Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1895/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Đỗ Minh Tuấn
Ngày ban hành: 13/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1895/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 5 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN ĐÔNG NGƯỜI, PHỨC TẠP TRONG NHÂN DÂN, GÓP PHẦN BẢO ĐẢM AN NINH, TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2024 - 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11/11/2011;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25/11/2013;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12/6/2018;

Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10/11/2022;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo;

Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 17/6/2015 của UBND tỉnh về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Theo đề nghị của Công an tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình 367/TTr-CAT-ANNĐ ngày 18/9/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2024 - 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2 Quyết định;
- Bộ Công an (để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHCNC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đỗ Minh Tuấn

ĐỀ ÁN

“PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN ĐÔNG NGƯỜI, PHỨC TẠP TRONG NHÂN DÂN, GÓP PHẦN BẢO ĐẢM AN NINH, TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2024 - 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1895/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2024 của UBND tỉnh)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; các quy định của pháp luật, kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, bảo vệ An ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm... Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài trong quần chúng Nhân dân; theo đó, các vụ việc tiềm ẩn nảy sinh khiếu kiện phức tạp và các vụ việc khiếu kiện phức tạp đang xảy ra gây mất an ninh, trật tự thường xuyên được rà soát, đánh giá, chỉ đạo giải quyết; các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội các cấp đã phối hợp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động quần chúng nhằm giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu kiện phức tạp, góp phần giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, tình hình tranh chấp, khiếu kiện đông người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều diễn biến hết sức phức tạp: (i) Nhiều vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai tồn đọng, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm; (ii) Một số vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp đang xảy ra liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, ô nhiễm môi trường, sinh kế của người dân... diễn biến gay gắt, quyết liệt, đáng chú ý xảy ra hoạt động xô xát, chống người thi hành công vụ dẫn đến phải xử lý hành chính, hình sự[1]; (iii) phát sinh mới một số vụ việc khiếu kiện đông người liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đầu tư tài chính[2]; (iv) tiềm ẩn phát sinh nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp liên quan đến việc triển khai thực hiện các dự án thu hồi đất, ô nhiễm môi trường, liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra (chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, xây dựng).

Đáng chú ý, thời gian gần đây hoạt động khiếu kiện vượt cấp lên tỉnh, ra Trung ương của người dân ngày càng diễn biến phức tạp, xảy ra một số vụ việc công dân liên tục kéo ra Trung ương khiếu kiện, mang theo trẻ em, băng rôn, khẩu hiệu đeo bám dài ngày, tập trung vào thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, làm ảnh hưởng đến hình ảnh và môi trường thu hút đầu tư của tỉnh[3]; ngoài ra, còn có sự thông tin, trao đổi kinh nghiệm, cách thức tổ chức khiếu kiện và có sự liên kết, móc nối với nhau ra Trung ương nhằm gia tăng sức ép với chính quyền địa phương trong việc giải quyết quyền lợi theo nguyện vọng cá nhân; bên cạnh đó, thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động triệt để sử dụng mạng xã hội để xuyên tạc tình hình, kết quả giải quyết kết hợp lồng ghép với các luận điệu tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước[4].

Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đồng bộ, nhất là về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện các dự án, … Song, việc quản lý đất đai, thực hiện trình tự thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân; nhiều vụ việc do lịch sử để lại khó khắc phục, giải quyết; công tác giải quyết khiếu kiện tại cơ sở hiệu quả chưa cao, chưa chú trọng phòng ngừa và tập trung giải quyết quyền lợi chính đáng của công dân để dứt điểm vụ việc, tránh phát sinh khiếu kiện phức tạp mà chỉ thực hiện trình tự giải quyết để xong trình tự, hết thẩm quyền; các vụ việc tiềm ẩn khiếu kiện, đối với các vụ việc phức tạp mà chỉ dừng ở mức giải quyết cho hết thẩm quyền, chưa quan tâm đến việc giải quyết dứt điểm vụ việc; các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở chưa phát huy hết vai trò trong công tác giám sát và tuyên truyền, vận động quần chúng…

Thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nhiều dự án liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án khu đô thị, dự án đầu tư sản xuất … đã và đang được triển khai thực hiện; các chính sách đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội được áp dụng trong điều kiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, trình độ của một bộ phận cán bộ chưa đồng đều, còn bộc lộ nhiều yếu kém, nhận thức của người dân còn hạn chế,… tất yếu sẽ làm nảy sinh nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện phức tạp. Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đang ráo riết tiến hành các hoạt động chống phá từ bên trong, âm mưu lợi dụng vấn đề bức xúc, khiếu kiện trong Nhân dân để kích động gây chia rẽ, làm suy giảm niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; lợi dụng số đông quần chúng tham gia khiếu kiện tổ chức các hoạt động tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, tiến tới phá rối an ninh, bạo loạn, lật đổ; ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Thanh Hóa.

Từ tình hình trên, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện, nhất là khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân. Do đó, việc xây dựng và ban hành Đề án “Phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” là cần thiết. Đề án được ban hành là cơ sở để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phòng ngừa và giải quyết khiếu kiện đạt được hiệu quả tối ưu, đúng lộ trình, giảm thiểu thiệt hại, hạn chế đến mức thấp nhất tác động, ảnh hưởng do các vụ tranh chấp, khiếu kiện gây ra góp phần giữ vững an ninh, ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Tỉnh ủy

Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia;

Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Kết luận số 15-CT/TW ngày 30/9/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Quy định số 11-Qđi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân;

Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 08/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh

Luật Khiếu nại ngày 11/11/2011;

Luật Tiếp công dân ngày 25/11/2013;

Luật Tố cáo ngày 12/6/2018;

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10/11/2022;

Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 ngày 07/10/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân;

Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo;

Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật khiếu nại;

Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 17/6/2015 của UBND tỉnh về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Quyết định số 4851/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành “Quy trình xử lý tình huống tập trung đông người trái pháp luật gây phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

