BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1001/QĐ-BNV
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI
SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2023 - 2026
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ
ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 -
2030;
Căn cứ Quyết định số 979/QĐ-BNV
ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Hệ thống ứng
dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của
người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 -
2030”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Cải cách hành chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Phương pháp Đo lường sự hài lòng của người dân đối
với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2023 - 2026 (kèm
theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (để b/c);
- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà;
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa;
- Đơn vị phụ trách cải cách hành chính các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, CCHC.
|
BỘ TRƯỞNG
Phạm Thị Thanh Trà
|
PHƯƠNG PHÁP
ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2023 – 2026
(Kèm theo Quyết định số 1001/QĐ-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ)
I. PHƯƠNG
PHÁP ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG
1. Mục
tiêu chung
Nhằm đánh giá khách quan chất
lượng phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền
hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, công khai, minh bạch, nâng cao
trách nhiệm giải trình theo các mục tiêu của của Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.
2. Mục
tiêu cụ thể
- Hàng năm, tiến hành đo lường
và công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành
chính nhà nước quy mô quốc gia (tên tiếng Anh là “Satisfaction Index of Public
Administrative Services”, viết tắt là “Chỉ số SIPAS”).
- Cung cấp cho Chính phủ, chính
quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các thông tin khách quan
về nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng, nhu cầu, mong đợi của người dân đối với
sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước dựa trên cảm nhận của người dân.
Tham mưu cho Chính phủ, kiến nghị đối với chính quyền địa phương, cơ quan hành
chính nhà nước các cấp các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao
chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và sự hài lòng của người
dân.
- Nâng cao nhận thức, văn hóa
thực thi công vụ lấy người dân làm trung tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức.
- Tạo điều kiện, cơ hội để người
dân tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và giám sát đối
với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
3. Yêu cầu
- Phương pháp bảo đảm khoa học,
hiện đại, khả thi, dễ áp dụng, phù hợp với thực tiễn trong nước và xu thế của
thế giới.
- Nội dung, các yếu tố, tiêu
chí đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành
chính nhà nước (sau đây gọi tắt là "đo lường sự hài lòng của người
dân") phải cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của cải cách
hành chính nhà nước, quy định của pháp luật hiện hành; cho phép điều chỉnh phù
hợp với yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước, bối cảnh thực tiễn ở từng thời
điểm cụ thể.
- Kết quả đo lường sự hài lòng
của người dân bảo đảm khách quan, chính xác, đại diện cho ý kiến của người dân
thuộc mọi thành phần nhân khẩu học.
4. Đối tượng,
phạm vi
- Đối tượng: Là cơ quan quản lý
nhà nước có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công, cung ứng dịch
vụ hành chính công.
- Phạm vi: 63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
5. Nội
dung
Đo lường sự hài lòng của người dân
được thực hiện đối với 03 khía cạnh: (i) Nhận định, đánh giá của người dân đối
với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; (ii) Mức độ hài lòng của người
dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; (iii) Nhu cầu, mong đợi
của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
5.1. Đo lường nhận định, đánh
giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước:
Bao gồm các tiêu chí:
- Mức độ quan tâm theo dõi của
người dân đối với các chính sách công;
- Kênh thông tin mà người dân sử
dụng để theo dõi các chính sách công;
- Mức độ phù hợp của các hình
thức tiếp cận thông tin về chính sách công đối với người dân;
- Mức độ người dân sẵn sàng
tham gia góp ý kiến cho cơ quan nhà nước về chính sách công;
- Cảm nhận của người dân về
tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục
hành chính;
- Cảm nhận của người dân về
tình trạng phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức trong quá trình giải quyết
thủ tục hành chính;
- Mức độ phù hợp của các hình
thức nộp hồ sơ, nhận kết quả phù hợp đối với người dân;
- Sự trải nghiệm của người dân
về chính sách công, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công cơ bản, thiết yếu.
5.2. Đo lường sự hài lòng của
người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước:
Đo lường sự hài lòng của người
dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện thông qua
02 nội dung, gồm: (i) Đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc xây dựng,
tổ chức thực hiện chính sách công và (ii) Đo lường sự hài lòng của người dân đối
với việc cung ứng dịch vụ hành chính công.
a) Đo lường sự hài lòng của người
dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công:
- Các chính sách công quan trọng
đối với đời sống của người dân được lựa chọn để đo lường sự hài lòng cua người
dân gồm: Chính sách phát triển kinh tế; chính sách khám, chữa bệnh; chính sách
giáo dục phổ thông; chính sách nước sinh hoạt; chính sách điện sinh hoạt; chính
sách trật tự, an toàn xã hội; chính sách giao thông đường bộ; chính sách an sinh,
xã hội; chính sách cải cách hành chính.
- 04 yếu tố quan trọng của nội
dung “Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công” được lựa chọn để đo lường sự
hài lòng của người dân, gồm: (i) Trách nhiệm giải trình của chính quyền; (ii) Sự
tham gia của người dân; (iii) Chất lượng tổ chức thực hiện chính sách; (iv) Kết
quả, tác động của chính sách.
- Mỗi yếu tố được lựa chọn một
số tiêu chí để đo lường sự hài lòng của người dân và mỗi tiêu chí được phản ánh
trong một câu hỏi khảo sát (xem chi tiết trong bảng dưới đây).
b) Đo lường sự hài lòng của người
dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công:
- Các dịch vụ hành chính công
được lựa chọn để đo lường sự hài lòng của người dân là các dịch vụ hành chính
công phổ biến được cung ứng tại các cấp chính quyền địa phương.
- 05 yếu tố quan trọng của nội
dung cung ứng dịch vụ hành chính công được lựa chọn để đo lường sự hài lòng của
người dân, gồm: (i) Tiếp cận dịch vụ; (ii) Thủ tục hành chính; (iii) Công chức
trực tiếp giải quyết công việc; (iv) Kết quả dịch vụ; (v) Việc tiếp nhận, xử lý
phản ánh, kiến nghị của người dân.
- Mỗi yếu tố được lựa chọn một
số tiêu chí cụ thể để đo lường sự hài lòng của người dân.
Mỗi tiêu chí đo lường sự hài
lòng của người dân được phản ánh trong một câu hỏi khảo sát (xem chi tiết trong
bảng dưới đây).
