ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 16/2022/QĐ-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 26
tháng 4 năm 2022
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC UBND TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Cán bộ,
công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Viên chức
ngày 15/11/2010;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số
34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định
về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở
thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị định số
138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2 020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số
90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán
bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số
159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức
vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số
89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 184/TTr-SNV ngày 02/3/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên
chức thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Giao
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực
hiện; tổ chức thanh tra, kiểm tra và báo cáo định kỳ hàng năm về kết quả thực
hiện Quyết định này cho UBND tỉnh theo dõi và chỉ đạo.
Điều 3.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 08/5/2022
2. Quyết định này
thay thế Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 của UBND tỉnh ban hành
quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh và Quyết
định số 09/2018/QĐ -UBND ngày 16/4/2018 của UBND tỉnh sửa đổi bổ sung một số điều
của Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 của UBND tỉnh.
3.
Bãi bỏ một số cụm từ, nội dung tại khoản 2 và khoản 3 Điều 55 Quy chế ban hành
kèm theo Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk như sau:
a) Bỏ cụm từ, nội
dung "Trước khi tổ chức tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định
các nội dung như sau: (a) Báo cáo UBND tỉnh quyết định ngành đào tạo phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong kỳ tuyển dụng; (b)
Báo cáo Sở Nội vụ góp ý kế hoạch tuyển dụng" tại khoản 2 Điều 55.
b) Bỏ cụm từ, nội
dung "Góp ý kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã và phê duyệt kết quả tuyển
dụng công chức cấp xã của UBND cấp huyện" tại điểm a khoản 3 Điều 55.
Điều 4. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố, Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch các Hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh, các Công
ty TNHH MTV của tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Nghị
|
QUY
ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
THUỘC UBND TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND Ngày 26 tháng 4 năm 2022 của
UBND tỉnh Đắk Lắk)
Chương
I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy
định về phân cấp trong quản lý, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá, xếp loại chất lượng, kỷ luật, thực hiện các chính sách tiền lương và quản
lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã; người giữ chức
danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk.
2. Những nội dung có
liên quan đến việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp
xã không quy định tại quy định này thì thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện
hành.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Các sở, ban,
ngành; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị
xã, thành phố; các hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là các cơ
quan, đơn vị).
2. Các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau
đây gọi tắt là các đơn vị trực thuộc).
3. Cán bộ, công chức,
viên chức làm việc tại các sở, ban, ngành; các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; các hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh.
4. UBND cấp xã; cán bộ,
công chức cấp xã.
5. Doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp có phần vốn nhà nước; Người giữ
chức danh, chức vụ, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ và Người đại diện phần vốn nhà nước.
Điều
3. Nguyên tắc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Bảo đảm thực hiện
nguyên tắc Đảng lãnh đạo thống nhất về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết
định; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị và phát huy đầy
đủ trách nhiệm cá nhân trong phân cấp, trước hết là trách nhiệm người đứng đầu
cơ quan, đơn vị.
2. Việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ đúng quy định của
pháp luật và có sự thống nhất với quy định của Đảng về công tác cán bộ.
3. Cán bộ, công chức,
viên chức thuộc cấp nào quản lý thì cấp đó sẽ quyết định và chịu trách nhiệm
trước pháp luật và cơ quan cấp trên về quyết định công tác tổ chức cán bộ của
cơ quan, đơn vị.
4. Người đứng đầu các
cơ quan, đơn vị được phân cấp chịu trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn
được phân cấp trước UBND tỉnh và quy định pháp luật.
Điều
4. Nội dung phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Phê chuẩn, bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, quy hoạch, miễn nhiệm, tiếp nhận,
điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, cho từ chức, nghỉ hưu,
cho thôi việc; cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Tuyển dụng công chức,
viên chức và công chức cấp xã.
3. Bổ nhiệm, nâng ngạch,
chuyển ngạch công chức; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức.
4. Thực hiện chế độ
tiền lương và các chế độ chính sách khác.
5. Đào tạo, bồi dưỡng.
6. Đánh giá, xếp loại
chất lượng.
