ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1654/QĐ-UBND
|
Cần Thơ, ngày 24
tháng 7 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà
nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
1766/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công
bố thủ tục hành chính nội bộ mới ban hành và thủ tục hành chính được thay thế
trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo
dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính
nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thực Hiện
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Kèm theo Quyết định số 1654/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2024 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
|
|
A
|
TTHC CẤP THÀNH PHỐ
|
|
1
|
Thành lập trung tâm giáo dục
thường xuyên
|
Giáo dục thường xuyên
|
UBND thành phố
|
|
2
|
Sáp nhập, chia tách trung tâm
giáo dục thường xuyên
|
Giáo dục thường xuyên
|
UBND thành phố
|
|
3
|
Giải thể trung tâm giáo dục
thường xuyên
|
Giáo dục thường xuyên
|
UBND thành phố
|
|
4
|
Cho phép trung tâm giáo dục
thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại
|
Giáo dục thường xuyên
|
UBND thành phố
|
|
5
|
Đề nghị đánh giá, công nhận
“Cộng đồng học tập” cấp huyện
|
Giáo dục thường xuyên
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
|
B
|
TTHC CẤP HUYỆN
|
|
1
|
Đề nghị đánh giá, công nhận
“Cộng đồng học tập” cấp xã
|
Giáo dục thường xuyên
|
Phòng Giáo dục và Đào tạo
|
|
2
|
Thành lập trung tâm học tập cộng
đồng
|
Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục
khác
|
UBND cấp huyện
|
|
3
|
Cho phép trung tâm học tập cộng
đồng hoạt động trở lại
|
Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục
khác
|
UBND cấp huyện
|
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. CẤP THÀNH
PHỐ
1. Lựa chọn
sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
1.1. Trình tự thực hiện
(thời gian, địa điểm thực hiện TTHC):
a) Cơ sở giáo dục phổ thông đề
xuất lựa chọn sách giáo khoa (SGK).
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) tổng hợp, báo cáo Sở GD&ĐT danh mục SGK được các cơ sở giáo dục
phổ thông thuộc thẩm quyền quản lí đề xuất lựa chọn; các trường trung học phổ
thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp cao nhất là trung học phổ
thông) báo cáo Sở GD&ĐT danh mục SGK đề xuất lựa chọn.
c) Sở GD&ĐT tổng hợp, chuyển
giao cho Hội đồng lựa chọn SGK (Hội đồng) danh mục SGK được các cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất lựa chọn.
d) Hội đồng tổ chức lựa chọn
SGK.
đ) Hội đồng tổng hợp kết quả lựa
chọn SGK và chuyển giao Sở GD&ĐT.
e) Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả
lựa chọn SGK của Hội đồng, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định
phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại
địa phương.
1.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ
a) Báo cáo của phòng GD&ĐT,
các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp cao
nhất là trung học phổ thông) về danh mục SGK được các cơ sở giáo dục phổ thông
đề xuất lựa chọn.
b) Sở GD&ĐT tổng hợp, chuyển
giao cho Hội đồng danh mục SGK được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn.
c) Báo cáo kết quả làm việc của
Hội đồng.
d) Sở GD&ĐT báo cáo, trình Ủy
ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định phê duyệt danh mục SGK sử dụng trong
cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một)
bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
Ủy ban nhân dân thành phố phê
duyệt danh mục SGK sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương; Sở
GD&ĐT thông báo danh mục SGK được phê duyệt đến các cơ sở giáo dục phổ
thông tại địa phương chậm nhất 05 (năm) tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới.
1.5. Đối tượng thực hiện:
- Cơ sở giáo dục phổ
thông;
- Phòng GD&ĐT;
- Sở GD&ĐT.
1.6. Cơ quan thực hiện:
Cơ quan/Người có thẩm quyết định:
Sở GD&ĐT.
1.7. Kết quả thực hiện:
Quyết định phê duyệt danh mục
SGK sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Mẫu đơn: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện:
Hội đồng tổ chức lựa chọn SGK:
a) Chủ tịch Hội đồng giao cho
các thành viên Hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá SGK theo các tiêu chí lựa
chọn trong thời gian ít nhất là 07 (bảy) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội
đồng;
b) Hội đồng tổ chức họp, thảo
luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các cơ sở giáo dục phổ thông đề
xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số SGK cho mỗi môn học. Sách giáo khoa
được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường
hợp môn học không có SGK nào đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn,
Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 01 (một) SGK
cho mỗi môn học đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn;
c) Hội đồng tổng hợp kết quả lựa
chọn SGK thành biên bản, có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp, chuyển
giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
d) Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả
lựa chọn SGK của các Hội đồng, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chấp
thuận.