Bảng
nội dung, yếu tố, tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ
của cơ quan hành chính nhà nước
Nội dung
|
Yếu tố
|
Tiêu chí đo lường
|
Việc xây dựng, tổ chức thực
hiện chính sách công
|
Trách nhiệm giải trình của
chính quyền
|
1. Chính quyền cung cấp, giải
thích thông tin về các chính sách theo nhiều hình thức, giúp mọi người dân dễ
tìm, dễ thấy.
|
2. Chính quyền cung cấp thông
tin về các chính sách đầy đủ, dễ hiểu đối với người dân.
|
Sự tham gia của người dân
|
3. Chính quyền tổ chức nhiều
hình thức để người dân dễ dàng tham gia góp ý kiến đối với các chính sách.
|
4. Chính quyền tổ chức nhiều
hình thức để người dân dễ dàng nêu ý kiến đánh giá về tình hình triển khai và
kết quả, tác động của các chính sách ở địa phương.
|
Chất lượng tổ chức thực hiện
|
5. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách phát triển kinh tế ở địa phương
|
6. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách khám chữa bệnh ở địa phương.
|
7. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách giáo dục phổ thông ở địa phương.
|
8. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
|
9. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách giao thông đường bộ ở địa phương.
|
10. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách điện sinh hoạt ở địa phương.
|
11. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách nước sinh hoạt ở địa phương.
|
12. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách an sinh xã hội ở địa phương.
|
13. Chính quyền tổ chức thực hiện
tốt chính sách cải cách hành chính ở địa phương.
|
Kết quả, tác động
|
14. Kinh tế gia đình của người
dân địa phương tốt hơn.
|
15. Kinh tế - xã hội của địa
phương tốt hơn.
|
16. Bệnh viện công lập ở địa
phương khám chữa bệnh cho người dân tốt hơn.
|
17. Trường phổ thông công lập
dạy học cho học sinh tốt hơn.
|
18. Trật tự, an toàn xã hội ở
địa phương tốt hơn.
|
19. Đường bộ, giao thông ở địa
phương tốt hơn.
|
20. Điện sinh hoạt của người
dân ở địa phương tốt hơn.
|
21. Nước sinh hoạt của người dân
ở địa phương tốt hơn.
|
22. An sinh xã hội đối với
người dân ở địa phương tốt hơn.
|
23. Cơ quan hành chính nhà nước,
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương có năng lực và thực thi
công vụ tốt hơn.
|
Việc cung ứng dịch vụ hành
chính công
|
Tiếp cận dịch vụ
|
24. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có biển hiệu, hướng dẫn rõ ràng,
giúp người dân dễ tìm, dễ thấy.
|
25. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có đủ ghế ngồi chờ, ghế ngồi giải
quyết công việc và bàn viết cho người dân.
|
26. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có trang thiết bị phục vụ người
dân đầy đủ, chất lượng tốt, giúp người dân giải quyết công việc dễ dàng hơn.
|
Thủ tục hành chính
|
27. Quy định thủ tục hành
chính được niêm yết công khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công/Bộ phận
Tiếp nhận và trả kết quả, giúp người dân dễ thấy, dễ đọc.
|
28. Công chức yêu cầu người
dân nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đúng theo quy định.
|
29. Công chức yêu cầu người
dân nộp phí/lệ phí giải quyết thủ tục hành chính đúng theo quy định.
|
30. Thời hạn giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân đúng theo quy định.
|
C. Công chức trực tiếp giải
quyết công việc
|
31. Công chức ở Trung tâm Phục
vụ hành chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có thái độ giao tiếp lịch
sự, tôn trọng đối với người dân.
|
32. Công chức ở Trung tâm Phục
vụ hành chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu,
đầy đủ, giúp người dân có thể hoàn thiện hồ sơ sau một lần hướng dẫn.
|
33. Công chức ở Trung tâm Phục
vụ hành chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tuân thủ đúng quy định
trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
|
Kết quả
|
34. Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân được trả đúng hẹn.
|
35. Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân có thông tin đầy đủ, chính xác.
|
36. Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân đảm bảo tính công bằng.
|
Việc tiếp nhận, xử lý phản
ánh, kiến nghị của người dân
|
37. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả bố trí hình thức tiếp nhận phản
ánh, kiến nghị, giúp người dân phản ánh, kiến nghị dễ dàng.
|
38. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến
nghị của người dân đúng quy định.
|
39. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thông báo kết quả xử lý phản ánh
kiến nghị cho người dân kịp thời.
|
5.3. Đo lường nhu cầu, mong đợi
của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước:
Bao gồm các tiêu chí:
- Nâng cao tính công khai, minh
bạch trong cung cấp thông tin cho người dân.
- Tăng cường trách nhiệm giải
trình của chính quyền đối với người dân.
- Mở rộng các cơ hội tham gia
giám sát của người dân đối với hoạt động của chính quyền.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của chính quyền địa phương.
- Tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ giải quyết công việc cho người người dân.
- Nâng cao năng lực của cán bộ,
công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân.
- Nâng cao tinh thần, thái độ
phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân trong giải quyết
công việc cho người dân.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết công việc cho người dân.
- Nâng cao chất lượng cung ứng
dịch vụ công trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người dân trong
thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Nâng cao chất lượng tiếp nhận,
giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân.
6. Các chỉ
số; thang đo, cách thức tính chỉ số
6.1. Các chỉ số:
Kết quả đo lường sự hài lòng của
người dân được thể hiện qua một bộ chỉ số, gồm 03 nhóm: (i) Nhóm các chỉ số nhận
định, đánh giá của người dân; (ii) Nhóm các chỉ số hài lòng của người dân;
(iii) Nhóm các chỉ số nhu cầu, mong đợi của người dân. Bộ chỉ số này được xây dựng
cho cả nước nói chung; cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cho từng
nhóm nhân khẩu học hay lĩnh vực, ngành, vùng, miền…
a) Nhóm các chỉ số nhận định,
đánh giá của người dân:
Chỉ số nhận định đánh giá của
người dân là số liệu được tính toán dựa trên kết quả khảo sát nhận định, đánh
giá của người dân. Mỗi chỉ số nhận định, đánh giá được xây dựng từ kết quả lựa
chọn của người dân đối với mỗi phương án trả lời của mỗi câu hỏi khảo sát nhận
định, đánh giá (xem chi tiết tại Điểm a, Khoản 6.2).
b) Nhóm các chỉ số hài lòng của
người dân:
Chỉ số hài lòng của người dân
là số liệu được tính toán dựa trên kết quả khảo sát sự hài lòng người dân, gồm
04 loại:
- Chỉ số hài lòng theo tiêu
chí:
Chỉ số hài lòng theo tiêu chí
là số liệu được tính toán dựa trên kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân đối
với mỗi tiêu chí nêu tại Bảng ở Khoản 5.2. Mỗi chỉ số hài lòng theo tiêu chí được
xây dựng từ kết quả lựa chọn của người dân đối với tất cả các phương án trả lời
của mỗi câu hỏi khảo sát hài lòng (xem chi tiết tại Điểm b, Khoản
6.2).
- Chỉ số hài lòng theo yếu tố:
Chỉ số hài lòng theo yếu tố là
số liệu được tính toán dựa trên kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân đối
với mỗi yếu tố nêu tại Bảng ở Khoản 5.2. Mỗi chỉ số hài lòng theo yếu tố được
xây dựng từ kết quả tổng hợp các chỉ số hài lòng theo tiêu chí của yếu tố đó
(xem chi tiết tại Điểm b, Khoản 6.2).