3. Căn cứ thực tiễn

Trong những năm qua, tình hình khiếu kiện trên địa bàn toàn quốc diễn biến phức tạp; tuy không tăng nhiều về số vụ, nhưng tính chất, mức độ ngày càng gay gắt, quyết liệt; vụ việc khiếu kiện đông người, vượt cấp có chiều hướng gia tăng, nhiều vụ việc khiếu kiện tập trung đông người có những hoạt động quá khích, phức tạp, có sự hậu thuẫn, tiếp sức của các thế lực thù địch,… đã trở thành “điểm nóng”[5] làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2017 đến hết năm 2023, xảy ra hơn 70 vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp gây mất an ninh, trật tự với hơn 6.055 người tham gia, trong đó có 45 lượt công dân tổ chức ra Trung ương khiếu kiện với 921 người tham gia[6], tính chất mức độ ngày càng gay gắt, phức tạp, số lượng người tham gia đông, cách thức tiến hành có tổ chức, có những vụ gây rất nhiều khó khăn trong công tác xử lý, giải quyết, tác động tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Trong thời gian tới, thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh gắn với việc thực hiện Nghị quyết 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị và Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nhiều chủ trương, dự án, chính sách lớn của tỉnh được triển khai, thực hiện…sẽ có tác động lớn đến các lĩnh vực đời sống xã hội và dự báo phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại, khiếu kiện phức tạp, tập trung đông người do các mâu thuẫn về quyền lợi do những bất cập lịch sử để lại. Từ thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân; giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội.

Phần II

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, PHƯƠNG CHÂM, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ PHƯƠNG CHÂM

1. Công tác phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện phức tạp trong Nhân dân trên địa bàn tỉnh phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp đồng bộ của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội.

2. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện các dấu hiệu mâu thuẫn, bức xúc nảy sinh trong quần chúng Nhân dân tại cơ sở từ đó đề ra các giải pháp giải quyết tại chỗ, từ sớm, từ xa, không để phức tạp kéo dài, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.

3. Giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp trong Nhân dân phải trên cơ sở chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

4. Giám đốc các sở, Thủ trưởng ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp công tác phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân.

5. Đối với các vụ việc khiếu kiện phức tạp liên quan đến tôn giáo và dân tộc thiểu số, phải chú ý làm tốt công tác vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, dòng tộc, trí thức, lão thành cách mạng… để tham gia giải quyết vụ việc và vận động đồng bào chấp hành chính sách, pháp luật.

6. Phương châm giải quyết là thu nhỏ sự việc, xử lý nhanh gọn, không để lan rộng, kéo dài; vụ việc xảy ra ở địa phương nào thì cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nơi đó phải tập trung giải quyết ngay theo phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”, nếu vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo cấp trên. Quá trình giải quyết phải lấy vận động, giáo dục, thuyết phục làm chính; xử lý cán bộ sai phạm trước, xử lý đối tượng sai phạm sau; đối với hoạt động chống đối thì kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và xử lý theo đúng quy định pháp luật.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi

- Thời gian thực hiện: Đề án thực hiện từ năm 2024 đến năm 2030.

- Đề án được triển khai ở chính quyền các cấp; các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở.

2. Đối tượng áp dụng: Áp dụng trong phòng ngừa, giải quyết các vụ việc tiềm ẩn xảy ra hoặc đang xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Góp phần bảo vệ việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự trong sạch, vững mạnh của hệ thống chính trị; bảo vệ tài sản Nhà nước; tính mạng, tài sản và các quyền lợi hợp pháp của Nhân dân; góp phần ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử phản động, các loại tội phạm khác lợi dụng khiếu kiện để tiếp tay, xúi giục, kích động Nhân dân theo mưu đồ của chúng để tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật.

- Hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh, trật tự. Khi xảy ra hoạt động tập trung đông người gây phức tạp an ninh, trật tự phải khẩn trương triển khai các biện pháp giải quyết ổn định tình hình vụ việc trong thời gian nhanh nhất, không để lan rộng, kéo dài, gây thiệt hại về người và tài sản.

2. Mục tiêu cụ thể

(1) 100% lực lượng làm nhiệm vụ tham mưu phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện phức tạp trong Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ.

(2) 100% chính quyền các cấp phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp dân đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực; thông báo công khai lịch tiếp công dân định kỳ, đột xuất của lãnh đạo cấp xã, huyện, tỉnh đến người dân.

(3) 100% các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp được tham mưu giải quyết; không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.

(4) 100% các vụ việc tiềm ẩn nảy sinh khiếu kiện phức tạp được phát hiện, phải kịp thời phân loại, hệ thống, đánh giá theo tính chất, mức độ, đề xuất giải pháp từ cấp xã theo từng năm.

(5) Hàng quý cấp ủy, chính quyền cấp huyện phải theo dõi, lập danh sách để tập trung chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp theo đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật; không để xảy ra vụ việc tồn đọng, kéo dài, hạn chế thấp nhất tình trạng vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện nhưng chậm xử lý, giải quyết dẫn đến người dân bức xúc, tập trung đông người lên tỉnh, ra Trung ương khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

(6) 100% các kế hoạch cưỡng chế giải phóng mặt bằng, thi công các dự án, công trình được triển khai thực hiện an toàn, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện.

(7) 100% các sở, ban, ngành chức năng cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, hướng dẫn phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện.

(8) 100% các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật được tham mưu ban hành kịp thời; thường xuyên rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn.

Phần III

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

I. NHIỆM VỤ

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong công tác phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện.

2. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý làm căn cứ triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần phòng ngừa, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện phức tạp, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân.

3. Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện và nâng cao nhận thức về âm mưu, ý đồ lợi dụng tình hình, hoạt động khiếu kiện xâm phạm An ninh quốc gia, gây mất an ninh, trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, phần tử xấu.

4. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực nhằm triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hạn chế tối đa xảy ra sơ hở, thiếu sót, sai phạm dẫn đến khiếu kiện đông người, phức tạp.

5. Xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội nhằm triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp; tham mưu giải quyết hiệu quả các vụ việc tiềm ẩn khiếu kiện, các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện. Kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, người đứng đầu, đơn vị, địa phương thực hiện không nghiêm túc, hiệu quả, để xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp, vượt cấp gây mất an ninh, trật tự.

7. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân để quần chúng Nhân dân hiểu, nhận thức đúng đắn, thực hiện việc khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

8. Phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân để xâm phạm An ninh quốc gia, gây rối an ninh, trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, phần tử xấu.

9. Thành lập các Ban chỉ đạo thực hiện đề án cấp tỉnh[7], cấp huyện[8] và cấp xã (riêng tại cấp xã, thành phần do Chủ tịch UBND xã quyết định, trong đó Trưởng Công an làm Tổ phó thường trực; có thể lựa chọn người có uy tín, hữu ích tại các địa bàn dân cư làm đầu mối phối hợp, cung cấp thông tin). Ban chỉ đạo các cấp thường xuyên giao ban, trao đổi thông tin, tình hình; tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, tiềm ẩn khiếu kiện phức tạp tại địa phương, đơn vị quản lý.

