Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2841/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Ngày ban hành: 02/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2841/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI THÚ Y HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định 45/2010/TT-BNV;

Căn cứ Quyết định số 5807/QĐ-UB ngày 23/8/2002 của UBND thành phố Hà Nội về việc cho phép thành lập Hội Thú y Hà Nội;

Xét đề nghị của Hội Thú y Hà Nội tại Tờ trình số 15/TTr-HTY ngày 28/01/2013 và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội tại Công văn số 716/SNN-TCCB ngày 17/4/2013 về việc đề nghị phê duyệt Điều lệ Hội Chăn nuôi Hà Nội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 771/SNV-CTTN&QLH ngày 18/4/2013 về việc phê duyệt Điều lệ Hội Thú y Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Thú y Hà Nội gồm 08 Chương, 31 Điều do Đại hội Hội Thú y Hà Nội thông qua ngày 28 tháng 12 năm 2012.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Hội Thú y Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
CT UBND Thành phố;
-
PCT UBND TP Ng.Thị Bích Ngọc;
-
PCVP UBND TP ĐĐình Hồng;
-
Công an thành phố;
-
NC, TH, VX;
-
Lưu VT, SNV (07b)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH





Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

ĐIỀU LỆ

HỘI THÚ Y HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2841/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phHà Nội)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi của Hội

1. Tên tiếng Việt: Hội Thú y Hà Nội.

2. Tên giao dịch quốc tế: HANOI ANIMAL HEALTH ASSOCIATION

Điều 2. Tôn chỉ mục đích

1. Hội Thú y Hà Nội (sau đây gọi là Hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam hiện đang sinh sống hợp pháp tại thành phố Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật thú y, sản xuất cung ứng thuốc, vật tư và dịch vụ về thú y.

2. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết; giúp đỡ nhau nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn, tuyên truyền phổ biến các kiến thức, chuyn giao công nghệ, nhằm góp phần phòng chống bệnh cho vật nuôi, vật cảnh, đy mạnh phát triển ngành chăn nuôi hàng hóa và ngăn chặn những dịch bệnh của súc vật và từ súc vật gây bệnh hoặc lây bệnh sang người, thiết thực bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân.

Điều 3. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động

1. Hội hoạt động trong lĩnh vực thú y.

2. Phạm vi hoạt động của Hội trong địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội

1. Hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm về kinh phí; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; không vì mục đích lợi nhuận, tuân thủ hiến pháp và pháp luật; Hội làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

2. Hội hoạt động theo Điều lệ được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. Hội chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Hà Nội.

Điều 5. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, trụ sở

1. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng (tài khoản tiền Việt và ngoại tệ).

2. Trụ sở của Hội đặt tại s143 Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Chương 2.

NHIỆM VỤ, NGHĨA VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 6. Nhiệm vụ

1. Tập hợp, đoàn kết những người hoạt động nghiên cứu, sản xuất, chế biến, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và dịch vụ thú y, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, triển khai kthuật đổi mới công nghệ thú y.

2. Phổ biến kiến thức, áp dụng, chuyển giao tiến bkhoa học, kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích nghiên cứu khoa học, nâng cao nghiệp vụ hội viên v công tác chn đoán, điu trị và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

3. Làm tư vn phản biện và giám định xã hội về khoa học, kthuật của ngành thú y. Kiến nghị những biện pháp khoa học, kthuật và kinh tế - xã hội để phát triển ngành thú y khi được yêu cầu.

4. Tiến hành các hoạt động kinh tế, kthuật theo pháp luật hiện hành.

5. Hp tác quốc tế về thú y với các Hội chuyên ngành các nước và các tổ chức quốc tế tương ứng theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND Thành phố giao, tham gia các hoạt động do Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội tổ chức.

Điều 7. Nghĩa vụ

1. Không lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Thực hiện báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường, việc thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, trụ sở của Hội với SNông nghiệp và Phát triển nông thôn, SNội vụ, Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội.

3. Hàng năm, thực hiện chế độ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ và các ban, ngành liên quan của Thành phố, đảm bảo thời gian, chất lượng.

4. Chp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

5. Thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hội viên; thực hiện giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật trong nội bộ Hội theo Điu lệ Hội và quy định pháp luật; báo cáo kết quả giải quyết, xử lý với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội.

6. Thực hiện tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và báo cáo việc tiếp nhận sử dụng ngun tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đối với các cơ quan chức năng của Thành phố.

