ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
25/2013/QĐ-UBND
|
Đắk
Nông, ngày 26 tháng 11 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ DNNN TRONG THI HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG
VỤ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15
tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số
107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
Căn cứ Nghị định số
103/2007/NĐ-CP ngày 11/6/2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Nghị định số
157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ,
công vụ;
Căn cứ Nghị định số
20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến
nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ tại Tờ trình số 319/TTr-SNV ngày 12 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm
người đứng đầu cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh
nghiệp nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các doanh nghiệp nhà
nước thuộc tỉnh; các hội đặc thù thuộc tỉnh và các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Bốn
|
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, TỔ CHỨC, ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG THI HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 25/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2013
của UBND tỉnh Đắk Nông)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định trách nhiệm
đối với người đứng đầu cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập
và doanh nghiệp nhà nước của tỉnh trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Người đứng đầu các địa phương,
cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước
(sau đây gọi chung là cơ quan) trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, bao gồm:
1. Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã (UBND cấp huyện); Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn
(UBND cấp xã).
2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức (có con dấu
riêng) trực thuộc các Sở, Ban, ngành.
3. Người đứng đầu các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh, thuộc các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh,
thuộc UBND cấp huyện.
4. Người đứng đầu các tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước được
ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định.
5. Người đứng đầu các Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần có vốn hoặc tài sản của nhà
nước (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước) do UBND tỉnh quản lý.
6. Cấp phó của người đứng đầu cơ
quan quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này cũng phải chịu trách nhiệm như người
đứng đầu cơ quan trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý điều hành hoặc
ủy quyền phụ trách lĩnh vực của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước hay
cơ quan chủ quản cấp trên.
Điều 3. Căn
cứ xác định trách nhiệm đối với người đứng đầu
1. Căn cứ nghĩa vụ, nhiệm vụ,
quyền hạn, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức và những việc cán bộ,
công chức, viên chức không được làm, quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm
2008, Luật Viên chức năm 2010 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Căn cứ nội dung chế độ trách
nhiệm đối với người đứng đầu quy định tại Điều 7 Nghị định số 157/2007/NĐ-CP
ngày 27/10/2007 của Chính phủ về quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
3. Căn cứ Nghị định số
103/2007/NĐ-CP ngày 11/6/2007 của Chính phủ về quy định trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4. Căn cứ Nghị định số 107/2006/NĐ-CP
ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
do mình quản lý, phụ trách.
5. Người đứng đầu chịu trách nhiệm
trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới về việc để cơ quan do mình phụ trách hoặc để
cơ quan trực thuộc xảy ra vi phạm các quy định về thi hành nhiệm vụ, công vụ.
6. Căn cứ nội dung trách nhiệm đối
với người đứng đầu quy định tại Điều 4 Quy định này.
Chương II
TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TRONG THI HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ
Điều 4. Nội
dung trách nhiệm đối với người đứng đầu
1. Tổ chức chặt chẽ có hệ thống
về bộ máy, bố trí nhân lực một cách khoa học, hợp lý và chịu trách nhiệm về
toàn bộ hoạt động của cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý.
2. Gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp
hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ
đạo của cấp trên; quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm
vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó; tổ chức, điều hành cơ quan thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng, hiệu quả và đúng thời hạn
được giao.
3. Chủ động ban hành hoặc tham
mưu trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản quản lý hành chính nhà nước bảo đảm tính hợp pháp của văn bản.
4. Trên cơ sở các quy định về
phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định
cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan
cấu thành hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền
quản lý; tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm
không rõ ràng; bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật.
5. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng quy định về
phân cấp quản lý cán bộ, đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước và các quy định của địa phương.
6. Không đùn đẩy, né tránh công
việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan mình lên cơ quan cấp trên hoặc
sang cơ quan khác. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, người đứng đầu quản lý điều hành, giải quyết công việc đúng chức
năng, nhiệm vụ được quy định, phân công rõ người rõ việc, kiểm tra đôn đốc cấp
phó và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý giải
quyết công việc được giao.
7. Gương mẫu thực hiện và quán
triệt cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chấp hành nghiêm chỉnh thời
gian làm việc theo quy định hiện hành. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động sử dụng giờ hành chính để làm việc riêng, uống rượu, bia
trong giờ làm việc và hút thuốc lá nơi công cộng.
8. Thực hiện quy chế làm việc của
cơ quan, quy chế phối hợp với các cơ quan, UBND các cấp có liên quan để giải
quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao trong thực hiện các lĩnh vực
thủ tục hành chính, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.
9. Rà soát, mẫu hóa, niêm yết
công khai các thủ tục hành chính; hướng dẫn rõ thành phần hồ sơ, mức thu phí, lệ
phí và thời hạn giải quyết các loại công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân
thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao và giám sát việc giải quyết công việc của
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan mình.
Đặc biệt, chịu trách nhiệm nếu để
cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý có những hành vi: sai quy định
khi thực thi nhiệm vụ, công vụ, đòi hỏi giấy tờ hồ sơ ngoài quy định, hướng dẫn
bổ sung hồ sơ nhiều lần, hướng dẫn không thống nhất, cố tình kéo dài thời gian
trả kết quả, trễ hẹn không có lý do chính đáng, không ra phiếu hẹn ngày trả kết
quả, có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu gây phiền hà cho nhân dân, có thái độ thiếu
nghiêm túc, thiếu niềm nở khi tiếp xúc với nhân dân, có thái độ vô cảm trước
yêu cầu bức xúc chính đáng của người dân, không có người trực giải quyết công
việc của dân, để dân phải chờ đợi, có dư luận phản ánh tiêu cực về thái độ phục
vụ hoặc báo chí phê phán từ 2 lần trở lên.