1.11. Căn cứ pháp lý:
a) Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa
chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông;
b) Quyết định số 92/QĐ-UBND
ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Ban hành Bộ tiêu chí lựa
chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
A. CẤP THÀNH
PHỐ
1. Thành
lập trung tâm giáo dục thường xuyên
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo gửi
trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ
sơ đến Ủy ban nhân dân thành phố thẩm tra;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết
định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên. Nếu chưa quyết định thì thông
báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị thành lập
trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố của Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Đề án thành lập trung tâm
giáo dục thường xuyên nêu rõ nhu cầu của việc cho phép hoạt động trung tâm giáo
dục thường xuyên; phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;
những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy
định;
- Sơ yếu lý lịch của người dự
kiến làm Giám đốc trung tâm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính:
Sở Giáo dục và Đào tạo.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
Ủy ban nhân dân thành phố.
1.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Quyết định thành lập trung tâm
giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.
b) Có địa điểm để xây dựng cơ sở
vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:
- Có đủ các phòng học, phòng thí
nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất;
- Có các thiết bị dạy học và
tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.
1.11. Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục;
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP
ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
2. Sáp nhập,
chia tách trung tâm giáo dục thường xuyên
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo gửi
trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ
sơ đến Ủy ban nhân dân thành phố thẩm tra;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết
định sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên. Nếu chưa quyết định
thì thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị sáp nhập, chia,
tách trung tâm giáo dục thường xuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Đề án sáp nhập, chia, tách
trung tâm giáo dục thường xuyên nêu rõ nhu cầu của việc cho phép hoạt động
trung tâm giáo dục thường xuyên; phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục
thường xuyên; những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch của người dự
kiến làm Giám đốc trung tâm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính:
Sở Giáo dục và Đào tạo.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
Ủy ban nhân dân thành phố.
2.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Quyết định sáp nhập, chia, tách
trung tâm giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.
b) Có địa điểm để xây dựng cơ sở
vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:
- Có đủ các phòng học, phòng
thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất;
- Có các thiết bị dạy học và
tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.
2.11. Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục;
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP
ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
3. Giải
thể trung tâm giáo dục thường xuyên
3.1. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng
phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, gửi công văn đề nghị Sở Nội
vụ tổ chức thẩm định. Sau khi thẩm định, Sở Nội vụ chuyển hồ sơ thẩm định đến
văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên;
b) Quyết định giải thể trung
tâm giáo dục thường xuyên phải được công bố công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
3.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
- Phương án giải thể trung tâm
giáo dục thường xuyên;
- Công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ
chức thẩm định Phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
Không quy định.
3.5. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính:
Sở Giáo dục và Đào tạo.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
Ủy ban nhân dân thành phố.
3.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Quyết định giải thể trung tâm
giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy
định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm;
b) Hết thời gian đình chỉ ghi
trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến
việc đình chỉ.
3.11. Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục;
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP
ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
4. Cho phép
trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại
4.1. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo gửi
trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ
sơ đến Ủy ban nhân dân thành phố thẩm tra;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết
định Cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại. Nếu
chưa quyết định thì thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý
do.
4.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
4.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Tờ trình cho phép hoạt động
giáo dục trở lại.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc.
4.5. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính:
Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
Ủy ban nhân dân thành phố.
4.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Quyết định cho phép trung tâm
giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố.
4.8. Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
4.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Sau thời gian đình chỉ, trung
tâm giáo dục thường xuyên khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.
4.11. Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục;
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP
ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
5. Đề nghị
đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện
5.1. Trình tự thực hiện
Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức
triển khai việc tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện theo quy
trình sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện
giao Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức thực hiện tự đánh giá, công nhận
“Cộng đồng học tập” cấp huyện;
b) Xây dựng báo cáo tự đánh
giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện, bản tổng hợp kết quả đánh giá các
tiêu chí, chỉ tiêu; thông tin, số liệu của báo cáo tự đánh giá và bản tổng hợp
kết quả đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày
31 tháng 12 của năm đánh giá;
c) Tổ chức cuộc họp xem xét,
đánh giá, thống nhất kết quả tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện.
d) Căn cứ kết quả tự đánh giá,
nếu huyện đáp ứng đủ điều kiện công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện ở mức độ
nào thì Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ đề nghị công nhận ở mức độ đó.
5.2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ theo một trong ba
cách thức sau:
a) Trực tiếp.
b) Qua đường bưu điện.
c) Nộp trực tuyến.
5.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị đánh giá,
công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện;
- Báo cáo tự đánh giá, công nhận
“Cộng đồng học tập” cấp huyện;
- Bản tổng hợp kết quả tự đánh
giá các tiêu chí, chỉ tiêu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết
a) UBND cấp huyện gửi hồ sơ đề
nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện đến Sở Giáo dục và Đào tạo
trước ngày 30 tháng 4 của năm sau liền kề năm đánh giá.
b) Thời gian hoàn thành việc
đánh giá, công nhận đơn vị đạt “Cộng đồng học tập” cấp huyện trước ngày 31
tháng 5 của năm sau liền kề năm đánh giá.