- Chỉ số hài lòng theo nội
dung:
Chỉ số hài lòng theo nội dung
là số liệu được tính toán dựa trên kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân đối
với mỗi nội dung nêu tại Bảng ở Khoản 5.2. Mỗi chỉ số hài lòng theo nội dung được
xây dựng từ kết quả tổng hợp các chỉ số hài lòng theo tiêu chí của nội dung đó
(xem chi tiết tại Điểm b, Khoản 6.2).
- Chỉ số hài lòng về sự phục vụ
hành chính (chỉ số hài lòng chung):
Chỉ số hài lòng về sự phục vụ
hành chính là số liệu được tính toán dựa trên kết quả khảo sát sự hài lòng của
người dân đối với cả hai nội dung nêu tại Bảng ở Khoản 5.2. Chỉ số hài lòng về
sự phục vụ hành chính được xây dựng từ kết quả tổng hợp tất cả các chỉ số hài
lòng theo tiêu chí (xem chi tiết tại Điểm b, Khoản 6.2).
c) Nhóm các chỉ số nhu cầu,
mong đợi của người dân:
Chỉ số nhu cầu, mong đợi của
người dân là số liệu được tính toán dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu, mong đợi
của người dân. Mỗi chỉ số nhu cầu, mong đợi được xây dựng từ kết quả lựa chọn của
người dân đối với các phương án trả lời của mỗi câu hỏi khảo sát nhu cầu, mong
đợi (xem chi tiết tại Điểm c, Khoản 6.2).
6.2. Thang đo, cách thức
tính chỉ số:
a) Thang đo, cách tính chỉ số
nhận định, đánh giá của người dân:
- Thang đo nhận định, đánh giá
của người dân gồm các đo định danh và thang đo khoảng.
- Cách tính chỉ số nhận định,
đánh giá áp dụng thang đo định danh:
Chỉ số nhận định, đánh giá được
tính theo công thức: x
100 (%)
Trong đó: a là tổng số người chọn
cùng một phương án trả lời của một câu hỏi; b là tổng số người trả lời câu hỏi
đó.
- Cách tính chỉ số nhận định,
đánh giá áp dụng thang đo khoảng: Chỉ số nhận định, đánh giá được tính theo
công thức:
c x 1 + d x 2 + e x 3 + g x 4
|
x 100 (%)
|
(c + d + e + g ) x 4
|
Trong đó: c là tổng số người chọn
phương án trả lời 1, d là tổng số người chọn phương án trả lời 2, e là tổng số
người chọn phương án trả lời 3, g là tổng số người chọn phương án trả lời 4.
b) Thang đo, cách tính chỉ số
hài lòng của người dân:
- Thang đo sự hài lòng của người
dân là thang đo Likert với 05 mức điểm tương ứng với 05 mức độ hài lòng của người
dân như sau:
Mức độ “Rất không hài lòng” được
tính 1 điểm;
Mức độ “Không hài lòng” được
tính 2 điểm;
Mức độ “Bình thường” được tính
3 điểm ;
Mức độ “Hài lòng” được tính 4
điểm;
Mức độ “Rất hài lòng” được tính
5 điểm.
- Cách tính chỉ số hài lòng
theo tiêu chí:
Chỉ số hài lòng theo tiêu chí
được tính theo công thức:
c x 1 + d x 2 + e x 3 + g x 4 + h x 5
|
x 100 (%)
|
(c +d + e + g + h) x 5
|
Trong đó:
c là tổng số người chọn phương
án trả lời “Rất không hài lòng”;
d là tổng số người chọn phương
án trả lời “Không hài lòng”;
e là tổng số người chọn phương
án trả lời “Bình thường”;
g là tổng số người chọn phương
án trả lời “Hài lòng”;
h là tổng số người chọn phương
án trả lời “Rất hài lòng”.
- Cách tính chỉ số hài lòng
theo yếu tố:
Chỉ số hài lòng theo yếu tố bằng
trung bình cộng của các chỉ số hài lòng theo tiêu chí của cùng yếu tố.
- Cách tính chỉ số hài lòng
theo nội dung:
Chỉ số hài lòng theo nội dung bằng
trung bình cộng của các chỉ số hài lòng theo tiêu chí của cùng nội dung.
- Cách tính chỉ số hài lòng về
sự phục vụ hành chính:
Chỉ số hài lòng hài lòng về sự
phục vụ hành chính bằng trung bình cộng của tất cả các chỉ số hài lòng theo
tiêu chí.
c) Thang đó, cách tính chỉ số
nhu cầu, mong đợi của người dân:
- Thang đo lường nhu cầu, mong
đợi của người dân là thang đo khoảng.
- Cách thức tính chỉ số nhu cầu,
mong đợi của người dân: Chỉ số nhu cầu, mong đợi được tính theo công thức:
c x 1 + d x 2 + e x 3 + g x 4
|
x 100 (%)
|
(c + d + e + g ) x 4
|
Trong đó: c là tổng số người chọn
phương án trả lời 1, d là tổng số người chọn phương án trả lời 2, e là tổng số
người chọn phương án trả lời 3, g là tổng số người chọn phương án trả lời 4.
7. Thu thập
thông tin
Áp dụng hình thức khảo sát chọn
mẫu để thu thập thông tin đo lường sự hài lòng của người dân. Việc chọn mẫu khảo
sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn.
a) Đối tượng khảo sát: Là người
đại diện cho hộ gia đình, đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi, biết đọc,
biết viết.
b) Cỡ mẫu khảo sát:
Cỡ mẫu khảo sát trong cả nước
được quyết định cụ thể, đảm bảo phù hợp với điều kiện, nguồn lực thực hiện khảo
sát đồng thời đáp ứng yêu cầu về cỡ mẫu trong khảo sát. Cỡ mẫu khảo sát của từng
địa bàn khảo sát được phân bổ dựa theo đặc thù địa chính trị của địa bàn đó.
c) Chọn mẫu khảo sát:
- Giai đoạn 1: Chọn tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là “tỉnh, thành phố”)
Chọn tất cả 63 tỉnh, thành phố
trong cả nước để triển khai khảo sát sự hài lòng của người dân.
- Giai đoạn 2: Chọn quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là “huyện, quận”):
Tại mỗi tỉnh, thành phố, chọn 03
huyện, quận để khảo sát; riêng đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh, chọn 06 huyện, quận. Việc chọn huyện, quận được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Phân các huyện, quận
của tỉnh, thành phố thành 03 nhóm theo 03 loại đơn vị hành chính cấp huyện theo
quy định; lập danh sách huyện , quận của mỗi nhóm theo vần abc.
+ Bước 2: Chọn mặc định huyện,
quận là trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố; chọn ngẫu nhiên các huyện, quận
còn lại theo quy tắc chọn mẫu ngẫu nhiên trong khảo sát.
