Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang Người ký: Trần Công Chánh
Ngày ban hành: 07/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2013/QĐ-UBND

Vị Thanh, ngày 07 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM, SỬA CHỮA VÀ THANH LÝ XE Ô TÔ CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, CÁC TỔ CHỨC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH HẬU GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 4 năm 2003 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý mua sắm, sửa chữa và thanh lý xe ô tô công trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hậu Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định về quản lý mua sắm, sửa chữa và thanh lý xe ô tô công trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hậu Giang.

 

Nơi nhận:
- VP. Chính phủ (HN - TP.HCM);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- VP. TU và các Ban đảng;
- UBMTTQVN, các Đoàn thể tỉnh;
- Như Điều 3;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH. TĐ

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Công Chánh

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM, SỬA CHỮA VÀ THANH LÝ XE Ô TÔ CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, CÁC TỔ CHỨC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2013/QĐ-UBND ngày 07 tháng 08 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

1. Quy định về quản lý mua sắm, sửa chữa và thanh lý xe ô tô phục vụ công tác trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, đơn vị, tổ chức), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách tỉnh thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

2. Đối với xe ô tô phục vụ công tác của các Dự án đang triển khai thực hiện; xe ô tô của các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; xe ô tô của các tổ chức, cá nhân khác và việc sửa chữa xe ô tô do các cơ quan Bảo hiểm chi trả không thuộc phạm vi áp dụng của quy định này.

Chương 2.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2. Thời gian sử dụng xe ô tô

Thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước.

Điều 3. Nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa xe ô tô

1. Nguồn kinh phí mua sắm xe ô tô:

Hàng năm, căn cứ vào số lượng xe hiện có và nhu cầu sử dụng phương tiện thực tế phát sinh trên cơ sở tiêu chuẩn, chế độ quy định của Nhà nước. Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu trang bị xe ô tô gồm chủng loại, số lượng, danh sách các đơn vị có nhu cầu mua sắm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt kinh phí thực hiện mua sắm.

2. Nguồn kinh phí sửa chữa xe ô tô:

Toàn bộ nguồn kinh phí sửa chữa xe ô tô do ngân sách Nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị (trừ các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên thì tự cân đối nguồn kinh phí để thực hiện). Trong trường hợp phát sinh sửa chữa lớn mà nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên được giao (bao gồm các nguồn thu để lại chi cho nội dung mua sắm, sửa chữa) không đảm bảo cho việc sửa chữa thì cơ quan, đơn vị, tổ chức lập dự toán chi tiết bổ sung phần chênh lệch (có thuyết minh kèm theo) gửi cơ quan tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí sửa chữa, tham mưu trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét quyết định bổ sung kinh phí đối với phần chênh lệch để thực hiện.

Điều 4. Quản lý việc trang bị, mua sắm xe ô tô

Trên cơ sở nhu cầu mua sắm, trang bị xe ô tô của các đơn vị, Sở Tài chính thực hiện việc rà soát nguồn xe ô tô hiện có tại cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc nguồn xe của các Dự án kết thúc chuyển giao cho tỉnh quản lý để thực hiện việc điều chuyển.

Trường hợp qua rà soát vẫn không có nguồn xe điều chuyển, tùy theo khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định cấp kinh phí cho cơ quan, đơn vị, tổ chức để mua mới xe ô tô sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Việc thực hiện mua sắm xe ô tô phải tuân thủ các quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, đơn vị chịu trách nhiệm về giá cả, chất lượng, chủng loại và kỹ thuật của phương tiện.

Điều 5. Quản lý việc sửa chữa xe ô tô

Phương tiện đi lại phục vụ nhu cầu công tác của cơ quan, đơn vị, tổ chức phải được bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa định kỳ theo đúng quy định về quản lý kỹ thuật từng phương tiện. Trước và sau khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa phải có biên bản kiểm tra xác nhận tình trạng kỹ thuật ô tô; kết quả bảo dưỡng, sửa chữa phải ghi vào sổ theo dõi quản lý bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô có xác nhận của các đơn vị, tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa xe.

1. Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ:

a) Bảo dưỡng gồm các công việc: làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, xiết chặt, thay dầu, mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của ô tô.

b) Sửa chữa nhỏ: là những lần sửa chữa các chi tiết không phải là chi tiết cơ bản trong tổng thành, hệ thống nhằm loại trừ hoặc khắc phục các hư hỏng, sai lệch đã xảy ra trong quá trình sử dụng ô tô.

