ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2422/QĐ-UBND
|
Nam Định, ngày 09
tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
268/QĐ-UBND ngày 29/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nam Định;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành
chính và các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Nam Định
(có phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Giao các Sở, ngành có liên quan phối hợp với Văn
phòng UBND tỉnh:
1. Thực thi phương án đơn giản
hóa đối với các trường hợp rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
2. Dự thảo văn bản thực thi các
phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm
quyền xử lý của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ thông qua.
Điều 3.
Giao Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn
đốc các Sở, ngành có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- VPCP (Cục Kiểm soát TTHC);
- Như Điều 5;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP11.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Lê Đoài
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số: 2422/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Nam Định)
I. LĨNH VỰC
KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ
1. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu
tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự án đầu tư đã được
UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư Nội dung kiến nghị đơn giản hóa: Bỏ
thành phần hồ sơ
Lý do: Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu
tư (nếu có) do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Kiến nghị thực thi: bỏ thành phần
hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương
đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có)”. Đề nghị sửa Điều 54 Nghị định
số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Lợi ích của phương án đơn giản
hóa: Việc kiến nghị bỏ thành phần hồ sơ trong TTHC giúp giảm các chi phí không
cần thiết cho doanh nghiệp khi phải chuẩn bị hồ sơ.
II. LĨNH VỰC
VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. TTHC lĩnh vực Văn hóa cơ sở
a. Thủ tục thông báo sản phẩm
quảng cáo
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa:
+ Đề nghị sửa thành phần hồ sơ “Văn
bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo” thành “Văn bản
chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo đối với quảng cáo từ
20m2 trở lên và biển quảng cáo dưới 20m2 treo ở vị trí công cộng”.
Lý do: Hồ sơ thông báo sản phẩm
quảng cáo đối với bảng quảng cáo treo tại vị trí các cửa hàng, cửa hiệu là
không cần thiết vì trong thông báo sản phẩm quảng cáo đã có địa chỉ cụ thể thực
hiện quảng cáo được chủ cửa hàng hoặc chủ cơ sở cho phép treo mới được treo,
không cần thiết phải chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng
cáo.
+ Đề nghị sửa thành phần hồ sơ
“Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo” thành “Bản phối cảnh vị trí đặt bảng
quảng cáo đối với bảng quảng cáo có diện tích 20m2 trở lên”.
Lý do: Trong thông báo sản phẩm
quảng cáo đối với bảng quảng cáo dưới 20m2 đã ghi địa điểm thực hiện quảng cáo.
Mặt khác, trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo xin thực hiện nhiều bảng
quảng cáo nhỏ dưới 20m2 mà mỗi bảng là 1 địa chỉ thì thành phần hồ sơ sẽ rất
nhiều, gây lãng phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện quảng cáo.
- Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định
tại khoản 6, khoản 7 Điều 29 Luật quảng cáo.
- Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
Tạo điều kiện thuận lợi, tiết
kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC nhanh chóng, kịp
thời:
* Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 24.180.000 đồng/năm
* Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 14.580.000 đồng/năm.
* Chi phí tiết kiệm: 9.600.000
đồng/năm.
* Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40%.
b. Thủ tục Thông báo tổ chức
đoàn người thực hiện quảng cáo
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa:
+ Về thời hạn giải quyết: Đề
nghị cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục Thông báo tổ chức đoàn người thực hiện
quảng cáo được công bố đề nghị giảm xuống từ 10 ngày xuống 08 ngày (giảm 02
ngày).
Lý do: Ngày 24/9/2018, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-UBND về việc thông qua
phương án đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, trong đó, đã giảm thời
hạn giải quyết TTHC này từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc (giảm 05
ngày làm việc). Tuy nhiên, qua quá trình giải quyết, thời gian 10 ngày làm việc
vẫn còn dài. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí
cho cá nhân, tổ chức, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 10 ngày làm việc
xuống còn 08 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi:
Điểm c, Khoản 1, Điều 36 Luật
Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội quy định như sau: “Trong
thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu cơ quan có thẩm
quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý với thông báo thì phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lí do. Quá thời hạn trên mà không có văn bản trả lời thì tổ
chức, cá nhân được thực hiện quảng cáo theo nội dung đã thông báo”. Phương án
đơn giản hóa TTHC đề nghị sửa đổi nội dung Điểm c, Khoản 1, Điều 36 Luật Quảng
cáo số 16/2012/QH13, cụ thể như sau: “Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được thông báo, nếu cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương
không đồng ý với thông báo thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do. Quá
thời hạn trên mà không có văn bản trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện
quảng cáo theo nội dung đã thông báo”.
- Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
Tạo điều kiện để tổ chức, cá
nhân được giải quyết TTHC một cách nhanh chóng, kịp thời
* Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 265.650.000 đồng;
* Chi phí tuân TTHC sau khi đơn
giản hóa: 215.050.000 đồng;
* Chi phí tiết kiệm cho cá
nhân, tổ chức: 50.600.000 đồng;
* Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực
hiện TTHC: 20%;
* Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
19,01%.
2. Lĩnh vực Nghệ thuật Biểu diễn
Thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ
thuật trên địa bàn quản lý (không thuộc trường hợp trong khuôn khổ hợp tác quốc
tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự
nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương)
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa: Thẩm quyền quyết định đối với kết quả giải quyết TTHC.
Lý do: Thực hiện chủ trương về cải
cách TTHC; rà soát, đơn giản hóa để rút ngắn thời gian giải quyết, góp phần
nâng cao hiệu quả cải cách hành chính vì: Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày
14/12/2020 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của
Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp
và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP); thẩm quyền thực hiện công tác quản lý
nhà nước và phần lớn TTHC lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc về Ủy ban nhân
dân tỉnh. Bên cạnh đó, một số TTHC có thời hạn giải quyết ngắn ngày vì vậy công
tác quản lý nhà nước, cải cách TTHC của cơ quan chuyên môn cũng như việc thực
hiện TTHC của tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn.
- Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa
đổi tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của
Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn “Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao nơi tổ chức tiếp nhận thông báo...” để thực hiện.
- Lợi ích phương án đơn giản
hóa: Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân được giải quyết TTHC nhanh chóng, kịp thời:
* Hạn chế việc chờ đợi nhiều
ngày làm mất thời gian, lỡ cơ hội xúc tiến cho các hoạt động của tổ chức, cá
nhân.
* Chi phí tiết kiệm cho cá
nhân, tổ chức: 95.600.000 đồng;
* Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
35,01%
III. LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
1. Thủ tục hành chính lĩnh vực
Chăn nuôi, Thú y
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện buôn bán thuốc thú y
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa:
Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” và “Chứng
chỉ hành nghề thú y”. Thông tin liên quan đến 02 loại giấy tờ này sẽ được liệt
kê tại “Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật buôn bán, nhập khẩu
thuốc thú y” và được kiểm tra khi thực hiện đánh giá điều kiện thực tế tại cơ sở
theo quy định.
Lý do: Những loại giấy tờ
này đã được cơ quan nhà nước cấp trước đó, đơn vị giải quyết TTHC sẽ tra cứu
thông tin “Chứng chỉ hành nghề thú y” trên hệ thống lưu trữ và tra cứu thông
tin “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh” trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Kiến nghị thực thi:
+ Bãi bỏ điểm c, d khoản 1 Điều
97 Luật Thú y; bãi bỏ thông tin “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh” và “Chứng chỉ hành nghề thú y” tại đơn đăng ký,
gia hạn kiểm tra điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y (Phụ lục XX-Thông tư
số 13/2016/TT- BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy
định về quản lý thuốc thú y);
+ Bổ sung thông tin liên quan đến
02 loại giấy tờ trên trong Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật
buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y (Phụ lục XXII - Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02/6/2016).
- Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Thành phần hồ sơ của TTHC đơn
giản, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc chuẩn bị hồ sơ.
2. Nhóm TTHC cấp giấy chứng nhận
kiểm dịch (02 TTHC)
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh;
Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa:
Sửa đổi mẫu Đơn đăng ký kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (Mẫu 1 Phụ lục
I - Thông tư số 25/2016/TTBNNPTNT ngày 30/6/2016); mẫu Giấy đăng ký kiểm dịch động
vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (Mẫu
01 TS Phụ lục V, Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016), cụ thể: bãi bỏ
nội dung giải thích ở cuối mẫu đơn: “Đơn đăng ký/Giấy đăng ký kiểm dịch được
làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do tổ chức,
cá nhân giữ”.
Lý do: Giảm thời gian, chi phí,
đơn giản hóa việc đăng ký kiểm dịch.
- Kiến nghị thực thi
Sửa đổi mẫu Đơn đăng ký kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (Mẫu 1 Phụ lục
I - Thông tư số 25/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016).
Sửa đổi mẫu Giấy đăng ký kiểm dịch
động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
(Mẫu 01 TS Phụ lục V, Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016).
- Lợi ích phương án đơn giản
hóa: Giảm 50% chi phí in ấn mẫu đơn, giảm 50% thời gian viết đơn đối với nhóm
thủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
3. Thủ tục hành chính lĩnh vực
Lâm nghiệp:
Thủ tục Đăng ký mã số cơ sở
nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II và
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II và III CITES
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa:
* Đề nghị cắt giảm thời gian giải
quyết TTHC, cụ thể:
+ Cắt giảm từ 05 ngày làm việc
xuống còn 03 ngày làm việc (đối với trường hợp không cần kiểm tra thực tế);
+ Cắt giảm từ 30 ngày xuống còn
15 ngày (đối với trường hợp cần tiến hành kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi
trồng);
Lý do: Trình tự giải quyết TTHC
này tương đối đơn giản, nếu cơ sở đảm bảo điều kiện nuôi, trồng (thông qua việc
kiểm tra, thẩm định hồ sơ) hoặc cần thiết phải thực hiện kiểm tra thực tế sẽ
không mất nhiều thời gian. Việc cắt giảm thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho các chủ cơ sở nuôi, trồng.
