ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/2018/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày
23 tháng 01 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN TRÁCH NHIỆM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
số 80/2015/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12
tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18
tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về Quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư,
tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10
tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng
dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
Theo Thông báo số 365/TB-VP ngày 24 tháng 11
năm 2017 của Văn phòng UBND thành phố về việc thông báo kết luận của Chủ tịch
UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ tại cuộc họp nghe báo cáo công tác rà soát, đơn giản
hóa và rút ngắn thủ tục hành chính liên quan đến hồ sơ xây dựng cơ bản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ
trình số 10430/TTr-SXD ngày 21 tháng 11 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp,
ủy quyền trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05tháng 02
năm 2018 và thay thế Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2015 của
UBND thành phố Đà Nẵng về việc Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý
nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành Quyết định
này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở:
Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng; Chủ tịch UBND
các quận, huyện; Trưởng ban Ban Quản lý các khu Công nghiệp và Chế xuất; Trưởng
ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng và các tổ chức, cá nhân có liên quan
có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Thơ
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2018/QĐ-UBND ngày 23 / 01/2018 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này phân công, phân cấp, ủy quyền trách
nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với Sở Xây dựng, các Sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Ban
Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao (gồm: Ban Quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất; Ban
Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng,…); Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc
lĩnh vực bí mật quốc gia, lĩnh vực quốc phòng, an ninh áp dụng theo quy định
riêng.
Điều 3. Phân
loại, phân cấp công trình xây dựng
Thực hiện theo quy định của Luật
Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ; Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ
Xây dựng và các quy định khác của pháp
luật hiện hành.
Trong trường hợp
nhà nước thay đổi quy định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng thì áp dụng
quy định thay đổi của nhà nước.
Điều 4. Thẩm
định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
Công tác thẩm
định, thẩm tra, phê duyệt, nghiệm thu, điều chỉnh thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật
được thực hiện theo quy định Luật Xây dựng và Nghị định về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình hiện hành.
Chương II
PHÂN CÔNG, PHÂN
CẤP, ỦY QUYỀN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 5. Trách
nhiệm của Sở Xây dựng
1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên
ngành trên địa bàn thành phố, gồm: công trình dân dụng;
công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công
trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong khu dân cư, khu tái
định cư không kể nguồn vốn; trừ công trình được phân cấp, ủy quyền cho UBND các
quận, huyện, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu
công nghệ cao quản lý.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
3. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các
quận, huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng công trình trên địa bàn
thành phố thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình
xây dựng;
4. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch
và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia xây dựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng trên địa
bàn thành phố;
5. Phối hợp với các Sở quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình
xây dựng chuyên ngành;
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm
tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng quy định tại Điều 32 Nghị định số
46/2016/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ đối với các loại công trình xây dựng
chuyên ngành do Sở quản lý, cụ thể:
a) Công trình cấp I không phân biệt nguồn vốn được
phân cấp tại Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của
Chính phủ.
b) Công trình xây dựng chuyên ngành sử dụng vốn
ngân sách nhà nước cấp II trở xuống.
c) Công trình xây dựng chuyên ngành sử dụng vốn
nhà nước ngoài ngân sách cấp II, cấp III.
d) Công trình sử dụng vốn khác có ảnh hưởng đến an toàn
cộng đồng quy định tại Phụ lục số II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP thuộc loại công
trình chuyên ngành nêu tại Khoản 1 Điều này.
đ) Trừ công trình được Hội đồng nghiệm thu Nhà
nước các công trình xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu; công
trình cấp I (công trình ngoài phạm vi phân cấp tại Nghị định
số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016), công trình cấp
đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua
2 tỉnh trở lên, công trình do Bộ Xây dựng,
Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quyết
định đầu tư, công trình do các Tập đoàn
kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; công trình
chuyên ngành cấp IV sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách; công trình nêu tại Khoản 6 Điều 9 và Khoản 5 Điều 10 của Quy định
này.
7. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá
sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối
với công trình, xây dựng chuyên ngành do
Sở quản lý;
8. Hướng dẫn việc đăng ký thông tin năng lực hoạt
động của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn thành
phố trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý;
9. Giúp UBND thành phố tổ chức giám định chất lượng
công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp
II, cấp III trên địa bàn thành phố, trừ sự cố đối với công trình thuộc thẩm quyền
giải quyết của UBND các quận huyện quy định tại Khoản 8 Điều 9 và Ban Quản lý
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao quy định tại
Khoản 8 Điều 10; theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố về tình hình sự cố
trên địa bàn;
11. Báo cáo UBND thành phố định kỳ, đột xuất về
việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình
chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
12. Giúp UBND thành phố tổng hợp và báo cáo Bộ
Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hằng
năm và đột xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất
lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở
Giao thông vận tải
1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý chất lượng công trình giao thông theo phân loại tại Điều
3 Quy định này và công trình giao thông trong đô thị sử dụng vốn ngân sách
thành phố và công trình giao thông khác (gọi tắt là công trình chuyên ngành
giao thông), trừ công trình chuyên ngành giao thông được phân cấp, ủy quyền cho
Sở Xây dựng, UBND các quận huyện, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế và khu công nghệ cao quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra
thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất
lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành giao thông
và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành giao thông trên địa bàn;
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm
tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng quy định tại Điều 32 Nghị định số
46/2016/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ đối với các loại công trình xây dựng
chuyên ngành giao thông do Sở quản lý, cụ thể:
a) Công trình xây dựng chuyên ngành giao thông sử
dụng vốn ngân sách nhà nước cấp II trở xuống.