2. Sửa chữa lớn: được chia thành 2 loại sửa chữa lớn tổng thành và sửa chữa lớn ô tô.

a) Sửa chữa lớn tổng thành: là sửa chữa phục hồi các chi tiết cơ bản, chi tiết chính của tổng thành đó.

b) Sửa chữa lớn ô tô: là sửa chữa, phục hồi từ 5 tổng thành trở lên hoặc sửa chữa đồng thời động cơ và khung ô tô theo quy định tại Quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 4 năm 2003 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô.

3. Điều kiện để xem xét, quyết định sửa chữa lớn ô tô:

a) Đối với xe ô tô mua mới (chưa qua sửa chữa lần nào): thời gian sử dụng trên 5 năm (60 tháng) hoặc số km sử dụng trên 200.000 km kể từ ngày mua sắm, nghiệm thu xe ô tô đưa vào sử dụng. Tình trạng kỹ thuật do Sở Giao thông vận tải kiểm tra xác nhận đã hư hỏng và đạt điều kiện phải sửa chữa lớn ô tô theo quy định.

b) Đối với xe ô tô đã qua sửa chữa lớn: thời gian sử dụng trên 4 năm (48 tháng) hoặc chỉ số km sử dụng trên 150.000 km kể từ ngày sửa chữa lớn ô tô lần trước. Tình trạng kỹ thuật do Sở Giao thông vận tải kiểm tra xác nhận đã hư hỏng và đạt điều kiện phải sửa chữa lớn ô tô theo quy định.

c) Một số trường hợp xe ô tô bị hư hỏng đột xuất do khách quan (không đạt điều kiện tại Điểm a, b Khoản này) mà phải thực hiện việc sửa chữa lớn đã được Sở Giao thông vận tải kiểm tra, xác định nguyên nhân, xác nhận mức độ hư hỏng và đạt điều kiện phải sửa chữa lớn ô tô theo quy định.

4. Quy trình sửa chữa xe ô tô:

a) Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ xe ô tô:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên từ nguồn kinh phí đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm để đảm bảo xe vận hành tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng trên tinh thần tiết kiệm. Thủ tục thanh quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ theo trình tự thủ tục hướng dẫn tại Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật hiện hành.

b) Quy trình sửa chữa lớn (sửa chữa lớn tổng thành và sửa chữa lớn ô tô):

Khi xe ô tô có phát sinh hư hỏng các chi tiết chính trong tổng thành, hệ thống, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác có trách nhiệm đưa xe đến các trạm sửa chữa để kiểm tra, báo giá chi tiết hư hỏng cần khắc phục, làm cơ sở để lập dự toán sửa chữa. Cơ quan, đơn vị, tổ chức căn cứ vào các trường hợp sau để thực hiện các thủ tục sửa chữa:

- Trường hợp 1: nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa được giao hàng năm đảm bảo cho việc sửa chữa, cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý xe phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật xe ô tô, lập biên bản và kết luận về mức độ hư hỏng, làm cơ sở để xác định lại chi tiết cần sửa chữa và kinh phí sửa chữa.

- Trường hợp 2: nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa được giao hàng năm không đảm bảo cho việc sửa chữa, cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý xe phối hợp với Sở Giao thông vận tải và cơ quan tài chính cùng cấp (Sở Tài chính đối với xe của các sở, ban ngành tỉnh quản lý; Phòng Tài chính - Kế hoạch đối với xe ô tô do cấp huyện quản lý) tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật xe ô tô, lập biên bản và kết luận về mức độ hư hỏng, làm cơ sở để xác định lại chi tiết cần sửa chữa và kinh phí sửa chữa cần phải bổ sung để trình cơ quan tài chính tham mưu trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét quyết định bổ sung kinh phí đối với phần chênh lệch.

Trên cơ sở nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa được giao hàng năm và nguồn kinh phí đã được cấp có thẩm quyền cấp bổ sung phần chênh lệch (nếu có), cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý xe triển khai thực hiện sửa chữa phương tiện theo trình tự thủ tục hướng dẫn tại Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật hiện hành.

Khi tổ chức sửa chữa xong, các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý xe mời Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan tổ chức nghiệm thu sửa chữa xe ô tô làm cơ sở cho việc thanh toán kinh phí sửa chữa.

Điều 6. Quản lý việc thanh lý xe ô tô

Khi xe ô tô đã hết thời gian tính hao mòn và bị hư hỏng nặng không có khả năng khắc phục sửa chữa hoặc việc khắc phục sửa chữa tốn kém chi phí quá lớn không hiệu quả, đơn vị sử dụng xe gửi văn bản đến Sở Tài chính tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho chủ trương thanh lý.

Việc thanh lý xe ô tô thực hiện theo phương thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp bán chỉ định.

Chương 3.