ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1719/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 10 tháng 8 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP , ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP , ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP , ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông
tư số 02/2017/TT-VPCP , ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về
nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định
số 52/2018/NĐ-CP , ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông
thôn;
Căn cứ Quyết định
số 2767/QĐ-BNN-KTHT , ngày 12/7/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về việc công bố thủ tục hành chính ban hành thay thế, bị thay thế, bị bãi bỏ lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 105/TTr-SNN&PTNT, ngày
02/8/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định
này thay thế 03 (Ba) thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh
Vĩnh Long (có phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Bãi bỏ 03 (Ba) thủ tục
hành chính lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được công bố tại Quyết
định số 331/QĐ-UBND, ngày 22/02/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc công bố
TTHC chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và lĩnh vực bảo
vệ thực vật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Vĩnh Long (có phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
- Niêm yết, công
khai đầy đủ danh mục và nội dung 03 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết tại trụ sở, trang thông tin điện tử của đơn vị.
- Căn cứ cách thức
thực hiện của từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này bổ sung
vào Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch
vụ bưu chính; Danh mục thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả qua dịch vụ bưu chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố.
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung các
thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở,
ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Phòng KSTTHC, KTN;
- Lưu: 1.20.05.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-UBND, ngày 10 /8/2018 của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính được
thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
STT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
TTHC được thay thế
|
Tên
TTHC thay thế
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
1
|
|
Công
nhận làng nghề
|
Công
nhận làng nghề
|
Nghị
định số 52/2018/NĐ-CP , ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn
|
Nông
nghiệp và PTNT
|
Chi
cục Phát triển nông thôn
|
2
|
|
Công
nhận nghề truyền thống
|
Công
nhận nghề truyền thống
|
Nghị
định số 52/2018/NĐ-CP , ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn
|
3
|
|
Công
nhận làng nghề truyền thống
|
Công
nhận làng nghề truyền thống
|
Nghị
định số 52/2018/NĐ-CP , ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn
|
2. Danh mục thủ tục hành chính bị
bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
STT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
TTHC
|
Tên
VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính
|
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
|
1
|
|
Công nhận làng nghề
|
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP , ngày
12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
|
2
|
|
Công nhận nghề truyền thống
|
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP , ngày
12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
|
3
|
|
Công nhận làng nghề truyền thống
|
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP , ngày
12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
|
PHẦN II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
1. Công nhận
làng nghề
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.
Bước 2: UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề gửi trực tiếp về Bộ phận một cửa
Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo địa chỉ số 1B đường
Nguyễn Trung Trực, phường 8, Tp.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Công chức một cửa phối hợp với
Chi cục Phát triển nông thôn tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
theo quy định:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
theo quy định, công chức ra phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả giao cho
người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ
công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ gửi cho tổ chức, cá nhân để
bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (đảm bảo tổ chức, cá nhân chỉ phải bổ sung hồ sơ một
lần).
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ
tục hành chính theo địa chỉ đã gửi hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính
công ích.
* Đối với trường hợp nhận kết quả
giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại địa chỉ đã gửi hồ sơ ban đầu:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ
tục hành chính, người nhận phải trả lại giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
và ký vào sổ theo dõi hồ sơ;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại
kết quả trước khi trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết
quả, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho
đúng.
* Đối với trường
hợp nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích:
+ Khi đến nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành chính, nhân viên bưu chính phải xuất trình giấy tiếp
nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và ký vào sổ theo dõi hồ sơ;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại
kết quả trước khi trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết
quả, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho
đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai
đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần
hồ sơ, gồm:
+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động
ngành nghề nông thôn;
+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông
thôn trong 02 năm gần nhất;
+ Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ
môi trường theo quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
+ Chi cục Phát triển nông thôn thẩm định
hồ sơ và tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh thành
lập Hội đồng xét duyệt: 08 ngày làm việc;
+ UBND tỉnh xem xét, ký Quyết định
thành lập Hội đồng xét duyệt: 03 ngày làm việc;
+ Hội đồng xét duyệt, chọn những đối
tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định: 11 ngày làm việc;
+ Chi cục Phát triển nông thôn tham
mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn tất thủ tục trình UBND tỉnh cấp
bằng công nhận làng nghề: 02 ngày làm việc;
+ UBND tỉnh xem xét và cấp bằng công
nhận làng nghề: 04 ngày làm việc;
+ Chi cục Phát triển nông thôn nhận kết
quả từ UBND tỉnh, chuyển Bộ phận một cửa trả cho UBND cấp huyện: 02 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa
bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn
quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ;
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định
tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi
trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày
12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Công nhận
nghề truyền thống
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.
Bước 2: UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long lập hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thống gửi trực tiếp về Bộ phận
một cửa Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo địa chỉ số 1B
đường Nguyễn Trung Trực, phường 8, Tp.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Công chức một cửa phối hợp với
Chi cục Phát triển nông thôn tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
theo quy định:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
theo quy định, công chức ra phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả giao cho
người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ
công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ gửi cho tổ chức, cá nhân để
bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (đảm bảo tổ chức, cá nhân chỉ phải bổ sung hồ sơ một
lần).
