Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1611/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý rừng Phòng hộ Đặc dụng Hà Nội 2017

Số hiệu: 1611/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 08/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1611/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ - ĐẶC DỤNG HÀ NỘI TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trc thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thng rừng đặc dụng;

Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;

Căn cứ Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình s26/TTr-SNN ngày 27/02/2017 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 398/TTr-SNV ngày 27/02/2017 về việc thành lập Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn Hà Nội và Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội.

Trụ sở làm việc: Xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Cơ sở 2: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

1. Vị trí, chức năng:

a) Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ban) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con du và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội;

b) Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội có chức năng quản lý bảo vệ, phát triển rừng; khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội về quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng hiện có của Thành phố theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, các chương trình, đề án, dự án đquản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng phòng hộ, khôi phục và bảo tn các hệ sinh thái rừng đặc dụng, động vật, thực vật rừng, đa dạng sinh học, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án sau khi được phê duyệt;

c) Được tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước và các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, cải tạo môi trường rừng, cảnh quan rừng, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế;

d) Tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng; nghiên cứu khảo nghiệm và phát triển các loại giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, cây con đặc sản, đặc hữu quý hiếm, các giống lan, giống cây bản địa theo quy định của pháp lut; tư vấn, cung ứng các dịch vụ về lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh, phát triển rừng, thiết kế các hạng mục lâm sinh, trang trại rừng, dịch vụ các loại cây giống nông lâm nghiệp, cây bản địa, cây xanh, cây lấy gỗ; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại rừng, vườn rừng, lâm sản ngoài gỗ; bảo tn, xây dựng và phát triển vườn thực vật rừng đặc dụng hiện có đlưu giữ các nguồn gen đa dạng sinh học;

đ) Phối hp với các cấp chính quyền địa phương sở tại và các ngành chức năng có liên quan đbảo vệ các tài nguyên thiên nhiên trong khu rừng; các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc khu rừng. Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng;

e) Được thực hiện khoán các hạng mục công trình lâm sinh, bảo vệ rừng phát triển rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng cho hgia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng;

g) Được sử dụng bề mặt tài nguyên rừng, được tiến hành các hoạt động dịch vụ nghiên cu khoa học, văn hóa, xã hội và du lịch sinh thái, được tổ chức thực hiện các chính sách về dịch vụ môi trường theo quy định của pháp luật;

h) Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán, cây bóng mát, lấy gỗ, lấy củi làm cht đt ở vùng đệm khu rừng đặc dụng. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập đgiảm áp lực xâm hại đến tài nguyên rừng vùng chính khu rừng đặc dụng;

i) Tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về lâm nghiệp cho cán bộ cơ sở và người dân, nâng cao ý thức pháp luật để có trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên;

k) Được tổ chức btrí, sử dụng lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách theo quy định;

l) Báo cáo về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động của Ban theo quy định;

m) Quản lý, sử dụng có hiệu quả tổ chức bộ máy, biên chế, lao động, tài sản, tài chính, vật tư, kinh phí và các nguồn lực khác theo quy định hiện hành;

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Ban:

a) Ban có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc;

b) Giám đốc Ban là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật vê toàn bộ hoạt động của Ban;

c) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một hoặc một số mặt công tác do Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban;

d) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, trình cơ quan có thm quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Ban theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố, theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và tuân thủ các quy định của pháp luật và của Thành phố về công tác cán bộ.

2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

a) Phòng Tổ chức - Hành chính;

b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;

c) Phòng Quản lý bảo tồn và phát triển rừng;

d) Phòng Khoa học - Kỹ thuật và hợp tác quốc tế.

Lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm có: Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng.

3. Các đơn vị trực thuộc:

- Trạm Bảo vệ rừng Mỹ Đức;

- Trạm Bảo vệ rừng Sóc Sơn;

- Đội cơ động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Lãnh đạo Trạm Bảo vệ rừng và Đội cơ động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng gồm có: Trạm trưởng (Đội trưởng) và 01 Phó Trạm trưởng (Phó Đội trưởng) giúp việc Trạm trưởng (Đội trưởng).

4. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trạm trưởng (Đội trưởng), Phó Trạm trưởng (Phó Đội trưởng) do Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội quyết định bnhiệm, min nhiệm sau khi có văn bản chp thuận của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuân thủ các quy định của pháp luật và của Thành phố về công tác cán bộ.

Điều 4. Biên chế

1. Biên chế của Ban được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nm trong tổng biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân Thành phố giao hàng năm. Trước mắt bao gồm 69 biên chế viên chức và 11 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, chức danh nghnghiệp viên chức và các quy định của pháp luật có liên quan, hàng năm Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức; xây dựng kế hoạch biên chế, số lượng người làm việc của Ban, báo cáo Giám đốc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân Thành phố để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Kinh phí hoạt động

Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính ph quy đnh cơ chế tự ch ca đơn vị sự nghiệp công lp và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phquy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

1. Tạm thời giữ nguyên số lượng Phó Giám đốc, Phó Trưởng phòng, Phó Trạm trưởng (Phó Đội trưởng) hiện có, Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội được bổ sung các chức danh lãnh đạo nêu trên khi slượng ít hơn quy định.

2. Đối với những trường hợp đã được bổ nhiệm giữ chức vụ người đứng đu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trực thuộc S, sau khi sắp xếp mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành khác có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

2. Giám đốc Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội thực hiện các công tác tài chính, tài sản, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cân đối, điều chỉnh kế hoạch tài chính của các đơn vị có liên quan.

3. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ về quản lý, sử dụng đất của đơn vị sau khi được tổ chức lại theo quy định của Luật Đt đai.

4. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Ban:

a) Xây dựng Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc và mối quan hcông tác của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội với các đơn vị thuộc Sở trình Giám đốc Sở phê duyệt;

b) Xây dựng trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết công việc theo hướng tinh gọn, hiệu quả;

c) Đề nghị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, kiện toàn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố và quy định của pháp luật;

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc bố trí, sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu liên quan để tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội theo quy định.

5. Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn Hà Nội và Giám đốc Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội:

a) Thống kê về số lượng người làm việc được giao, kinh phí hoạt động, trang thiết bị làm việc, hồ sơ, sổ sách, chứng từ, tài liệu, công nợ, các quyền lợi, nghĩa vụ khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị để bàn giao về Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội;

b) Làm việc với Công an thành phố Hà Nội để tiến hành thủ tục thu hồi con du theo đúng quy định.

6. Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội có trách nhiệm:

a) Căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức và năng lực của viên chức, người lao động để thực hiện việc sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội; bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội theo quy định;

b) Xây dựng Đề án vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp viên chức trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, gửi Sở Nội vụ thẩm định, tng hợp để trình Ủy ban nhân dân Thành phố trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật; xây dựng Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị thuộc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội, Quy chế làm việc của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội.

c) Kế thừa quyền và nghĩa vụ có liên quan của Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn Hà Nội và Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Các cơ quan, đơn vị được nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn bàn giao, các đơn vị hp nhất được tiếp tục sử dụng con dấu theo quy định.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 8;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Công an thành phố Hà Nội;
- Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội;
- VPUBNDTP: Các PCVP; Phòng TH, NC, KT, TK-BT;
- Cổng thông tin điện tử Thành phố;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, SNV (05 bản).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1611/QĐ-UBND ngày 08/03/2017 về thành lập Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.698

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.199.88
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!