10. Tổ chức diễn tập các phương án xử lý tình huống khiếu kiện đông người, phức tạp, gây rối, gây bạo loạn.

11. Tổ chức các hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện trên địa bàn tỉnh.

II. GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp phòng ngừa

a) Nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trọng tâm là công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và công khai, minh bạch trong thực hiện các chủ trương, dự án, chính sách phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến các tầng lớp nhân dân để tổ chức triển khai thực hiện theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư để vận động, tuyên truyền và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, nhất là trước khi triển khai các dự án đầu tư phải thu hồi diện tích đất lớn, dự án phải đánh giá tác động môi trường và lấy ý kiến cộng đồng dân cư, ... Bám sát cơ sở, phát hiện và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, tiềm ẩn khả năng xảy ra khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp và tập trung đông người.

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn lợi dụng các mâu thuẫn, bức xúc khiếu kiện trong Nhân dân của các thế lực thù địch, đối tượng xấu nhằm lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh, trật tự. Tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: Thông qua phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản, panô, áp phích; thông qua các hội nghị Nhân dân, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; niêm yết thông tin tại nhà văn hóa các thôn, khu phố, trụ sở UBND xã, huyện; mạng internet, các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo…

- Thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện dân chủ ở cơ sở; tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật nói chung, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo nói riêng và kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở và công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra lúng túng, bị động dẫn đến bức xúc, khiếu kiện vượt cấp trong Nhân dân.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, nhất là trong triển khai các chủ trương, dự án, chính sách phát triển kinh tế, xã hội; kịp thời biểu dương các địa phương có cách làm hay, hiệu quả, đồng thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và xem xét, xử lý trách nhiệm đối với địa phương để xảy ra vi phạm dẫn đến bức xúc, tập trung đông người khiếu kiện gây phức tạp về an ninh, trật tự.

b) Nâng cao hiệu quả, chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa bàn, từng lĩnh vực cụ thể; tập trung thực hiện hiệu quả công tác xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn về an ninh, trật tự, bảo đảm hàng năm có từ 80% trở lên số xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự, góp phần vào công tác phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện.

- Xây dựng, củng cố lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nòng cốt làm công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, nhạy bén, tích cực, kịp thời nắm bắt các mâu thuẫn, bức xúc nảy sinh trong quần chúng Nhân dân; gần dân, sát dân, thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận các nội dung người dân kiến nghị, phản ánh để tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quyết hiệu quả; tích cực tham gia tuyên truyền, vận động quần chúng để ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.

c) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh khiếu kiện đông người, phức tạp

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, nhất là trong việc lấy ý kiến Nhân dân; tăng cường công tác quản lý xây dựng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu sai phạm như xây dựng công trình trái phép trên hành lang an toàn giao thông, trên đất nông, lâm nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép… để chấn chỉnh, xử lý kịp thời, phòng ngừa khiếu kiện phức tạp.

- Thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư, nhất là các dự án liên quan đến an ninh, quốc phòng; các dự án tác động, ảnh hưởng lớn đến sinh kế, đời sống Nhân dân; các dự án liên quan đến môi trường, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư… bảo đảm yếu tố về năng lực, pháp lý của chủ đầu tư trước khi tham mưu cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận chủ trương; tổ chức giám sát chặt chẽ quy trình đầu tư, quá trình xây dựng, hoạt động của các dự án, kịp thời phát hiện các vấn đề bất cập, dễ dẫn đến phát sinh sai phạm về kinh tế, môi trường,… để kiến nghị các giải pháp khắc phục, xử lý, phòng ngừa xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp, gây mất an ninh, trật tự.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai: Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của Luật Đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các địa phương trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư… kịp thời phát hiện dấu hiệu sai phạm liên quan đến các cá nhân, tổ chức để xử lý nghiêm theo quy định, không để kéo dài gây bức xúc trong Nhân dân; đối với các vụ việc do lịch sử để lại các địa phương cần khẩn trương rà soát, đánh giá tổng thể tình hình liên quan để báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, phòng ngừa nảy sinh khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chế độ, chính sách an sinh, xã hội đối với người có công, đồng bào vùng miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; các chính sách đặc thù liên quan đến từng ngành nghề, lĩnh vực; chính sách tinh giản biên chế, tiền lương, tiền công và các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, …; việc thực hiện chủ trương luân chuyển vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức, sắp xếp lại bộ máy hành chính Nhà nước... Quá trình thực hiện phải công khai, dân chủ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các đối tượng có liên quan; kịp thời phát hiện các bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để kiến nghị cấp có thẩm quyền giải pháp tháo gỡ, giải quyết; xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, lợi dụng chính sách để trục lợi, không để các đối tượng xấu lợi dụng, kích động gây mâu thuẫn, khiếu kiện.

- Kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong quản lý, giám sát và triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại địa phương; thường xuyên tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ tham mưu cốt cán cấp xã, huyện trong thực hiện công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, tài chính, quy hoạch, đất đai, xây dựng, đầu tư, tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo.

d) Nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong thực thi chính sách phát triển kinh tế, xã hội

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức chính trị, xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tập trung giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của tỉnh, của các địa phương về phát triển kinh tế, xã hội, ưu tiên những vấn đề tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc; kịp thời thông tin, trao đổi các nội dung người dân đang bức xúc, kiến nghị đến các cá nhân, tổ chức có liên quan; tăng cường giám sát việc thực hiện các kiến nghị, thắc mắc của cử tri và Nhân dân.

- Kiện toàn tổ chức, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức thành viên trong thực hiện chức năng giám sát; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát, phản biện xã hội, kịp thời phân tích, đánh giá thông tin và tình hình để kiến nghị, phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định, không để các mâu thuẫn, bức xúc tích tụ trong quần chúng Nhân dân, tiềm ẩn nảy sinh khiếu kiện phức tạp.

đ) Kịp thời phát hiện và giải quyết hiệu quả các vụ việc tiềm ẩn nảy sinh khiếu kiện phức tạp tại cơ sở

- Định kỳ hàng tháng, quý chính quyền cấp xã phải rà soát, đánh giá, xác định sớm các vấn đề, vụ việc tiềm ẩn nảy sinh khiếu kiện phức tạp, phân loại theo lĩnh vực, tính chất, mức độ để tập trung giải quyết; kịp thời báo cáo cấp trên đối với các vụ việc phức tạp, vượt thẩm quyền.

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, tiếp nhận các nội dung công dân bức xúc, kiến nghị, phản ánh; kịp thời tổ chức đối thoại với người dân trong các vụ việc tiềm ẩn nảy sinh khiếu kiện phức tạp.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội, người có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở, động viên, tuyên truyền, hướng dẫn người dân khiếu kiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ cơ sở làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, bảo đảm nhanh nhạy trong tiếp nhận, xử lý thông tin tình hình; linh hoạt, khéo léo trong tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân kiến nghị, phản ánh theo trình tự, quy định của pháp luật và tham mưu giải quyết hiệu quả các vụ việc tiềm ẩn nảy sinh khiếu kiện phức tạp tại cơ sở.

2. Nhóm giải pháp giải quyết

a) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp

- Tăng cường phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác giải quyết khiếu kiện, bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới đến cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các địa phương nơi xảy ra nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, tồn đọng, kéo dài gây mất an ninh, trật tự và những địa phương chất lượng, hiệu quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn thấp; chấn chỉnh và có chế tài xử lý nghiêm trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cá nhân người đứng đầu thực hiện kém hiệu quả.

- Chính quyền các cấp cần thường xuyên chỉ đạo rà soát, đánh giá kết quả, tiến độ giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp đang xảy ra, các vụ việc khiếu kiện kéo dài còn tồn đọng, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết để kịp thời đề ra phương hướng, giải pháp, bảo đảm các vụ việc khiếu kiện phức tạp xảy ra trong Nhân dân được từng cấp có thẩm quyền giải quyết thấu đáo theo thẩm quyền, quy định của pháp luật, không để xảy ra khiếu kiện vượt cấp.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Quy trình “Xử lý tình huống tập trung đông người trái pháp luật gây phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”[9] đối với chính quyền cơ sở, nhằm xử lý hiệu quả các tình huống tập trung đông người trái pháp luật, không để xảy ra tuần hành, phá rối an ninh, bạo loạn.

b) Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng để giải quyết hiệu quả các tranh chấp, khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân

- Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội trong tuyên truyền, vận động quần chúng, giải quyết các tranh chấp khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân gây mất an ninh, trật tự. Trong đó, Công an tỉnh là đơn vị chủ trì bảo đảm an ninh, trật tự, thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin, tình hình với Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, các ban của HĐND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội… về hoạt động khiếu kiện gây mất an ninh, trật tự của công dân trong các vụ việc khiếu kiện phức tạp, nổi cộm; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử phản động lợi dụng khiếu kiện trong Nhân dân để chống phá Đảng, Nhà nước, trên cơ sở đó thống nhất giải pháp tham mưu, giải quyết hiệu quả, dứt điểm các vụ việc.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành chức năng với chính quyền các địa phương trong thẩm định hồ sơ pháp lý, đánh giá toàn diện tình hình có liên quan trước khi tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, cưỡng chế tháo dỡ các công trình xây dựng sai phạm, khởi công, thi công các dự án, công trình trọng điểm và trong quá trình thực hiện bảo đảm việc tổ chức triển khai chặt chẽ theo quy định của pháp luật; phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, trong định hướng thông tin, tuyên truyền, không để xảy ra sơ hở, thiếu sót để các thế lực thù địch, đối tượng phản động, phần tử xấu lợi dụng, xuyên tạc tình hình, kết quả giải quyết của chính quyền, kích động người dân tập trung đông người cản trở cưỡng chế, thi công, gây rối an ninh, trật tự.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh trong xử lý tình huống người dân tập trung đông người, tuần hành trái phép; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành trung ương để kịp thời xin chủ trương, quan điểm, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp; trong xử lý tình huống công dân tập trung đông người kéo ra các cơ quan Trung ương khiếu kiện.

- Phối hợp thường xuyên, liên thông, đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh với các đơn vị, địa phương cấp huyện, xã nhằm giải quyết kịp thời các kiến nghị, thắc mắc của người dân ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở. Công tác hướng dẫn của các cơ quan, ban ngành cấp trên phải cụ thể, thiết thực, bám sát nội dung công dân kiến nghị, phản ánh, tập trung tháo gỡ những nút thắt trong quá trình giải quyết vụ việc của chính quyền cơ sở.

c) Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của chính quyền các cấp

- Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Quy định số 11-Qđi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 ngày 07/10/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 8/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp và của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân; kiểm tra việc thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc trực tiếp đối thoại với người dân, tiếp nhận những nội dung công dân kiến nghị, phản ánh, bảo đảm tất cả các vụ việc khiếu kiện phức tạp nảy sinh ở cơ sở phải được đối thoại, giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật; không để xảy ra việc công dân bức xúc khiếu kiện vượt cấp gây mất an ninh, trật tự.

- Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện quy trình công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; quá trình thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, minh bạch, kịp thời thông tin tiến độ, thời hạn, kết quả thanh tra đến người dân; đặc biệt chú trọng việc thực hiện dứt điểm các nội dung sau kết luận thanh tra, giải quyết kịp thời quyền, lợi ích chính đáng của người dân và xử lý nghiêm sai phạm của cá nhân, tổ chức có liên quan làm triệt tiêu nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện.

- Tăng cường vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp; đặc biệt là tăng cường giám sát việc thực hiện công tác tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, công tác xử lý sau kết luận thanh tra, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

d) Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, công tác thông tin, truyền thông, định hướng dư luận Nhân dân

Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia công tác tuyên truyền, vận động quần chúng khi xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân. Trong đó, phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, lực lượng vũ trang, các đơn vị chức năng có liên quan dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp triển khai các giải pháp công tác tuyên truyền, vận động quần chúng; tranh thủ, phát huy tối đa vai trò của chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia công tác tuyên truyền, vận động. Đồng thời, tập trung giải pháp, đối sách vận động cá biệt đối với số chủ mưu, cầm đầu, tích cực nhằm phân hóa, suy giảm hoạt động của các đối tượng.