7. Kỷ luật.
8. Quản lý hồ sơ.
Chương
II
NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Chủ tịch UBND tỉnh
1. Quyết định các nội
dung về công tác cán bộ tại khoản 1 Điều 4 sau khi có nghị quyết, chủ trương,
quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND
tỉnh.
a) Quyết định bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, quy hoạch, miễn nhiệm, tiếp nhận,
điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, nghỉ hưu, cho từ chức,
cho thôi việc; cử người làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đối với
các chức vụ được nêu tại khoản 1 Mục I Phụ lục kèm theo Quy định này.
b) Phê chuẩn kết quả
bầu, miễn nhiệm; quyết định điều động, đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó
Chủ tịch UBND cấp huyện và giao quyền Chủ tịch UBND cấp huyện.
c) Cử, cử lại, cho
thôi đại diện phần vốn nhà nước, kỷ luật, nghỉ hưu Người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp.
d) Cho ý kiến để Hội
đồng thành viên, Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật,
cho thôi việc đối với Tổng Giám đốc, Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc
các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc UBND tỉnh quản lý.
đ) Quyết định nghỉ
hưu, thôi việc đối với các chức vụ được nêu tại Mục I Phụ lục kèm theo Quy định
này; cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; viên chức
giữ chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I (trừ chức danh nghề nghiệp giáo viên
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng I).
e) Cho ý kiến để Giám
đốc Sở Y tế quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với chức vụ Giám đốc, Phó
Giám đốc Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với chức vụ Chi cục trưởng Chi
cục Kiểm lâm.
2. Tuyển dụng công chức,
viên chức
a) Quyết định phê duyệt
kế hoạch và kết quả tuyển dụng công chức cấp tỉnh, cấp huyện.
b) Quyết định tổ chức
tiếp nhận vào làm công chức tại các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh
và UBND cấp huyện. Tiếp nhận vào làm viên chức đối với trường hợp đặc biệt để bổ
nhiệm các chức vụ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban
cán sự đảng UBND tỉnh quản lý.
3. Bổ nhiệm ngạch,
nâng ngạch, chuyển ngạch công chức ; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
viên chức.
a) Bổ nhiệm ngạch, xếp
lương chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên cao cấp và tương đương; bổ
nhiệm, miễn nhiệm ngạch và xếp lương thanh tra viên, thanh tra viên chính,
thanh tra viên cao cấp.
b) Bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II (trừ chức danh nghề nghiệp giáo
viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II); chức
danh nghề nghiệp viên chức hạng I (trừ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
hạng I).
c) Quyết định tổ chức
thi hoặc xét nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự và tương
đương; từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên và tương
đương; từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính; tổ chức thi hoặc xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III lên hạng II.
d) Cử công chức tham
dự thi hoặc xét nâng ngạch từ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương lên ngạch
chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II
lên chức danh nghề nghiệp hạng I.
4. Thực hiện chế độ
tiền lương và các chế độ chính sách khác.
a) Nâng bậc lương thường
xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng
phụ cấp thâm niên nghề đối với các chức vụ được nêu tại Mục I Phụ lục kèm theo
Quy định này.
b) Quyết định về chế
độ, chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức , viên chức giữ ngạch
chuyên viên cao cấp và tương đương; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I
(trừ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I).
c) Quyết định đối với
các nội dung có liên quan đến chế độ chính sách tiền lương sau khi có nghị quyết,
chủ trương, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán
sự đảng UBND tỉnh.
5. Đào tạo, bồi dưỡng.
a) Phê duyệt kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, giai đoạn của tỉnh.
b) Quyết định cử đi
đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo sau đại học trong nước và ở nước ngoài đối với các
chức vụ được nêu tại Mục I Phụ lục kèm theo Quy định này.
6. Đánh giá, xếp loại
chất lượng.
a) Người đứng đầu các
sở trực thuộc UBND tỉnh; Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Người đứng
đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch các Hội đặc
thù cấp tỉnh; Giám đốc các quỹ cấp tỉnh.
b) Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố.
c) Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Kiểm soát viên các doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp.
