ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1478/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 09
tháng 08 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2023 CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH; ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN,
THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
979/QĐ-BNV ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Hệ thống ứng
dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của
người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn
2021-2030”;
Căn cứ Quyết định số
876/QĐ-BNV ngày 11 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án
“Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2030”;
Căn cứ Nghị quyết số
03-NQ/TU ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải
cách hành chính nhà nước tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
880/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh ban hành Đề án xác định Chỉ
số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số
188/KH-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2023 của UBND tỉnh triển khai xác định Chỉ số cải
cách hành chính năm 2023 của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ tại Tờ trình số 478/TTr-SNV ngày 28 tháng 7 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chí
và quy trình xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các sở, ban,
ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (có Quy định kèm theo).
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Nội vụ: theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện và định kỳ phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức đánh giá kết quả
thực hiện cải cách hành chính của các ngành, các cấp theo Chỉ số này; trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định số 1542/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về tiêu chí và quy trình xác định Chỉ số cải
cách hành chính 2022 của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- VP UBND tỉnh: LĐ, các phòng khối Nội dung, phòng TCHCQT;
- Trung tâm thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, NC, Duyên.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
NĂM 2023 CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH; ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 09/08/2023 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về
tiêu chí và quy trình xác định Chỉ số cải cách hành chính (sau đây viết tắt
là Chỉ số CCHC) năm 2023 của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
trên địa bàn tỉnh.
2. Quy định này áp dụng đối với
các sở, ban, ngành; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh; UBND các huyện, thành
phố thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị, địa phương).
Điều 2.
Nguyên tắc xác định
1. Xác định Chỉ số CCHC để theo
dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện
CCHC năm 2023 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực
hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030;
Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về
đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.
2. Việc xác định Chỉ số CCHC của
các cơ quan, đơn vị, địa phương được tổ chức đảm bảo tính khả thi, phù hợp với
đặc điểm, điều kiện thực tế.
3. Đảm bảo tính trung thực,
công khai, khách quan, công bằng, phản ánh kịp thời, đúng tình hình thực tế kết
quả thực hiện công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Quá trình đối
chiếu, so sánh, đánh giá đo lường Chỉ số CCHC phải được thực hiện nghiêm túc,
khoa học, toàn diện, đầy đủ việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC của cơ quan,
đơn vị, địa phương thông qua Bộ Chỉ số và tài liệu kiểm chứng.
4. Các phương pháp tính toán đảm
bảo tính khoa học, số liệu thống kê rõ ràng, nguồn thông tin có độ tin cậy và
chính xác cao. Không đánh giá những nội dung, tài liệu không liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ CCHC.
5. Tăng cường sự tham gia đánh
giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai CCHC của các cơ quan, đơn
vị, địa phương.
6. Báo cáo kết quả xác định,
công bố, công khai Chỉ số CCHC sau đánh giá.
Chương II
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ
CCHC
Điều 3. Nội
dung và tiêu chí xác định Chỉ số CCHC
1. Việc xác định Chỉ số CCHC được
thực hiện theo các tiêu chí đánh giá và điểm số cho từng tiêu chí tại Bộ tiêu
chí đánh giá Chỉ số CCHC của các sở, ngành (Phụ lục I); Bộ tiêu chí đánh giá Chỉ
số CCHC của các huyện, thành phố (Phụ lục II) kèm theo Quy định này.
2. Thang điểm đánh giá
Thang điểm đánh giá là 100 điểm,
trong đó:
- Điểm tự đánh giá, thẩm định:
70/100 điểm.
- Điểm đánh giá qua điều tra xã
hội học: 30/100 điểm.
3. Chỉ số CCHC
a) Bộ tiêu chí xác định Chỉ số
CCHC của các sở, ngành
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số
CCHC của các sở, ngành được cấu trúc thành 8 lĩnh vực, 41 tiêu chí và 73 tiêu
chí thành phần, cụ thể:
- Công tác chỉ đạo, điều hành
CCHC: 08 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần;
- Cải cách thể chế: 05 tiêu chí
và 11 tiêu chí thành phần;
- Cải cách thủ tục hành chính:
06 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính: 04 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần;
- Cải cách công vụ: 09 tiêu chí
và 17 tiêu chí thành phần;
- Cải cách tài chính công: 06
tiêu chí và 08 tiêu chí thành phần;
- Xây dựng và phát triển chính
quyền điện tử, chính quyền số: 02 tiêu chí và 10 tiêu chí thành phần;
- Tác động của CCHC đến người
dân, tổ chức: 01 tiêu chí.
b) Bộ tiêu chí xác định Chỉ số
CCHC cấp huyện
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số
CCHC các huyện, thành phố được cấu trúc thành 8 lĩnh vực, 41 tiêu chí và 91
tiêu chí thành phần, cụ thể:
+ Công tác chỉ đạo, điều hành
CCHC: 08 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách thể chế: 05 tiêu chí
và 11 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách thủ tục hành chính:
06 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính: 04 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách công vụ: 10 tiêu chí
và 20 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách tài chính công: 03 tiêu
chí và 12 tiêu chí thành phần;
+ Xây dựng và phát triển chính
quyền điện tử, chính quyền số: 03 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần;
- Tác động của CCHC đến người
dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố: 02 tiêu chí
và 07 tiêu chí thành phần.