* Quy định cụ thể đối với các
trường hợp cần phải tiến hành kiểm tra thực tế và lấy ý kiến của Ban Thư ký
CITES.
- Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 3 Điều 18
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/02/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp như sau: “Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 18
có trách nhiệm cấp mã số. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi,
trồng quy định tại Điều
14, Điều 15 Nghị định này, cơ
quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện,
nhưng thời hạn cấp không quá 15 ngày.”
Bổ sung thêm quy định trong Nghị
định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/02/2019 đối với các trường hợp cần phải tiến hành
kiểm tra thực tế và lấy ý kiến của Ban Thư ký CITES.
IV. LĨNH VỰC
NỘI VỤ
1. Thủ tục xét tuyển công chức
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa: Đề nghị bỏ quy định đối với phí phúc khảo
Lý do: Đối với xét tuyển công
chức thì vòng 2 là thực hiện phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực
thi công vụ của người dự tuyển và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả
vòng 2 bằng hình thức phỏng vấn, do vậy không có phí phúc khảo đối với thủ tục
này.
2. Thủ tục thi tuyển viên chức
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa: Đề nghị bổ sung quy định về phí phúc khảo
Lý do: Trường hợp cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền tuyển dụng tổ chức thi vòng 2 bằng hình thức thi viết thì có
thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 2 này, do vậy phải bổ sung
phí phúc khảo đối với thủ tục này.
3. Thủ tục xét tuyển viên chức:
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa: Đề nghị bổ sung quy định về phí dự tuyển và phí phúc khảo.
Lý do: Theo quy định của Nghị định
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ, đối với thủ tục thi tuyển hoặc xét
tuyển viên chức thì vòng 2 đều phải thực hiện việc thi bằng một trong ba hình
thức là: phỏng vấn; thực hành; thi viết, nên việc thi tuyển hoặc xét tuyển đều
phát sinh chi phí để thực hiện thủ tục này, do vậy đề nghị bổ sung quy định về
phí dự tuyển và phí phúc khảo đối với thủ tục này.
4. Thủ tục tiếp nhận vào công
chức:
Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa: Đề nghị bổ sung đối tượng tiếp nhận không phải thành lập Hội đồng kiểm
tra, sát hạch: Khi tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh
đạo, quản lý ...
Lý do: Theo quy định của Nghị định
số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ thì khi tiếp nhận vào làm công
chức có 2 trường hợp không phải thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch:
Trường hợp 1: người đã từng là
cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động,
luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ
quan, tổ chức khác;
Trường hợp 2: khi tiếp nhận vào
làm công chức để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì không phải thành
lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch, do vậy phải bổ sung đối tượng tiếp nhận không
phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với nội dung của thủ tục này.
V. LĨNH VỰC
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nhóm thủ tục Lĩnh vực giáo dục
và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (04 thủ tục):
- Cấp học bổng và hỗ trợ kinh
phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật học tại
các cơ sở giáo dục;
- Xét, duyệt chính sách hỗ trợ
đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số;
- Hỗ trợ học tập đối với học
sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người;
- Đề nghị miễn, giảm học phí và
hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
- Nội dung kiến nghị đơn giản
hóa: Trình tự thực hiện.
Lý do: Việc quy định đối tượng
thực hiện TTHC là trẻ em, học sinh, sinh viên đang học ở các cơ sở giáo dục
ngoài công lập phải gửi đơn có xác nhận của nhà trường về đơn vị trực tiếp quản
lý cơ sở giáo dục (Sở GDĐT, Phòng GDĐT hoặc Phòng LĐ-TB&XH) gây khó khăn
trong thực tế thực hiện.
- Phương án kiến nghị, đề xuất:
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, chịu trách nhiệm về tính
chính xác của hồ sơ, tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí báo cáo cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp để cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, phê duyệt,
tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí
thực hiện.
VI. LĨNH VỰC
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Thủ tục Giải quyết chế độ đối với
thân nhân liệt sĩ (01 TTHC)
- Nội dung đơn giản hóa: Bỏ
thành phần hồ sơ “Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công” của TTHC này.