7. Chấp hành quy định của pháp luật về sử dụng kinh phí của Hội. Kinh phí thu được phải dành cho hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội không được chia cho hội viên. Hàng năm, báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của nhà nước gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành liên quan và báo cáo công khai trong Hội.

Thực hiện quy định của pháp luật về công tác văn thư lưu trữ, bao gồm:

a) Lập hsơ danh sách hội viên, các đơn vị trực thuộc Hội, trong đó ghi rõ tên, tui, nghnghiệp, địa chỉ của hội viên; sổ sách, chứng từ về tài sản tài chính của Hội, các tài liệu liên quan đến hoạt động của Hội, sổ ghi biên bản các cuộc họp của Ban Chp hành, Thường vụ, Thường trực Hội và lưu giữ thường xuyên tại trụ sở của Hội;

b) Xác định thời hạn lưu giữ và hủy tài liệu hồ sơ đã hết thời hạn, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Quyền hạn

1. Đại diện cho hội viên tham gia các hoạt động đối nội, đối ngoại có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Hội; tham mưu đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội.

2. Đại diện cho hội viên tham gia làm thành viên các tổ chức, đoàn thể tổ chức xã hội tự nguyện khác.

3. Tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và đóng góp ý kiến tại các cuộc đàm phán, ký kết với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hội theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

4. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí đóng góp của hội viên và các ngun thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, các nguồn tài trợ hợp pháp.

Được thành lập tổ chức pháp nhân trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 3.

HỘI VIÊN

Điều 9. Hội viên

1. Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam làm công tác thú y và ngành nghcó liên quan đến lĩnh vực thú y hiện đang sinh sống hợp pháp tại thành phHà Nội tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện xin gia nhập Hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.

2. Hội viên liên kết: Công dân, tổ chức Việt Nam tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện gia nhập và đóng góp cho sự phát triển của Hội nhưng chưa đủ điều kiện hoặc chưa có nguyện vọng trở thành Hội viên chính thức thì có thể trở thành hội viên liên kết.

3. Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam là người có uy tín, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Hội, được Hội mời, suy tôn làm hội viên danh dự.

Điều 10. Nghĩa vụ

1. Tuân thủ Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Hội, pháp luật của Nhà nước; tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và sinh hoạt của Hội

2. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết và uy tín của Hội.

3. Tuyên truyền, giới thiệu để phát triển hội viên mới.

4. Tham gia đóng góp ý kiến đối với các vấn đề của Hội: kế hoạch chương trình hoạt động và các biện pháp tổ chức thực hiện, các vấn đề về nhân sự của Hội đxây dựng Hội ngày càng phát triển và vững mạnh.

Điều 11. Quyền hạn

1. Hội viên được trao đi thông tin vtình hình hoạt động mọi mặt của Hội; được bồi dưỡng nâng cao kiến thức khoa học công nghệ và tay nghề chuyên môn, về pháp luật, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực, phạm vi hoạt động của Hội; được thảo luận, đóng góp ý kiến đối với Ban lãnh đạo Hội để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.

2. Được ứng cử, đề cử và được tham gia bầu cử Ban Chấp hành Hội, được phân công vào các Ban hoạt động chuyên đcủa Hội. (Hội viên liên kết và danh dự không có quyn này)

3. Được Hội giúp đỡ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; tư vấn, hỗ trợ nhu cu giao lưu, học tập tại các cơ sở ở Việt Nam và nước ngoài.

4. Được tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, tham gia các hoạt động do Hội tổ chức theo quy định.

Điều 12. Thể thức vào, ra hội; thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên

1. Tổ chức, cá nhân muốn gia nhập Hội hoặc xét thấy không muốn tiếp tục là hội viên của Hội thì phải có đơn gửi Ban Chấp hành xem xét, quyết định.

2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự kết nạp hội viên, xóa tên hội viên khỏi Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

3. Tư cách hội viên sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Cá nhân bị mất quyền công dân Việt Nam;

b) Pháp nhân bị giải thể, bị phá sản;

c) Hội viên không thực hiện đúng Điều lệ Hội, gây tổn hại về uy tín hoặc tài chính của Hội.

Chương 4.

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Điều 13. Cơ cấu tổ chức Hội

Cơ cấu tổ chức Hội gồm:

1. Đại hội (Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu);

2. Ban Chp hành (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, các ủy viên Ban Chp hành)

3. Ban Kiểm tra;

4. Văn phòng và các ban chuyên môn;

5. Các chi hội và các đơn vị trực thuộc Hội.

Điều 14. Đại hội

1. Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nht của Hội. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm một lần do Ban Chấp hành triệu tập.