- Giai đoạn 3: Chọn xã, phường,
thị trấn (gọi chung là “xã, phường”):
Tại mỗi tỉnh, chọn 09 xã, phường
để khảo sát (03 xã, phường ở mỗi huyện, quận); riêng đối với Thành phố Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh, chọn 18 xã, phường (03 xã ở mỗi huyện, quận). Việc chọn
xã, phường được tiến hành như sau:
- Bước 1: Đối với mỗi huyện, quận
đã chọn ở Khoản 1, phân các xã, phường của huyện, quận thành 03 nhóm theo 03 loại
đơn vị hành chính cấp xã theo quy định; lập danh sách xã, phường của mỗi nhóm
theo vần abc.
- Bước 2: Chọn mặc định xã, phường
là trung tâm hành chính của huyện, quận; chọn ngẫu nhiên các xã, phường còn lại
theo quy tắc chọn mẫu ngẫu nhiên trong khảo sát.
- Giai đoạn 4: Chọn thôn, ấp, bản,
tổ dân phố, khu phố (gọi chung là “thôn, tổ dân phố”):
Tại mỗi tỉnh, chọn 18 thôn, tổ
dân phố để khảo sát (02 thôn, tổ dân phố ở mỗi xã, phường); riêng đối với Thành
phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chọn 36 thôn, tổ dân phố để khảo sát (02
thôn, tổ dân phố ở mỗi xã, phường). Việc chọn thôn, tổ dân phố được tiến hành
như sau:
- Bước 1: Đối với mỗi xã, phường
đã chọn ở Khoản 2, lập danh sách các thôn, tổ dân phố của xã, phường theo vần
abc.
- Bước 2: Chọn mặc định thôn, tổ
dân phố có trụ sở chính quyền xã, phường; chọn ngẫu nhiên các thôn, tổ dân phố
còn lại theo quy tắc chọn mẫu ngẫu nhiên trong khảo sát.
- Giai đoạn 5: Chọn hộ gia đình
Đối với mỗi thôn, tổ dân phố đã
chọn ở giai đoạn 4, lập 01 danh sách các hộ gia đình đang sinh sống ở thôn, tổ
dân phố, với số lượng hộ gia đình trong mỗi danh sách là 150 hộ; riêng đối với
Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 250 hộ. Các hộ gia đình được đưa
vào danh sách phải đảm bảo có đại diện của tất cả các phố, đường, đội, xóm của
thôn, tổ dân phố đó.
d) Phiếu khảo sát:
Phiếu khảo sát được thiết kế sẵn,
đảm bảo dễ đọc, dễ trả lời đối với mọi người dân và không yêu cầu người dân
cung cấp thông tin danh tính (mẫu phiếu tại Phụ lục kèm
theo).
đ) Thực hiện khảo sát:
- Tùy điều kiện, nguồn lực, quy
mô khảo sát, đặc thù địa phương, nhu cầu thông tin…, có thể lựa chọn hình thức
khảo sát phù hợp trong số các hình thức sau:
+ Phát phiếu khảo sát trực tiếp
đến người dân;
+ Phát phiếu khảo sát qua đường
bưu điện;
+ Khảo sát trực tuyến trên
trang thông tin điện tử hoặc các nền tảng xã hội;
+ Phỏng vấn trực tiếp người dân
dựa trên câu hỏi có sẵn;
+ Phỏng vấn người dân qua điện
thoại dựa trên câu hỏi có sẵn.
- Trong trường hợp thực hiện khảo
sát thông qua điều tra viên, điều tra viên phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ
cơ bản sau: Đem phiếu khảo sát trực tiếp đến người dân, hộ gia đình có tên
trong danh sách mẫu khảo sát; giải thích phiếu khảo sát; đưa phiếu để người
dân, người đại diện hộ gia đình tự trả lời; thu phiếu đã trả lời; kiểm tra phiếu
thu về để đảm bảo tất cả các câu hỏi đều được trả lời; thanh toán tiền trả lời
khảo sát cho người dân, người đại diện hộ gia đình; thực hiện chứng từ tài
chính (nếu có); sắp xếp, bảo quản phiếu khảo sát đã hoàn thành; giao nộp phiếu
khảo sát; đảm bảo bí mật thông tin trả lời trên phiếu khảo sát và thông tin về
người trả lời khảo sát. Điều tra viên tuyệt đối không được gợi ý câu trả lời
cho người dân, không được trả lời thay cho người dân, không được xóa hay điền bất
kỳ thông tin gì vào phần câu hỏi khảo sát và câu trả lời của người dân, không
được sao chụp hay chia sẻ, cung cấp bất kỳ thông tin gì trên phiếu khảo sát đã
trả lời dưới bất kỳ hình thức nào cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào…
Cơ quan chủ trì đo lường sự hài
lòng của người dân phải xây dựng tài liệu hướng dẫn khảo sát và tập huấn cho điều
tra viên nhằm đảm bảo kết quả khảo sát chính xác, khách quan, có chất lượng tốt.
- Yêu cầu kết quả khảo sát sự
hài lòng của người dân phải khách quan, trung thực, chính xác, có ý kiến của
người dân đại diện cho mọi thành phần nhân khẩu học.
e) Phúc tra khảo sát:
- Tùy điều kiện, nguồn lực, quy
mô khảo sát, đặc thù địa phương, nhu cầu thông tin…, có thể lựa chọn hình thức
phúc tra khảo sát phù hợp trong số các hình thức sau:
+ Phát phiếu khảo sát lại đến
người dân, hộ gia đình đã tham gia trả lời phiếu khảo sát theo hình thức trực
tiếp;
+ Phát phiếu khảo sát lại đến
người dân, hộ gia đình đã tham gia trả lời phiếu khảo sát qua đường bưu điện;
+ Phát phiếu khảo sát lại đến
người dân, hộ gia đình đã tham gia trả lời phiếu khảo sát theo hình thức trực
tuyến;
+ Phỏng vấn lại người dân, hộ
gia đình đã tham gia trả lời phiếu khảo sát theo hình thức gặp trực tiếp;
+ Phỏng vấn lại người dân, hộ
gia đình đã tham gia trả lời phiếu khảo sát qua điện thoại, tin nhắn SMS;
- Yêu cầu kết quả phúc tra khảo
sát phải phải khách quan, trung thực, chính xác và được sử dụng làm cơ sở để xử
lý các tồn tại, vi phạm và rút kinh nghiệm cho các cuộc khảo sát sự hài lòng của
người dân trong thời gian tới.
g) Kiểm tra, làm sạch, đánh mã
phiếu khảo sát; nhập, tổng hợp, phân tích dữ liệu khảo sát; tính toán chỉ số;
xây dựng báo cáo kết quả
Sau khi phiếu khảo sát được thu
về, cần phải kiểm tra, làm sạch, đánh mã phiếu khảo sát; nhập, tổng hợp, phân
tích dữ liệu khảo sát; tính toán chỉ số và xây dựng báo cáo kết quả.
8. Báo
cáo kết quả
Báo cáo kết quả đo lường sự hài
lòng của người dân phải đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu, dễ sử dụng đối với người dân
thuộc mọi thành phần nhân khẩu học. Báo cáo phải đảm bảo tối thiểu các nội
dung, yêu cầu cơ bản sau:
a) Tên báo cáo:
- Tên đầy đủ: Chỉ số hài lòng của
người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm …..... (năm được
đo lường).