đ) Tăng cường áp dụng biện pháp pháp luật gắn với việc củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở

- Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trước pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm, vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân dẫn đến bức xúc, khiếu kiện phức tạp trong Nhân dân.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng dưới dự chỉ đạo của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức các biện pháp đấu tranh chính trị với số đối tượng chủ mưu, cầm đầu khiếu kiện nhằm tác động, kiềm chế, vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng. Đồng thời, lực lượng Công an chủ trì thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ xử lý nghiêm số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để răn đe, phòng ngừa chung, góp phần giải quyết dứt điểm vụ việc.

- Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở nơi xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp để ổn định tình hình địa bàn, đặc biệt chú trọng việc bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ tại các vị trí thiết yếu, nhạy cảm… nhằm củng cố niềm tin của quần chúng Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

e) Đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động lợi dụng khiếu kiện chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động

- Lực lượng Công an chủ trì phối hợp với lực lượng chức năng chủ động nắm, dự báo tình hình, phát hiện sớm âm mưu, ý đồ hoạt động lợi dụng các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân, nhất là hoạt động câu kết, móc nối, lôi kéo, kích động số chủ mưu, cầm đầu khiếu kiện để kịp thời triển khai các biện pháp công tác nghiệp vụ đấu tranh, ngăn chặn.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành chức năng trong quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân hoạt động dưới danh nghĩa tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người dân khiếu kiện; hoạt động của số luật sư, phóng viên báo chí, kịp thời phát hiện các dấu hiệu hoạt động phức tạp để ngăn chặn, xử lý.

- Đấu tranh, xử lý hiệu quả hoạt động đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật về quá trình giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người trong Nhân dân trên không gian mạng; đồng thời tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng liên quan đến tình hình, kết quả giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp.

- Xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả phương án diễn tập thực binh phòng chống tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn ở các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao ý thức cảnh giác và hiệu quả trong công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng khiếu kiện chống phá Đảng, Nhà nước.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an tỉnh

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; đồng thời làm Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo. Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án; tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cho các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan đơn vị liên quan và UBND cấp huyện trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, theo dõi tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo các huyện; chủ động phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi, dự báo tình hình tiềm ẩn, phát sinh các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kịp thời phát hiện đấu tranh, ngăn chặn, âm mưu, hoạt động lợi dụng khiếu kiện của các thế lực thù địch, phần tử xấu nhằm kích động người dân gây phức tạp về an ninh, trật tự; phối hợp tham mưu, hướng dẫn cho cấp ủy đảng, chính quyền biện pháp xử lý những tình huống phức tạp, các vụ việc khiếu kiện đông người ngay tại cơ sở, không để hình thành “điểm nóng”.

- Chủ trì phương án bảo đảm an ninh, trật tự lịch tiếp công dân định kỳ của Lãnh đạo tỉnh, Hội đồng Nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

- Chủ trì phương án bảo đảm an ninh, trật tự thi hành các quyết định cưỡng chế, thi công các dự án, công trình.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch, kịch bản diễn tập phòng chống hoạt động tập trung đông người gây rối, gây bạo loạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn cấp ủy, chính quyền cơ sở trong thực hiện Quy trình “Xử lý tình huống tập trung đông người trái pháp luật, gây phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”[10].

- Chủ trì xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả Quy trình “Công tác Công an tham gia giải quyết khiếu kiện đông người, tuần hành trái pháp luật, phá rối an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

- Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch công tác nghiệp vụ phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng các tranh chấp, khiếu kiện trong Nhân dân để chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, các đối tượng phản động và tổ chức điều tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan.

- Phối hợp với Cục A02 Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi diễn biến, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, tham mưu biện pháp xử lý trường hợp công dân địa phương lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cố tình đeo bám, tập trung đông người tham gia các hoạt động trái pháp luật, gây mất an ninh, trật tự tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tiếp tục chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố và lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh thu thập tài liệu, chứng cứ, lập biên bản, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp lợi dụng khiếu kiện để xúc phạm, đe dọa, chống người thi hành công vụ, lôi kéo, kích động, xúi giục người khác tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối an ninh, trật tự tại khu vực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trụ sở Tiếp công dân tỉnh và nhà riêng của các đồng chí Lãnh đạo tỉnh, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, vi phạm Nội quy tiếp công dân.

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền cho Nhân dân nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề khiếu kiện gây phức tạp về an ninh, trật tự.

- Phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ liên quan đến phòng ngừa giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã.

- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo 138 tỉnh quyết định các chủ trương, kế hoạch, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu thành lập Tổ công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện.

- Tổng hợp, tham mưu xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Đề án, hàng năm báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo. Định kỳ tham mưu sơ kết, tổng kết Đề án theo quy định.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho lực lượng Công an các cấp trên địa bàn tỉnh về kỹ năng, kinh nghiệm nắm bắt thông tin, tình hình, tham mưu phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện; xử lý tình huống người dân tập trung đông người trái pháp luật gây phức tạp về an ninh, trật tự.

- Căn cứ nhiệm vụ được giao, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, xây dựng dự toán kinh phí, gửi sở Tài Chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Văn phòng UBND tỉnh

- Chỉ đạo Ban Tiếp công dân tỉnh thực hiện tốt việc tiếp công dân; tham mưu xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phối hợp cung cấp hồ sơ tài liệu, tham mưu, phục vụ Bí thư Tỉnh ủy, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND tỉnh; chủ trì tham mưu, phục vụ Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 27/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phối hợp xử lý tình trạng khiếu kiện đông người, phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

- Phân công cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm cao, khéo léo, kiên trì, có kiến thức xã hội rộng, am hiểu pháp luật, kinh nghiệm, năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện việc tiếp, giải đáp, hướng dẫn công dân và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động công dân khi phát sinh vụ việc phức tạp, công dân tập trung đông người ra Trung ương hoặc đến Trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trụ sở Tiếp công dân tỉnh.

- Phối hợp với Thanh tra tỉnh trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra trách nhiệm của Giám đốc, người đứng đầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

- Phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tại các Quyết định: số 2424/QĐ-UBND ngày 19/6/2019, số 3349/QĐ-UBND ngày 30/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện kết quả kiểm tra, rà soát và tiếp tục tham mưu thực hiện tốt việc kiểm tra, rà soát; tổng hợp, đánh giá công tác kiểm tra, rà soát khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài trên địa bàn tỉnh.

3. Thanh tra tỉnh

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 19/6/2019, số 3349/QĐ-UBND ngày 30/8/2021 và các kế hoạch công tác hàng năm có liên quan.

