BỘ Y TẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1518/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 05
năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25/12/2001;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP
ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Quy chế làm việc của Chính
phủ ban hành kèm theo Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16/02/2012;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP
ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng
Bộ Y tế tại cuộc họp ngày 30/3/2013, ngày 18/4/2013, ngày 25/4/2013;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ và Chánh Văn phòng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác của Bộ
trưởng và các Thứ trưởng Bộ Y tế:
1. Bộ trưởng lãnh đạo chung mọi mặt
hoạt động và công tác trong chức năng, nhiệm vụ của Bộ theo quy định của Hiến
pháp và Luật Tổ chức Chính phủ; trực tiếp chỉ đạo, điều
hành các công việc quan trọng, các vấn đề có tính chất chiến lược trên tất cả
các hoạt động của ngành Y tế.
2. Bộ trưởng phân công các Thứ trưởng
giúp Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý công việc hàng ngày trong các lĩnh vực công tác của
Bộ. Thứ trưởng được phân công trực Lãnh đạo Bộ hàng
tuần có nhiệm vụ giải quyết các công việc chung khi Bộ trưởng đi
vắng hoặc những việc được Bộ trưởng ủy quyền.
3. Các Thứ trưởng chủ động giải quyết
công việc trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, nếu
có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do các Thứ trưởng khác phụ trách, cần phối hợp
để thống nhất về chủ trương, nội dung và các giải pháp giữa các Thứ trưởng trước
khi quyết định. Trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau, Thứ trưởng được
giao phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng quyết định.
4. Trừ trường hợp có công việc đột xuất,
hai tuần một lần, Bộ trưởng và các Thứ trưởng họp giao ban để các Thứ trưởng
báo cáo tình hình công tác thuộc lĩnh vực mình phụ trách và bàn những trọng tâm
công tác cần thống nhất chủ trương trong tập thể Lãnh đạo
Bộ. Theo yêu cầu công việc, Bộ trưởng và các Thứ trưởng có các cuộc họp chung để
góp ý về nội dung các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Trong trường hợp cần thiết hoặc
khi Thứ trưởng vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp xử lý công việc đã phân công cho
Thứ trưởng. Việc phân công công việc giữa các Thứ trưởng (quy định tại Điều 3
Quyết định này) có thể thay đổi theo nhu cầu công việc và
theo sự phân công của Bộ trưởng.
Điều 2. Các Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ
trách một số lĩnh vực và một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, được sử dụng quyền
hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để giải quyết các công việc thuộc lĩnh
vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những
quyết định của mình. Trong phạm vi lĩnh vực được phân công, Thứ trưởng có trách
nhiệm và quyền hạn:
1. Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản
lý Nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch,
đề án, dự án, kế hoạch công tác và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong
các lĩnh vực được Bộ trưởng phân công.
2. Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai
thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của
Bộ trưởng, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong các
lĩnh vực được phân công.
3. Các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng công
tác đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất, trang thiết bị
ở các đơn vị được phân công phụ trách sau khi đã được Bộ trưởng phê duyệt về
quy hoạch, kế hoạch và chủ trương đầu tư; giúp Bộ trưởng ký các quyết định khen
thưởng và quyết định cử cán bộ (bao gồm cả lãnh đạo đơn vị) đi công tác nước ngoài theo phân cấp quản lý ở những
đơn vị và lĩnh vực phụ trách (riêng đối với người đứng đầu
đơn vị trước khi đi công tác nước ngoài phải có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng).
4. Đối với những vấn đề liên quan đến
nhiều lĩnh vực, Bộ trưởng sẽ phân công một Thứ trưởng chịu trách nhiệm chính để
chỉ đạo các đơn vị giải quyết vấn đề. Trước khi quyết định phương án giải quyết,
Thứ trưởng chịu trách nhiệm chính cần tham khảo ý kiến của các Thứ trưởng khác
có liên quan và báo cáo Bộ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo.