Điều 4.
Phương pháp đánh giá
1. Tự đánh giá của các cơ
quan, đơn vị, địa phương
- Các cơ quan, đơn vị, địa
phương tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của
mình theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC và
hướng dẫn của Sở Nội vụ. Điểm các cơ quan, đơn vị tự đánh giá được thể hiện ở cột
“Tự đánh giá” của Phụ lục I, Phụ lục II.
- Điểm tự đánh giá của các cơ
quan, đơn vị, địa phương được Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp
với các cơ quan có liên quan thẩm định. Kết quả điểm do Chủ tịch UBND tỉnh quyết
định được thể hiện ở cột “Cơ quan thẩm định” của Phụ lục I, Phụ lục II.
2. Đánh giá thông qua điều
tra xã hội học
- Các tiêu chí, tiêu chí thành
phần đánh giá qua điều tra xã hội học thể hiện ở cột “Ghi chú” của Phụ lục
I, Phụ lục II. Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý kiến đánh giá của
các nhóm đối tượng khác nhau.
- Bộ câu hỏi điều tra xã hội học
được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Chỉ
số CCHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Điểm đánh giá thông qua điều
tra xã hội học được thể hiện ở cột “Điều tra XHH” của Phụ lục I, Phụ lục
II.
3. Tính toán xác định Chỉ số
CCHC của các cơ quan, đơn vị
- Tổng hợp điểm đánh giá qua “Điều
tra XHH” và điểm do “Cơ quan thẩm định” được thể hiện tại cột “Điểm
đạt được”.
- Chỉ số CCHC được xác định bằng
tổng điểm đạt được. Chỉ số CCHC của các cơ quan, đơn vị được thể hiện ở dòng cuối
cùng của Phụ lục I, Phụ lục II.
- Tổng điểm tối đa là 100 và được
xếp từ cao xuống thấp theo Chỉ số CCHC đạt được và phân loại thành các nhóm:
+ Nhóm A (nhóm tốt): có số điểm
tổng cộng từ 90 điểm trở lên.
+ Nhóm B (nhóm khá): có số điểm
tổng cộng từ 70 điểm đến dưới 90 điểm.
+ Nhóm C (nhóm trung bình): có
số điểm tổng cộng từ 50 điểm đến dưới 70 điểm.
+ Nhóm D (nhóm yếu): có số điểm
tổng cộng dưới 50 điểm.
Chương
III
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ
CCHC
Điều 5. Quy
trình tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Căn cứ Bộ tiêu chí xác định
Chỉ số CCHC tại Quy định này và đối chiếu với kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC tại
cơ quan, đơn vị, địa phương để tự đánh giá, chấm điểm trên từng tiêu chí, tiêu
chí thành phần Chỉ số CCHC.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa
phương thành lập Hội đồng đánh giá để xem xét, đánh giá kết quả tự chấm điểm việc
thực hiện những tiêu chí thành phần của Chỉ số CCHC theo quy định.
a) Thành phần Hội đồng đánh giá
tại cơ quan, đơn vị, địa phương
- Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng:
lãnh đạo Văn phòng Sở (đối với các sở, ban, ngành); lãnh đạo phòng Nội vụ
(đối với UBND cấp huyện).
- Thành viên Hội đồng: lãnh đạo
các phòng, ban chuyên môn có liên quan.
- Mời lãnh đạo một số các cơ
quan, đơn vị tham gia Hội đồng:
+ Đối với UBND các huyện, thành
phố: mời lãnh đạo Ban Tổ chức, Văn phòng huyện ủy, thành ủy; lãnh đạo Ủy ban
MTTQ Việt Nam, Liên đoàn lao động huyện, thành phố.
+ Đối với các sở, ban, ngành: mời
lãnh đạo đại diện Đảng ủy cơ sở, Chi ủy cơ sở (nơi không có đảng bộ);
đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.
- Thư ký Hội đồng: người trực
tiếp tham mưu công tác CCHC của cơ quan, đơn vị.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng
Rà soát, đối chiếu thông qua kết
quả chấm điểm theo các tiêu chí đánh giá Chỉ số CCHC theo quy định, xác định rõ
những điểm số đạt được của từng tiêu chí (có đầy đủ tài liệu kiểm chứng phù
hợp). Xây dựng báo cáo nêu rõ những tiêu chí tính điểm (nếu có) đối
với những nhiệm vụ CCHC của cơ quan, đơn vị, những tiêu chí thiếu tài liệu kiểm
chứng, hoặc tài liệu kiểm chứng không phù hợp; những khó khăn, vướng mắc, kiến
nghị (nếu có).
Điều 6. Quy
trình thẩm định đánh giá
1. Thành lập Hội đồng xác định
Chỉ số CCHC cấp tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội
đồng xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh.
a) Thành phần Hội đồng
- Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh.