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định.

- Thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền quy định.

- Chủ trì tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã phụ trách lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng và các cấp, ngành có liên quan trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, An ninh Nhân dân vững chắc tại cơ sở; thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng; phối hợp chặt chẽ trong tham mưu xử lý tình huống tập trung đông người phá rối an ninh, bạo loạn chính trị xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật.

5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, đối tượng ở khu vực biên giới và tuần tra, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, cảng biển, cửa khẩu, đường mòn, lối mở, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng phản động, khủng bố xâm nhập móc nối, chỉ đạo các đối tượng bên trong kích động tập trung đông người khiếu kiện, phá rối an ninh, trật tự.

- Chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tham mưu cho địa phương phát động phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nắm, đồng thuận và chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không có các hoạt động khiếu kiện đông người; tham mưu củng cố hệ thống chính trị cơ sở bảo đảm hoạt động hiệu quả; phát huy vai trò cán bộ Biên phòng tăng cường, cán bộ, đảng viên Đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại thôn, bản và phụ trách hộ gia đình.

- Chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự trong nắm thông tin, tình hình về các tranh chấp, khiếu kiện phức tạp trong Nhân dân tại khu vực biên giới, kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để hình thành “điểm nóng”; phối hợp chặt chẽ trong tham mưu xử lý tình huống tập trung đông người phá rối an ninh, bạo loạn chính trị xảy ra trên địa bàn khu vực biên giới.

- Thẩm định yếu tố quốc phòng, an ninh, bảo đảm môi trường sinh thái đối với các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn khu vực biên giới.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường: Chủ trì xây dựng, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; theo dõi, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường của UBND cấp huyện, xã, việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện các vấn đề bất cập, vướng mắc, các sai phạm trong quá trình thực hiện của các đơn vị, địa phương để tham mưu, hướng dẫn giải pháp tháo gỡ, khắc phục và xử lý theo thẩm quyền, quy định của pháp luật.

- Thực hiện chức năng tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp ngành tài nguyên, môi trường góp phần phòng ngừa, giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp nảy sinh trên lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

7. Sở Tư pháp

- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo việc xây dựng văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên ở địa phương để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn bồi dưỡng hòa giải cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên nhằm giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh tại cơ sở, góp phần phòng ngừa khiếu kiện phức tạp.

- Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý tăng cường hỗ trợ pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng để khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai kịp thời chính sách đối với người có công, thanh niên xung phong và người lao động đến các địa phương.

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh về phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện liên quan đến nợ lương, nợ đọng bảo hiểm xã hội, các chính sách liên quan đến người lao động, người có công...

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, UBND cấp huyện, các ban ngành liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội... nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện liên quan đến nợ lương, đóng bảo hiểm xã hội của các tổ chức, công ty, doanh nghiệp làm nảy sinh khiếu kiện phức tạp. Hướng dẫn phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trong tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại liên quan đến chính sách người có công không để công dân bức xúc dẫn đến liên kết khiếu kiện.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản, thông tin điện tử, an toàn thông tin mạng… Phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp kịp thời thông tin cho báo chí về các vụ việc mâu thuẫn, bức xúc khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân trên địa bàn tỉnh, các vụ việc liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xử lý các sai phạm về báo chí, đăng tải thông tin không chính xác đến kết quả phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

- Phối hợp với lực lượng Công an thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ phục vụ công tác đấu tranh với hoạt động tuyên truyền xuyên tạc tình hình, kết quả phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện trên mạng internet; thông qua các hội, nhóm, tài khoản mạng xã hội để kích động chống đối, gây rối an ninh, trật tự, xâm phạm an ninh quốc gia của các hệ loại đối tượng.

10. Sở Y tế

Theo chức năng, chủ trì huy động lực lượng y, bác sỹ, phương tiện và các trang thiết bị y tế có mặt tại hiện trường thực hiện nhiệm vụ sơ cứu, cấp cứu người bị thương, choáng ngất.

11. Sở Tài chính

Phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Đề án; tham mưu, báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

12. Sở Nội vụ

Phối hợp với các ngành, địa phương trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc, người có uy tín trong các tôn giáo để góp phần giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp diễn ra có liên quan đến tôn giáo.

13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch, phát triển nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản bền vững; kịp thời đề xuất các chính sách hỗ trợ người dân khi xảy ra các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh. Chủ động phòng ngừa các hoạt động lợi dụng vấn đề thiệt hại kinh tế của người dân để kích động khiếu kiện gây mất an ninh, trật tự.

14. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước theo lĩnh vực phân công, có giải pháp phòng ngừa hoạt động lợi dụng chủ trương sáp nhập trường khi thay đổi địa giới hành chính gây mất ANTT; quản lý chặt chẽ, minh bạch trong vấn đề thu chi tại các cơ sở giáo dục.

- Tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên, giáo viên không để các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề xã hội kích động tập trung đông người gây mất ANTT.

15. Sở Xây dựng

Làm tốt chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về các lĩnh vực xây dựng, quy hoạch xây dựng: Thẩm định, đánh giá chất lượng xây dựng các dự án chung cư, nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh; thẩm định các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh; kịp thời triển khai, hướng dẫn, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở, công sở, trụ sở làm việc thuộc thẩm quyền…; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh, phòng ngừa khiếu kiện phức tạp liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

16. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước, phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ... bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, không để xảy ra sơ hở, thiếu sót, sai phạm dẫn đến khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân.

17. Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của các dự án, doanh nghiệp trong Khu kinh tế và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; giám sát chặt chẽ hoạt động của các dự án, doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các vấn đề bất cập, vướng mắc, sai phạm để phối hợp xử lý theo quy định, phòng ngừa không để xảy ra khiếu kiện phức tạp, nhất là liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải, chất thải từ hoạt động của các doanh nghiệp, dự án.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng về chủ trương đầu tư các dự án tại Khu kinh tế, Khu công nghiệp; phối hợp thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư các dự án trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật, không để xảy ra sai phạm, trục lợi dẫn đến phát sinh khiếu kiện trong quần chúng Nhân dân.

- Tham gia giải quyết các kiến nghị, phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân đối với các dự án do Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp làm chủ đầu tư.

