ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1381/QĐ-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 16 tháng 06 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA
LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN TẠI CÁC XÃ CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29
tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống
lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số
113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16
tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh
Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Thông tư số
01/2009/TT-BNN ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ;
Căn cứ Thông tư số
26/2009/TT-BNN ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực
lượng quản lý đê nhân dân;
Căn cứ Thông tư số
92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc
thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 545/SNN-TCCB ngày
29/4/2011;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tổ
chức và hoạt động của lực lượng Quản lý đê nhân dân tại các xã có đê trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội
vụ; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, cơ
quan, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các
xã, phường, thị trấn có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CV XDCB.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Quang
|
QUY ĐỊNH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ
ĐÊ NHÂN DÂN TẠI CÁC XÃ CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1381/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của UBND tỉnh)
Chương I
CƠ CẤU TỔ CHỨC
VÀ NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
Điều 1.
Cơ cấu tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân
1. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền
cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp
huyện) thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân, không thuộc biên chế nhà nước,
được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường, thị trấn có đê (sau đây gọi tắt là Ủy
ban nhân dân xã).
2. Mỗi nhân viên Quản lý đê
nhân dân chịu trách nhiệm quản lý không quá 3 km đê. Trường hợp những xã có dưới
3 km đê, tùy tính chất phức tạp của đê điều trên địa bàn (được Ban chỉ huy
phòng, chống bão lụt tỉnh đánh giá là địa bàn trọng điểm, xung yếu), thì địa
phương có thể bố trí 1 nhân viên Quản lý đê nhân dân cho phù hợp. Căn cứ số lượng
km đê trên địa bàn xã, Chủ tịch UBND xã trình UBND cấp huyện thẩm định, quyết định
số lượng nhân viên Quản lý đê Nhân dân.
3. Nhân viên Quản lý đê nhân
dân phải có đủ sức khỏe; có đạo đức, phẩm chất tốt; có trách nhiệm, tâm huyết;
có trình độ văn hóa tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học và có hiểu biết về
pháp luật. Nhân viên quản lý đê nhân dân do UBND cấp xã ký hợp đồng theo quy định
hiện hành của Luật Lao động.
4. Lực lượng Quản lý đê nhân
dân, hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của UBND cấp xã; hướng dẫn về mặt
chuyên môn, kỹ thuật của cơ quan chuyên môn cấp huyện và Chi cục Thuỷ lợi &
PCLB.
Điều 2.
Nhiệm vụ của nhân viên quản lý đê nhân dân
1. Chấp hành sự phân công của Ủy
ban nhân dân xã và chịu sự hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của cơ quan
chuyên môn cấp huyện và Chi cục Thuỷ lợi & Phòng, chống lụt, bão.
2. Chủ động thường xuyên kiểm
tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn và tham gia xử lý sự cố đê
điều và các công trình trên đê.
3. Kiểm tra, phát hiện, báo cáo
kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều và các công
trình trên đê.
4. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời
các hành vi vi phạm luật về đê điều.
5. Lập biên bản và kiến nghị
các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
6. Tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về đê điều, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về đê điều.
7. Tham gia với cơ quan chuyên
môn xây dựng phương án hộ đê, phòng, chống lụt, bão.
8. Tham gia quản lý và bảo vệ
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê như:
điếm canh đê; vật tư dự trữ chống lũ, lụt, bão; biển báo đê điều; cột chỉ giới;
cây chắn sóng bảo vệ đê và các công trình phụ trợ khác.
9. Nhân viên Quản lý đê nhân
dân khi làm nhiệm vụ phải đeo băng đỏ có chữ “QLĐND” mầu vàng trên cánh tay
trái.
Chương II
NỘI DUNG BÁO
CÁO VÀ CHẾ ĐỘ THÙ LAO, TRANG CẤP ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
Điều 3.
Chế độ báo cáo
1. Nhân viên Quản lý đê nhân
dân có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ một tháng hai lần vào
ngày 01 và ngày 15 hàng tháng và báo cáo đột xuất khi cần thiết về tình trạng
đê điều, các công trình phòng, chống, lụt bão, tình trạng vật tư dự trữ phòng chống
lũ, lụt, bão trên địa bàn được giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các nhân viên quản lý đê nhân dân trình UBND cấp
xã để báo cáo cơ quan chuyên môn cấp huyện mỗi tháng một lần vào ngày 03 hàng
tháng và khi khẩn cấp Chủ tịch UBND cấp xã phải báo cáo trực tiếp Chủ tịch UBND
cấp huyện.
3. Nhân viên Quản lý đê Nhân
dân khi làm nhiệm vụ, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đê điều hoặc những
hư hỏng, sự cố đê điều phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cáo Ủy ban nhân dân
xã hoặc Ban chỉ huy PCLB cấp xã về đê điều để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo
an toàn cho đê điều.
4. Nội dung văn bản báo cáo khi
phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đê điều hoặc hư hỏng, sự cố đê điều và
các công trình trên đê phải ghi cụ thể:
a) Thời gian phát hiện vi phạm
hoặc hư hỏng, sự cố đê điều;
b) Vị trí, mức độ, đặc điểm,
kích thước, diễn biến vi phạm hoặc hư hỏng, sự cố đê điều, đề xuất biện pháp xử
lý.