7. Kỷ luật.
a) Quyết định kỷ luật
đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ các chức vụ được nêu tại khoản 1, khoản
2, khoản 3 Mục I Phụ lục kèm theo Quy định này.
b) Quyết định kỷ luật
Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Sở Nội vụ
1. Về công tác phê
chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, miễn nhiệm, tiếp nhận, điều động,
luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, cho từ chức, nghỉ hưu, cho thôi việc,
giao quyền Chủ tịch UBND cấp huyện; cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp.
a) Tham mưu Chủ tịch
UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 1 Điều 5 Quy định này.
b)
Cho ý kiến thống nhất để các cơ quan, đơn vị thực hiện:
- Quyết định tiếp nhận,
điều động, biệt phái công chức từ cơ quan, đơn vị này sang cơ quan đơn vị khác
thuộc và không thuộc UBND tỉnh (trừ các công chức giữ chức vụ thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch UBND tỉnh).
- Quyết định biệt
phái viên chức đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị khác thuộc và không thuộc
UBND tỉnh.
- Quyết định tiếp nhận
viên chức từ các cơ quan, đơn vị khác thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị
không thuộc UBND tỉnh về công tác tại cơ quan, đơn vị.
- Quyết định cho viên
chức được chấm dứt hợp đồng làm việc và chuyển công tác ra các cơ quan, đơn vị
không thuộc UBND tỉnh.
2. Tuyển dụng công chức,
viên chức
a) Tham mưu Chủ tịch
UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng công chức; tổ chức tiếp nhận
vào làm công chức; tổ chức tiếp nhận vào viên chức đối với trường hợp đặc biệt
để bổ nhiệm các chức vụ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy,
Ban cán sự đảng UBND tỉnh quản lý.
b) Quyết định tuyển dụng
công chức; tiếp nhận vào làm công chức sau khi Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết
quả tuyển dụng công chức, kết quả kiểm tra, sát hạch.
c) Quyết định tiếp nhận
vào làm công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với các đối tượng thuộc
điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP. Cho ý kiến để các cơ quan,
đơn vị quyết định tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo,
quản lý theo phân cấp.
d) Quyết định công nhận
hết thời gian tập sự và bổ nhiệm vào ngạch đối với công chức; hủy bỏ quyết định
tuyển dụng đối với công chức vi phạm khoản 2 Điều 16 hoặc khoản 1 Điều 24 Nghị
định số 138/2020/NĐ-CP .
đ) Quyết định phê duyệt
kế hoạch tuyển dụng viên chức, công nhận kết quả tuyển dụng viên chức của các
cơ quan, đơn vị (trừ đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ).
e) Cho ý kiến để các
cơ quan, đơn vị tiếp nhận vào làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
theo quy định.
3. Bổ nhiệm ngạch,
nâng ngạch, chuyển ngạch công chức; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
viên chức.
a) Tham mưu Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định các nội dung có liên quan đến tổ chức thực hiện việc bổ
nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức; bổ nhiệm, thay đổi chức danh
nghề nghiệp viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Quyết định bổ nhiệm
ngạch, xếp lương công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống sau
khi Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả thi nâng ngạch công chức; chuyển ngạch,
xếp lương công chức từ ngạch chuyên viên sang ngạch tương đương và ngược lại.
c) Phê duyệt kế hoạch,
công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng
IV lên hạng III của các sở, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc UBND tỉnh.
d) Cho ý kiến để các
cơ quan, đơn vị chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III trở xuống.
đ) Cho ý kiến để các
cơ quan, đơn vị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II, giáo viên mầm non hạng I.
e)
Cho ý kiến để Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương
cho cán bộ, công chức cấp xã từ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống.
4. Thực hiện chế độ
tiền lương và các chế độ chính sách khác .
a) Tham mưu Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định các nội dung về chế độ tiền lương và các chế độ chính sách
khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch
UBND tỉnh.
b) Cho ý kiến để các
cơ quan, đơn vị quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công
chức, cán bộ công chức cấp xã giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương; viên
chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông hạng I, II và giáo viên mầm non hạng I (trừ các chức vụ thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh).
5. Đào tạo, bồi dưỡng.
a) Tham mưu Chủ tịch
UBND tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; cử đi đào tạo sau đại học trong nước đối
với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
b) Xây dựng kế hoạch
và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong toàn tỉnh.