- Tên viết tắt: SIPAS….....
(năm được đo lường).
b) Nội dung báo cáo:
Báo cáo kết quả đo lường gồm
các nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu: Cơ sở, phương
pháp, trách nhiệm thực hiện.
- Kết quả của năm:
+ Nêu, phân tích thành phần
nhân khẩu học của đối tượng tham gia trả lời khảo sát.
+ Nêu, phân tích các chỉ số chất
lượng, chỉ số hài lòng, chỉ số mong đợi của cả nước nói chung.
+ Nêu, phân tích các chỉ số chất
lượng, chỉ số hài lòng, chỉ số mong đợi của từng lĩnh vực, ngành trong cả nước.
+ Nêu, phân tích các chỉ số chất
lượng, chỉ số hài lòng, chỉ số mong đợi của từng tỉnh.
- So sánh kết quả của các năm:
+ Nêu, so sánh các chỉ số chất
lượng, chỉ số hài lòng, chỉ số mong đợi của cả nước, từng lĩnh vực, ngành, tỉnh
qua các năm.
+ Nêu, phân tích sự chuyển biến,
xu hướng của các chỉ số qua các năm.
- Nhận xét, đánh giá:
+ Nhận xét, đánh giá kết quả đạt
được, tồn tại của năm và ý nghĩa, tác động của chúng.
+ Nhận xét, đánh giá sự chuyển
biến, xu hướng của các chỉ số qua các năm và đưa ra những cảnh báo.
+ Nêu, phân tích nguyên nhân
khách quan, nguyên nhân chủ quan,
- Đề xuất, kiến nghị: Đề xuất
giải pháp, kiến nghị với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, liên quan.
c) Phụ lục báo cáo: Các bảng thống
kê số liệu; mẫu phiếu khảo sát của năm.
9. Quản
lý kết quả đo lường sự hài lòng của người dân
- Cơ quan chủ trì đo lường sự
hài lòng của người dân báo cáo, thông tin kịp thời cho cơ quan thẩm quyền, cơ
quan, tổ chức, cá nhân liên quan về kết quả đo lường sự hài lòng của người dân
hàng năm; theo dõi, đánh giá, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc các cơ quan
liên quan sử dụng kết quả đo lường sự hài lòng của người dân.
- Các cơ quan là đối tượng đo
lường sự hài lòng của người dân xem xét, so sánh, đánh giá các chỉ số của
ngành, lĩnh vực, địa phương mình với các chỉ số của các ngành, lĩnh vực, địa
phương khác trong cùng năm đo lường để đánh giá tình trạng chất lượng phục vụ
người dân của ngành, lĩnh vực, địa phương của mình ; xem xét, so sánh, đánh giá
các chỉ số của lĩnh vực, ngành, địa phương mình trong năm đo lường với các năm
trước đó để đánh giá mức độ chuyển biến (tiến bộ hay thụt lùi) về chất lượng phục
vụ người dân, của ngành, lĩnh vực, địa phương mình.
- Trên cơ sở kết quả xem xét,
so sánh, đánh giá các chỉ số của ngành, lĩnh vực, địa phương mình, các cơ quan
xây dựng chương trình, kế hoạch hành động khắc phục các tồn tại, nâng cao chất
lượng phục vụ người dân, nâng cao sự hài lòng của người dân. Chương trình, kế
hoạch hành động phải đảm bảo cụ thể, rõ ràng, phù hợp, khả thi, trong đó xác định
rõ mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả (cả về số lượng và chất lượng), nguồn lực, trách
nhiệm thực hiện (chủ trì và phối hợp), khó khăn, thách thức trong quá trình thực
hiện, lộ trình thực hiện (thời gian thực hiện nhiệm vụ, thời gian dự kiến đạt kết
quả….). Kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch hành động phải được báo cáo
cho cơ quan liên quan, cơ quan chủ trì đo lường sự hài lòng của người dân.
- Các cơ quan cung cấp thông
tin, tổ chức thực hiện các hoạt động để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
nhân viên, đặc biệt là những người liên quan trực tiếp đến việc xây dựng cơ chế,
chính sách phát triển địa phương và cung ứng dịch vụ công, có nhận thức, tư
duy, hành động thực thi nhiệm vụ theo hướng lấy người dân làm trung tâm phục vụ,
mang lại sự hài lòng cho người dân.
- Các cơ quan chủ động, tích cực
chia sẻ, học tập kinh nghiệm của nhau về việc xây dựng, thực hiện chính sách,
cung ứng dịch vụ công theo hướng lấy người dân làm trung tâm, mang lại sự hài
lòng cho người dân; xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch khắc phục tồn
tại, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
- Cơ quan chủ trì đo lường sự
hài lòng của người dân theo dõi, đánh giá, báo cáo cơ quan thẩm quyền để chỉ đạo,
xử lý, khen thưởng các cơ quan liên quan về kết quả thực hiện các chương trình,
kế hoạch hành động khắc phục các tồn tại, nâng cao chất lượng phục vụ người
dân.
- Cơ quan chủ trì đo lường sự
hài lòng của người dân thông tin, tuyên truyền kịp thời về việc triển khai đo
lường sự hài lòng, kết quả đo lường sự hài lòng tới toàn thể người dân, xã hội.
Các cơ quan thông tin, tuyên truyền kịp thời tới toàn thể người dân, xã hội về
chương trình, kế hoạch hành động khắc phục các tồn tại, nâng cao chất lượng phục
vụ người dân, và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình đó.
Nội dung thông tin, tuyên truyền
phải dễ hiểu, dễ sử dụng; hình thức thông tin, tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp,
dễ tiếp cận đối với người dân thuộc mọi thành phần nhân khẩu học và toàn thể xã
hội, gồm: Chương trình truyền hình; chương trình phát thanh; chuyên mục, bài,
tin trên báo viết, báo mạng, trang thông tin điện tử; phát trên loa phát thanh
cấp xã; thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể ở địa
phương; thông qua các cuộc hội nghị, họp, chương trình bồi dưỡng, tập huấn của
các cơ quan hành chính nhà nước. Phải định kỳ theo dõi, đánh giá mức độ hiệu quả,
chất lượng thông tin, tuyên truyền để kịp thời rút kinh nghiệm.
II. TRÁCH
NHIỆM TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG
1. Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì tổ
chức thực hiện đo lường sự hài lòng của người dân trong phạm vi cả nước, có
trách nhiệm:
- Hàng năm, áp dụng Phương pháp
này để đo lường sự hài lòng của người dân trong phạm vi cả nước; báo cáo kết quả
cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính
phủ và tổ chức công bố chỉ số hài lòng của người dân. Tham mưu với cơ quan có
thẩm quyền việc khen thưởng, xử lý đối với các cơ quan về kết quả chỉ số hài
lòng.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn,
hội thảo khoa học, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp triển khai đo lường
sự hài lòng của người dân, kết quả triển khai đo lường sự hài lòng của người
dân với các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan. Tổ chức các hoạt động thông
tin, tuyên truyền về việc triển khai và kết quả triển khai đo lường sự hài lòng
của người dân tới toàn thể người dân, xã hội.