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ
tục hành chính theo địa chỉ đã gửi hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính
công ích.
* Đối với trường hợp nhận kết quả
giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại địa chỉ đã gửi hồ sơ ban đầu:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ
tục hành chính, người nhận phải trả lại giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
và ký vào sổ theo dõi hồ sơ;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại
kết quả trước khi trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết
quả, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho
đúng.
* Đối với trường
hợp nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích:
+ Khi đến nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành chính, nhân viên bưu chính phải xuất trình giấy tiếp
nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và ký vào sổ theo dõi hồ sơ;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại
kết quả trước khi trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết
quả, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho
đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai
đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần
hồ sơ, gồm:
+ Bản tóm tắt quá trình hình thành,
phát triển của nghề truyền thống;
+ Bản sao giấy chứng nhận, huy chương
đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm
đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với
những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc
không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc
văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;
+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân
nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
+ Chi cục Phát triển nông thôn thẩm định
hồ sơ và tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh thành
lập Hội đồng xét duyệt: 08 ngày làm việc;
+ UBND tỉnh xem xét, ký Quyết định
thành lập Hội đồng xét duyệt: 03 ngày làm việc;
+ Hội đồng xét duyệt, chọn những đối
tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định: 11 ngày làm việc;
+ Chi cục Phát triển nông thôn tham
mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn tất thủ tục trình UBND tỉnh cấp
bằng công nhận nghề truyền thống: 02 ngày làm việc;
+ UBND tỉnh xem xét và cấp bằng công
nhận nghề truyền thống: 04 ngày làm việc;
+ Chi cục Phát triển nông thôn nhận kết
quả từ UBND tỉnh, chuyển Bộ phận một cửa trả cho UBND cấp huyện: 02 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ
trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản
sắc văn hóa dân tộc;
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay
nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày
12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
3. Công nhận
làng nghề truyền thống
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.
Bước 2: UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống gửi trực tiếp về Bộ
phận một cửa Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo địa chỉ số
1B đường Nguyễn Trung Trực, phường 8, Tp.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Công chức một cửa phối hợp với
Chi cục Phát triển nông thôn tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
theo quy định:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
theo quy định, công chức ra phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả giao cho
người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ
công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ gửi cho tổ chức, cá nhân để
bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (đảm bảo tổ chức, cá nhân chỉ phải bổ sung hồ sơ một
lần).
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ
tục hành chính theo địa chỉ đã gửi hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính
công ích.
* Đối với trường hợp nhận kết quả
giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại địa chỉ đã gửi hồ sơ ban đầu:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ
tục hành chính, người nhận phải trả lại giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
và ký vào sổ theo dõi hồ sơ;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại
kết quả trước khi trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết
quả, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho
đúng.
* Đối với trường
hợp nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích:
+ Khi đến nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành chính, nhân viên bưu chính phải xuất trình giấy tiếp
nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và ký vào sổ theo dõi hồ sơ;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại
kết quả trước khi trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết
quả, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho
đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai
đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần
hồ sơ, gồm:
+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động
ngành nghề nông thôn;
+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông
thôn trong 02 năm gần nhất;
+ Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ
môi trường theo quy định;
+ Bản tóm tắt quá trình hình thành,
phát triển của nghề truyền thống;
+ Bản sao giấy chứng nhận, huy chương
đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm
đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với
những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc
không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc
văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;
+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân
nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
* Trường hợp đã được công nhận
làng nghề, hồ sơ gồm:
+ Bản tóm tắt quá trình hình thành,
phát triển của nghề truyền thống;
+ Bản sao giấy chứng nhận, huy chương
đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm
đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với
những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc
không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc
văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;
+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân
nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
* Trường hợp chưa được công nhận
làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ gồm:
+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động
ngành nghề nông thôn;
+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông
thôn trong 02 năm gần nhất;
+ Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ
môi trường theo quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
+ Chi cục Phát triển nông thôn thẩm định
hồ sơ và tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh thành
lập Hội đồng xét duyệt: 08 ngày làm việc;
+ UBND tỉnh xem xét, ký Quyết định
thành lập Hội đồng xét duyệt: 03 ngày làm việc;
+ Hội đồng xét duyệt, chọn những đối
tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định: 11 ngày làm việc;
+ Chi cục Phát triển nông thôn tham
mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn tất thủ tục trình UBND tỉnh cấp
bằng công nhận làng nghề truyền thống: 02 ngày làm việc;
+ UBND tỉnh xem xét và cấp bằng công
nhận làng nghề truyền thống: 04 ngày làm việc;
+ Chi cục Phát triển nông thôn nhận kết
quả từ UBND tỉnh, chuyển Bộ phận một cửa trả cho UBND cấp huyện: 02 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa
bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn
quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ;
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định
tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi
trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Có ít nhất một nghề truyền thống
sau:
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ
trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản
sắc văn hóa dân tộc.
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay
nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày
12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.