6. Đánh giá, xếp loại
chất lượng.
a) Trình Chủ tịch
UBND tỉnh đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ
chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Hướng dẫn công tác
đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
7. Kỷ luật.
a) Tham mưu Chủ tịch
UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
giữ các chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Hướng dẫn công tác
kiểm điểm, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
8.
Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý công chức cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều
46 Nghị định số
112/2011/NĐ-CP .
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền
hạn của các sở, ban, ngành; các hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh
1.
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, quy hoạch, miễn nhiệm,
tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, nghỉ hưu, cho
thôi việc.
a) Thực hiện quy
trình, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định các
nội dung về công tác cán bộ đối với các chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp
trên.
b) Quyết định các nội
dung về công tác cán bộ đối với các chức vụ được nêu tại Mục II Phụ lục kèm
theo Quy định này sau khi thực hiện quy trình, hồ sơ, thủ tục theo quy định và
báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý. Giám đốc Sở Y tế quyết định bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại đối với chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa vùng Tây
Nguyên; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại đối với chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh sau khi có ý kiến
thống nhất của UBND tỉnh.
c)
Quyết định tiếp nhận, điều động, biệt phái công chức, viên chức sau khi có ý kiến
thống nhất của Sở Nội vụ tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy định này.
d) Quyết định điều động,
biệt phái, thay đổi vị trí việc làm, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức,
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
đ) Quyết định bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cơ quan,
đơn vị và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định.
2. Tuyển dụng công chức,
viên chức, hợp đồng lao động theo Nghị định số
68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền tiếp nhận vào làm công chức theo quy định.
b) Thực hiện việc tuyển
dụng viên chức, chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ký kết, chấm dứt
hợp đồng làm việc đối với viên chức (trừ đơn vị sự nghiệp công lập được giao
quyền tự chủ). Tiếp nhận vào làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập
sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ.
c) Đề nghị Sở Nội vụ
hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức vi phạm khoản 2 Điều 16 hoặc khoản
1 Điều 24 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP .
d)
Ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ trong cơ quan hành chính; có ý kiến
thống nhất để cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc ký kết, chấm dứt
hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Bổ nhiệm ngạch,
nâng ngạch, chuyển ngạch công chức; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
viên chức
a) Trình cơ quan có
thẩm quyền quyết định bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức; thay
đổi chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan cấp
trên.
b) Quyết định bổ nhiệm
chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức đạt yêu cầu sau khi hết thời
gian tập sự.
c) Quyết định bổ nhiệm,
xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III trở xuống và giáo viên mầm
non hạng II trở xuống. Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương
giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II, giáo viên mầm
non hạng I sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ.
d) Tổ chức thi hoặc xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III theo kế hoạch đã được
Sở Nội vụ phê duyệt; Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối
với viên chức sau khi Sở Nội vụ công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III.
đ) Quyết định chuyển
chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III trở xuống sau khi có ý kiến thống
nhất của Sở Nội vụ.
4. Thực hiện chế độ
tiền lương và các chế độ chính sách khác.
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt
khung, phụ cấp thâm niên nghề, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức,
viên chức thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Quyết định nâng bậc
lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức giữ ngạch chuyên viên chính
và tương đương; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; giáo viên tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng I, II và giáo viên mầm non hạng I sau
khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ (trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch UBND tỉnh).
Quyết định nâng bậc
lương trước thời hạn đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống;
viên chức giữ chức danh nghề nghiệp từ hạng III trở xuống và giáo viên mầm non
hạng II trở xuống.
c) Quyết định nâng bậc
lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề đối với
công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; viên chức giữ chức
danh nghề nghiệp từ hạng II trở xuống; giáo viên mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông hạng hạng I trở xuống (trừ các chức vụ thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND tỉnh).
5. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền quyết định cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo
sau đại học đối với các chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và tổ chức thực hiện.
c) Quyết định cử công
chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã
được xây dựng; cử công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học trong nước (trừ
các chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh).
d) Sở Ngoại vụ thực
hiện và tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức ở nước ngoài theo Quy chế số 05- QC/TU ngày 28/4/2020 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy.
6. Đánh giá, xếp loại
chất lượng.
a) Đề nghị Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định đánh giá, xếp loại đối với các công chức, viên chức giữ chức
vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Tổ chức đánh giá,
xếp loại chất lượng đối với cấp phó, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền; hướng
dẫn các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc đánh giá, xếp loại chất lượng viên
chức.