18. Ban Dân tộc

- Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án, dự án trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Ủy ban Dân tộc quản lý, chủ trì và UBND tỉnh giao, góp phần phòng ngừa khiếu kiện phức tạp trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Phối hợp, tham gia giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số theo thẩm quyền quy định.

19. Các sở, ban, ngành chức năng khác ở cấp tỉnh

Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh trong giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Thường xuyên đánh giá, rà soát, kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chức năng nhiệm vụ, không để xảy ra hoạt động khiếu kiện gây mất an ninh, trật tự tại các lĩnh vực được phân công quản lý.

20. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, các Nghị quyết, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý tình trạng khiếu kiện đông người, phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực theo phân cấp, phân quyền, trọng tâm là công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch, xây dựng, tài nguyên, môi trường, tiếp công dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã, trưởng các phòng, ban cấp huyện trong việc chấp hành, thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém; đồng thời, đánh giá, làm rõ trách nhiệm, sai phạm (nếu có) của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, các tập thể, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm nhằm phòng ngừa, giải quyết hiệu quả khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân trên địa bàn huyện.

- Lập danh sách và xây dựng kế hoạch rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự và các vụ đông người, phức tạp, kéo dài, nổi cộm đang xảy ra.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng trong thực hiện các giải pháp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết hiệu quả các vụ việc tiềm ẩn khiếu kiện, khiếu kiện phức tạp xảy ra trên địa bàn; đối với các vụ việc phức tạp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng…, nhất là những nơi đang triển khai các dự án liên quan đến việc thu hồi đất nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức và nhận thức pháp luật cho các tầng lớp Nhân dân.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm, đạo đức công vụ, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và cán bộ, công chức thuộc các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên làm nhiệm vụ xem xét, xử lý kiến nghị, đề xuất liên quan đến quyền, lợi ích của công dân.

- Thực hiện hiệu quả Quy trình “Xử lý tình huống tập trung đông người trái pháp luật gây phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”[11].

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phù hợp với đặc điểm, tính chất, tình hình địa bàn; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tại cấp huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện có nhiệm vụ triển khai, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch và kịp thời báo cáo tình hình, kết quả về Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh theo quy định, bảo đảm nguồn lực, kinh phí tổ chức thực hiện Đề án theo phân cấp ngân sách.

- Khi phát sinh vụ việc khiếu kiện công dân tập trung đông người lên Trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, ra Trung ương hoặc đến nhà riêng của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp huyện (địa bàn có công dân khiếu kiện) phải phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân Trung ương, Ban Tiếp công dân tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan và trực tiếp tham gia Tổ công tác của tỉnh, của huyện để phối hợp tiếp, vận động, thuyết phục, vận động công dân chấp hành quy định của pháp luật và có biện pháp đưa công dân trở về địa phương để xem xét xử lý, giải quyết theo quy định, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.

21. Tổ công tác tỉnh Thanh Hóa (được thành lập, kiện toàn theo các Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 31/8/2021, Quyết định số 5551/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh): Chủ động, tăng cường phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội và các bộ, ngành Trung ương, cơ quan có liên quan để nắm bắt tình hình, kịp thời phối hợp, báo cáo, cung cấp thông tin, kết quả giải quyết vụ việc và đến Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, các cơ quan Đảng, Nhà nước tham gia tiếp, thuyết phục, vận động công dân của tỉnh Thanh Hóa chấp hành quy định của pháp luật, có biện pháp đưa công dân trở về địa phương để xem xét xử lý, giải quyết theo quy định, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự tại Thủ đô Hà Nội.

22. Đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy

Phối hợp với các cơ quan có liên quan, nghiên cứu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, nổi cộm, tiềm ẩn khiếu kiện phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

23. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, dư luận xã hội, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong lợi dụng các vụ việc khiếu kiện tiến hành các hoạt động gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn. Kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh Ủy chỉ đạo các biện pháp giải quyết để định hướng dư luận, góp phần ổn định tình hình vụ việc, không để các đối tượng lợi dụng tình hình vụ việc xuyên tạc, chống phá đảng, Nhà nước.

- Tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa về phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện.

- Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên trong tỉnh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân.

24. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy

Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong chỉ đạo việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của người dân, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân; phối hợp với các sở, ban ngành chức năng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.

25. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội cấp tỉnh

Phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc tham gia hòa giải ở cơ sở; phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và chấp hành pháp luật trong các tầng lớp Nhân dân; đẩy mạnh hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng Nhân dân các cấp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là giám sát hoạt động của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan ban, ngành trong đối thoại với người dân, giải quyết những nội dung công dân kiến nghị, phản ánh, đảm bảo giải quyết kịp thời quyền lợi ích chính đáng của người dân.

26. Báo Thanh Hóa, Đài phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

- Thường xuyên đưa tin, bài phản ánh về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, nhất là công tác xử lý sai phạm của các đối tượng chủ mưu, cầm đầu khiếu kiện gây rối an ninh, trật tự để răn đe, phòng ngừa chung. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan viết, đưa tin, bài về tình hình các vụ khiếu kiện phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn phục vụ công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, không để các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc tình hình, kích động, gây phức tạp về an ninh, trật tự.

- Thường xuyên viết bài tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lợi ích của việc triển khai thực hiện các chủ trương, dự án, chính sách phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh để người dân nắm bắt, phòng ngừa khiếu kiện.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án bố trí từ ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành:

- Đối với cấp tỉnh: Được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

- Đối với kinh phí ngân sách địa phương bố trí để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án ở địa phương theo phân cấp.

Thực hiện lồng ghép các hoạt động triển khai thực hiện Đề án với các chương trình, đề án có liên quan mà các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương đang thực hiện để tránh trùng lắp, bảo đảm thống nhất, tiết kiệm nguồn lực và đạt hiệu quả.

IV. CHẾ ĐỘ GIAO BAN, THÔNG TIN BÁO CÁO

1. Chế độ giao ban

Ban Chỉ đạo Đề án tổ chức sơ kết mỗi năm 01 lần (hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị tại thời điểm tổ chức).

Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ tổ chức giao ban, sơ kết 02 lần/năm (giao ban 6 tháng, sơ kết năm) để đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

2. Chế độ thông tin, báo cáo

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ban Chỉ đạo (qua Công an tỉnh) trước ngày 15/11 để tập hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh./.



