ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2629
/QĐ-UBND
|
Bình Thuận,
ngày 07 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC
ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TẠI TRỤ SỞ TỈNH ỦY, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VÀ BAN TIẾP CÔNG DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-UBND ngày 24
tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Tổ công tác đảm bảo
an ninh trật tự tại trụ sở Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và
Ban Tiếp công dân tỉnh;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại
Công văn số 3918/VP- BTCD ngày 22 tháng 8 năm 2017 và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp hoạt động
của Tổ công tác đảm bảo an ninh trật tự tại trụ sở Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân tỉnh và Ban Tiếp công dân tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế
Quy chế được ban hành tại Quyết định số 1895/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2015 của
Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, NC, BTCD, SNV.(Thọ-15).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hai
|
KẾ HOẠCH
TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ
BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
GIAI ĐOẠN 2012-2016” ĐẾN NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2672 /QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2017 của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tiếp tục thực hiện đồng bộ,
toàn diện nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu của Đề án “Tăng cường công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp
luật giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh, bảo đảm chất lượng,
hiệu quả và phù hợp với Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn
2017-2021 ban hành theo Quyết định số 1630/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh.
b) Phấn đấu đến năm 2021 cơ
bản đạt được mục tiêu chung của Đề án là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức
và ý thức chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, đất
đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội; từng bước giảm số
vụ việc và người vi phạm pháp luật ở các địa bàn trọng điểm. Chú trọng nâng cao
năng lực, nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người
làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng
điểm thuộc phạm vi của Đề án để đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ.
c) Phấn đấu đến hết năm 2021
cơ bản đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
- 90% nhân dân tại các địa
bàn trọng điểm được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của
pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trọng tâm là những nội
dung pháp luật liên quan trực tiếp đến tình hình vi phạm pháp luật phù hợp với
đặc thù của từng địa bàn;
- 100% cán bộ, công chức,
viên chức và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở
cơ sở tại địa bàn trọng điểm được cung cấp kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ
năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực pháp luật liên
quan;
- Tiếp tục kiềm chế, phấn đấu
giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật
tại địa bàn trọng điểm;
- 90% đến 100% tài liệu
tuyên truyền, phổ biến pháp luật được biên soạn trong khuôn khổ của Đề án được
đăng tải công khai để cán bộ, nhân dân tại địa bàn trọng điểm khai thác, tham
khảo và sử dụng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện
các nhiệm vụ của Đề án.
2. Yêu cầu
a) Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021
ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ
và Quyết định số 1630/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
b) Các nội dung và hoạt động
đề ra phải bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; kế thừa, phát huy kết
quả đạt được trong thực hiện Đề án của giai đoạn trước; xác định rõ trách nhiệm;
chú trọng lồng ghép, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả; quá
trình tổ chức thực hiện Đề án phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan,
đơn vị, địa phương; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực
tiễn.
c) Gắn kết với việc thực hiện
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là việc
thực hiện trách nhiệm được giao theo Luật, với triển khai thực hiện các biện
pháp phòng ngừa xã hội trong Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm và
vi phạm pháp luật.
II. NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG
1.
Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành
a) Xây dựng, ban hành kế hoạch
tiếp tục thực hiện Đề án đến năm 2021; Kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm; ban
hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điểm thực hiện Đề án.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư
pháp, Phòng Tư pháp nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ
quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Tháng
9/2017 đối với kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021; các Kế hoạch, văn bản hướng
dẫn: Hàng năm;
- Kết quả, sản phẩm: Kế hoạch
thực hiện Đề án đến năm 2021; Kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm; Công văn chỉ đạo,
hướng dẫn…
b) Tự kiểm tra, tổ chức các
Đoàn kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án hàng
năm và cả giai đoạn 2017-2021.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư
pháp, Phòng Tư pháp;
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh,
Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan, đơn vị có liên
quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm;
- Kết quả, sản phẩm: Kế hoạch
kiểm tra; Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra; Báo cáo kết quả kiểm tra; Báo cáo
kết quả tự kiểm tra…
2. Xác
định địa bàn trọng điểm thực hiện Đề án
- Địa bàn trọng điểm về vi
phạm pháp luật được xác định trong kế hoạch này là đơn vị hành chính xã, phường,
thị trấn (cấp xã).