2. Trường hợp đặc biệt khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên hoặc ít nht 2/3 (hai phn ba) tng số ủy viên Ban Chấp hành Hội yêu cầu thì có thể tổ chức đại hội bất thường.

3. Khi đến kỳ đại hội hoặc đại hội bất thường, Hội phải báo cáo, xin phép UBND Thành phvà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ trước 30 ngày. Khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của UBND Thành phố, Hội mới được phép tổ chức đại hội.

4. Nội dung chính của Đại hội nhiệm kỳ:

a) Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ qua, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và chương trình công tác nhiệm kỳ tới của Hội;

b) Thông qua Điều lệ sửa đổi (nếu cần);

c) Thông qua báo cáo của Ban Kiểm tra;

d) Thông qua báo cáo tài chính;

e) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra;

g) Một số nội dung khác (nếu cần);

h) Thông qua Nghị quyết Đại hội.

5. Thể thức bầu, biểu quyết trong Đại hội:

a) Các quyết nghị của Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;

b) Việc biểu quyết phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành;

c) Trường hợp vắng mặt, đại biểu được quyền gửi ý kiến tham gia bằng văn bản và ý kiến đó có giá trị như đại biểu có mặt tại Đại hội.

Điều 15. Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ Đại hội; được bu tại Đại hội; slượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.

2. Trong quá trình hoạt động nếu sủy viên Ban Chấp hành không còn đủ như quy định của Đại hội, Ban Chấp hành có thể bầu bổ sung hoặc thay thế số ủy viên thiếu, nhưng không vượt quá 1/3 số lượng ủy viên Ban Chấp hành mà Đại hội quy định.

3. Ban Chp hành có quy chế hoạt động riêng, các quyết định và nghị quyết của Ban Chấp hành được thông qua và có hiệu lực chỉ khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) sủy viên có mặt tán thành.

4. Ban Chấp hành họp thường kỳ 6 tháng một lần để xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của Hội, bàn bạc và quyết định các giải pháp cần thiết để thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội. Khi cần thiết, Ban Chấp hành thể họp bất thường theo triệu tập của Chủ tịch hội hoặc có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành đnghị.

5. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Thành lập các ban thuộc Hội theo thẩm quyền; quy định mức hi phí và cách thu hội phí;

b) Quyết định chương trình công tác hàng năm của Hội;

c) Bầu Ban Thường vụ (số lượng ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định nhưng không quá 1/3 slượng ủy viên Ban Chấp hành)

d) Min nhiệm và bầu bổ sung thành viên trong Ban Chấp hành, Chủ tich Phó Chủ tịch, Tổng thư ký;

e) Tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

Điều 16. Ban Thường vụ

1. Ban Thường vụ là cơ quan thay mặt Ban Chấp hành giữa hai kỳ họp do Ban Chấp hành bầu. Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên; số lượng Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định nhưng không quá 1/3 số lượng ủy viên Ban Chấp hành.

2. Ban Thường vụ họp 3 tháng một ln. Khi cần thiết Ban Thường vcó thể họp bất thường.

3. Ban Thường vụ có nhiệm vụ:

a) Tổ chức thực hiện chương trình công tác hàng năm của Hội;

b) Tchức triển khai thực hiện Điều lệ, Nghị quyết Đại hội, Quyết định của Ban Chấp hành.

Điều 17. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra gm 3 thành viên do đại hội bầu. Trưởng Ban Kiểm tra do Ban Kiểm tra bầu. Ban Kiểm tra có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội.

2. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Xây dựng quy chế làm việc, thông qua Ban Chấp hành;

b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điu lệ Hội, Nghị quyết của Đi hi của Ban Chấp hành;

c) Kiểm tra việc quản lý tài chính, tài sản của Hội và báo cáo tại các kỳ họp của Ban Chp hành, tại hội nghị hàng năm và báo cáo trước Đại hội;

d) Tiếp nhn, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo đối với tp thể cá nhân ca Hi và liên quan đến Hội, báo cáo Ban Chấp hành xem xét, quyết định.

Điều 18. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội

1. Chủ tịch Hội: Là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, là chủ tài khoản của Hội. Chủ tịch Hội có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

b) Chịu trách nhiệm về việc tổ chức triển khai thực hiện Điều lệ Nghị quyết của Đại hội, các Quyết định của Ban Chấp hành. Ký các văn bản của Hội.

c) Các Phó Chủ tch Hội: Giúp việc cho Chủ tịch Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách. Phó Chủ tịch Hội thường trực thay mặt điều hành hoạt động của Hội khi Chủ tịch vắng mặt hoặc nghỉ vì lý do sức khỏe và các lý do khác.