[1] Điển hình như: Vụ việc khiếu kiện của các hộ dân khu phố Trung Kỳ, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn liên quan đến dự án Khu đô thị Quảng trường biển : 22 trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính, 09 đối tượng bị xử lý hình sự ; vụ việc khiếu kiện của hộ ông Trần Văn Lanh, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa liên quan đến dự án Flamingo Linh Trường: 06 trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính; vụ việc khiếu kiện của các hộ dân xã Yến Sơn, huyện Hà Trung: 04 trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính.

[2] Vụ việc tập trung đông người của khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp và bảo hiểm Manulife cản trở hoạt động bình thường của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chi nhánh Thanh Hóa và vụ việc khiếu kiện của tập thể cư dân Chung cư 379, phố Bào Ngoại, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến việc chậm bàn giao căn hộ.

[3] Năm 2022, có 43 lượt đoàn/23 vụ đông người, 12 lượt công dân tập trung đông người ra Trung ương ; sáu tháng đầu năm 2023, có 18 lượt đoàn/11 vụ đông người, có 17 lượt công dân tập trung đông người ra Trung ương. Trong đó , 02 vụ việc từ năm 2022 đến nay người dân liên tục kéo ra Trung ương khiếu kiện gây mất an ninh, trật tự là: Vụ việc khiếu kiện của các hộ dân xã Yến Sơn, huyện Hà Trung và khiếu kiện của một số hộ dân khu phố Trung Kỳ, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn.

[4] Điển hình như fanpage của tổ chức phản động Việt Tân liên tục phát trực tiếp, đăng tải các bài viết , video về hoạt động khiếu kiện của các tiểu thương chợ Còng; vụ việc khiếu kiện của các hộ dân xã Yến Sơn, huyện Hà Trung ; vụ việc khiếu kiện của một số hộ dân khu phố Trung Kỳ, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn; khiếu kiện của các hộ dân thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định…

[5] Vụ việc tập trung đông người tuần hành trái pháp luật, gây rối an ninh, trật tự ở các địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình phản đối dự án Formosa liên quan đến ô nhiễm môi trường (năm 2016-2017); vụ việc tranh chấp đất Quốc phòng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (năm 2017); vụ tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự nhằm phản đối dự thảo Luật Đặc khu tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (năm 2018)…

[6] Vụ việc liên quan đến đấu thầu bãi nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa (2017); một số hộ dân xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc phản ánh việc UBND xã tổ chức đấu thầu bán đất ở trái quy định (năm 2018); một số công dân xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa khiếu kiện liên quan đến chính quyền xã thu tiền hợp thức hóa đất trái quy định (năm 2019); khiếu kiện của một số hộ dân xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa liên quan đến cấp Giấy CNQSD đất (từ năm 2020 đến nay); khiếu kiện của các hộ dân khu phố Trung Kỳ, phường Trung Sơn liên quan đến dự án Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn (từ năm 2019 đến nay); khiếu kiện của một số hộ dân xã Yến Sơn, huyện Hà Trung liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng (từ năm 2022 đến nay); khiếu kiện của hộ ông Lê Văn Màng, xã Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn liên quan đến dự án Biệt thự Hùng Sơn; khiếu kiện của hộ ông Trần Văn Lanh , xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa liên quan đến dự án Flamingo Linh Trường; khiếu kiện của một số hộ dân phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn liên quan đến các dự án của tập đoàn Sun Group; vụ tập trung đông người phản đối chủ trương sáp nhập trường THCS Quảng Phúc và trường THCS Quảng Vọng, huyện Quảng Xương (2017); vụ tập trung đông người phản đối chủ trương sáp nhập một số trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nông Cống (2020); vụ khiếu kiện đông người, tuần hành trên các tuyến đường của người dân xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn liên quan đến việc phản đối triển khai dự án Cảng Container Long Sơn trên địa bàn (2017, 2018); khiếu kiện của một số hộ dân phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn phản đối dự án Sun Group (2019); vụ việc tập trung đông người cản trở thi công dự án Khu đô thị thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân (2021); khiếu kiện của một số hộ dân phường Quảng Vinh phản đối dự án sinh thái biển Đông Á (từ năm 2019 đến nay)… Khiếu kiện của các tiểu thương chợ Còng, thị xã Nghi Sơn; khiếu kiện của 92 công nhân Xí nghiệp gạch TuyNel K2 thuộc Công ty Cổ phần Hancorp 2 (trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội) tại xã Đông Văn, huyện Đông Sơn liên quan đến việc công ty nợ lương công nhân, nợ tiền bảo hiểm xã hội trong nhiều năm (từ năm 2018 đến nay); vụ việc tranh chấp ngư trường khai thác ngao giữa một số công dân phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn với một số hộ dân nuôi ngao tại bãi nuôi ngao xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (năm 2020); tranh chấp vùng triều khai thác thủy, hải sản giữa một số công dân các xã Nga Liên, Nga Tiến, Nga Thanh, huyện Nga Sơn với một số công dân huyện Hậu Lộc (từ năm 2021 đến nay); một số vụ việc kéo dài trên địa bàn huyện Quảng Xương, Thọ Xuân về tố cáo cán bộ cơ sở sai phạm… Bên cạnh đó, liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đầu tư tài chính từ cuối năm 2022 đến nay đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp, nảy sinh một số vụ việc khiếu kiện đông người như: Khiếu kiện của một số công dân trên địa bàn tỉnh liên quan đến việc mua trái phiếu, bảo hiểm của ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB); khiếu kiện liên quan đến hoạt động của dự án chung cư, nhà ở xã hội 379, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa. Trong đó, có một số vụ tiềm ẩn nguy cơ hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự; số đối tượng cầm đầu, tích cực đã đăng tải video, hình ảnh, phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok, Youtube tạo dư luận trái chiều trong Nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền cơ sở; niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

[7] Ban chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; đồng chí Giám đốc Công an tỉnh làm Phó trưởng ban thường trực; các thành viên gồm đại diện Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công an tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan.

[8] Ban chỉ đạo cấp huyện do đồng chí Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; đồng chí Trưởng Công an huyện làm Phó trưởng ban thường trực; các thành viên gồm đại diện Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Công an huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

[9] Ban hành tại Quyết định số 4851/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

[10] Ban hành kèm theo Quyết định số 4851/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

[11] Ban hành kèm theo Quyết định số 4851/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1895/QĐ-UBND ngày 13/05/2024 về Đề án “Phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp trong Nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2024-2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


408

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.105.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!