5. Trường hợp phát hiện vi phạm
hoặc hư hỏng, sự cố nguy hiểm có nguy cơ đe dọa đến an toàn đê điều, phải có biện
pháp ngăn chặn kịp thời phù hợp với diễn biến đang xảy ra và báo cáo gấp Chủ tịch
UBND xã; cơ quan chuyên môn cấp huyện và Chi cục Thuỷ lợi và Phòng, chống lụt
bão tỉnh để triển khai các biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 4. Chế
độ thù lao, nguồn kinh phí và các chính sách khác
1. Nhân viên Quản lý đê nhân
dân được hưởng chế độ thù lao hàng tháng theo chế độ, quy định của Nhà nước và
của UBND tỉnh.
2. Nhân viên Quản lý đê nhân
dân được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê; được
trang bị bảo hộ lao động khi làm nhiệm vụ (áo mưa, ủng, mũ cứng, đèn pin, dụng
cụ lao động cần thiết) và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện
hành của Nhà nước trong trường hợp bị tai nạn khi làm nhiệm vụ.
3. Nguồn kinh phí chi trả thù
lao cho lực lượng Quản lý đê Nhân dân do ngân sách xã cân đối, chi trả (phần
kinh phí sự nghiệp kinh tế), trường hợp không đủ kinh phí thì UBND cấp xã có
văn bản báo cáo UBND cấp huyện xem xét, bổ sung.
Ngoài ra trường hợp nhân viên
Quản lý đê nhân dân được UBND xã điều động hoặc tự nguyện tham gia khắc phục
các sự cố thiên tai trên địa bàn sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng thêm (ngoài mức
thù lao hàng tháng) với mức chi tối đa cho một người trong một ngày bằng 2 lần
mức chi một ngày công lao động trung bình tính trên cơ sở mức lương tối thiểu
theo quy định của Chính phủ (theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 5, Thông
tư 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính).
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 5.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đê
1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đê, tổ chức lực lượng Quản lý đê nhân dân; hướng dẫn hoạt động và kiểm
tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này.
2. Chỉ đạo phòng chức năng của
huyện phối hợp Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão hàng năm tổ chức, tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng Quản
lý đê nhân dân.
3. Căn cứ số liệu kiểm kê số km
đê, kè, cống qua đê hàng năm trên địa bàn tương ứng với số lượng cán bộ quản lý
đê nhân dân, bố trí dự toán ngân sách hàng năm để chi trả thù lao cho lực lượng
Quản lý đê nhân dân; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã về việc
chi trả thù lao và các chế độ chính sách khác đối với lực lượng Quản lý đê nhân
dân.
4. Phòng chuyên môn cấp huyện
có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo đột
xuất khi cần và báo cáo định kỳ 1 tháng 1 lần vào ngày 05 hàng tháng cho UBND tỉnh
và các cơ quan liên quan.
Điều 6.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê
1. Căn cứ số lượng chiều dài
tuyến đê trên địa bàn quản lý, UBND cấp xã tổ chức lực lượng quản lý đê nhân
dân thuộc địa bàn theo quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Trực tiếp quản lý và điều
hành lực lượng Quản lý đê nhân dân hoạt động có hiệu quả và bảo vệ đê điều an
toàn.
3. Xây dựng kế hoạch dự toán
ngân sách hàng năm để thanh toán chi trả thù lao và thực hiện các chế độ, chính
sách đối với nhân viên Quản lý đê nhân dân theo quy định.
4. Có trách nhiệm đánh giá chất
lượng của lực lượng Quản lý đê nhân dân hàng năm trên địa bàn, nếu có thành
tích tốt trong công tác sẽ đề nghị khen thưởng, nếu không thực hiện tốt chức
trách nhiệm vụ được giao sẽ bị xử lý theo quy định.
Điều 7.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Phối hợp với Sở Nội vụ và Ủy
ban nhân dân cấp huyện nơi có đê để tổ chức, hướng dẫn hoạt động của lực lượng
Quản lý đê nhân dân.
2. Chỉ đạo Chi cục Thuỷ lợi và
Phòng, chống lụt, bão phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn về
chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng Quản lý
đê nhân dân; Phối hợp với lực lượng Quản lý đê nhân dân trong việc kiểm tra bảo
vệ đê điều trên địa bàn tỉnh, tham gia xử lý các sự cố về đê điều.
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh quy định cụ thể mức thù
lao hàng tháng cho lưc lượng Quản lý đê nhân dân; hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp
huyện và cấp xã lập dự toán và quyết toán kinh phí chi trả lực lượng quản lý đê
nhân dân theo chế độ của Nhà nước và quy định của UBND tỉnh.
Điều 9.
Trách nhiệm của Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đê để tổ chức, hướng dẫn
hoạt động của lực lượng Quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh./.
Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn phản ánh
kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành lên quanđể để
nghiên cứu, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.