ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2571/QĐ-UBND
|
Cần Thơ, ngày 15
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG LĨNH VỰC
TÀI CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số 3745/QĐ-UBND ngày 31 tháng
10 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai
đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Theo đề nghị của các Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án
đơn giản hóa 04 thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực tài chính thuộc phạm
vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở
Tài chính dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội
bộ thuộc thẩm quyền tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, trình Ủy ban nhân dân
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành.
Điều 3. Giao Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị
có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC, VPCP;
- UBNDTP (1B);
- VP UBND TP (2,3G);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu VT, PM.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tấn Hiển
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
(Kèm theo Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. Thủ tục: Thẩm tra, phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành do thành phố quản lý, có tổng mức đầu
tư < 15 tỷ đồng
1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị giảm thời gian phê duyệt quyết toán: từ 15
ngày làm việc giảm còn 12 ngày làm việc.
Lý do: Để tiết kiệm chi phí và thời gian
trong giải quyết thủ tục hành chính.
2. Kiến nghị thực thi
Điều chỉnh thời gian giải quyết phê duyệt quyết
toán đối với dự án nhóm c quy định tại Điều 47 của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP
ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết
toán dự án vốn đầu tư công, cụ thể như sau: “Thời gian phê duyệt quyết toán
đối với dự án nhóm c là 12 ngày, tính từ ngày người có thẩm quyền phê duyệt quyết
toán nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán đến ngày ban hành quyết định phê duyệt
quyết toán dự án hoàn thành.”
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
a) Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi
đơn giản hóa: 190.632.400 đồng/năm.
b) Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn
giản hóa: 152.540.920 đồng/năm.
c) Chi phí tiết kiệm: 38.091.480 đồng/năm.
d) Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.
2. Thủ tục: Phê duyệt phương
án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Đề nghị quy định đầy đủ, rõ ràng, phù hợp về:
- Trình tự thực hiện.
- Cách thức thực hiện.
- Số lượng hồ sơ.
Lý do: Để đảm bảo công khai, minh bạch, thống
nhất trong quy định và thực hiện thủ tục hành chính.
b) Đề nghị giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính
nội bộ: từ 30 ngày giảm còn 28 ngày.
Lý do: Để tiết kiệm chi phí và thời gian
trong giải quyết thủ tục hành chính.
2.2. Kiến nghị thực thi:
a) Quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện,
số lượng hồ sơ tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của
Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
b) Điều chỉnh thời gian giải quyết thủ tục hành
chính tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12
năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công được sửa đổi,
bổ sung tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ;
cụ thể như sau: “c) Trong thời hạn 28 ngày, kể từ ngày nhận được phương án sắp
xếp lại, xử lý nhà, đất tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có
nhà, đất có ý kiến bằng văn bản đối với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
thuộc trung ương quản lý”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
a) Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi
đơn giản hóa: 12.800.000 đồng/năm.
b) Chi phí tuân thủ thủ thủ tục hành chính sau khi
đơn giản hóa: 10.240.000 đồng/năm.
c) Chi phí tiết kiệm: 2.560.000 đồng/năm.
d) Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.
3. Thủ tục: Giao nhiệm vụ
thu, chi ngân sách
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Đề nghị quy định đầy đủ, rõ ràng, phù hợp về:
- Trình tự thực hiện.
- Cách thức thực hiện.
- Số lượng hồ sơ.
Lý do: Để đảm bảo công khai, minh bạch, thống
nhất trong quy định và thực hiện thủ tục hành chính.
b) Đề nghị giảm thời gian thực hiện thủ tục hành
chính nội bộ từ 10 ngày giảm còn 08 ngày.
Lý do: Để tiết kiệm chi phí và thời gian
trong giải quyết thủ tục hành chính.
3.2. Kiến nghị thực thi:
a) Quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện,
số lượng hồ sơ tại Điều 13 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Điều chỉnh thời gian giải quyết thủ tục hành
chính tại khoản 4 Điều 13 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; cụ thể như sau: “Trong
phạm vi 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu thuyết minh...”
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
a) Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi
đơn giản hóa: 12.800.000 đồng/năm.
b) Chi phí tuân thủ thủ thủ tục hành chính sau khi
đơn giản hóa: 10.240.000 đồng/năm.
c) Chi phí tiết kiệm: 2.560.000 đồng/năm.
d) Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.
4. Thủ tục: Xử lý thiếu hụt tạm
thời quỹ ngân sách cấp huyện
4.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Đề nghị quy định đầy đủ, rõ ràng, phù hợp về:
- Trình tự thực hiện.
- Cách thức thực hiện.
- Số lượng hồ sơ.
Lý do: Để đảm bảo công khai, minh bạch, thống
nhất trong quy định và thực hiện thủ tục hành chính.
b) Đề nghị giảm thời gian giải quyết thủ tục hành
chính: từ 10 ngày làm việc giảm còn 08 ngày làm việc.
Lý do: Để tiết kiệm chi phí và thời gian
trong giải quyết thủ tục hành chính
4.2. Kiến nghị thực thi:
a) Quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện,
số lượng hồ sơ tại Điều 14 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Điều chỉnh thời gian giải quyết thủ tục hành
chính tại khoản 3 Điều 14 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; cụ thể như sau: “Trong
phạm vi 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định điều chỉnh dự toán của
đơn vị dự toán cấp I...”.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
a) Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi
đơn giản hóa: 12.800.000 đồng/năm.
b) Chi phí tuân thủ thủ thủ tục hành chính sau khi
đơn giản hóa: 10.240.000 đồng/năm.
c) Chi phí tiết kiệm: 2.560.000 đồng/năm.
d) Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.