Điều 3. Phân công cụ thể:
1. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến:
a) Chỉ đạo, điều hành và quản lý
chung mọi mặt hoạt động của ngành Y tế.
b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ;
công tác tổ chức cán bộ; kế hoạch tài chính; quy hoạch và
phát triển ngành; xây dựng cơ sở hạ tầng; trang thiết bị y tế; thanh tra y tế; chỉ đạo chung công tác thi đua khen thưởng; phát triển y tế chuyên
sâu và kỹ thuật cao; công tác xã hội hóa các hoạt động y tế; Chủ tịch các Hội đồng
của ngành; Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng Bộ Y tế.
c) Là đầu mối liên hệ với Trung ương
Đảng, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ và các Ủy ban của Quốc hội.
d) Phụ trách chung công tác dược, quản
lý mỹ phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe, pháp chế,
thanh tra. Một số công việc cụ thể Bộ trưởng ủy quyền cho
các Thứ trưởng giải quyết.
đ) Theo dõi và chỉ đạo:
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Thanh tra Bộ
- Cục Quản lý Dược
- Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế
e) Theo dõi các đơn vị:
1. Báo Sức khỏe và Đời sống
g) Phụ trách công tác y tế chung 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên:
a) Giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo
các lĩnh vực: công tác khám, chữa bệnh; bảo hiểm y tế; công tác y tế phục vụ
các hội nghị lớn của Đảng và Nhà nước; y học cổ truyền; quản lý hành nghề y tư
nhân; công tác bảo vệ sức khỏe cán bộ trung ương; chỉ đạo và theo dõi hoạt động
của các hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y - dược.
b) Theo dõi và chỉ đạo:
- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền
- Vụ Bảo hiểm y tế
c) Theo dõi các đơn vị:
1. Bệnh viện Hữu nghị
2. Bệnh viện C Đà Nẵng
3. Bệnh viện Thống Nhất
4. Bệnh viện Bạch Mai
5. Bệnh viện Chợ Rẫy
6. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
7. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên
8. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần
Thơ
9. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng
Nam
10. Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển -
Uông Bí
11. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu
Ba Đồng Hới
12. Bệnh viện E
13. Bệnh viện K
14. Bệnh viện Nội tiết Trung ương
15. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung
ương
16. Bệnh viện Châm cứu Trung ương
17. Bệnh viện Phổi Trung ương
18. Bệnh viện 74 Trung ương
19. Bệnh viện 71 Trung ương
20. Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi
chức năng Trung ương
21. Bệnh viện Da liễu Trung ương
22. Bệnh viện Phong - Da liễu Trung
ương Quy Hòa
23. Bệnh viện Phong - Da liễu Trung
ương Quỳnh Lập
24. Bệnh viện Lão khoa Trung ương
25. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
26. Viện Huyết học - Truyền máu Trung
ương
27. Bệnh viện thuộc các trường đại học
y - dược
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ
trưởng phân công.
3. Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến:
a) Giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo
các lĩnh vực: công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, công tác dân số - kế hoạch
hóa gia đình trên toàn quốc; công tác pháp y, giám định y khoa, giám định pháp
y tâm thần; công tác phối hợp với Công đoàn Y tế Việt Nam;
là Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Bộ Y tế; tham gia Chương
trình khắc phục hậu quả chất độc màu da cam của Chính phủ. Giúp Bộ trưởng một số
công tác về pháp chế y tế, thanh tra y tế.
b) Theo dõi và chỉ đạo:
- Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình
- Văn phòng Bộ
- Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
- Vụ Pháp chế
c) Theo dõi các đơn vị:
1. Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức
2. Trung tâm Hiến ghép mô tạng
3. Bệnh viện Phụ - Sản Trung ương
4. Bệnh viện Mắt Trung ương
5. Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung
ương
6. Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung
ương Hà Nội
7. Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung
ương thành phố Hồ Chí Minh
8. Bệnh viện Nhi Trung ương
9. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
10. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
11. Viện Giám định pháp y tâm thần
Trung ương
12. Viện Giám định Y khoa
13. Viện Pháp y Quốc gia
14. Tổng Công ty Dược Việt Nam
15. Tổng Công ty thiết bị y tế Việt
Nam
16. Nhà xuất bản Y học
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ
trưởng phân công.
4. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long:
a) Giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo
các lĩnh vực: công tác y tế dự phòng, kiểm dịch y tế biên giới, phòng chống dịch
bệnh, quản lý môi trường y tế; công tác phòng chống
HIV/AIDS; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác cải cách hành chính; công tác y tế quốc phòng và kết hợp
quân dân y; công tác phòng, chống thảm họa thiên tai, là
Trưởng ban chỉ huy phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế; thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống bão lụt
Trung ương; tham gia Ủy ban quốc gia
phòng, chống ma túy, mại dâm và
HIV/AIDS, Ban Chỉ đạo chương trình nông thôn mới. Giúp Bộ trưởng một số công
tác về truyền thông và thi đua khen thưởng.
b) Theo dõi và chỉ đạo:
- Cục Y tế dự phòng
- Cục Quản lý môi trường y tế
- Cục Phòng, chống HIV/AIDS
- Cục An toàn thực phẩm
- Vụ Truyền thông và Thi đua, khen
thưởng
c) Theo dõi các đơn vị:
1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
2. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
3. Viện Pasteur Nha Trang
4. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh
5. Viện Vệ sinh - Y tế công cộng thành
phố Hồ Chí Minh
6. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi
trường
7. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương
8. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Quy Nhơn
9. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh
10. Viện Dinh dưỡng
11. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
12. Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố
Hồ Chí Minh
13. Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin
và Sinh phẩm y tế
14. Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế
15. Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc
xin và Sinh phẩm y tế
16. Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1
17. Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 2
18. Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt
19. Trung tâm Truyền thông - Giáo dục
sức khỏe Trung ương
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ
trưởng phân công.
5. Thứ trưởng Lê Quang Cường:
a) Giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo
các lĩnh vực: công tác khoa học công nghệ và đào tạo, công tác hợp tác quốc tế
và công nghệ thông tin y tế. Chỉ đạo các hoạt
động liên quan đến công tác dược điển, dược thư quốc gia.
b) Theo dõi và chỉ đạo:
- Cục Khoa học công nghệ và đào tạo
- Cục Công nghệ thông tin
- Vụ Hợp tác quốc tế.
c) Theo dõi các đơn vị:
1. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
2. Viện Trang thiết bị và Công trình
Y tế
3. Viện Y học biển
4. Viện Dược liệu
5. Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí
Minh
6. Trường Đại học Y Hà Nội
7. Trường Đại học Y Thái Bình
8. Trường Đại học Y Hải Phòng
9. Trường Đại học Y tế công cộng
10. Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ
11. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
12. Học viện Y - Dược học cổ truyền
Việt Nam
13. Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải
Dương
14. Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược
Đà Nẵng
15. Trường Đại học Dược Hà Nội
16. Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải
Dương
17. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết
bị y tế
18. Tạp chí Dược học
19. Tạp chí Y học thực hành
20. Trung tâm Hợp tác chuyên gia và
nhân lực y tế với nước ngoài.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ
trưởng phân công.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành và bãi bỏ Quyết định số 691/QĐ-BYT ngày 07/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc phân công công việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Y tế và các quy định
trước đây trái với Quyết định này.
Điều 5. Các đồng chí Lãnh đạo Bộ; Lãnh đạo các Vụ, Cục,
Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám
đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Các bộ, ban, ngành TW;
- Công đoàn Y tế VN; Tổng hội YHVN, Hội Dược học VN;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCCB, VPB.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến
|