Lý do: Tại khoản 1 Điều 7 Thông
tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có
công với cách mạng và thân nhân quy định về thành phần hồ sơ của thủ tục này có
“Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công”. Tuy nhiên, trong hồ sơ gốc của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội quản lý đã có thông tin của liệt sĩ. Ngoài ra, tại nội
dung Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4) đã yêu cầu đầy đủ các thông
tin về: Họ tên liệt sĩ; ngày, tháng, năm hy sinh; nguyên quán; Bằng Tổ quốc ghi
công số… và được UBND cấp xã xác thực. Do đó, việc quy định thêm thành phần hồ
sơ “Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công” là không cần thiết, tốn kém chi phí thực hiện
TTHC.
- Kiến nghị, đề xuất:
Đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 7
Thông tư số 05/2013/TT BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội theo hướng bỏ yêu cầu “Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công” trong thành phần hồ
sơ của thủ tục Giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ.
VII. LĨNH VỰC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Đối với nhóm TTHC về đất đai
(03 TTHC)
- Đăng ký biến động quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản
gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; tăng thêm diện
tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng
nhận.
- Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Tách hợp thửa đất.
- Kiến nghị, đề xuất:
Ngày 30/8/2021, Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã ban hành Quyết định số 1686/QĐ-BTNMT về việc công bố TTHC mới
ban hành; sửa đổi bổ sung; TTHC được thay thế trong lĩnh vực đất đai trong đó
có sửa đổi, bổ sung, thay thế các TTHC tương ứng đã ban hành theo Quyết định số
2555/QĐ-BTNMT ngày 20/10/2017. Trong quá trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện, Sở
Tài nguyên và Môi trường có một số kiến nghị, như sau:
+ Đối với TTHC “Đăng ký biến động
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng
thành của chung vợ và chồng; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận (thủ tục số 15, Quyết định số
1686/QĐ-BTNMT): Về thời gian thực hiện đều gắn với nội dung của việc đăng ký biến
động mà không quy định cho thời gian cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất (do trong trình tự thực hiện của TTHC này đang có quy định “Trường hợp phải
cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
cho người sử dụng đất”), đây là một quy trình công việc của TTHC khác (thủ tục
cấp đổi giấy chứng nhận). Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bỏ nội dung cấp
Giấy chứng nhận và kết quả TTHC là Giấy chứng nhận tại TTHC này để đảm bảo việc
thực hiện đúng nội dung đăng ký biến động cũng như đảm bảo về thời gian giải
quyết TTHC.
Tại TTHC số 4 (Quyết định số
1686/QĐ-BTNMT) có cụm từ “...thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội
dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận” và tại TTHC số 12 (Quyết định số
1686/QĐ-BTNMT) cũng lại quy định về nội dung “Đăng ký thay đổi tài sản gắn liền
với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp”, hai nội dung này trùng nhau về hình thức
đăng ký thay đổi tài sản, đề nghị xem xét quy định lại cho phù hợp.
+ Đối với TTHC “Đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng
trong các dự án phát triển nhà ở” (Thủ tục số 13 của Quyết định số
1686/QĐ-BTNMT). Đề nghị làm rõ thời gian 30 ngày kiểm tra của Sở TN&MT có nằm
trong thời gian thực hiện TTHC hay không vì tại mục 4 (Thời hạn giải quyết) là
không quá 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc sửa đổi thời gian thực
hiện TTHC là 45 ngày làm việc.
+ Đối với TTHC “Cấp lại Giấy chứng
nhận hoặc cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất” (Thủ tục số 19 của
Quyết định số 1686/QĐ- BTNMT). Đề nghị bổ sung thêm nội dung “Thời gian này
không tính… thời gian niêm yết công khai tại cấp xã” vào Mục (4) thời hạn giải
quyết của TTHC này.
+ Đối với TTHC “Đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà bên chuyển
quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền
theo quy định” (Thủ tục số 14 của Quyết định số 1686/QĐ-BTNMT). Đề nghị bổ sung
thêm nội dung “Thời gian 30 ngày đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng
không tính vào thời gian thực hiện TTHC” vào mục (4) thời hạn giải quyết của
TTHC.
2. TTHC lĩnh vực Tài nguyên nước
- khoáng sản (01 TTHC) Thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản
- Kiến nghị, đề xuất: Trong quá
trình giải quyết TTHC, Sở Tài nguyên và Môi trường gặp khó khăn, vướng mắc
trong việc hướng dẫn, yêu cầu doanh nghiệp triển khai thủ tục đóng cửa mỏ
khoáng sản khi hoạt động khai thác đã kết thúc hoặc giấy phép khai thác hết hạn
nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường
(quy định khi nộp hồ sơ doanh nghiệp phải nộp Phương án cải tạo, phục hồi môi
trường, kèm theo quyết định phê duyệt). Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp đã dừng hoạt động khai thác khoáng sản
nhưng chưa lập được Đề án cải tạo, phục hồi môi trường./.