10. Các cơ quan thực hiện xây dựng
quy định, quy chế quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, các tài sản,
trang thiết bị theo đúng chế độ, chính sách và đúng quy định của pháp luật; quản
lý, kiểm tra thường xuyên, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất
mát, thất thoát; phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn lao
động tại cơ quan.
11. Tổ chức kiểm tra thường
xuyên việc chấp hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm
việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 07/8/2013
của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấn chỉnh lề lối làm việc và thực thi công vụ của
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
12. Người đứng đầu cơ quan khi
giải quyết công việc thuộc thẩm quyền có liên quan đến cơ quan chuyên môn cấp
trên hay cơ quan khác phải có trách nhiệm chủ động bàn bạc, phối hợp, lấy ý kiến
của người đứng đầu cơ quan đó bằng văn bản. Cơ quan được lấy ý kiến phải có văn
bản trả lời trong thời hạn pháp luật quy định.
13. Tổ chức thực hiện và tăng cường
chỉ đạo về Quy chế dân chủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho mọi hoạt động
của cơ quan thật sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất; xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực; thực hiện các chính sách, chế độ nhằm đảm bảo quyền lợi của cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm
vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
14. Xây dựng và tổ chức thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; về phát ngôn, khai
thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan.
15. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ
thông tin, báo cáo theo quy định (báo cáo thông tin đầy đủ, đúng nội dung, thời
gian); tham dự đầy đủ, đúng thành phần và thời gian các cuộc họp do cơ quan hoặc
người có thẩm quyền triệu tập, tổ chức.
16. Các chế độ trách nhiệm khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 5.
Trách nhiệm của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phân công
nhiệm vụ cho người đứng đầu (Thực hiện theo Điều 8, Nghị định số 157/2007/NĐ-CP
ngày 27/10/2007 của Chính phủ).
Điều 6. Cơ sở
để xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu
1. Khi xem xét xử lý trách nhiệm
đối với người đứng đầu để xảy ra vi phạm các quy định trong thi hành nhiệm vụ,
công vụ tại cơ quan mình quản lý, phụ trách cần làm rõ các yếu tố sau đây liên
quan đến trách nhiệm của người đứng đầu:
a) Sự phân công, phân cấp quản
lý, tính chất mức độ của hành vi vi phạm, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm
gây ra; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình thức xử lý trách nhiệm để xác định
mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới khi để xảy ra vi phạm các quy định
trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
b) Mối quan hệ công tác giữa
hành vi vi phạm các quy định trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của người dưới
quyền đối với trách nhiệm quản lý của người đứng đầu.
c) Thẩm quyền được giao trong
thi hành nhiệm vụ, công vụ.
2. Đối với trường hợp vi phạm
các quy định trong thi hành nhiệm vụ, công vụ có dấu hiệu cấu thành tội phạm
thì cơ quan có thẩm quyền chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra xử lý theo quy định
của pháp luật.
Điều 7. Xử
lý trách nhiệm đối với người đứng đầu khi có vi phạm
1. Vi phạm nội dung trách nhiệm
đối với người đứng đầu quy định tại Điều 4, Quy định này.
2. Theo quy định tại khoản 2, 3,
4, 5, 6, 7, 8, 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định số
157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ.
Điều 8. Thẩm
quyền, trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm người đứng đầu
1. Thẩm quyền xử lý trách nhiệm
người đứng đầu khi vi phạm Quy định này do cơ quan có thẩm quyền đã được phân cấp
quản lý theo quy định hiện hành.
2. Trình tự, thủ tục xử lý trách
nhiệm người đứng đầu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 9.
Trách nhiệm của người đứng đầu trong xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ có hành vi vi phạm
rõ ràng, cụ thể, quả tang
1. Khi nhận được văn bản đề nghị
của cơ quan có thẩm quyền về xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động vi phạm quy định về thi hành nhiệm vụ, công vụ; người đứng đầu
cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan xem xét, tiến hành các
thủ tục xử lý trách nhiệm cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp ý kiến của
người đứng đầu cơ quan khác với ý kiến của cơ quan có thẩm quyền thì phải có
văn bản giải trình lý do không đồng ý xử lý và hai bên báo cáo với cơ quan cấp
trên trực tiếp để xin ý kiến giải quyết.
3. Quy trình, thủ tục xử lý
trách nhiệm đối với cá nhân vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Điều 10.
Khen thưởng
Người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ, chấp hành nghiêm chế độ trách
nhiệm tại Quy định này và các văn bản pháp luật khác liên quan thì được khen
thưởng theo quy định của pháp luật, được xem xét khi giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm
lại, bổ nhiệm chức vụ cao hơn, xét nâng lương trước thời hạn hoặc khi cử dự thi
nâng ngạch theo quy định của pháp luật.
Chương III
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Điều 11.
Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn
đốc và kiểm tra việc chấp hành Quy định này.
2. Phối hợp với các cơ quan chức
năng xem xét, đánh giá mức độ thực hiện quy định trách nhiệm người đứng đầu
trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
3. Tổng hợp kết quả theo định kỳ
việc thực hiện Quy định của các ngành, các cấp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 12.
Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sự nghiệp
công lập và doanh nghiệp nhà nước
1. Theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, người đứng đầu có trách nhiệm triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện
Quy định này tại cơ quan mình và các cơ quan thuộc quyền quản lý.
2. Kiểm tra việc thực hiện và xử
lý các hành vi vi phạm theo quy định.
3. Tổng hợp, báo cáo định kỳ trước
ngày 30/11 hàng năm cho UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) về kết quả thực hiện
Quy định.
4. Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, người đứng đầu các cơ quan có văn bản phản ánh
về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để tổng hợp và xem xét, giải quyết./.