7. Kỷ luật.
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý của cấp trên.
b) Quyết định xử lý kỷ
luật đối với công chức, viên chức quản lý thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định
của pháp luật.
8. Quản lý hồ sơ.
a) Lập, quản lý và cập
nhật hồ sơ công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định, kể cả hồ
sơ công chức, viên chức quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh.
b) Hướng dẫn đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc thực hiện lập, quản lý và cập nhật hồ sơ viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
c) Thực hiện quản lý,
khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo
Quyết định số 30/2019/QĐ -UBND ngày 24/12/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành
quy chế quản lý, khai thác, sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức,
viên chức tỉnh Đắk Lắk.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Phê chuẩn, bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, quy hoạch, miễn nhiệm, tiếp nhận,
điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, cho từ chức, nghỉ hưu,
cho thôi việc, giao quyền Chủ tịch UBND cấp xã.
a) Thực hiện quy
trình, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định các
nội dung về công tác cán bộ đối với các chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp
trên.
b) Quyết định các nội
dung về công tác cán bộ đối với các chức vụ được nêu tại Mục III Phụ lục kèm
theo Quy định này sau khi thực hiện quy trình, hồ sơ, thủ tục theo quy định và
báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý.
c)
Quyết định tiếp nhận, điều động, biệt phái công chức, viên chức sau khi có ý kiến
thống nhất của Sở Nội vụ tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy định này.
d)
Quyết định tiếp nhận, điều động công chức c ấp xã từ huyện, thị xã, thành phố
này sang huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh; ở các địa phương ngoài tỉnh
về công tác tại các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh và ngược lại.
đ) Quyết định bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng, phụ trách kế toán các cơ
quan, đơn vị trực thuộc và phụ trách kế toán xã theo quy định.
e) Quyết định điều động,
biệt phái, thay đổi vị trí việc làm, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức,
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
g)
Quyết định điều động cán bộ, công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này sang
xã, phường, thị trấn khác thuộc phạm vi UBND cấp huyện quản lý.
h) Quản lý cán bộ,
công chức cấp xã thuộc thẩm quyền theo quy định.
i) Quyết định nghỉ
hưu, thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức quản lý các đơn vị sự nghiệp
công lập và cán bộ, công chức cấp xã thuộc UBND cấp huyện (trừ các chức danh
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh) và báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi,
quản lý.
2. Tuyển dụng công chức,
viên chức, công chức cấp xã và hợp đồng lao động theo Nghị định
số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền tiếp nhận vào làm công chức theo quy định.
b) Thực hiện việc tuyển
dụng viên chức, chỉ đạo ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (trừ đơn vị sự nghiệp công lập được giao
quyền tự chủ). Tiếp nhận vào làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập
sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ.
c) Đề nghị Sở Nội vụ
hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức vi phạm khoản 2 Điều 16 hoặc khoản
1 Điều 24 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP .
d) Quyết định ngành
đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong
từng kỳ tuyển dụng.
đ) Quyết định phê duyệt
kế hoạch, tổ chức tuyển dụng, phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức cấp xã
theo quy định và báo cáo kết quả tuyển dụng về Sở Nội vụ để tổng hợp. Quyết định
công nhận hết thời gian tập sự và xếp lương cho công chức cấp xã được tuyển dụng;
hủy bỏ quyết định tuyển dụng trong trường hợp người tập sự không đáp ứng được
yêu cầu của chức danh công chức tập sự hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở
lên trong thời gian tập sự.
e)
Ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ trong cơ quan hành chính; có ý kiến
thống nhất để cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc ký kết, chấm dứt
hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ -CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Bổ nhiệm ngạch,
nâng ngạch, chuyển ngạch công chức; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
viên chức.
a) Trình cơ quan có
thẩm quyền quyết định bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức; bổ
nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của
cơ quan cấp trên.
b) Quyết định bổ nhiệm
chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức đạt yêu cầu sau khi hết thời
gian tập sự.
c) Quyết định bổ nhiệm,
xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III trở xuống và giáo viên mầm
non hạng II trở xuống.
d) Quyết định bổ nhiệm
chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức sau khi Sở Nội vụ công nhận
kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên
hạng III.
