác.

3. Phạm vi bảo vệ công trình:

a) Đối với hệ thống cấp nước tự chảy, trạm bơm nước mặt:

- Phạm vi bảo vệ cụm công trình đầu mối thực hiện theo quy định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Phạm vi bảo vệ trạm xử lý nước, blọc, bchứa, trạm bơm, đài nước là khu vực nằm trong hàng rào được thiết kế, xây dựng;

- Phạm vi bảo vệ hệ thống đường ống quy định dọc theo tuyến được cắm mốc bê tông đbáo hiệu nơi có tuyến đường ống đi qua và cách mỗi bên đường ống tối thiểu 0,5m.

b) Phạm vi bảo vệ đối với giếng khoan máy:

- Phạm vi bảo vệ giếng khoan, trạm bơm, đài nước, bể lọc, bể chứa, trạm xử lý nước là khu vực nằm trong hàng rào được thiết kế, xây dựng;

- Phạm vi bảo vệ hệ thống đường ống quy định dọc theo tuyến được cắm mốc bê tông đbáo hiệu nơi có tuyến đường ống đi qua và cách mỗi bên đường ống tối thiểu 0,5m.

Chương III

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN NHỎ LẺ

Điều 16. Quản lý, sử dụng và khai thác các công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước hoặc một phần ngân sách Nhà nước

1. Sau khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư bàn giao cho hộ hoặc nhóm hộ dùng nước quản lý, sử dụng và khai thác.

2. Hộ hoặc nhóm hộ sau tiếp nhận công trình, có trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác công trình đảm bảo hiệu quả, an toàn, tiết kiệm nguồn nước; tổ chức bảo vệ công trình; báo cáo UBND cấp xã tình hình quản lý, vận hành công trình.

3. Các hộ hoặc nhóm hộ dùng nước có trách nhiệm đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động và sửa chữa công trình.

Điều 17. Quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn nhỏ lẻ khác

Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn nhỏ lẻ xây dựng bằng nguồn vốn của tchức, cá nhân do tổ chức, cá nhân đó tự quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

Điều 18: Trách nhiệm của các sở, ban, ngành

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, kỹ thuật, xây dựng, bảo vệ, quản lý khai thác, sử dụng, phát triển các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

b) Định kỳ, đột xuất kiểm tra tình hình hoạt động của các đơn vị quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên toàn tỉnh; tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật quản lý vận hành, khai thác công trình cho tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác.

c) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các công trình nước sinh hoạt tập trung theo quy định tại Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành.

d) Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh tình hình và kết quả quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Sở Tài chính:

a) Thm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập sở hữu Nhà nước đối với công trình; giá thành nước sinh hoạt và mức thu tiền sử dụng nước theo quy định tại Điều 13, Quy định này.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện và các đơn vị quản lý công trình thực hiện việc lập, quản lý hồ sơ, cơ sở dữ liệu của các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh.

c) Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng mới; nâng cấp, sửa chữa các công trình nước sinh hoạt nông thôn.

4. Các sở, ban ngành khác liên quan có trách nhiệm tham gia phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Điều 19. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên môn thuộc phòng chức năng đtheo dõi công tác đầu tư xây dựng, quản lý khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa phương.

2. Giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cấp huyện cho đơn vị quản lý có đủ năng lực.

3. Định kỳ, đột xuất kiểm tra tình hình hoạt động, khai thác công trình của các đơn vị quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn đcông trình phát huy hiệu quả cao nhất; báo cáo UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 20. Trách nhiệm của UBND cấp xã

1. Vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ công trình và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

2. Trực tiếp quản lý, vận hành các công trình theo Khoản 3, Điều 4, Quy định này.

2. Phối hợp với đơn vị quản lý thực hiện việc quản lý, vận hành, bảo vệ công trình; bảo vệ nguồn nước.

3. Xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý, bảo vệ, khai thác công trình theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

1. Tham gia bảo vệ công trình, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

2. Khi phát hiện công trình bị xâm hại, xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố thì người phát hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục nếu có thể thực hiện được và báo ngay cho đơn vị quản lý khai thác công trình và chính quyền sở tại đkịp thời xử lý.

3. Thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng nước theo quy định.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

Các cơ quan nhà nước, các tchức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phải thực hiện theo quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 23. Khen thưởng, xử phạt

Cơ quan, tchức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sẽ được khen thưởng; trường hợp có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 29/2016/QĐ-UBND ngày 15/04/2016 Quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.136

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.82.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!