ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2423/QĐ-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 25
tháng 06 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ÁP DỤNG TẠI
UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP
ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành
chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1142/SNN-TCCB ngày 22/6/2015 (kèm ý kiến của
Sở Nội vụ tại Văn bản số 624/SNV-CCHC ngày 05/6/2015, của Sở Tư pháp tại Văn bản
số 960/STP-KSTT ngày 12/6/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết
định này 10 (mười) thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh (có danh mục các thủ tục và nội dung kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ban hành; thay thế Quyết định số 2716/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của
UBND tỉnh và 04 TTHC thuộc lĩnh vực Lâm nghiệp, 06 TTHC thuộc lĩnh vực Phát triển
nông thôn kèm theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Nội vụ; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH, VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC, NL1, NL.
Gửi VB giấy và điện tử
|
CHỦ TỊCH
Lê Đình Sơn
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 25/06/2015 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
I. Lĩnh vực Nông nghiệp
|
1
|
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP trong sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
|
2
|
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP trong
sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
|
3
|
Phê duyệt dự án vùng sản xuất giống lúa
|
II. Lĩnh vực Lâm nghiệp
|
1
|
Cấp phép khai thác tỉa thưa rừng thông
|
2
|
Cấp phép khai thác nhựa thông
|
3
|
Cấp phép phát triển rừng sản xuất
|
4
|
Thẩm định, phê duyệt dự án hỗ trợ gia đình trồng
rừng sản xuất
|
III. Lĩnh vực Thủy lợi
|
1
|
Cấp bù Thủy lợi phí
|
IV. Lĩnh vực Phát triển nông thôn
|
1
|
Thẩm tra, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Dự
án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135
|
2
|
Phê duyệt dự án phát triển sản xuất thuộc chương
trình 135
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ÁP DỤNG
TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
I. LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP
1. Cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm
nông lâm thủy sản
1. Trình tự thực hiện:
- Buớc 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường
hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì UBND cấp huyện thông báo
cho tổ chức, cá nhân biết, hoàn thiện hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy
biên nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận
ATTP thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân
mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận
kết quả.
2. Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành
chính nhà nước;
- Qua đường bưu điện;
- Qua mạng điện tử.
Trường hợp gửi hồ sơ qua mạng điện tử
thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề
nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);
- Bản
thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (theo mẫu);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy
chứng nhận kinh tế trang trại;
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
(có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất
kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức
khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 07 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với các trường hợp phải lấy mẫu sản phẩm để thử
nghiệm thì phải phụ thuộc thời gian trả kết quả của phòng kiểm nghiệm).
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
và cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp
huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng
nhận.
8. Lệ phí:
a) Phí:
- Phí thẩm định xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000 đồng/lần/cơ sở (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số
149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính);
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản
và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000 đồng/lần/cơ
sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu £ 100 triệu đồng/tháng:
2.000.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ³ 100 triệu đồng/tháng:
3.000.000 đồng/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất thực phẩm
nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC
ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu £ 100 triệu đồng/tháng:
1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ³100 triệu đồng/tháng
trở lên: 1.500.000 đồng/lần/cơ sở.
- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm:
+ Cửa hàng bán lẻ thực phẩm 500.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm 1.000.000 đồng/lần/cơ
sở.
b) Lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều
kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản:
150.000 đồng/lần cấp (biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại
Phụ lục VI ban hành kèm theo
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
- Bản thuyết minh về điều kiện an toàn thực phẩm
theo mẫu tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số
05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày
17/6/2010;
- Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở SXKD vật tư
nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở SXKD nông lâm thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm;
- Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày
29/10/2013 Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an
toàn vệ sinh thực phẩm.
PHỤ LỤC VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định
việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày …… tháng ……
năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: (Tên cơ
quan kiểm tra)
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh
doanh:................................................................................
........................................................................................................................................
2. Mã số (nếu
có):...........................................................................................................
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh
doanh:...........................................................................
.......................................................................................................................................
4. Điện thoại………………………………………..Fax………………..
Email………………………………..
5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập:.................................................