đ) Quyết định chuyển
chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III trở xuống sau khi có ý kiến thống
nhất của Sở Nội vụ.
e) Quyết định bổ nhiệm
chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông hạng II và giáo viên mầm non hạng I sau khi có ý kiến thống nhất của
Sở Nội vụ.
g) Quyết định bổ nhiệm
ngạch và xếp lương cho cán bộ, công chức cấp xã từ ngạch chuyên viên hoặc tương
đương trở xuống sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ.
4. Thực hiện chế độ
tiền lương và các chế độ chính sách khác.
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt
khung, phụ cấp thâm niên nghề, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức,
viên chức thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Quyết định nâng bậc
lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã giữ
ngạch chuyên viên chính và tương đương; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp từ
hạng II; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng I, II và
giáo viên mầm non hạng I sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ (trừ các chức
vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh).
Quyết định nâng bậc
lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã giữ
ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp
từ hạng III trở xuống và giáo viên mầm non hạng II trở xuống.
c) Quyết định nâng bậc
lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề đối với
cán bộ, công chức và c án bộ, công chức cấp xã ngạch chuyên viên chính và tương
đương trở xuống; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp từ hạng II trở xuống; giáo
viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng I trở xuống
(trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh).
5. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng,
đào tạo sau đại học đối với các chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã và
tổ chức thực hiện.
c) Quyết định cử cán
bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế
hoạch đã được xây dựng; cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học trong
nước (trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh).
6. Đánh giá, xếp loại
chất lượng
a) Đề nghị Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định đánh giá, xếp loại đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ
chức vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Tổ chức đánh giá,
xếp loại chất lượng đối với Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu
các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
c) Hướng dẫn người đứng
đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đánh giá, xếp loại chất lượng đối với
cấp phó người đứng đầu và công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện;
người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc đánh giá, xếp loại đối
với viên chức thuộc thẩm quyền; Chủ tịch UBND cấp xã đánh giá, xếp loại chất lượng
công chức cấp xã.
7. Kỷ luật
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý của cấp trên.
b) Quyết định xử lý kỷ
luật đối với cán bộ, công chức, viên chức quản lý và cán bộ, công chức cấp xã
thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý hồ sơ
a) Lập, quản lý và cập
nhật hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức quản lý và cán bộ cấp xã thuộc thẩm quyền
quản lý theo quy định, kể cả hồ sơ cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND tỉnh.
b) Hướng dẫn đơn vị sự
nghiệp và UBND cấp xã thực hiện lập, quản lý và cập nhật hồ sơ viên chức và
công chức cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
c) Thực hiện quản lý,
khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo
Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 24/12/2019 của UBND tỉnh.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền
hạn của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh
1.
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, miễn nhiệm, tiếp nhận, luân chuyển, biệt
phái, đình chỉ công tác, nghỉ hưu, cho thôi việc.
a) Thực hiện quy
trình, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định các
nội dung về công tác cán bộ đối với các chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp
trên.
b) Quyết định các nội
dung về công tác cán bộ đối với các chức vụ được nêu tại Mục IV Phụ lục kèm
theo Quy định này sau khi thực hiện quy trình, hồ sơ, thủ tục theo quy định và
báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý.
c)
Quyết định các nội dung về tiếp nhận, biệt phái viên chức sau khi có ý kiến thống
nhất của Sở Nội vụ tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy định này.
d) Quyết định biệt
phái, thay đổi vị trí việc làm, chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
đ) Quyết định bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng, phụ trách kế toán cơ quan,
đơn vị và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định.
2. Tuyển dụng viên chức,
hợp đồng lao động:
a) Thực hiện việc tuyển
dụng viên chức, ký kết hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
b)
Ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Bổ nhiệm, thay đổi
chức danh nghề nghiệp viên chức.
a) Trình cơ quan có
thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc
thẩm quyền quyết định của cơ quan cấp trên.
b) Quyết định bổ nhiệm
chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức đạt yêu cầu sau khi hết thời
gian tập sự.
c) Quyết định bổ nhiệm,
xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III trở xuống.
d) Cử viên chức thi
hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
đ) Quyết định chuyển
chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III trở xuống sau khi có ý kiến thống
nhất của Sở Nội vụ.
