BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1900/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 08 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT THI HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TRONG NGÀNH
TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị quyết số 70/2014/QH13
ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP
ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TANDTC
ngày 16/7/2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành Kế hoạch Tổng
kết thi hành Bộ luật tố tụng dân sự;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp
luật dân sự - kinh tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết
thi hành Bộ luật tố tụng dân sự trong Ngành Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài
chính, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi hành);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ PLDSKT (02b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT THI HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TRONG NGÀNH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1900/QĐ-BTP ngày 12 tháng 08 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
TỔNG KẾT
1. Mục đích tổng kết
Trên cơ sở đánh giá một cách khách
quan, toàn diện các quy định của BLTTDS (qua 10 năm thi hành đối với những quy
định được ban hành từ năm 2004 và qua 2 năm thi hành đối với những quy định được
sửa đổi, bổ sung năm 2011):
(1) Phân tích rõ kết quả thi hành
BLTTDS trong bối cảnh thực hiện các yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần các
Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp 2013; làm rõ tác động của BLTTDS đối với công tác giải quyết các vụ việc dân sự,
hoạt động của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự...; Đánh
giá những thành công và hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện BLTTDS và
các văn bản hướng dẫn thi hành; làm rõ tính phù hợp, khả thi của các quy định
hiện hành, xác định những vướng mắc bất cập chính cần được điều chỉnh;
(2) Làm rõ mối liên hệ và sự tương
thích, mâu thuẫn (nếu có) giữa BLTTDS với Bộ luật dân sự, Luật thi hành án dân
sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật nuôi con nuôi, Luật công chứng, Luật luật
sư và các luật khác có liên quan, các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết
giữa Việt Nam và các nước khác, các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam
là thành viên;
(3) Đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ
thể trong sửa đổi, bổ sung BLTTDS đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, yêu cầu cải cách tư pháp và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp
năm 2013, cũng như phù hợp với Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân.
2. Yêu cầu tổng kết
Việc tổng
kết cần được thực hiện nghiêm túc toàn diện; nội dung tổng kết phải thiết thực,
phản ánh đúng thực tế, có đánh giá, tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo thành
tích. Kết quả tổng kết phải xây dựng thành báo cáo để gửi về Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế).
II. PHẠM VI NỘI
DUNG TỔNG KẾT
1. Phạm vi tổng kết
Những lĩnh vực quản lý nhà trước của
Bộ Tư pháp thuộc phạm vi tổng kết từ khi Bộ luật có hiệu lực pháp luật (ngày 01
tháng 01 năm 2005) đến ngày 30 tháng 6 năm 2014.
2. Nội dung tổng kết
a) Đánh giá những kết quả đạt được của
BLTTDS và triển khai thi hành BLTTDS đối với việc nâng cao chất lượng giải quyết
vụ việc dân sự; bảo đảm quyền lợi của đương sự trong tố tụng dân sự; đáp ứng
nhu cầu cải cách tư pháp và nguyên nhân của những kết
quả đạt được.
b) Nêu những hạn chế, bất cập trong
quy định của BLTTDS và thực tiễn tổ chức thực hiện các quy định của Bộ luật này
trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; phân tích, chỉ rõ nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập đó.
Xác định những vấn đề phát sinh trong
thực tiễn quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp cần được pháp luật điều chỉnh.
c) Rà soát, đánh giá về mối quan hệ
giữa quy định của BLTTDS so với quy định của Hiến pháp năm 2013, các văn bản
quy phạm pháp luật và các hiệp định tương trợ tư pháp được ký giữa Việt Nam và
các nước khác, các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
có liên quan.
d) Đề xuất, kiến nghị trong sửa đổi,
bổ sung BLTTDS.
III. HÌNH THỨC VÀ
THỜI HẠN TỔNG KẾT
Các đơn vị thuộc Bộ xây dựng Báo cáo
tổng kết thi hành BLTTDS (sau đây gọi là Báo cáo tổng kết) theo từng nội dung
được phân công và gửi về Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế trước ngày 10 tháng 9
năm 2014.