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư
pháp, Phòng Tư pháp nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh,
Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan, đơn vị có liên
quan;
- Thời gian thực hiện: Quý
IV năm 2017;
- Kết quả, sản phẩm: Danh
sách các địa bàn trọng điểm thực hiện Đề án.
3. Tổ
chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ và nhân dân tại
địa bàn trọng điểm
Tổ chức các hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật trực tiếp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên
truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền
thanh cơ sở, sinh hoạt Ngày Pháp luật; lồng ghép với các phong trào, chiến dịch
ra quân thực hiện pháp luật; biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt,
những điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật tại địa bàn trọng
điểm …; chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng có tiền án, tiền
sự, đối tượng vừa chấp hành án phạt tù giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư
pháp, Phòng Tư pháp nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ
quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm;
- Kết quả, sản phẩm: Các hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm được triển khai thực
hiện.
4. Tổ chức
các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục
pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên,
cộng tác viên trợ giúp pháp lý, người có uy tín trong cộng đồng dân cư...
Tại địa bàn trọng điểm, tập
trung vào lĩnh vực: xử lý vi phạm hành chính; đất đai; môi trường; an toàn thực phẩm; hình sự, ma túy, tệ
nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông, phòng chống mua bán người, phòng
chống bạo lực gia đình.
-
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp nơi có địa bàn trọng điểm;
-
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
-
Thời gian thực hiện: Hàng năm;
-
Kết quả, sản phẩm: Các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ được biên soạn;
các hội nghị tập huấn được tổ chức; báo cáo kết quả hội nghị tập huấn.
5. Biên soạn, phát hành các tài liệu pháp luật, tài liệu
nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật để cung cấp hoặc đăng tải trên Cổng
thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân tại địa bàn
trọng điểm khai thác, sử dụng
Biên
soạn, phát hành sổ tay phổ biến, giáo dục pháp luật, hỏi đáp pháp luật; tờ gấp
pháp luật, toạ đàm pháp luật và tiểu phẩm pháp luật…
-
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn
vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
-
Thời gian thực hiện: Hàng năm;
-
Kết quả, sản phẩm: Sổ tay, tờ gấp, toạ đàm, tiểu phẩm… tài liệu phổ biến, giáo
dục pháp luật được biên soạn, phát hành hoặc đăng tải.
6. Xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình … về tình
hình, nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng
điểm; biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật,
nhất là qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
-
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp nơi có địa bàn trọng điểm;
-
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
-
Thời gian thực hiện: Hàng năm;
-
Sản phẩm: Các chương trình phát thanh, truyền hình … được xây dựng, phát hành rộng
rãi tại địa bàn trọng điểm.
7. Tiếp tục phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, của
cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, phổ
biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm
Xây
dựng, củng cố, phát huy vai trò các nhóm nòng cốt chính trị, tổ tự quản tham
gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm; hướng dẫn, khuyến
khích doanh nghiệp đóng trên địa bàn tự tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; khuyến khích cộng đồng
dân cư xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước trong đó có tiêu chí không
vi phạm pháp luật; kiểm soát, tiến tới hạn chế tình hình vi phạm pháp luật và tái tệ nạn xã hội…
-
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp nơi có địa bàn trọng điểm;
-
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
-
Thời gian thực hiện: Hàng năm;
-
Kết quả, sản phẩm: Các nhóm nòng cốt chính trị, tổ tự quản được xây dựng, kiện
toàn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả tại địa bàn; các hoạt động
phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật của cộng đồng dân cư tại địa bàn trọng
điểm được tổ chức.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Tư pháp là đơn vị đầu mối tham mưu, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và phối
hợp các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện Đề án.
2.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh,
Uỷ ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở các hoạt động của Đề án xây dựng Kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án trong cả giai đoạn cho phù hợp với địa bàn, lĩnh vực,
đối tượng và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình; định kỳ hàng năm tổng hợp,
báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Sở Tư pháp (trước ngày 30 tháng 11) để tổng
hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
3.
Kinh phí thực hiện Đề án : Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí phổ biến, giáo
dục pháp luật của các sở, ngành, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài
chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các đơn vị thực hiện; đồng thời hướng
dẫn thanh quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định hiện
hành và chức năng nhiệm vụ được giao./.