- Theo dõi, đánh giá, báo cáo
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về
việc triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, chương trình, kế hoạch hành
động khắc phục các tồn tại, nâng cao chất lượng phục vụ người dân của các bộ, tỉnh.
- Định kỳ nghiên cứu, rà soát,
chỉnh sửa, bổ sung Phương pháp nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu của cải cách
hành chính, thực tiễn trong nước và xu thế trên thế giới.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
- Áp dụng Phương pháp này để
triển khai đo lường sự hài lòng của người dân trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa
phương, trên cơ sở có thể điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện, nguồn
lực của ngành, lĩnh vực, địa phương.
- Thông tin kịp thời cho Bộ Nội
vụ kế hoạch triển khai, báo cáo kết quả đo lường sự hài lòng của người dân
trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương; chương trình, kế hoạch hành động khắc
phục tồn tại, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, để Bộ Nội vụ tổng hợp, báo
cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính
phủ.
- Thông tin, trao đổi kịp thời
với Bộ Nội vụ về những phát sinh trong quá trình áp dụng Phương pháp để triển
khai đo lường sự hài lòng của người dân trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa
phương để xem xét, xác định các giải pháp khắc phục, rút kinh nghiệm giúp đảm bảo
việc áp dụng Phương pháp phù hợp, hiệu quả và kết quả thu được có chất lượng tốt./.
PHỤ LỤC: Phiếu khảo sát
(Kèm
theo Quyết định số 1001/QĐ-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
PHIẾU
KHẢO SÁT
Sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ
quan hành chính nhà nước năm ….
(Kèm
theo Quyết định số …/QĐ-BNV ngày … tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Tỉnh/Thành phố: ………………………………………………………………
Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố:
………………………………………………
Xã/Phường/Thị trấn: .………………………………………………………….
Thôn, Tổ dân phố:
...…………………………………………………………….
GIỚI
THIỆU KHẢO SÁT
Bộ Nội vụ là cơ quan Thường trực
cải cách hành chính của Chính phủ, được Chính phủ giao hàng năm triển khai khảo
sát sự hài lòng của người dân để hiểu được nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng
và nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính
nhà nước. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các cơ quan
hành chính nhà nước thực hiện các giải pháp cần thiết để phục vụ người dân ngày
càng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người dân.
Bộ Nội vụ kính mong Ông/Bà tham
gia trả lời phiếu khảo sát sự hài lòng của người dân một cách đầy đủ, chính
xác, khách quan. Các thông tin mà Ông/Bà cung cấp trong phiếu khảo sát sẽ được
bảo mật theo quy định.
Kết quả khảo sát sự hài lòng của
người dân hàng năm sẽ được Bộ Nội vụ tổng hợp, phân tích, xây dựng thành Chỉ số
hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước để báo
cáo Chính phủ và công bố công khai trong cả nước.
|
Phần dành cho điều tra viên
Mã số phiếu: ……………………………………….
Họ tên điều tra viên:
……………………………….
Số điện thoại điều tra viên:
………………………..
Số điện thoại của người trả lời
phiếu:
……………………………………………………
Điều tra viên ký tên: ………………………………
|
PHẦN A: THÔNG TIN CÁ NHÂN
NGƯỜI TRẢ LỜI KHẢO SÁT
Xin Ông/Bà khoanh tròn xung
quanh chữ số (1, 2, 3 …) đứng trước phương án trả lời mà Ông/Bà lựa chọn.
Giới tính:
1. Nam
2. Nữ
Độ tuổi:
1. 18 - 25 tuổi
2. 25 - 34 tuổi
3. 35 - 49 tuổi
4. 50 - 60 tuổi
5. Trên 60 tuổi
Dân tộc:
1. Kinh
2. Khác (xin viết cụ thể):
…………………….
Trình độ học vấn:
1. Tiểu học (cấp I)
2. Trung học cơ sở (cấp II)
3. Trung học phổ thông (cấp
III)
4. Dạy nghề/Trung cấp/Cao đẳng
5. Đại học/ trên Đại học
6. Khác (xin viết cụ thể):
………………………
Nghề nghiệp:
1. Nghỉ hưu
2. Không đi làm (ở nhà)
3. Làm công việc tự do (không
ký hợp đồng lao động)
4. Sinh viên
5. Làm việc tại tổ chức, doanh
nghiệp trong lĩnh vực tư
6. Làm việc tại cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp trong lĩnh vực công
7. Khác (xin viết cụ thể):
…………………
Nơi sinh sống:
Đô thị:
1. Đồng bằng
2. Miền núi
3. Hải đảo
|
Nông thôn:
1. Đồng bằng
2. Miền núi
3. Hải đảo
|
Khác (xin viết cụ thể):
…………………………………………………
PHẦN
B. CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin Ông/Bà khoanh tròn
xung quanh chữ số (1, 2, 3, …) tương ứng với phương án trả lời mà Ông/Bà lựa chọn.
Câu 1. Xin Ông/Bà cho biết mức
độ quan tâm theo dõi của Ông/Bà đối với các chính sách công trong bảng dưới đây
(theo dõi thông qua cả hình thức đọc báo, nghe đài, xem trên ti vi, trên mạng
internet)?
(“Chính sách” ở đây nói đến
các quy định, chương trình, hành động của chính quyền, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương).
|
Không quan tâm theo dõi
|
Khá quan tâm theo dõi
|
Quan tâm theo dõi
|
Rất quan tâm theo dõi
|
1. Chính sách phát triển kinh
tế ở địa phương
|
1
|
2
|
3
|
4
|
2. Chính sách khám, chữa bệnh
ở địa phương
|
1
|
2
|
3
|
4
|
3. Chính sách giáo dục phổ
thông ở địa phương
|
1
|
2
|
3
|
4
|
4. Chính sách nước sinh hoạt ở
địa phương
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5. Chính sách điện sinh hoạt ở
địa phương
|
1
|
2
|
3
|
4
|
6. Chính sách trật tự, an
toàn xã hội ở địa phương
|
1
|
2
|
3
|
4
|
7. Chính sách giao thông đường
bộ ở địa phương
|
1
|
2
|
3
|
4
|
8. Chính sách an sinh, xã hội
ở địa phương
|
1
|
2
|
3
|
4
|
9. Chính sách cải cách hành
chính ở địa phương
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Câu 2. Trong thời gian qua,
Ông/Bà đã sử dụng kênh thông tin nào để theo dõi các chính sách nêu ở Câu 1?
1. Qua loa phát thanh xã.
2. Qua họp, sinh hoạt, thông
báo tại khu dân cư.