Trên cơ sở
Báo cáo tổng kết của các đơn vị thuộc Bộ, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế xây dựng Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp gửi Tòa án nhân dân tối cao.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phân công trách nhiệm của các
cơ quan, đơn vị
a) Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thi
hành án dân sự, Viện Khoa học pháp lý, Cục Đăng
ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Con nuôi, Cục Hộ
tịch - Quốc tịch - Chứng thực, Cục Bồi thường nhà nước, Cục Trợ giúp pháp lý, Vụ
Pháp luật quốc tế, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Học viện Tư pháp xây dựng Báo cáo tổng kết của ngành Tư pháp;
- Phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch
- Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ được phân công trách nhiệm trong tổng kết
thi hành BLTTDS xây dựng dự toán chi tiết kinh phí tổng kết thi hành BLTTDS
trong ngành Tư pháp.
b) Tổng cục Thi hành án dân sự có
trách nhiệm:
- Chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn Cục
Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo, thống kê
số liệu về thi hành bản án, quyết định của Tòa án: số lượng bản án, quyết định
được thi hành, số lượng đơn yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án; số
lượng các bản án, quyết định của Tòa án được cơ quan thi hành án tổ chức xong
việc thi hành án; số lượng bản án, quyết định của
Tòa án chưa thi hành (không thi hành được, khó thi hành,…); số lượng bản án,
quyết định của Tòa án có việc sửa chữa, bổ sung, giải thích; việc và tiến thi
hành bản án, quyết định của Tòa án…;
- Tổng kết thực tiễn việc áp dụng,
thi hành các quy định của BLTTDS về thi
hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án (Phần thứ bảy BLTTDS) thông qua hoạt
động của cơ quan thi hành án dân sự;
Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa
quy định của BLTTDS với quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự, các luật, pháp lệnh khác có liên quan;
- Tổng kết
thực tiễn việc áp dụng, thi hành các quy định của BLTTDS thông qua thí điểm Thừa
phát lại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết trong
lĩnh vực thi hành án dân sự.
c) Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo
đảm có trách nhiệm:
- Tổng kết thực tiễn triển khai thi
hành BLTTDS liên quan đến việc giải quyết tranh chấp các hợp đồng bảo đảm, đăng
ký giao dịch bảo đảm, trong đó bao gồm giai đoạn ký kết, thực hiện hợp đồng bảo
đảm và xử lý tài sản bảo đảm;
- Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa
quy định của BLTTDS với quy định của pháp
luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch
bảo đảm;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết đối với các nội dung nêu trên.
d) Cục Bổ trợ tư pháp có trách nhiệm:
- Tổng kết thực tiễn việc triển khai
thi hành BLTTDS thông qua hoạt động bổ trợ tư pháp của luật sư, công chứng
viên, người giám định tư pháp. Đánh giá các hoạt động của trọng tài thương mại
trong mối quan hệ với thẩm quyền của Tòa án theo quy định của BLTTDS với Luật
trọng tài thương mại;
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các
quy định của Luật luật sư, Luật công chứng, Luật giám định tư pháp, pháp luật về
bán đấu giá tài sản so với BLTTDS;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết đối với
các nội dung nêu trên.
đ) Cục Hộ tịch - Quốc tịch - Chứng thực
có trách nhiệm:
- Tổng kết thực tiễn việc triển khai
thi hành BLTTDS thông qua các hoạt động về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa
quy định của BLTTDS với quy định của Luật quốc tịch, pháp luật về hộ tịch, chứng
thực, các luật, pháp lệnh khác có liên quan;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết trong lĩnh vực chứng thực, hộ tịch, quốc tịch.
e) Cục Bồi thường nhà nước
- Tổng kết thực tiễn việc triển khai
thi hành BLTTDS thông qua các hoạt động về bồi thường nhà nước;
Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa
quy định của BLTTDS với quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, các
luật, pháp lệnh khác có liên quan;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết trong lĩnh vực bồi thường nhà nước.
g) Cục Con nuôi có trách nhiệm:
- Tổng kết thực tiễn việc triển khai
thi hành BLTTDS thông qua các hoạt động về nuôi, nhận con nuôi trong và ngoài
nước;
Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa
quy định của BLTTDS với quy định của Luật nuôi con nuôi, các luật, pháp lệnh và
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên có liên quan;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết trong lĩnh vực
nuôi con nuôi.
h) Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm:
- Tổng kết việc triển khai thi hành
và áp dụng các quy định của BLTTDS thông qua các hoạt động về trợ giúp pháp lý
và hoạt động của Trợ giúp viên pháp lý với
tư cách là người bảo vệ quyền và nghĩa vụ của đương sự;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết trong
lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
i) Vụ Pháp luật quốc tế có trách nhiệm:
- Đánh giá các quy định của BLTTDS qua thực tiễn thi hành pháp luật
trong hoạt động thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, bao gồm cả ủy thác tư pháp
của Việt Nam đối với nước ngoài và ngược
lại; hoạt động tiếp nhận và rà soát đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định Tòa án nước ngoài, quyết
định của trọng tài nước ngoài, đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định của
Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; sự phối hợp của Bộ Tư
pháp và Tòa án nhân dân tối cao trong việc theo dõi, đánh giá tình hình giải
quyết đơn yêu cầu công nhận bản án, quyết định Tòa án nước ngoài, quyết định của
trọng tài nước ngoài, đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất
giữa các quy định của BLTTDS với các quy định của luật, pháp lệnh có liên quan,
các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt Nam và các nước khác, các
điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam
là thành viên;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết trong
lĩnh vực pháp luật tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
k) Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật
- Tổng kết việc triển khai thi hành và áp dụng các quy định của BLTTDS thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết trong
lĩnh vực tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
l) Viện Khoa học pháp lý
- Đánh giá kết quả thi hành BLTTDS
trong bối cảnh thực hiện các yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp
2013; đưa ra những đề xuất, kiến nghị trong sửa đổi, bổ sung BLTTDS;
- Xây dựng Báo cáo tổng kết qua các
hoạt động nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành BLTTDS đã và đang
được Viện Khoa học pháp lý thực hiện.
m) Trường Đại học Luật Hà Nội; Học viện
Tư pháp
- Đánh giá những hạn chế, bất cập
trong quy định của BLTTDS trong hệ thống pháp luật; phân tích, chỉ rõ nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập đó;
- Xác định những vấn đề phát sinh
trong thực tiễn cần được pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh;
- Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa
quy định của BLTTDS so với quy định của
Hiến pháp năm 2013, các văn bản quy phạm
pháp luật và các hiệp định tương trợ tư pháp được ký giữa Việt Nam và các nước
khác, các luật, pháp lệnh, điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan;
- Nêu lên những định hướng cơ bản nhằm
sửa đổi, bổ sung BLTTDS và đề xuất, kiến nghị.
n) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì,
phối hợp với Văn phòng Bộ bố trí kinh phí phục vụ cho hoạt động Tổng kết thi
hành Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành
Tư pháp.
o) Sở
Tư pháp
Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây
dựng Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật tố tụng dân sự theo các lĩnh vực đăng ký
giao dịch bảo đảm, hộ tịch, công chứng, đấu giá, giám định và trợ giúp pháp lý.
2. Kinh phí:
Kinh phí triển khai thực hiện hoạt động
được bố trí từ ngân sách nhà nước giao cho Bộ Tư pháp năm 2014.
Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối
hợp với Văn phòng Bộ bố trí kinh phí phục
vụ cho hoạt động Tổng kết thi hành Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Tư
pháp./.
ĐƠN VỊ BÁO CÁO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-…
|
Hà Nội, ngày …
tháng … năm 2014
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT THI HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
I. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC LĨNH VỰC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
Đánh giá sự tác động tích cực của Bộ
luật tố tụng dân sự và thi hành Bộ luật tố tụng dân sự đối với: (1) việc bảo đảm
giải quyết việc dân sự của cá nhân, tổ chức; (2) sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung và của ngành Tư pháp nói riêng.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
1. Đánh giá những bất cập, hạn chế
trong quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và trong thực tiễn tổ chức thực hiện
các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công
cho các đơn vị tại điểm 1 mục IV của Kế hoạch Tổng kết thi hành
Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Tư pháp.
2. Đánh giá về mối quan hệ chồng
chéo, mâu thuẫn giữa quy định của Bộ luật tố tụng dân sự với quy định của các
luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan
Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công
cho các đơn vị tại điểm 1 mục IV của Kế hoạch Tổng kết thi hành
Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Tư
pháp.
3. Xác định những vấn đề phát sinh
trong thực tiễn giao lưu dân sự chưa được Bộ luật tố tụng dân sự quy định và cần
được pháp luật điều chỉnh
Trong trường
hợp các đơn vị thấy có những nội dung phát sinh trong thực tiễn thi hành
Bộ luật tố tụng dân sự thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình nhưng chưa được
pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh, thì đề nghị các đơn vị tổng kết, đánh giá về nội dung đó.
III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Về kết
cấu của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Theo các vấn đề được nêu ở mục II
Báo cáo.
Nơi nhận:
……….
|
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
…..
|