- Phó Chủ tịch Thường trực Hội
đồng: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Thành viên Hội đồng gồm lãnh
đạo các sở: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền
thông, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
- Thư ký Hội đồng: Trưởng phòng
Cải cách hành chính, Sở Nội vụ.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng: thẩm
định, xây dựng báo cáo xác định Chỉ số CCHC năm 2023 của các cơ quan, đơn vị,
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và tham mưu tổ chức công bố Chỉ số CCHC
theo quy định.
2. Thành lập Tổ giúp việc Hội
đồng xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Tổ
giúp việc Hội đồng xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh.
a) Thành phần Tổ giúp việc:
lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc các sở, ban, ngành có liên
quan đến nội dung, chương trình CCHC.
b) Nhiệm vụ của Tổ giúp việc:
thẩm định, đối chiếu với các tài liệu kiểm chứng kết quả tự đánh giá xác định
Chỉ số CCHC năm 2023 của các cơ quan, đơn vị theo quy định, báo cáo kết quả thẩm
định với Hội đồng xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh.
3. Các bước tiến hành thẩm định,
đánh giá, xác định và công bố kết quả Chỉ số CCHC
a) Các cơ quan, đơn vị, địa
phương nhập dữ liệu kết quả đánh giá, chấm điểm vào Phần mềm quản lý chấm điểm
Chỉ số CCHC theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
b) Thành lập Hội đồng xác định
Chỉ số CCHC cấp tỉnh, thành lập Tổ giúp việc của Hội đồng; phân công thành viên
Hội đồng, Tổ giúp việc để thực hiện xem xét, thẩm định, đánh giá.
c) Th ực hiện thẩm định, đối
chiếu, xác định kết quả đánh giá Chỉ số cải cách hành chính của từng cơ quan,
đơn vị, địa phương và điểm điều tra xã hội học.
d) Thống nhất kết quả thẩm định
đánh giá Chỉ số CCHC với từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
đ) Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết
quả thẩm định đánh giá thông qua Hội đồng.
e) Trình Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt kết quả Chỉ số CCHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tham mưu với Chủ
tịch UBND tỉnh công bố Chỉ số CCHC năm 2023.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7.
Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Là cơ quan Thường trực của Hội
đồng xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng và Chủ tịch
UBND tỉnh về nội dung xác định Chỉ số CCHC theo quy định tại Quyết định này.
2. Chủ trì bổ sung các tiêu chí
mới vào Phần mềm đánh giá chấm điểm xác định Chỉ số CCHC; nâng cấp phần mềm xác
định Chỉ số CCHC và Chỉ số SIPAS. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với
sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; chủ trì công tác
điều tra xã hội học phục vụ cho việc xác định Chỉ số CCHC của các cơ quan, đơn
vị.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan tổ chức tuyên truyền về Chỉ số CCHC trong kế hoạch tuyên truyền
CCHC hàng năm.
4. Tham mưu trình Chủ tịch UBND
tỉnh thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh.
5. Chủ trì, hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị tự đánh giá Chỉ số CCHC theo quy định tại Quyết định này. Tổng hợp,
xử lý số liệu để xác định Chỉ số CCHC và xây dựng báo cáo kết quả Chỉ số CCHC.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức công bố Chỉ số CCHC
hàng năm.
7. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính xây dựng dự toán chi tiết kinh phí triển khai xác định Chỉ số CCHC năm
2023 trình Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện.
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở dự toán của
Sở Nội vụ, Sở Tài chính báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn kinh phí
từ ngân sách nhà nước để thực hiện đánh giá xác định Chỉ số CCHC và nâng cấp phần
mềm xác định Chỉ số CCHC. Hướng dẫn Sở Nội vụ xây dựng dự toán chi tiết để thực
hiện đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 9.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị là thành viên Hội đồng xác định Chỉ số CCHC
cấp tỉnh
1. Chọn cử lãnh đạo cơ quan,
lãnh đạo các phòng chuyên môn có liên quan tham gia Hội đồng và Tổ giúp việc Hội
đồng xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh theo đề nghị của Sở Nội vụ.
2. Tổng hợp, đánh giá tình
hình, kết quả triển khai CCHC đối với lĩnh vực được giao phụ trách, phối hợp với
Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan trong việc thẩm định, đánh giá kết quả triển
khai CCHC của các cơ quan, đơn vị.
3. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả, theo dõi đánh giá Chỉ số CCHC đối với những
tiêu chí, tiêu chí thành phần lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của
ngành.
Điều 10.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Người đứng đầu các cơ quan,
đơn vị, địa phương chỉ đạo việc thực hiện các nội dung CCHC một cách nghiêm
túc, có hiệu quả theo Kế hoạch CCHC năm 2023.
2. Chỉ đạo việc thực hiện công
tác theo dõi, đánh giá CCHC một cách thường xuyên, liên tục, bảo đảm, trung thực
khách quan trong việc tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo các kết quả CCHC.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
về mục tiêu, nội dung, kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 dưới nhiều hình thức khác
nhau nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức.
4. Phối hợp với Sở Nội vụ trong
việc tổ chức điều tra xã hội học để phục vụ xác định Chỉ số CCHC của cơ quan,
đơn vị, địa phương.
Quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để
tổng hợp xem xét, quyết định./.