3. Qua chính quyền, công chức.
4. Qua người thân, bạn bè.
5. Qua đài, ti vi, báo chí.
6. Qua mạng internet (Trang
thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử, báo điện tử, zalo, facebook…).
7. Qua hình thức khác (xin ghi
cụ thể): …………………………………
Câu 3. Ông/Bà đánh giá mức độ
phù hợp của các hình thức cơ quan nhà nước cung cấp thông tin về các chính sách
nêu ở Câu 1 đối với bản thân Ông/Bà như thế nào?
|
Không phù hợp
|
Khá phù hợp
|
Phù hợp
|
Rất phù hợp
|
1. Cung cấp thông tin về các
chính sách qua loa phát thanh xã.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
2. Cung cấp thông tin về các
chính sách qua họp, sinh hoạt, thông báo tại khu dân cư.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
3. Cung cấp thông tin về các
chính sách qua chính quyền, công chức.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
4. Cung cấp thông tin về các
chính sách qua người thân, bạn bè.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5. Cung cấp thông tin về các
chính sách qua đài, ti vi, báo chí.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
6. Cung cấp thông tin về các
chính sách qua mạng internet (Trang thông tin điện tử, báo điện tử, zalo,
facebook…).
|
1
|
2
|
3
|
4
|
7. Cung cấp thông tin về các
chính sách qua hình thức khác.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Câu 4. Trong thời gian tới,
nếu cơ quan nhà nước tổ chức xin ý kiến người dân về chính sách nêu ở Câu 1,
Ông/Bà có tham gia góp ý kiến không?
1. Sẽ tham gia, nếu được xin ý
kiến theo bất kỳ hình thức nào.
2. Sẽ tham gia, nếu được xin ý
kiến theo hình thức gửi phiếu xin ý kiến đến nhà, cơ quan.
3. Sẽ tham gia, nếu được xin ý
kiến tại cuộc họp cư dân ở nơi sinh sống.
4. Sẽ tham gia, nếu được xin ý
kiến theo hình thức trực tuyến.
Câu 5. Ông/Bà cảm nhận như
thế nào về tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân trong
quá trình giải quyết thủ tục hành chính hiện nay ở địa phương?
1. Không có công chức nào gây
phiền hà, sách nhiễu cho người dân.
2. Có một số công chức gây phiền
hà, sách nhiễu cho người dân.
3. Có nhiều công chức gây phiền
hà, sách nhiễu cho người dân.
Câu 6. Ông/Bà suy nghĩ gì về
tình trạng người dân phải đưa tiền ngoài quy định nộp phí/lệ phí (hay còn gọi
là “tiền bôi trơn”, tiền “đút lót”) cho công chức trong quá trình giải quyết thủ
tục hành chính hiện nay ở địa phương?
1. Không có người dân nào phải
đưa tiền ngoài quy định cho công chức.
2. Có một số người dân phải đưa
tiền ngoài quy định cho công chức.
3. Có nhiều người dân phải đưa
tiền ngoài quy định cho công chức.
Câu 7. Ông/Bà đánh giá mức độ
phù hợp của các hình thức giải quyết thủ tục hành chính đối với bản thân Ông/Bà
như thế nào?
|
Không phù hợp
|
Khá phù hợp
|
Phù hợp
|
Rất phù hợp
|
1. Nộp hồ sơ và nhận kết quả
giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tiếp (tại cơ quan nhà nước).
|
1
|
2
|
3
|
4
|
2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả
giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến toàn trình (tất cả
các công việc đều thực hiện qua mạng internet)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
3. Nộp hồ sơ và nhận kết quả
giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến một phần (một số
công việc trực tiếp tại cơ quan nhà nước và một số công việc qua mạng
internet).
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Câu 8. Xin Ông/Bà cho biết
trải nghiệm của bản thân Ông/Bà đối với các nội dung trong bảng dưới đây?
Nội dung
|
Có
|
Không
|
1. Ông/Bà đang có người thân
đang đi học phổ thông hoặc đã có người thân đi học phổ thông trong thời gian
3 năm trở lại đây.
|
1
|
2
|
2. Ông/Bà hoặc người thân của
Ông/Bà đi khám, chữa bệnh tại bệnh viện, phòng khám đa khoa ở tuyến tỉnh,
thành phố, tuyến huyện, quận, tuyến xã, phường.
|
1
|
2
|
3. Ông/Bà giải quyết thủ tục
hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, thành phố.
|
1
|
2
|
4. Ông/Bà giải quyết thủ tục
hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện, quận.
|
1
|
2
|
5. Ông/Bà giải quyết thủ tục
hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của xã, phường.
|
1
|
2
|
6. Ông/Bà hỏi chính quyền,
công chức về chính sách, thủ tục hành chính.
|
1
|
2
|
7. Ông/Bà nêu ý kiến đánh giá
với chính quyền về kết quả thực hiện chính sách, kết quả giải quyết thủ tục
hành chính.
|
1
|
2
|
8. Ông/Bà nêu ý kiến phản
ánh, kiến nghị với chính quyền về chính sách, thủ tục hành chính.
|
1
|
2
|
Câu 9. Xin Ông/Bà cho biết mức
độ hài lòng của Ông/Bà về các nội dung trong bảng bên dưới đây.
Xin Ông/Bà khoanh tròn xung
quanh chữ số 1, 2 … 5 tùy theo mức độ hài lòng của Ông/Bà, trong đó:
Mức độ “Rất không hài lòng” được
tính 1 điểm;
Mức độ “Không hài lòng” được
tính 2 điểm;
Mức độ “Bình thường” được tính
3 điểm ;
Mức độ “Hài lòng” được tính 4
điểm;
Mức độ “Rất hài lòng” được tính
5 điểm.
Nội dung
|
Mức độ hài lòng
|
Rất không hài lòng
|
Không hài lòng
|
Bình thường
|
Hài lòng
|
Rất hài lòng
|
I. VIỆC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG (NÊU Ở CÂU 1)
|
|
|
|
|
|
A. Trách nhiệm giải trình của
chính quyền về chính sách
|
|
|
|
|
|
1. Chính quyền cung cấp, giải
thích thông tin về các chính sách theo nhiều hình thức, giúp mọi người dân dễ
tìm, dễ thấy.