5.5. Đối tượng thực hiện
UBND cấp huyện.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
5.7. Kết quả thực hiện:
Quyết định công nhận của Giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo.
5.8. Phí, lệ phí: Không.
5.9. Mẫu quyết định công
nhận: Không.
5.10. Yêu cầu, điều kiện:
Các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phải có kết quả tự đánh giá, công nhận và nộp đầy đủ các hồ sơ đúng
thời hạn.
a) Các huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt “Cộng
đồng học tập” cấp huyện mức độ 1 khi đạt đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu được quy
định tại Điều 11 Thông tư số 25/2023/TT- BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập”
cấp xã, huyện, tỉnh.
b) Các huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt “Cộng
đồng học tập” cấp huyện mức độ 2 khi đạt đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu được quy
định tại Điều 12 Thông tư số 25/2023/TT- BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập”
cấp xã, huyện, tỉnh.
5.11. Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT
ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh
giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
B/ TTHC CẤP
HUYỆN
1. Đề nghị
đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã
1.1. Trình tự thực hiện
Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển
khai việc tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã theo quy trình sau
đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức
thực hiện tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
b) Xây dựng báo cáo tự đánh
giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, bản tổng hợp kết quả đánh giá các
tiêu chí, chỉ tiêu; thông tin, số liệu của báo cáo tự đánh giá và bản tổng hợp
kết quả các tiêu chí, chỉ tiêu được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng
12 của năm đánh giá;
c) Tổ chức cuộc họp xem xét,
đánh giá, thống nhất kết quả tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã.
d) Căn cứ kết quả tự đánh giá,
nếu xã đáp ứng đủ điều kiện công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã ở mức độ nào
thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đề nghị công nhận ở mức độ đó.
1.2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ theo một trong ba
cách thức sau:
a) Trực tiếp.
b) Qua đường bưu điện.
c) Nộp trực tuyến.
1.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị đánh giá,
công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
- Báo cáo tự đánh giá, công nhận
“Cộng đồng học tập” cấp xã;
- Bản tổng hợp kết quả tự đánh
giá các tiêu chí, chỉ tiêu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết
a) Các xã, phường, thị trấn gửi
hồ sơ đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã đến đến Phòng Giáo
dục và Đào tạo trước ngày 28 tháng 02 của năm sau liền kề năm đánh giá.
b) Thời gian hoàn thành việc
đánh giá, công nhận đơn vị đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã trước ngày 31 tháng 3
của năm sau liền kề năm đánh giá.
1.5. Đối tượng thực hiện
Các xã, phường, thị trấn.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.7. Kết quả thực hiện
Quyết định công nhận của Trưởng
phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Mẫu quyết định công
nhận: Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện:
Các xã, phường, thị trấn phải
có kết quả tự đánh giá, công nhận và nộp đầy đủ các hồ sơ đúng thời hạn.
a) Các xã, phường, thị trấn được
công nhận đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã mức độ 1 khi đạt đầy đủ các tiêu chí,
chỉ tiêu được quy định tại Điều 6 Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận
“Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
b) Các xã, phường, thị trấn được
công nhận đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã mức độ 2 khi đạt đầy đủ các tiêu chí,
chỉ tiêu được quy định tại Điều 7 Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận
“Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
1.11. Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT
ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh
giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
2. Thành
lập trung tâm học tập cộng đồng
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc
tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng gửi trực tiếp hoặc
qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định thành lập. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo
cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập và Phòng
Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
2.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp
xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng;
- Sơ yếu lý lịch của những người
dự kiến làm giám đốc trung tâm học tập cộng đồng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ.
2.5. Đối tượng thực hiện:
Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.6. Cơ quan thực hiện:
a) Cơ quan/Người có thẩm quyền
quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.7. Kết quả thực hiện:
Quyết định thành lập trung tâm
học tập cộng đồng và cho phép hoạt động giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Không quy định.
2.11. Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP
ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
3. Cho
phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại
3.1. Trình tự thực hiện
a) Sau thời gian đình chỉ, nếu
trung tâm học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình
chỉ, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến
Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại. Nếu chưa cho phép
hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng
Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
3.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động
trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm
tra;
- Biên bản kiểm tra.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện:
Ủy ban nhân dân cấp xã.
3.6. Cơ quan thực hiện:
a) Cơ quan/Người có thẩm quyền
quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3.7. Kết quả thực hiện:
Quyết định cho phép trung tâm học
tập cộng đồng hoạt động trở lại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Sau thời gian đình chỉ, nếu
trung tâm học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ
thì Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại
và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.11. Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP
ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP
ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục.