BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1134/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 04 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ LĨNH VỰC
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt
động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Đại học và Chánh Văn phòng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được
thay thế lĩnh vực giáo dục đại học thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng
các Vụ, Cục, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Bộ Y tế;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, GDĐH, VP (KSTTHC).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Minh Sơn
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THUỘC
PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Công
bố kèm theo Quyết định số 1134/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 04 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành
chính được thay thế thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
TT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục hành chính được thay thế
|
Tên thủ tục hành chính thay thế
|
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
1.005135
|
Mở ngành đào tạo trình độ thạc
sĩ, tiến sĩ
|
Mở ngành đào tạo trình độ đại
học, trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ
|
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT
ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Giáo dục đại học
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
2.001188
|
Mở ngành đào tạo trình độ đại
học
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
A. Thủ tục
hành chính cấp trung ương
I. Lĩnh vực
giáo dục đại học
1. Mở
ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ
1.1. Trình tự thực hiện
Đối với các cơ sở giáo dục đại
học; các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến
sĩ; viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật
Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là
cơ sở đào tạo) chưa đủ điều kiện để được tự chủ mở ngành (trừ các đơn vị thuộc
các đại học), hoặc trong thời hạn không được tự chủ mở ngành đào tạo do vi phạm
quy định đến mức không được tự chủ mở ngành đào tạo theo quy định của Luật Giáo
dục đại học và các quy định khác có liên quan của pháp luật hoặc đối với việc mở
các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khoẻ, nhóm ngành Đào tạo giáo viên, lĩnh vực
An ninh, quốc phòng, thực hiện như sau:
a) Cơ sở đào tạo gửi 01 bộ hồ
sơ mở ngành đến Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hình thức gửi trực tiếp hoặc qua
bưu điện hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp
nhận và thẩm định hồ sơ; trong trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quyết định việc tổ chức đoàn kiểm tra thực tế các điều kiện bảo đảm chất
lượng tại cơ sở đào tạo. Riêng đối với mở ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe,
Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến (bằng văn bản) của Bộ Y tế về nhu cầu nhân lực
ngành đề xuất mở và các điều kiện về tổ chức đào tạo thực hành trong khối ngành
sức khỏe theo quy định của Chính phủ;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ mở ngành của cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo, nếu hồ sơ mở ngành của cơ sở
đào tạo đầy đủ và đáp ứng các điều kiện để được mở ngành theo quy định tại
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo,
đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (Thông
tư số 02/2022/TT-BGDĐT) và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Nếu hồ
sơ mở ngành của cơ sở đào tạo chưa đầy đủ, chưa bảo đảm các điều kiện để được mở
ngành theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả bằng văn bản về
tình trạng hồ sơ và những nội dung chưa bảo đảm theo quy định đối với cơ sở đào
tạo.
1.2. Cách thức thực hiện:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ
phận Một cửa của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Qua đường bưu điện;
c) Qua Cổng Dịch vụ công trực
tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ sở đào tạo phải công bố công
khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo chậm nhất 30 ngày trước khi
gửi hồ sơ mở ngành.
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị mở ngành đào
tạo: tóm tắt quá trình xây dựng đề án, báo cáo khẳng định về việc bảo đảm đủ
các điều kiện theo quy định để được mở ngành đào tạo và đề nghị cấp có thẩm quyền
quyết định;
b) Đề án mở ngành đào tạo đã được
thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT , bảo đảm đầy đủ
các nội dung theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ;
c) Công văn của đại học chấp
thuận về mặt chủ trương (đối với các đơn vị thành viên thuộc đại học khi mở
ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe và nhóm ngành Đào tạo giáo viên).
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một)
bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ mở ngành (đủ hồ sơ hợp
lệ) của cơ sở đào tạo.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
Các cơ sở đào tạo chưa đủ điều
kiện để được tự chủ mở ngành (trừ các đơn vị thuộc các đại học), hoặc trong thời
hạn không được tự chủ mở ngành đào tạo do vi phạm quy định đến mức không được tự
chủ mở ngành đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định
khác có liên quan của pháp luật hoặc đối với việc mở các ngành đào tạo thuộc
lĩnh vực Sức khoẻ, nhóm ngành Đào tạo giáo viên, lĩnh vực An ninh, quốc phòng.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
a) Cơ quan/Người có thẩm quyền:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Cơ quan, đơn vị được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện: Vụ Giáo dục Đại học;
d) Cơ quan phối hợp thực hiện:
Bộ Y tế.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Quyết định cho phép mở ngành
đào tạo trình độ đại học hoặc trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ.
1.8. Phí, lệ phí: không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Mẫu xác nhận điều kiện thực tế
của cơ sở đào tạo tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT .
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
1.10.1. Điều kiện chung
Cơ sở đào tạo phải đáp ứng điều
kiện chung khi mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ hoặc trình độ
tiến sĩ, bao gồm:
a) Về ngành đào tạo và trình độ
đào tạo dự kiến mở
- Phù hợp với nhu cầu nguồn
nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước và của
lĩnh vực đào tạo bảo đảm hội nhập quốc tế; bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát
triển nguồn nhân lực đã được phê duyệt và công bố của các bộ, ngành, địa phương
hoặc báo cáo chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có), phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo;
- Có trong Danh mục thống kê
ngành đào tạo (trừ trường hợp có quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ); việc đề xuất bổ sung ngành mới vào Danh mục thống kê ngành đào tạo thực
hiện theo Thông tư quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học.
b) Về đội ngũ giảng viên
- Có đội ngũ giảng viên đủ về số
lượng, bảo đảm về chất lượng để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo (bao gồm
giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng), đáp ứng yêu cầu đội ngũ
giảng viên theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo của trình độ đào tạo,
lĩnh vực, nhóm ngành và ngành đào tạo, trong đó giảng viên thỉnh giảng (tính
theo từng năm học) chỉ đảm nhận tối đa 30% khối lượng giảng dạy ở mỗi thành phần
trong chương trình đào tạo; các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật (quy định
tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT), giảng viên thỉnh
giảng có thể đảm nhận tối đa 40% khối lượng giảng dạy ở mỗi thành phần trong
chương trình đào tạo;
- Đối với các ngành đào tạo
giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và
văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành
đào tạo Thể dục, thể thao (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo),
ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật thực hiện theo quy định tại điểm a khoản
2 Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và các quy định sau:
+ Giảng viên có danh hiệu là
Nghệ sĩ Nhân dân hoặc Nghệ nhân Nhân dân hoặc Nhà giáo Nhân dân do Nhà nước
trao tặng, đồng thời có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với ngành đào tạo dự kiến mở
có thể thay cho giảng viên có bằng tiến sĩ và không phải là giảng viên chủ trì
xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo (đối với mở ngành
đào tạo trình độ đại học); hoặc đồng thời có bằng tiến sĩ ngành phù hợp với
ngành đào tạo dự kiến mở có thể thay cho giảng viên có chức danh phó giáo sư và
không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy chương
trình đào tạo;
+ Riêng ngành đào tạo ngôn ngữ
dân tộc thiểu số Việt Nam thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt
Nam, giảng viên là người dân tộc thiểu số hoặc người có hiểu biết về ngôn ngữ,
văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với ngôn ngữ văn hóa dân tộc thiểu số của
ngành đào tạo dự kiến mở, đồng thời có bằng thạc sĩ có thể thay cho giảng viên
có bằng tiến sĩ và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện
giảng dạy chương trình đào tạo (đối với mở ngành đào tạo trình độ đại học); hoặc
đồng thời có bằng tiến sĩ có thể thay cho giảng viên có chức danh phó giáo sư
và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy
chương trình đào tạo.
- Đối với các ngành đào tạo thuộc
lĩnh vực Sức khỏe (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), giảng
viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa
bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực
tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong
đào tạo ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ theo quy định của Chính phủ về tổ chức
đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
c) Về cơ sở vật chất
- Có cơ sở vật chất, thiết bị,
thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu theo yêu cầu
của chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất theo quy định của
chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành, ngành đào tạo và các quy định
tại Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ;
- Có đủ phòng học, phòng thí
nghiệm, phòng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, hệ thống công nghệ thông
tin, hệ thống quản lý hỗ trợ học tập, quản lý đào tạo cùng các thiết bị cần thiết
đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của chương
trình đào tạo, phù hợp với quy mô đào tạo ở từng trình độ đào tạo và phải có kế
hoạch sử dụng phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành với diện tích và các thiết
bị cụ thể của từng phòng thí nghiệm, thực hành phù hợp với số lượng sinh viên
thực hành, thí nghiệm tại mỗi bàn và mỗi thiết bị trong mỗi phòng thí nghiệm,
phòng thực hành, phù hợp với quy mô đào tạo theo yêu cầu của chương trình đào tạo
cho từng năm học của khóa học;
- Có hợp đồng hợp tác đào tạo
thực hành, thực tập với các cơ sở thực hành, thực tập bên ngoài nhà trường phù
hợp với kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cho toàn khóa học; các
cơ sở thực hành đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khoẻ phải có hợp đồng
nguyên tắc về đào tạo thực hành bảo đảm tuân thủ theo quy định của Chính phủ về
tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe;
- Có thư viện truyền thống và
thư viện điện tử bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu hỗ trợ giảng dạy, học tập,
nghiên cứu của giảng viên và người học; có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu
trong nước về sách, tạp chí khoa học liên quan đến ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu
của ngành và trình độ đào tạo, phù hợp với quy mô đào tạo; từ năm học 2023 -
2024 trở đi, yêu cầu bắt buộc cơ sở đào tạo phải có bản quyền truy cập cơ sở dữ
liệu quốc tế về sách, tạp chí khoa học liên quan đến ngành đào tạo, đáp ứng yêu
cầu của ngành và trình độ đào tạo, phù hợp với quy mô đào tạo;
- Có trang thông tin điện tử
đăng tải đầy đủ thông tin yêu cầu phải công khai theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
d) Chương trình đào tạo của ngành
đề xuất mở được xây dựng, thẩm định và ban hành bảo đảm theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm
ngành, ngành đào tạo và phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
đ) Cơ sở đào tạo đã có đơn vị
chuyên môn cấp khoa hoặc tương đương để quản lý các hoạt động chuyên môn, giảng
viên, người học và các nhiệm vụ quản lý khác đối với ngành đào tạo dự kiến mở.
e) Cơ sở đào tạo phải đáp ứng
các yêu cầu, điều kiện tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào
tạo để sẵn sàng chuyển sang dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng đào tạo theo
quy định.
g) Hội đồng trường đã có nghị
quyết thông qua chủ trương mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo. Trong trường hợp
cơ sở đào tạo chưa có hội đồng trường phải có văn bản phê duyệt chủ trương mở
ngành đào tạo của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo.
1.10.2. Điều kiện mở ngành đào
tạo trình độ đại học
Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo
trình độ đại học phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành đào tạo tại mục 1.10.1
và các điều kiện cụ thể sau đây cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề
nghị mở ngành đào tạo:
a) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành
phù hợp là giảng viên cơ hữu, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở
ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác (trường hợp ngành đào tạo dự
kiến mở là ngành ghép bởi các ngành học từ các nhóm ngành khác nhau, hoặc ngành
đào tạo mang tính liên ngành được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khác
nhau, yêu cầu mỗi ngành được ghép phải có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là
giảng viên cơ hữu), có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối
thiểu từ 03 năm trở lên chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo.
b) Có ít nhất 05 tiến sĩ là giảng
viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp để chủ trì giảng dạy chương trình (tính cả tiến
sĩ ngành phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT),
trong đó mỗi thành phần của chương trình đào tạo phải có giảng viên với chuyên
môn phù hợp chủ trì giảng dạy. Riêng đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng
dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam,
ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục,
thể thao (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), ngành đào tạo thuộc
lĩnh vực Nghệ thuật (quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT), phải bảo đảm tối thiểu có 03 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có
chuyên môn phù hợp.
c) Có đội ngũ giảng viên thực
hiện chương trình đào tạo (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT) bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo và bảo
đảm mỗi học phần của chương trình đào tạo phải có ít nhất 02 giảng viên có
chuyên môn phù hợp đảm nhiệm, bảo đảm tỉ lệ sinh viên trên giảng viên theo quy
định; có kế hoạch, phương án tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên cho các
năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3 chậm nhất trước 01 năm
tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ về số lượng
và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho từng năm
học của khóa học. Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh
vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (theo quy định tại
Danh mục thống kê ngành đào tạo), phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về đội ngũ giảng
viên để thực hiện chương trình đào tạo (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT) cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề
nghị mở ngành đào tạo.
d) Đối với ngành đào tạo thuộc
lĩnh vực Sức khỏe, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2,
3 Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và bảo đảm các điều kiện cụ thể về giảng
viên đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 1, Phụ lục 2 ban hành
kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực
Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều
4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và có tối thiểu 03 tiến sĩ với ngành học thuộc
lĩnh vực Pháp luật.
đ) Điều kiện về cơ sở vật chất
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT phải bảo đảm
đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo, và phải có kế hoạch, phương án
đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các năm học tiếp theo của toàn khóa
học để từ năm học thứ 3, chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn
ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo yêu cầu
của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học. Riêng đối với các ngành
đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục
và đào tạo giáo viên, phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất (quy định
tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT) cho toàn bộ khóa học tại
thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
e) Đối với ngành đào tạo thuộc
lĩnh vực Sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và phải bảo đảm các điều kiện cụ thể về phòng thí
nghiệm, thực hành đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 2, Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT. Đối với ngành đào tạo thuộc
lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và bảo đảm có phòng diễn án, trung tâm thực hành
(tư vấn) pháp luật.
1.10.3. Điều kiện mở ngành đào
tạo trình độ thạc sĩ
Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo
trình độ thạc sĩ phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành tại mục 1.10.1 và
các điều kiện sau đây cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở
ngành đào tạo:
a) Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành
phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số
Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo
Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành
đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 03 tiến sĩ ngành phù hợp là
giảng viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản
lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với
giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của các ngành
khác), chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
b) Bảo đảm về số lượng và chất
lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo, trong đó có giảng
viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học
phần trong chương trình đào tạo.
c) Bảo đảm về số lượng và tiêu
chuẩn của người hướng dẫn luận văn theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào
tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Đã đào tạo và cấp bằng trình
độ đại học ngành tương ứng, hoặc ngành phù hợp trong trường hợp ngành đào tạo ở
trình độ đại học chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo.
đ) Cơ sở đào tạo không đáp ứng
được điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT phải
thuyết minh sự đáp ứng vượt trội về các điều kiện khác so với quy định tại
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và so với các cơ sở đào tạo trong nước, bao gồm: đội
ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, uy tín chuyên môn); cơ sở vật chất phục vụ
đào tạo và nghiên cứu; năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế;
số ngành đào tạo và số người học đã được cấp bằng tốt nghiệp thạc sĩ của cơ sở
đào tạo; ngành đào tạo dự kiến mở thuộc lĩnh vực ưu tiên hoặc có nhu cầu cấp
thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo
xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành trong trường hợp
này.
1.10.4. Điều kiện mở ngành đào
tạo trình độ tiến sĩ
Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo
trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành theo quy định tại
Mục 1.10.1 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và các điều kiện sau đây cho toàn bộ
khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo:
a) Có ít nhất 01 giáo sư hoặc
02 phó giáo sư và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào
tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học
và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài,
ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải
có ít nhất 01 giáo sư hoặc 01 phó giáo sư và 02 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng
viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý
đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng
viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của các ngành khác),
chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
b) Bảo đảm về số lượng và chất
lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo, giảng viên tham gia
giảng dạy phải bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ
theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của
Bộ Giáo dục và Đào tạo để giảng dạy các nội dung trong chương trình đào tạo,
trong đó phải có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối
với từng môn học, học phần trong chương trình đào tạo.
c) Bảo đảm về số lượng và tiêu
chuẩn của người hướng dẫn nghiên cứu sinh theo quy định tại quy chế tuyển sinh
và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Đã đào tạo và cấp bằng trình
độ thạc sĩ ngành tương ứng, hoặc ngành phù hợp trong trường hợp ngành đào tạo ở
trình độ thạc sĩ chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo.
đ) Cơ sở đào tạo không đáp ứng
được điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT phải
thuyết minh sự đáp ứng vượt trội về các điều kiện khác so với quy định tại
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và so với các cơ sở đào tạo trong nước, bao gồm: đội
ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, uy tín chuyên môn); cơ sở vật chất phục vụ
đào tạo và nghiên cứu; năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế;
số ngành đào tạo và số người học đã được cấp bằng tốt nghiệp tiến sĩ của cơ sở
đào tạo; ngành đào tạo dự kiến mở thuộc lĩnh vực ưu tiên hoặc có nhu cầu cấp
thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo
xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành trong trường hợp
này.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT
ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định
điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào
tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẶC THÙ THUỘC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT
(Theo
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bảng
1. Ngành đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực Nghệ thuật
STT
|
Tên ngành
|
|
Mỹ thuật
|
1
|
Lý luận, lịch sử và phê bình
mỹ thuật
|
2
|
Hội họa
|
3
|
Đồ họa
|
4
|
Điêu khắc
|
5
|
Gốm
|
|
Nghệ thuật trình diễn
|
6
|
Âm nhạc học
|
7
|
Sáng tác âm nhạc
|
8
|
Chỉ huy âm nhạc
|
9
|
Thanh nhạc
|
10
|
Biểu diễn nhạc cụ phương tây
|
11
|
Piano
|
12
|
Nhạc Jazz
|
13
|
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
|
14
|
Lý luận, lịch sử và phê bình
sân khấu
|
15
|
Biên kịch sân khấu
|
16
|
Diễn viên sân khấu kịch hát
|
17
|
Đạo diễn sân khấu
|
18
|
Lý luận, lịch sử và phê bình điện
ảnh, truyền hình
|
19
|
Biên kịch điện ảnh, truyền
hình
|
20
|
Diễn viên kịch, điện ảnh -
truyền hình
|
21
|
Đạo diễn điện ảnh, truyền
hình
|
22
|
Quay phim
|
23
|
Lý luận, lịch sử và phê bình
múa
|
24
|
Diễn viên múa
|
25
|
Biên đạo múa
|
26
|
Huấn luyện múa
|
|
Nghệ thuật nghe nhìn
|
27
|
Nhiếp ảnh
|
28
|
Công nghệ điện ảnh, truyền
hình
|
|
Mỹ thuật ứng dụng
|
29
|
Thiết kế đồ họa
|
30
|
Thiết kế mỹ thuật sân khấu,
điện ảnh
|
Bảng
2. Ngành đào tạo trình độ thạc sĩ thuộc lĩnh vực Nghệ thuật
STT
|
Tên ngành
|
|
Mỹ thuật
|
1
|
Lý luận và lịch sử mỹ thuật
|
2
|
Mỹ thuật tạo hình
|
|
Nghệ thuật trình diễn
|
3
|
Âm nhạc học
|
4
|
Nghệ thuật âm nhạc
|
5
|
Lý luận và lịch sử sân khấu
|
6
|
Nghệ thuật sân khấu
|
7
|
Lý luận và lịch sử điện ảnh,
truyền hình
|
8
|
Nghệ thuật điện ảnh, truyền
hình
|
|
Mỹ thuật ứng dụng
|
9
|
Thiết kế đồ họa
|
10
|
Thiết kế mỹ thuật sân khấu,
điện ảnh
|
Bảng
3. Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ thuộc lĩnh vực Nghệ thuật
STT
|
Tên ngành
|
|
Mỹ thuật
|
1
|
Lý luận và lịch sử mỹ thuật
|
|
Nghệ thuật trình diễn
|
2
|
Âm nhạc học
|
3
|
Lý luận và lịch sử sân khấu
|
4
|
Lý luận và lịch sử điện ảnh,
truyền hình
|
ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ VỀ GIẢNG VIÊN VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM, THỰC
HÀNH PHỤC VỤ ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE
(Theo
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BẢNG
1. SỐ LƯỢNG VÀ CHUYÊN MÔN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIẢNG VIÊN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ĐỐI VỚI
TỪNG NGÀNH ĐÀO TẠO THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE
STT
|
Tên ngành/chuyên ngành đào tạo của giảng viên trình độ tiến sĩ
|
Ngành đào tạo dự kiến mở
|
Y khoa
|
Y học cổ truyền
|
Răng Hàm Mặt
|
Y học dự phòng
|
Dược học
|
Số lượng tiến sĩ
|
Số lượng tiến sĩ
|
Số lượng tiến sĩ
|
Số lượng tiến sĩ
|
Số lượng tiến sĩ
|
1
|
Khoa học y sinh
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
2
|
Ngoại khoa
|
2
|
1
|
1
|
1
|
-
|
3
|
Nội khoa
|
2
|
1
|
1
|
1
|
1
|
4
|
Nhi khoa
|
1
|
1
|
1
|
1
|
-
|
5
|
Y học dự phòng/Y tế công cộng
|
1
|
1
|
1
|
6
|
-
|
6
|
Sản phụ khoa
|
1
|
1
|
-
|
1
|
-
|
7
|
Chuyên khoa nội (trừ ngành Nội
khoa và Nhi khoa)
|
3
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8
|
Chuyên khoa ngoại (trừ Ngoại
khoa và Sản phụ khoa)
|
3
|
-
|
-
|
-
|
-
|
9
|
Y học cổ truyền
|
-
|
5
|
|
-
|
-
|
10
|
Răng Hàm Mặt
|
-
|
-
|
6
|
-
|
-
|
11
|
Ngành thuộc các môn cơ sở
ngành Dược
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2
|
12
|
Ngành thuộc nhóm ngành Dược học
|
-
|
-
|
-
|
-
|
7
|
BẢNG
2. CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM, THỰC HÀNH PHỤC VỤ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TỪNG NGÀNH ĐÀO TẠO
THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE
STT
|
Tên phòng thí nghiệm, thực hành
|
Ngành đào tạo dự kiến mở
|
Y khoa
|
Y học cổ truyền
|
Răng Hàm Mặt
|
Y học Dự phòng
|
Điều dưỡng
|
Hộ sinh
|
Dược học
|
1
|
Sinh học và di truyền y học
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
2
|
Lý sinh
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
3
|
Sinh lý
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
4
|
Hóa học
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
5
|
Hóa sinh
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
6
|
Giải phẫu
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
7
|
Vi sinh - Ký sinh trùng
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
8
|
Sinh lý bệnh - Miễn dịch
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
9
|
Dược lý
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
10
|
Điều dưỡng cơ bản
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
11
|
Giải phẫu bệnh
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
12
|
Mô phôi
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
13
|
Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn
thực phẩm
|
X
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
14
|
Sức khỏe môi trường và Sức khỏe
nghề nghiệp
|
X
|
-
|
-
|
X
|
X
|
X
|
-
|
15
|
Thực vật dược
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
16
|
Dinh dưỡng tiết chế
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
17
|
Y học cổ truyền
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
18
|
Hộ sinh cơ bản
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
19
|
Hóa đại cương vô cơ
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
20
|
Hóa hữu cơ
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
21
|
Hóa phân tích
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
22
|
Giải phẫu - Sinh lý
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
23
|
Sinh học
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
24
|
Vật lý
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
25
|
Dược liệu
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
26
|
Hóa Dược
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
27
|
Dược học cổ truyền
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
28
|
Bào chế
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
29
|
Dược lâm sàng
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
30
|
Công nghiệp dược
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
31
|
Kiểm nghiệm thuốc
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
32
|
Chiết suất vi sinh
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
33
|
Nhà thuốc
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
34
|
Trung tâm tiền lâm sàng (các
phòng thực hành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ-sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng)
|
X
|
|
|
X
|
|
|
|
35
|
Trung tâm tiền lâm sàng
(các phòng thực hành về: hệ nội,
hệ ngoại, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng, châm cứu, xoa bóp- dưỡng sinh)
|
|
X
|
|
|
|
|
|
36
|
Trung tâm tiền lâm sàng
(các phòng thực hành về: chữa
răng và nội nha, phục hình, chỉnh nha, nha nhu, phẫu thuật trong miệng và phẫu
thuật hàm mặt, Labo răng giả)
|
|
|
X
|
|
|
|
|
37
|
Trung tâm tiền lâm sàng
(các phòng thực hành về: chăm
sóc sức khỏe bệnh nội khoa, chăm sóc sức khỏe ngoại khoa, chăm sóc sức khỏe
phụ nữ-bà mẹ và gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ em, chăm sóc cho người cần được
phục hồi chức năng)
|
|
|
|
|
X
|
|
|
38
|
Trung tâm tiền lâm sàng/Trung
tâm thực hành kỹ năng Sản- Phụ khoa-Kế hoạch hóa gia đình (các phòng thực
hành về: chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén-chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau
đẻ; chăm sóc bà mẹ thời kỳ chuyển dạ và đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc sức
khỏe phụ nữ và kế hoạch hóa gia đình)
|
|
|
|
|
|
X
|
|
MẪU XÁC NHẬN ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Theo
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BỘ, NGÀNH
(Cơ quan quản lý trực tiếp nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày …
tháng … năm…
|
XÁC
NHẬN ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Ngành dự kiến mở:
……………………………………………… Mã ngành …………………
Trình độ đào tạo:………………………………………………………………………………….
1. Về giảng viên
Mẫu 1: Danh sách giảng viên,
nhà khoa học, bao gồm: giảng viên cơ hữu, giảng viên ký hợp đồng lao động xác định
thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên làm việc toàn thời gian với cơ sở đào tạo, giảng
viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các học phần, môn học trong chương trình
đào tạo của ngành đào tạo dự kiến mở của cơ sở đào tạo
Số TT
|
Họ và tên, ngày sinh
|
Số CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu; Quốc tịch
|
Chức danh khoa học, năm phong
|
Trình độ, nước, năm tốt nghiệp
|
Ngành đào tạo ghi theo văn bằng tốt
nghiệp
|
Tuyển dụng/hợp đồng từ 12 tháng trở
lên làm việc toàn thời gian, hợp đồng thỉnh giảng, ngày ký; thời gian; gồm cả
dự kiến
|
Mã số bảo hiểm
|
Kinh nghiệm (thời gian) giảng dạy theo
trình độ (năm)
|
Số công trình khoa học đã công bố: cấp
|
Ký tên
|
Tuyển dụng
|
Hợp đồng
|
Bộ
|
Cơ sở
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
1
|
Nguyễn
Văn A
15/11/1966
|
092066001879
Việt Nam
|
GS, 2016
|
TS, Việt Nam, 2002
|
Nuôi trồng thủy sản
|
01/08/1988
|
X
|
HC158293061
873267
|
33
|
10
|
24
|
|
2
|
Nguyễn
Thị B
20/12/1971
|
064071007451
Việt Nam
|
PGS, 2015
|
TS, Hà Lan, 2009
|
Công nghệ chế biến thủy sản
|
X
|
15/11/2010, Hợp đồng thỉnh giảng tự trả
lương
|
HC893527818
012345
|
8
|
3
|
12
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Lý lịch
khoa học của giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình
đào tạo; giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy của ngành
đào tạo dự kiến mở được đính kèm.
Mẫu 2: Danh sách giảng viên,
nhà khoa học tham gia giảng dạy các học phần, môn học trong chương trình đào tạo
của ngành đào tạo dự kiến mở của cơ sở đào tạo
Số TT
|
Họ và tên
|
Học phần/môn học giảng dạy
|
Thời gian giảng dạy (học kỳ, năm học)
|
Số tín chỉ
|
Giảng viên cơ hữu ngành phù hợp chủ
trì xây dựng, thực hiện chương trình/chuyên môn phù chủ trì giảng dạy/hướng dẫn
luận văn, luận án
|
Bắt buộc
|
Tự chọn
|
Học trực tiếp
|
Học trực tuyến
|
Học trực tiếp
|
Học trực tuyến
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
1
|
Nguyễn
Văn A
|
Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt
|
Học kỳ 1, năm thứ 2
|
X
|
|
|
|
Giảng
viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu 3: Danh sách cán bộ quản
lý cấp khoa đối với ngành đào tạo dự kiến mở trình độ đại học/thạc sĩ/tiến sĩ của
cơ sở đào tạo
Số TT
|
Họ và tên, ngày sinh, chức vụ hiện tại
|
Trình độ đào tạo, năm tốt nghiệp
|
Ngành/ Chuyên ngành
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
2. Về kết quả nghiên cứu
khoa học
Mẫu 4: Các đề tài nghiên cứu
khoa học của cơ sở đào tạo, giảng viên, nhà khoa học liên quan đến ngành đào tạo
dự kiến mở do cơ sở đào tạo thực hiện (kèm theo bản liệt kê có bản sao quyết định,
bản sao biên bản nghiệm thu)
Số TT
|
Số quyết định, ngày phê duyệt đề tài,
mã số
|
Đề tài cấp Bộ/đề tài cấp cơ sở
|
Tên đề tài
|
Chủ nhiệm đề tài
|
Số quyết định, ngày thành lập HĐKH
nghiệm thu đề tài
|
Ngày nghiệm thu đề tài (theo biên bản
nghiệm thu)
|
Kết quả nghiệm thu, ngày
|
