BỘ NỘI VỤ
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 13/2004/QĐ-BNV
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 02 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA CÔNG TÁC TỔ
CHỨC – CÁN BỘ NHÀ NƯỚC NĂM 2004”
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số
45/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quy chế công tác thanh tra của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định số
147/TCCP-TTPC ngày 21/11/1995 của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ
Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ);
Căn cứ Chương trình công tác năm 2004 của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo Quyết định này “ Kế hoạch thanh
tra, kiểm tra công tác tổ chức – cán bộ nhà nước năm 2004”.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 3:
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ tổ chức
cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Giám đốc Sở Nội vụ
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Đỗ Quang Trung
|
KẾ HOẠCH
THANH TRA, KIỂM TRA CÔNG TÁC TỔ CHỨC – CÁN BỘ NHÀ NƯỚC NĂM
2004
(ban hành kèm theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BNV ngày 20/02/2004 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ)
Năm 2004, Bộ Nội vụ tập trung
tham mưu giúp Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về tổ chức, nhân sự và cơ chế hoạt động của bộ máy hành chính, tạo bước chuyển
biến căn bản trong đổi mới cơ chế quản lý các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Bộ theo tinh thần phân cấp mạnh, giao quyền tự chủ cao và xã hội hóa các
hoạt động sự nghiệp. Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tổ chức cán bộ
do Bộ tham mưu đề xuất ban hành để có cơ sở sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính.
Để thực hiện tốt chức năng tham
mưu cho lãnh đạo các cấp trong việc phát hiện và đề xuất những biện pháp nhằm kịp
thời khắc phục những thiểu sót trong công tác của ngành, bên cạnh việc tiếp tục
triển khai thực hiện có nề nếp những nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm
vụ được giao, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành tổ chức – cán bộ nhà nước
năm 2004 cần tập trung vào những nội dung sau đây:
I. NHỮNG NỘI
DUNG TRỌNG TÂM CỦA CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NĂM 2004
1. Thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện quy trình và tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2004 – 2009 theo quy định mới của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân kết hợp với kiểm tra việc
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
2. Thanh tra, kiểm tra việc
triển khai thực hiện quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 và các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày
10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số
115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về chế độ công chức dự bị; Nghị định số
116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 117/2003/NĐ-CP
ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong
các cơ quan nhà nước; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và các thông tư hướng
dẫn thi hành của Bộ Nội vụ;
3. Kiểm tra việc triển
khai thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương và trợ cấp xã hội, áp dụng
hệ thống thang, bảng lương và phụ cấp mới;
4. Thanh tra, kiểm tra việc
triển khai thực hiện tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp theo Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/07/2003 về sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ và Thông tư liên
tịch số 73/2000/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính;
5. Thanh tra, kiểm tra
các kỳ thi tuyển dụng và thi nâng ngạch lên chuyên viên chính năm 2004 bảo đảm
đúng các quy định của quy chế;
6. Thanh tra, kiểm tra việc
triển khai cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh và cấp
huyện, đồng thời kiến nghị các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ
nhu cầu của người dân và doanh nghiệp tại một số ngành, lĩnh vực;
7. Thanh tra, kiểm tra việc
giải quyết các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, đặc biệt là các khiếu nại
quyết định kỷ luật công chức theo các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; Nghị
định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/08/1999 của Chính phủ và các quy định khác của
pháp luật.
II. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Đối với
Vụ Tổ chức cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
Vụ Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành
xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức cán bộ năm 2004 căn cứ vào những nội
dung thanh tra, kiểm tra nêu trên và phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm và theo yêu
cầu công tác tổ chức – cán bộ của Bộ, ngành mình để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt.
Căn cứ và kế hoạch kiểm tra đã
được phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quyết định thành lập các đoàn kiềm
tra công tác tổ chức, cán bộ tại các đơn vị thuộc phạm vi thẩm quyền quản
lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Đối với
Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức – cán bộ
năm 2004 phù hợp với nhiệm vụ chính trị và theo yêu cầu công tác tổ chức – cán
bộ của địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phê duyệt.