4. Thực hiện chế độ
tiền lương và các chế độ chính sách khác.
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung,
phụ cấp thâm niên nghề, nâng bậc lương trước thời hạn đối với viên chức thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Quyết định nâng bậc
lương trước thời hạn đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp từ hạng II sau
khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ (trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch UBND tỉnh).
c) Quyết định nâng bậc
lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề đối với
viên chức giữ chức danh nghề nghiệp từ hạng II trở xuống (trừ các chức vụ thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh).
d) Quyết định nâng bậc
lương trước thời hạn đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp từ hạng III trở
xuống.
5. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền quyết định cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo sau đại học đối
với các chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng viên chức và tổ chức thực hiện.
c) Quyết định cử viên
chức thuộc thẩm quyền quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã được xây dựng;
cử viên chức đi đào tạo sau đại học (trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
UBND tỉnh).
6. Đánh giá, xếp loại
chất lượng
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức giữ chức
vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Tổ chức đánh giá,
xếp loại chất lượng đối với cấp phó người đứng đầu và viên chức thuộc thẩm quyền.
7. Kỷ luật
a) Đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của cấp
trên.
b) Quyết định xử lý kỷ
luật đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý hồ sơ
a) Lập, quản lý và cập
nhật hồ sơ viên chức quản lý thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định, kể cả hồ
sơ viên chức quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh.
b) Thực hiện quản lý,
khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo
Quyết định số 30/2019/QĐ -UBND ngày 24/12/2019 của UBND tỉnh.
Điều
10. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở,
ngành, UBND cấp huyện
1. Đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường
xuyên):
a) Đề nghị cơ quan chủ
quản và cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý
của cấp trên.
b) Quyết định bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, quy hoạch, miễn nhiệm, đánh giá, xếp loại chất lượng, luân chuyển,
biệt phái, đình chỉ công tác, kỷ luật, nghỉ hưu, cho thôi việc đối với các chức
vụ cấp trưởng, cấp phó các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc sau khi có ý kiến
thống nhất của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và báo cáo về cơ quan cấp
trên quản lý trực tiếp để theo dõi.
c) Xây dựng kế hoạch
tuyển dụng viên chức trình cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp phê duyệt và tổ
chức tuyển dụng viên chức theo quy định.
d) Quyết định tiếp nhận,
biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc
lương trước thời hạn, nâng hệ số thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề,
thay đổi chức danh nghề nghiệp.
đ) Ký kết, chấm dứt hợp
đồng làm việc; nghỉ hưu, thôi việc, đánh giá, kỷ luật, lập và quản lý hồ sơ
viên chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản
lý theo quy định.
e)
Ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ sau khi có ý kiến thống nhất của cơ
quan cấp trên quản lý trực tiếp.
g) Quyết định cử viên
chức đi đào tạo chuyên môn trình độ đại học trở xuống, bồi dưỡng kiến thức quản
lý nhà nước chương trình chuyên viên chính và tương đương trở xuống và báo về
cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để theo dõi, quản lý.
2. Đối với đơn vị sự
nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên):
a) Đề nghị cơ quan chủ
quản và cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý
của cấp trên.
b) Quyết định bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, quy hoạch, miễn nhiệm, đánh giá, xếp loại chất lượng, luân chuyển,
biệt phái, đình chỉ công tác, kỷ luật, nghỉ hưu, cho thôi việc đối với các chức
vụ cấp trưởng, cấp phó các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc sau khi có ý kiến
thống nhất của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và báo cáo về cơ quan cấp
trên quản lý trực tiếp để theo dõi.
c) Phân công nhiệm vụ,
bố trí việc làm, thực hiện việc đánh giá, xếp loại đối với viên chức thuộc thẩm
quyền quản lý theo quy định.
d) Ký kết hợp đồng
làm việc đối với những người trúng tuyển viên chức sau khi có quyết định tuyển
dụng.
đ)
Ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ sau khi có ý kiến thống nhất của cơ
quan cấp trên quản lý trực tiếp.
đ) Biệt phái, chuyển
đổi vị trí công tác giữa các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc đối với viên
chức thuộc thẩm quyền quản lý.
e) Quyết định xử lý kỷ
luật, nghỉ hưu, cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc và lập, quản lý hồ sơ
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Chương
III
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
11. Các cơ quan, đơn vị
1. Các sở, ban,
ngành; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị
xã, thành phố; các hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND
các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thực hiện đúng nội dung Quy định này.
2. Các doanh nghiệp
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc UBND tỉnh; các doanh nghiệp có phần
vốn do UBND tỉnh đóng góp có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ để thực hiện tốt
công tác cán bộ theo phân cấp.
3. Định kỳ hàng năm
báo cáo kết quả thực hiện Quy định này về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp.
Điều
12. Sở Nội vụ
1. Theo dõi, đôn đốc
các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Tham mưu UBND tỉnh
thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phân cấp về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã tại các
cơ quan, đơn vị. Kịp thời phát hiện các cơ quan, đơn vị thực hiện không đúng
quy định, không đúng thẩm quyền phân cấp để chấn chỉnh và đề nghị UBND tỉnh xử
lý theo quy định.
3. Tổng hợp báo cáo định
kỳ hàng năm về kết quả thực hiện Quyết định này cho UBND tỉnh theo dõi và chỉ đạo.
Điều
13. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực
hiện Quy định này, nếu có nội dung chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi đề
nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét,
điều chỉnh cho phù hợp./.
PHỤ
LỤC
CÁC CHỨC VỤ VÀ THẨM QUYỀN CỦA CÁC CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2022 của
UBND tỉnh Đắk Lắk)
I. Các chức vụ thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, gồm:
1. Các sở, ban, ngành
và tương đương; các đơn vị sự nghiệp; các tổ chức; các doanh nghiệp trực thuộc
UBND tỉnh.
a) Giám đốc, Phó Giám
đốc các sở, ban, ngành và tương đương (sau đây gọi chung là sở, ngành).
b) Chánh Văn phòng,
Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
c) Trưởng ban, Phó Trưởng
Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh.
d) Cấp trưởng, cấp
phó các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh.
đ) Giám đốc, Phó Giám
đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng các Quỹ cấp tỉnh.
e) Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk.
g) Trưởng ban, Phó
Trưởng ban Tiếp công dân tỉnh.
h) Giám đốc, Phó Giám
đốc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.
i) Kế toán trưởng các
Ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh.
k) Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty do Nhà nước làm chủ
sở hữu thuộc UBND tỉnh quản lý.
l) Kiểm soát viên các
doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc UBND tỉnh quản lý.
2. Chủ tịch, Phó Chủ
tịch UBND cấp huyện.
3. Chủ tịch, Phó Chủ
tịch các tổ chức Hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh.
4. Chủ tịch, Phó Chủ
tịch HĐND cấp huyện.
5. Trưởng ban, Phó
Trưởng các Ban của HĐND tỉnh, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và
HĐND tỉnh.
II. Các chức vụ thuộc
thẩm quyền của các sở, ban, ngành và tương đương; các Hội có tính chất đặc thù
cấp tỉnh, gồm:
1. Chi cục trưởng,
Phó Chi cục trưởng Chi cục và tương đương Chi cục thuộc sở, ban, ngành.
2. Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ban, ngành, các Hội có tính chất đặc thù
cấp tỉnh.
3. Người đứng đầu, cấp
phó người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở, ban, ngành, các
Hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh.
4. Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục và tương đương Chi cục trực thuộc sở,
ban, ngành. Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị trực thuộc đơn vị trực
thuộc Chi cục và tương đương Chi cục.
III. Các chức vụ thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, gồm:
1. Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng và tương đương.
2. Cấp trưởng, cấp
phó các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện.
3. Chủ tịch, Phó Chủ
tịch UBND cấp xã.
4. Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ
thông dân tộc nội trú và các cơ sở giáo dục công lập khác (nếu có) thuộc thẩm
quyền quản lý của UBND cấp huyện.
IV. Các chức vụ thuộc
thẩm quyền các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, gồm:
1. Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng và tương đương.
2. Trưởng khoa, Phó
Trưởng khoa và tương đương.
3. Cấp trưởng, cấp
phó các cơ quan, đơn vị trực thuộc.