Tên thành viên tham gia nghiên cứu đề
tài (học phần/môn học được phân công)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu 5: Các công trình khoa học
công bố của giảng viên, nhà khoa học cơ hữu liên quan đến ngành đào tạo dự kiến
mở của cơ sở đào tạo trong thời gian 5 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ mở ngành
đào tạo (kèm theo bản liệt kê có bản sao trang bìa tạp chí, trang phụ lục,
trang đầu và trang cuối của công trình công bố)
STT
|
Công trình khoa học
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Công trình khoa học được
liệt kê theo quy tắc sau:
- Họ tên tác giả, chữ cái viết
tắt tên tác giả (Năm xuất bản), tên sách, lần xuất bản, nhà xuất bản,
nơi xuất bản.
- Họ và chữ cái viết tắt tên
tác giả (Năm xuất bản), ‘Tên bài viết’, tên tập san, số, kì/thời
gian phát hành, số trang.
- Tác giả (Năm xuất bản), tên
tài liệu, đơn vị bảo trợ thông tin, ngày truy cập.
- Họ tác giả, chữ viết tắt tên
tác giả (Năm xuất bản), ‘Tiêu đề bài viết’, [trong] tên kỷ yếu, địa điểm
và thời gian tổ chức, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.
3. Về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, thư viện phục vụ cho thực hiện chương trình đào tạo
Mẫu 6: Cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ thực hiện chương trình đào tạo thuộc ngành đào tạo dự kiến mở
trình độ đại học/thạc sĩ/tiến sĩ của cơ sở đào tạo
STT
|
Hạng mục
|
Số lượng
|
Diện tích sàn xây dựng (m2)
|
Học phần /môn học
|
Thời gian sử dụng (học kỳ, năm học)
|
Ghi chú
|
1
|
Hội trường, giảng đường,
phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư,
giảng viên cơ hữu
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Hội trường, phòng học lớn
trên 200 chỗ
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Phòng học từ 100 - 200 chỗ
|
|
|
|
|
|
1.3
|
Phòng học từ 50 - 100 chỗ
|
|
|
|
|
|
1.4
|
Số phòng học dưới 50 chỗ
|
|
|
|
|
|
1.5
|
Số phòng học đa phương tiện
|
|
|
|
|
|
1.6
|
Phòng làm việc của giáo sư,
phó giáo sư, giảng viên toàn thời gian
|
|
|
|
|
|
2
|
Thư viện, trung tâm học liệu
|
|
|
|
|
|
3
|
Trung tâm nghiên cứu, phòng
thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập
|
|
|
|
|
|
Mẫu 7: Thư viện
STT
|
Tên sách, giáo trình, tạp chí (5 năm trở lại đây)
|
Tên tác giả
|
Nhà xuất bản, năm xuất bản, nước
|
Số lượng bản
|
Tên học phần sử dụng sách, tạp chí
|
Mã học phần/môn học
|
Thời gian sử dụng (học kỳ, năm học)
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu 8: Trung tâm nghiên cứu,
phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập theo yêu cầu
của ngành đào tạo dự kiến mở
Danh mục hỗ trợ nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm, thực hành, thực
tập, luyện tập
|
Tên học phần/môn học sử dụng thiết bị
|
Thời gian sử dụng (học kỳ, năm học)
|
Số người học/máy, thiết bị
|
Ghi chú
|
STT
|
Tên gọi máy, thiết bị, ký hiệu và mục đích sử dụng
|
Nước sản xuất, năm sản xuất
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện trưởng các đơn vị chuyên môn
quản lý kê khai (theo từng mẫu trên)
(Ký tên xác nhận)
|
Thủ trưởng cơ sở đào tạo
(Ký tên, đóng dấu)
|