(Các hình thức như: Niêm yết
công khai tại cơ quan, loa phát thanh phường/xã, họp tổ dân phố/thôn, đăng tải
trên trang thông tin điện của chính quyền…)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
2. Chính quyền cung cấp thông
tin về các chính sách đầy đủ, dễ hiểu đối với người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
B. Sự tham gia của người
dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách
|
|
|
|
|
|
3. Chính quyền tổ chức nhiều
hình thức để người dân dễ dàng tham gia góp ý kiến xây dựng các chính sách. (Các
hình thức như: Mở các mục xin ý kiến vào dự thảo chính sách trên các trang
thông tin điện tử; gửi phiếu xin ý kiến/phiếu khảo sát tới người dân; họp xin
ý kiến tại khu dân cư; đăng tải công khai các số điện thoại, địa chỉ hộp thư
điện tử để xin ý kiến …)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
4. Chính quyền tổ chức nhiều
hình thức để người dân dễ dàng phản hồi ý kiến đánh giá tình hình triển khai
và kết quả, tác động của các chính sách ở địa phương.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
C. Chất lượng tổ chức thực
hiện chính sách
|
|
|
|
|
|
5. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách phát triển kinh tế ở địa phương
(Các quy định, các hoạt động
thu hút đầu tư, kinh doanh, việc làm, tín dụng…)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6. Chính quyền tổ chức thực hiện
tốt chính sách khám chữa bệnh ở địa phương
(Các quy định, hoạt động
khám, chữa bệnh, bảo hiểm y tế, viện phí, nhập viện, chuyển viện… ở các bệnh
viện công, phòng khám công, trạm y tế)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
7. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách giáo dục phổ thông ở địa phương.
(Các quy định, hoạt động dạy
và học, chương trình học, sách giáo khoa, trường học, lớp học, đánh giá học
sinh, thủ tục nhập học … ở các trường phổ thông công lập)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
8. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
(Các quy định, hoạt động
quản lý dân cư, giữ gìn trật tự nơi công cộng, quản lý an ninh mạng; phòng chống
tội phạm…)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
9. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách giao thông đường bộ ở địa phương.
(Các quy định, hoạt động
xây dựng, phát triển đường bộ; giao thông đường bộ; bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông đường bộ …)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
10. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách điện sinh hoạt ở địa phương.
(Các quy định, hoạt động
cung cấp điện sinh hoạt, giá tiền điện sinh hoạt, quản lý, phát triển điện
sinh hoạt…)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
11. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách nước sinh hoạt ở địa phương.
(Các quy định, hoạt động
cung cấp nước sinh hoạt, giá tiền nước sinh hoạt,, quản lý, phát triển nước
sinh hoạt…)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
12. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách an sinh xã hội ở địa phương.
(Các quy định, hoạt động
thu, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ thường xuyên đối
với người có công, người nghèo, người tàn tật, hỗ trợ đột xuất cho người dân
khi gặp mất mùa, thiên tai …)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
13. Chính quyền tổ chức thực
hiện tốt chính sách cải cách hành chính ở địa phương.
(Các quy định, hoạt động cải
cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy cơ quan
nhà nước, cải cách công vụ, cải cách quản lý tài chính công, xây dựng chính
phủ điện tử, chính phủ số…)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
D. Kết quả, tác động của
chính sách
|
|
|
|
|
|
14. Kinh tế gia đình của người
dân địa phương tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
15. Kinh tế - xã hội của địa
phương tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
16. Bệnh viện công lập ở địa
phương khám chữa bệnh cho người dân tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
17. Trường phổ thông công lập
dạy học sinh tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
18. Trật tự, an toàn xã hội ở
địa phương tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
19. Đường bộ, giao thông ở địa
phương tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
20. Điện sinh hoạt của người
dân ở địa phương tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
21. Nước sinh hoạt của người
dân ở địa phương tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
22. An sinh xã hội đối với
người dân ở địa phương tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
23. Cơ quan hành chính nhà nước,
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương có năng lực và thực thi
công vụ tốt hơn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
II. VIỆC CUNG ỨNG DỊCH VỤ
HÀNH CHÍNH CÔNG
|
|
|
|
|
|
A. Tiếp cận dịch vụ
|
|
|
|
|
|
24. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có biển hiệu, hướng dẫn rõ ràng,
giúp người dân dễ tìm, dễ thấy.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
25. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có đủ ghế ngồi chờ, ghế ngồi giải
quyết công việc và bàn viết cho người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
26. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có trang thiết bị phục vụ người
dân đầy đủ, chất lượng tốt, giúp người dân giải quyết công việc dễ dàng hơn.
(Máy lấy số xếp hàng, máy
tính, máy để tra cứu thông tin, máy điều hòa, quạt mát)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
B. Thủ tục hành chính
|
|
|
|
|
|
27. Quy định thủ tục hành
chính được niêm yết công khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công/Bộ phận
Tiếp nhận và trả kết quả giúp người dân dễ thấy, dễ đọc.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
28. Công chức yêu cầu người
dân nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đúng theo quy định.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
29. Công chức yêu cầu người
dân đóng phí/lệ phí giải quyết thủ tục hành chính đúng theo quy định.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
30. Thời hạn giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân đúng theo quy định.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
C. Công chức trực tiếp giải
quyết công việc
|
|
|
|
|
|
31. Công chức ở Trung tâm Phục
vụ hành chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có thái độ giao tiếp lịch
sự, tôn trọng đối với người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
32. Công chức ở Trung tâm Phục
vụ hành chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu,
đầy đủ, giúp người dân có thể hoàn thiện hồ sơ sau một lần hướng dẫn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
33. Công chức ở Trung tâm Phục
vụ hành chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tuân thủ đúng quy định
trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
D. Kết quả
(Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính có thể là được cấp giấy tờ hoặc bị từ chối cấp giấy tờ)
|
|
|
|
|
|
34. Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân được trả đúng hẹn.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
35. Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân có thông tin đầy đủ, chính xác.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
36. Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân đảm bảo tính công bằng.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
E. Việc tiếp nhận, xử lý
phản ánh, kiến nghị của người dân
|
|
|
|
|
|
37. Trung tâm Phục vụ hành chính
công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả bố trí hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến
nghị, giúp người dân phản ánh, kiến nghị dễ dàng.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
38. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến
nghị của người dân đúng quy định.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
39. Trung tâm Phục vụ hành
chính công/Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thông báo kết quả xử lý phản ánh
kiến nghị cho người dân kịp thời.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Câu 10. Xin Ông/Bà cho biết
mức độ mong muốn của Ông/Bà đối với chính quyền địa phương trong việc cải thiện
chất lượng phục vụ người dân trên các nội dung trong bảng dưới đây?
Nội dung
|
Không mong muốn
|
Khá mong muốn
|
Mong muốn
|
Rất mong muốn
|
1. Nâng cao tính công khai,
minh bạch trong cung cấp thông tin cho người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
2. Tăng cường trách nhiệm giải
trình của chính quyền đối với người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
3. Mở rộng các cơ hội tham
gia giám sát của người dân đối với hoạt động của chính quyền.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của chính quyền địa phương.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5. Tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ giải quyết công việc cho người người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
6. Nâng cao năng lực của cán
bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
7. Nâng cao tinh thần, thái độ
phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân trong giải quyết
công việc cho người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
8. Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết công việc cho người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
9. Nâng cao chất lượng cung ứng
dịch vụ công trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người dân
trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
10. Nâng cao chất lượng tiếp
nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân.
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Ý kiến khác (xin Ông/Bà
ghi cụ thể):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
XIN
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ÔNG/BÀ ĐÃ THAM GIA TRẢ LỜI KHẢO SÁT!