Điều 19. Tổng thư ký

Tng Thư ký có nhiệm vụ chun bị nội dung các cuộc họp; ghi chép nội dung các cuộc họp của Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; thường xuyên theo dõi tổng hợp tình hình kết quả hoạt động của Hội và các chi hội.

Điều 20. Văn phòng, các ban chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Hội

1. Ban Chấp hành Hội thành lập văn phòng và các ban chuyên môn để tham mưu giúp việc cho Ban Chp hành, Ban Thường v trong vic tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội.

2. Hội được phép thành lập các Chi hội, các đơn vị trực thuộc Hội phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Chương 5.

CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, GIẢI THỂ VÀ ĐỔI TÊN

Điều 21. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên

1. Vic chia, ch, sáp nhập, hp nht, đi tên Hội thực hiện theo quy định của Bộ Luật dân sự, quy định pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên Hội phải tiến hành kiểm kê tài chính, tài sản của hội chính xác, đy đủ, kịp thời và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Giải thể Hội

1. Hội giải thể trong các trường hợp:

a) Tự giải thể;

b) Do cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể.

2. Hội tự giải thkhi xảy ra một trong các trường hợp sau:

a) Hết thời hạn hoạt động;

b) Theo đề nghị và biểu quyết thông qua của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức;

c) Mục đích của hội đã hoàn thành.

3. Trình tự và thủ tục khi hội tự giải thể thực hiện theo các quy định hiện hành.

4. Hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau:

a) Hội không hoạt động liên tục 12 tháng;

b) Khi có nghị quyết của đại hội về việc hội tự giải thể mà Ban Chấp hành hội không chấp hành;

c) Hoạt động của hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Chương 6.

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN

Điều 23. Tài chính

1. Nguồn thu của Hội:

a) Hội phí của các Hội viên;

b) Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật;

c) Tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2. Các khoản chi của Hội gồm:

a) Chi cho các hoạt động thường xuyên của Hội;

b) Các khoản chi cần thiết khác phục vụ hoạt động của Hội.

Điều 24. Quản lý tài chính, sử dụng tài sản

1. Việc quản lý tài chính, sử dụng tài sản của Hội được thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính, sử dụng tài sản do Ban Chấp hành hội quy định; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán thống kê.

2. Các khoản thu, chi của hội phải tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả được phn ánh trên hệ thng ssách kế toán theo quy định, thực hiện báo cáo công khai tại hội nghị thường kỳ hàng năm của Ban Chấp hành Hội, cũng như trước Đại hội nhiệm kỳ của Hội.

Điều 25. Xử lý tài chính, tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể

Các vấn đề về tài sản, quyền và lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ và các vấn đtài chính khác của hội liên quan đến chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 7.

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 26. Khen thưởng

Các tổ chức trực thuộc Hội, hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác Hội, được Hội khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Kỷ luật

- Các tổ chức trực thuộc Hội, hội viên làm tn hại đến uy tín, danh dự Hội làm trái với Điu lệ, nghị quyết của Hội thì tùy theo mức độ sai phạm mà áp dụng các hình thức kỷ luật từ khin trách, cảnh cáo đến khai trừ. Trường hp gây thiệt hại về vật cht thì ngoài hình thức kỷ luật còn phải chịu trách nhiệm và bi thường hoặc chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

Điều 28. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục khen thưởng, kỷ luật

Ban Chp hành quy định cụ thtrình tự, thủ tục khen thưởng và kỷ luật phù hợp với Điều lệ Hội và pháp luật hiện hành.

Điều 29. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tập ththuộc Hội có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về các sai phạm của các tập th, cá nhân trong Hội. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tuân theo quy định của pháp luật.

2. Khi có khiếu nại, tố cáo trong nội bộ của Hội, Ban Kiểm tra có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét giải quyết. Ban Kiểm tra của Hội được Ban Kiểm tra của Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình thực hiện quyền quyết định cuối cùng là Ban Chấp hành Hội.

Chương 8.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Chỉ có Đại hội Hội Thú y Hà Nội mới được quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ và phải được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt mới có giá trị thực hiện.

Điều 31. Hiệu lực thi hành

Điều lệ này gồm 08 Chương 31 Điều, đã được Đại hội Hội Thú y Hà Nội, nhiệm kỳ 2012 - 2017, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 2012; có hiệu lực kể từ ngày được y ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2841/QĐ-UBND ngày 02/05/2013 phê duyệt Điều lệ Hội Thú y Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.086

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.103.200
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!