Tùy theo yêu cầu và nội dung của
các cuộc thanh tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Nội vụ quyết định
thành lập các đoàn thanh tra theo các nội dung trọng tâm nêu trên.
Căn cứ vào nội dung và đối tượng
thanh tra, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp
với các cơ quan có liên quan tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra theo các nội
dung trọng tâm của công tác thanh tra năm 2004 đối với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
3. Đối với
Thanh tra Bộ Nội vụ:
3.1. Tham mưu cho Bộ trưởng hoàn
thiện trình Chính phủ Dự án Nghị định về công tác thanh tra tổ chức nhà nước và
tổ chức triển khai thực hiện khi Nghị định được ban hành; tham mưu cho Bộ trưởng
hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở
Nội vụ;
3.2. Chủ trì và phối hợp với các
Vụ chức năng, các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ triển khai các đợt thanh tra, kiểm
tra một số lĩnh vực công tác trọng tâm trong năm 2004 của ngành theo kế hoạch
được lãnh đạo Bộ phê duyệt;
3.3. Xây dựng trình Bộ trưởng
ban hành Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân của cơ quan Bộ
Nội vụ và các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ;
3.4. Xây dựng Tài liệu bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức thí điểm
một số lớp tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra tổ chức cán bộ
nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương theo chương trình, giáo trình mới;
3.5. Giúp Bộ trưởng kiểm tra,
đôn đốc và hướng dẫn Vụ Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành, Sở Nội vụ các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Học viện Hành
chính quốc gia triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức
cán bộ năm 2004 nhằm phát hiện và kịp thời uốn nắn những thiếu sót trong công
tác tổ chức, cán bộ;
3.6. Thanh tra việc giải quyết
khiếu nại quyết định kỷ luật công chức theo các quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo và Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/08/1999; Nghị định số 62/2002/NĐ-CP
ngày 14 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ, trong đó tập trung kiểm tra, kiến nghị
giải quyết các khiếu nại quyết định kỷ luật công chức theo ý kiến chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ;
3.7. Chủ trì và phối hợp với Tổng
cục Cảnh sát Bộ Công an tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra về quản lý và sử
dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
4. Đối với
các Vụ chức năng thuộc Bộ Nội vụ:
4.1. Trong năm 2004, mỗi Vụ chức
năng thuộc Bộ Nội vụ tổ chức ít nhất hai (02) cuộc kiểm tra việc thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ nhà nước mà Vụ đã tham
mưu, soạn thảo và đề xuất ban hành;
4.2. Chủ trì phối hợp với Thanh
tra Bộ tổ chức các đợt kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
các lĩnh vực được giao phụ trách.
5. Đối với Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Học viện Hành chính quốc gia:
5.1. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà
nước chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ Nội vụ tổ chức các đợt kiểm tra việc tổ
chức thực hiện các quy định của pháp lệnh Lưu trữ quốc gia và các Nghị định của
Chính phủ về công tác văn thư lưu trữ đối với các tổ chức văn thư và lưu trữ ở
Trung ương và địa phương;
5.2. Học viện Hành chính quốc
gia chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ Nội vụ, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức nhà nước tổ chức các đợt kiểm tra việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi
dưỡng, tập trung vào các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên
viên và chuyên viên chính cho các Bộ, ngành, địa phương.
Vụ Tổ chức cán bộ các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Học viên hành chính quốc
gia gửi kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, cán bộ nhà nước đã được
phê duyệt về Bộ Nội vụ để theo dõi và phối hợp công tác.
Qua quá trình thực hiện, Vụ Tổ
chức cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Nội vụ các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sở kết sáu tháng đầu năm và tổng
kết một năm công tác thanh tra của Bộ, ngành, địa phương mình và gửi báo
cáo về Bộ Nội vụ để tổng hợp, đánh giá và rút kinh nghiệm chung./.