6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị …………………. (tên cơ quan kiểm tra) ………………… cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Hồ sơ gửi kèm:
-
-
-
…
|
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC VII
BẢN THUYẾT
MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định
việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…,
ngày …… tháng …… năm …
BẢN
THUYẾT MINH
Cơ
sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
I- THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:
..............................................................................
2. Mã số (nếu
có):..........................................................................................................
3. Địa chỉ:.......................................................................................................................
4. Điện thoại: ………………Fax:
………………………Email:.........................................
5. Loại hình sản xuất, kinh doanh
DN nhà nước
|
□
|
DN 100% vốn nước ngoài
|
□
|
DN liên doanh với nước ngoài
|
□
|
DN cổ phần
|
□
|
DN tư nhân
|
□
|
Khác
(ghi rõ loại hình)
|
□
|
6. Năm bắt đầu hoạt động:.............................................................................................
7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp
đăng ký kinh doanh:..........................................
8. Công suất thiết kế:.......................................................................................................
9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống
kê 3 năm trở lại đây):....................................
10. Thị trường tiêu thụ
chính:...........................................................................................
II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM
TT
|
Tên sản phẩm sản
xuất, kinh doanh
|
Nguyên liệu/ sản
phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh
|
Cách thức đóng gói
và thông tin ghi trên bao bì
|
Tên nguyên liệu/sản
phẩm
|
Nguồn gốc/ xuất xứ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
- Tổng diện tích các khu vực sản xuất,
kinh doanh.................. m2, trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản
phẩm:.......................... m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh:
.......................................... m2
+ Khu vực đóng gói thành phẩm:
.......................................... m2
+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm:
................................. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác:
.................................. m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất,
kinh doanh:
2. Trang thiết bị chính:
Tên thiết bị
|
Số lượng
|
Nước sản xuất
|
Tổng công suất
|
Năm bắt đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng
|
□
|
Nước giếng khoan
|
□
|
Hệ thống xử lý
|
Có
|
□
|
Không
|
□
|
|
|
|
|
|
Phương pháp xử
lý:............................................................................................................
- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):
Tự sản xuất
|
□
|
Mua ngoài
|
□
|
Phương pháp kiểm soát chất lượng nước
đá:......................................................................
4. Hệ thống xử lý chất thải
Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:
.........................................................................................................................................
5. Người sản xuất, kinh doanh:
- Tổng số:.......................... người, trong
đó:
+ Lao động trực tiếp:......................... người.
+ Lao động gián tiếp:......................... người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh
doanh:
- Tập huấn kiến thức về ATTP:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ………… người; trong đó
………….. của cơ sở và ………………. đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung,
chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng
Tên hóa chất
|
Thành phần chính
|
Nước sản xuất
|
Mục đích sử dụng
|
Nồng độ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống quản lý chất lượng đang
áp dụng (HACCP, ISO,....)
9. Phòng kiểm nghiệm
- Của cơ sở
|
□
|
Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:
……………………
|
.........................................................................................................................................
- Thuê ngoài
|
□
|
Tên những PKN gửi phân tích: …………………………………….
|
.........................................................................................................................................
10. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông tin nêu
trên là đúng sự thật./.
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
2. Cấp lại Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực
phẩm nông lâm thủy sản
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường
hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì UBND cấp huyện thông báo
cho tổ chức, cá nhân biết, hoàn thiện hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy
biên nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định;
Trường hợp không cấp lại Giấy chứng
nhận ATTP thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân
mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận
kết quả.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành
chính nhà nước;
- Qua đường bưu điện;
- Qua mạng điện tử.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
hoặc mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
* Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP hết thời hạn hiệu
lực: Trước thời hạn hết hiệu lực 6 (sáu) tháng, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ
sơ, gồm:
- Đơn
đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo mẫu);
- Bản
thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (theo mẫu).
* Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn
hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin
trên Giấy chứng nhận ATTP:
- Đơn
đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận ATTP đang còn hiệu lực (đối với
trường hợp cơ sở thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức,
cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp
huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng
nhận.
8. Lệ phí:
a. Phí:
- Phí thẩm định xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000 đồng/lần/cơ sở (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư
149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính);
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản
và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000 đồng/lần/cơ
sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu £ 100 triệu đồng/tháng:
2.000.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ³ 100 triệu đồng/tháng:
3.000.000 đồng/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất thực phẩm nông
lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu £ 100 triệu đồng/tháng:
1.000.000đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ³ 100 triệu đồng/tháng
trở lên: 1.500.000 đồng/lần/cơ sở.
b. Lệ phí: Cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều
kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản:
150.000 đồng/lần cấp (biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC
ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại
Phụ lục VI ban hành kèm theo
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
- Bản thuyết minh về điều kiện an toàn thực phẩm
theo mẫu tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12
ngày 21/11/2007;
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày
17/6/2010;
- Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ
Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn
vệ sinh thực phẩm.
PHỤ LỤC VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP,
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc
kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận
cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày …… tháng ……
năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP,
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:
..............................................................................
.......................................................................................................................................
2. Mã số (nếu
có):..........................................................................................................
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:..........................................................................
......................................................................................................................................
4. Điện thoại: ………………Fax: ………………………
Email:............................................................................................................................
5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập:...............................................
6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị ……………. (tên cơ quan kiểm tra) ……………….. cấp
lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại:.................................................................................................................
Hồ sơ gửi kèm:
-
-
-
…
|
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC VII
BẢN
THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN
THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định
việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…,
ngày …… tháng …… năm …
BẢN
THUYẾT MINH
Cơ
sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
I- THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:
...............................................................................
2. Mã số (nếu có):...........................................................................................................
3. Địa chỉ:........................................................................................................................
4. Điện thoại: ………………Fax:
………………………Email:..........................................
5. Loại hình sản xuất, kinh doanh
DN nhà nước
|
□
|
DN 100% vốn nước ngoài
|
□
|
DN liên doanh với nước ngoài
|
□
|
DN cổ phần
|
□
|
DN tư nhân
|
□
|
Khác
(ghi rõ loại hình)
|
□
|
6. Năm bắt đầu hoạt động:...................................................................................................
7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp
đăng ký kinh doanh:............................................
8. Công suất thiết kế:.......................................................................................................
9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống
kê 3 năm trở lại đây):....................................
10. Thị trường tiêu thụ
chính:...........................................................................................
II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM
TT
|
Tên sản phẩm sản
xuất, kinh doanh
|
Nguyên liệu/ sản
phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh
|
Cách thức đóng gói
và thông tin ghi trên bao bì
|
Tên nguyên liệu/sản
phẩm
|
Nguồn gốc/ xuất xứ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
- Tổng diện tích các khu vực sản xuất,
kinh doanh.................. m2, trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản
phẩm:.......................... m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh:
.......................................... m2
+ Khu vực đóng gói thành phẩm:
.......................................... m2
+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm:
................................. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác:
.................................. m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất,
kinh doanh:
2. Trang thiết bị chính:
Tên thiết bị
|
Số lượng
|
Nước sản xuất
|
Tổng công suất
|
Năm bắt đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng
|
□
|
Nước giếng khoan
|
□
|
Hệ thống xử lý
|
Có
|
□
|
Không
|
□
|
|
|
|
|
|
Phương pháp xử lý:............................................................................................................
- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):
Tự sản xuất
|
□
|
Mua ngoài
|
□
|
Phương pháp kiểm soát chất lượng nước
đá:...................................................................
4. Hệ thống xử lý chất thải: Cách thức
thu gom, vận chuyển, xử lý:..................................
5. Người sản xuất, kinh doanh:
- Tổng số:.................... người, trong đó:
+ Lao động trực tiếp:................... người.
+ Lao động gián tiếp:................... người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh
doanh:
- Tập huấn kiến thức về ATTP:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ………… người; trong đó …………..
của cơ sở và ………………. đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ
sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng
Tên hóa chất
|
Thành phần chính
|
Nước sản xuất
|
Mục đích sử dụng
|
Nồng độ
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống quản lý chất lượng đang
áp dụng (HACCP, ISO,....)
9. Phòng kiểm nghiệm
- Của cơ sở
|
□
|
Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:
...............................
|
- Thuê ngoài
|
□
|
Tên những PKN gửi phân tích:
.....................................................
|
10. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông tin nêu
trên là đúng sự thật./.
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
3. Phê duyệt dự
án vùng sản xuất giống lúa:
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy
biên nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân
mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận
kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn về việc đầu
tư vùng sản xuất lúa giống (bản chính).
- Bản thuyết minh dự án đầu tư sản xuất lúa (bản
chính).
b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức,
cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp
huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên, mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24/3/2014 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
II. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
1. Cấp Giấy phép khai thác tỉa
thưa rừng thông
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ
trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy biên nhận hồ
sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ
sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn
đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính Nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Hồ sơ thiết kế khai thác tỉa thưa rừng thông do tổ
chức có thẩm quyền lập (bản chính).
- Tờ trình của cá nhân xin khai thác tỉa thưa rừng
thông (bản chính).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao phô tô
và kèm theo bản gốc để đối chứng).
- Quyết định giao rừng hoặc biên bản giao rừng (bản
sao có chứng thực).
b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức,
cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp
huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của
Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư số 35/2011/TT-BNTPTNT ngày 20/5/2011 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn khai thác, tận thu gỗ
và lâm sản ngoài gỗ.
2. Cấp giấy phép khai thác nhựa
thông
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ
trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy biên nhận hồ
sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ
sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn
đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính Nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Hồ sơ thiết kế khai thác nhựa thông do tổ chức có
thẩm quyền lập (bản chính);
- Tờ trình hoặc đơn của tổ chức, cá nhân xin khai
thác nhựa thông (bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản phô tô và
mang theo bản gốc để đối chứng);
- Quyết định giao rừng hoặc biên bản giao rừng (bản
pho tô và bản gốc đối chứng).
b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết; 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
và cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp
huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của
Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 2531/QĐ/NN-KH-CN ngày 04/10/1997 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy trình kỹ thuật khai
thác cây trồng hai lá.
- Thông tư số 35/2011/TT-BNTPTNT ngày 20/5/2011 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn khai thác, tận thu gỗ
và lâm sản ngoài gỗ.
3. Cấp phép phát triển rừng sản
xuất
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ
trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy biên nhận hồ
sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ
sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn
đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm;
- Tờ trình của UBND xã về việc xin trồng mới rừng sản
xuất (bản chính);
- Dự án đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất (bản
chính);
- Bản đồ thiết kế trồng rừng (bản chính);
- Hồ sơ thiết kế dự toán trồng rừng (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
và cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp
huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của
Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ
tướng chính phủ về việc một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007-2015.
4. Thẩm định phê duyệt Dự án hỗ
trợ hộ gia đình trồng rừng sản xuất
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hộ gia đình hoặc cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
+ Nếu hồ sơ chua đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ
trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy biên nhận hồ
sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho hộ gia đình hoặc cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ
sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định.
- Bước 3: Đến hẹn, hộ gia đình hoặc cá nhân mang
phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận kết
quả.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính Nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình của UBND xã về việc phê duyệt Dự án hỗ
trợ hộ gia đình trồng rừng sản xuất (bản chính);
- Dự án hỗ trợ hộ gia đình trồng rừng sản xuất (bản
chính);
- Bản đồ thiết kế trồng rừng (bản chính);
- Hồ sơ thiết kế dự toán trồng rừng (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp
huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của
Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của
Thủ tướng chính phủ về việc một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007-2015.
III. LĨNH VỰC THỦY LỢI
1. Cấp bù thủy lợi phí
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của đơn vị quản lý thủy nông nộp hồ
sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ
trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy biên nhận hồ
sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ
sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn
đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính Nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Hồ sơ đề nghị phê duyệt diện tích và dự toán kinh
phí do miễn thủy lợi phí, gồm:
- Tờ trình xin phê duyệt diện tích và dự toán kinh
phí do miễn thủy lợi phí;
- Bảng kê diện tích tưới, tiêu và cấp nước theo từng
hộ dùng nước của từng địa bàn, có xác nhận của UBND cấp xã;
- Hợp đồng (hoặc sổ bộ) tưới, tiêu, cấp nước của
đơn vị quản lý thủy nông với hộ sử dụng nước, các hộ dùng nước…;
- Kế hoạch tưới, tiêu, cấp nước và kế hoạch tài
chính của đơn vị thủy nông;
- Dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp bù do thực
hiện miễn thủy lợi phí.
(Kèm theo thuyết minh xây dựng dự toán ngân sách
Nhà nước cấp bù miễn thủy lợi phí (nêu rõ những đặc thù của đơn vị; những biến
động dự toán ngân sách cấp bù do miễn thủy lợi phí)).
b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ), gồm 01 bộ gốc và 02 bộ
sao.
4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp
huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
hành chính.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi;
- Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của
Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ;
- Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ
Tài chính hướng dẫn chi tiết việc thực hiện miễn thu thủy lợi phí theo quy định
tại Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ.
IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
1. Thẩm tra, quyết toán nguồn
kinh phí thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135
1. Trình tự thực hiện.
- Bước 1: UBND cấp xã (Chủ đầu tư) chuẩn bị văn bản
đề nghị thẩm tra quyết toán kèm 01 bộ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của UBND cấp huyện.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ
trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy biên nhận hồ
sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho UBND cấp xã.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ
sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định.
- Bước 3: Đến hẹn, UBND cấp xã nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước;
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm tra quyết toán (bản chính);
- Quyết định phân bổ kế hoạch vốn (bản sao);
- Thuyết minh Dự án (bao gồm: nội dung hỗ trợ, dự
toán chi tiết và phương án thực hiện) (Bản chính), Văn bản thẩm định và Quyết định
phê duyệt của UBND huyện (bản sao);
- Đơn đăng ký của các hộ hoặc nhóm hộ (bản sao);
- Biên bản họp thôn (bản sao);
- Danh sách các hộ (bản gốc, có xác nhận của UBND
xã);
- Hồ sơ thanh toán theo từng nội dung hỗ trợ quy định
tại Điều 3 (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm
toán của các cơ quan: Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có); kèm
theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của Chủ đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức,
cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
- Văn bản thẩm định quyết toán nguồn kinh phí thực
hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135;
- Quyết định phê duyệt quyết toán nguồn kinh phí thực
hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.
- Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ
trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn
khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
- Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của liên Bộ: Ủy ban dân tộc,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng
dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển
sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn,
bản đặc biệt khó khăn;
- Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ
trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng,
hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
- Nghị quyết số 87/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVI về việc quy định định mức hỗ trợ một số
nội dung thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 - 2015;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 07/10/2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định thực hiện định mức hỗ trợ
một số nội dung Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 - 2015.
2. Thẩm định, phê duyệt Dự án
Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: UBND cấp xã (Chủ đầu tư) chuẩn bị văn bản
đề nghị thẩm tra quyết toán kèm 01 bộ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của UBND cấp huyện.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ
trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Làm giấy biên nhận hồ
sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho UBND cấp xã;
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ
sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định;
- Bước 3: Đến hẹn, UBND cấp xã nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước;
3. Thành phần, số lượng hồ sơ.
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình xin phê duyệt của UBND cấp xã (bản
chính);
- Thuyết minh Dự án (bao gồm: Nội dung hỗ trợ, dự
toán chi tiết và phương án thực hiện) (bản gốc); Văn bản thẩm định và Quyết định
phê duyệt của UBND huyện;
- Đơn đăng ký của các hộ hoặc nhóm hộ;
- Biên bản họp thôn;
- Danh sách các hộ.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức,
cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
- Văn bản thẩm định phương án và dự toán kinh phí
thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135;
- Quyết định phê duyệt phương án và dự toán kinh
phí thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.
- Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ
trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn
khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
- Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của liên Bộ: Ủy ban dân tộc,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng
dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển
sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn,
bản đặc biệt khó khăn;
- Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ
trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng,
hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
- Nghị quyết số 87/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVI về việc quy định định mức hỗ trợ một số nội
dung thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 07/10/2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định thực hiện định mức hỗ trợ một số
nội dung Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh năm 2014 - 2015.