b) Công trình xây dựng chuyên ngành giao thông sử
dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách cấp II, cấp III.
c) Công trình sử dụng vốn khác có ảnh hưởng đến an toàn
cộng đồng quy định tại Phụ lục số II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP thuộc loại công
trình chuyên ngành giao thông nêu tại Khoản 1 Điều này.
d) Trừ công trình đã được Hội đồng nghiệm thu
Nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu; công
trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ
giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên, công trình do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
quyết định đầu
tư, công trình do các Tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc
làm chủ đầu tư; công trình nêu tại Khoản 6 Điều
9 và Khoản 5 Điều 10 của Quy định này.
4. Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định chất
lượng công trình xây dựng chuyên ngành giao thông khi được yêu cầu và tổ chức
giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành giao
thông; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng
công trình xây dựng chuyên ngành giao thông trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột
xuất.
5. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá
sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối
với công trình, xây dựng chuyên ngành giao
thông do Sở quản lý.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông
thôn (gọi tắt là công trình chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn); trừ công trình chuyên ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn được phân cấp, ủy quyền cho UBND các quận huyện, Ban Quản lý các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra
thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất
lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn;
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm
tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng quy định tại Điều 32 Nghị định số
46/2016/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ đối với các loại công trình xây dựng
chuyên ngành do Sở quản lý, cụ thể:
a) Công trình xây dựng chuyên ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp II trở xuống.
b) Công trình xây dựng chuyên ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách cấp II, cấp III.
c) Công trình sử dụng vốn khác có ảnh hưởng đến an toàn
cộng đồng quy định tại Phụ lục số II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP thuộc loại công
trình chuyên ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn nêu tại Khoản 1 Điều này.
d) Trừ công trình đã được Hội đồng nghiệm thu
Nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu; công
trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ
giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên, công trình do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
quyết định đầu
tư, công trình do các Tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc
làm chủ đầu tư; công trình nêu tại Khoản 6 Điều
9 và Khoản 5 Điều 10 của Quy định này.
4. Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định chất
lượng công trình xây dựng chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn khi
được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng
chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổng hợp, báo cáo UBND thành
phố, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất.
5. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá
sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối
với công trình, xây dựng chuyên ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn do Sở quản lý.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở
Công thương
1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố
quản lý chất lượng công trình công nghiệp (gọi tắt
là công trình chuyên ngành công nghiệp); trừ
công trình chuyên ngành công nghiệp được
phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, UBND các quận huyện, Ban Quản lý các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra
thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất
lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành công nghiệp và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành công nghiệp trên
địa bàn;
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm
tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng quy định tại Điều 32 Nghị định số
46/2016/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ đối với các loại công trình xây dựng
chuyên ngành công nghiệp do Sở quản lý, cụ thể:
a) Công trình xây dựng chuyên ngành công nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp II trở xuống.
b) Công trình xây dựng chuyên ngành công nghiệp sử dụng vốn
nhà nước ngoài ngân sách cấp II, cấp III.
c) Công trình sử dụng vốn khác có ảnh hưởng đến an toàn
cộng đồng quy định tại Phụ lục số II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP thuộc loại công
trình chuyên ngành công nghiệp nêu tại Khoản 1 Điều này.
d) Trừ công trình đã được Hội đồng nghiệm thu
Nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu; công
trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ
giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên, công trình do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
quyết định đầu
tư, công trình do các Tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc
làm chủ đầu tư; công trình đường dây, trạm biến áp có cấp điện áp từ
35KV trở xuống; công trình nêu tại Khoản 6 Điều 9 và
Khoản 5 Điều 10 của Quy định này.
4. Phối hợp với Sở Xây
dựng tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành công nghiệp khi được
yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng
chuyên ngành công nghiệp; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố, Sở Xây dựng về tình
hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn định
kỳ hằng năm và đột xuất.
5. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực
và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối với công trình, xây dựng chuyên ngành công nghiệp do Sở
quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm UBND các
quận, huyện
1. Thực hiện quản lý chất lượng
công trình xây dựng do Chủ tịch UBND các quận,
huyện quyết định đầu tư; UBND các quận, huyện là chủ đầu tư; UBND các quận, huyện là
quản lý dự án; UBND các quận, huyện cấp phép xây dựng.
2. Hướng dẫn UBND các xã, phường, các tổ chức và
cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
3. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy
định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng
được phân cấp quản lý theo khoản 1 điều này;
4. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng
trên địa bàn khi được yêu cầu;
5. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra
việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận
hành công trình trong quá trình khai thác;
6. Giao Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế Hạ tầng
trực thuộc UBND các quận, huyện chủ trì kiểm tra công tác nghiệm thu công trình
xây dựng quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của
Chính phủ đối với công trình nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên; công trình xây dựng cấp III, cấp IV do Chủ tịch UBND
các quận, huyện quyết định đầu tư; UBND các quận, huyện là chủ đầu
tư; trừ công trình có tổng mức đầu tư lớn hơn 5 (năm) tỷ đồng.
7. Thường xuyên theo dõi quá trình triển khai
các công trình xây dựng trên địa bàn, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị xử lý đối với các vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
8. Hướng dẫn UBND các xã, phường báo cáo sự cố
cho UBND thành phố, Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành khi nhận được thông tin sự cố và chỉ đạo, hỗ trợ giải quyết sự cố; chủ
trì giải quyết sự cố cấp III đối với công trình do Chủ tịch UBND các quận, huyện
quyết định đầu tư, UBND các quận, huyện là chủ đầu tư, UBND các
quận, huyện là quản lý dự án, UBND các quận, huyện cấp
phép xây dựng (UBND các quận, huyện có thể đề nghị Sở Xây dựng phối hợp
giải quyết sự cố khi cần thiết).
9. Tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Sở Xây dựng
định kỳ hằng năm, đột xuất việc tuân thủ theo quy định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng được phân cấp
quản lý theo Quy định này.
Điều 10. Trách nhiệm Ban Quản
lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao
1. Thực hiện quản lý chất lượng
công trình xây dựng trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế và khu công nghệ cao do mình quản lý.
2. Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt
động xây dựng trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và
khu công nghệ cao do mình quản lý thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
3. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy
định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng
được ủy quyền quản lý theo Quy định này;
4. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu để đưa vào sử dụng đối với
công trình trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu
công nghệ cao khi được yêu cầu;
5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm
tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định
số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ đối với công trình cấp III, cấp
IV không phân biệt nguồn vốn trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế và khu công nghệ cao do mình quản lý, trừ công trình đã được Hội đồng
nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra, nghiệm thu.
6. Thường xuyên theo dõi quá trình triển khai các
công trình xây dựng trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
và khu công nghệ cao do mình quản lý, kịp thời kiến nghị xử lý đối với các vi
phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
7. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra
việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận
hành công trình trong quá trình khai thác đối với công trình xây dựng
trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ
cao do mình quản lý;
8. Hướng dẫn chủ đầu tư báo cáo sự cố cho UBND
các cấp, Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi nhận
được thông tin sự cố và chỉ đạo, hỗ trợ giải quyết sự cố; chủ trì giải quyết sự
cố cấp III đối với công trình không phân biệt nguồn vốn trong phạm vi các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao (Ban
Quản lý có thể đề nghị Sở Xây dựng phối hợp giải quyết sự cố khi cần thiết).
9. Tổng hợp và báo cáo UBND thành phố và Sở Xây
dựng định kỳ hằng năm, đột xuất việc tuân thủ theo quy định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng dựng trong phạm
vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Chế độ báo cáo về
chất lượng công trình xây dựng
1. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành,
Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ
cao, Ủy ban nhân dân các quận, huyện báo cáo tình hình chất lượng công trình
xây dựng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo mẫu của Bộ Xây
dựng, gửi về Sở Xây dựng định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu;
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo
trình Ủy ban nhân dân thành phố để báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng
công trình xây dựng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa
bàn thành phố.
Điều 12. Xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nếu có hành vi vi phạm pháp luật về công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng thì căn cứ vào mức độ vi phạm để xử lý theo
quy định của pháp luật.
2. Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu
công nghệ cao, Ủy ban nhân dân các quận, huyện theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ
các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân
hoạt động xây dựng trên địa bàn; xác định các tổ chức, cá nhân có nhiều vi phạm
gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình để đề nghị UBND thành phố không cho
phép hoạt động xây dựng có thời hạn trên địa bàn thành phố.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định
này, nếu có vướng mắc phát sinh thì các cơ quan, đơn vị có ý
kiến bằng văn bản gửi về Sở Xây dựng để hướng dẫn, xử lý theo quy định; trường
hợp vượt thẩm quyền thì tổng hợp, tham mưu cho UBND thành phố xử lý theo quy định./.