ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2019/QĐ-UBND
|
Đắk
Nông, ngày 10 tháng 01 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BAN DÂN TỘC TỈNH; TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG PHÒNG
DÂN TỘC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số
27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển,
từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ,
ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2014/TTLT-UBDT-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của liên bộ Nội vụ - Ủy
ban Dân tộc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan
chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT ngày 11 tháng 9 năm
2014 của liên bộ Nội vụ - Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại
Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về
công tác dân tộc;
Thực hiện Quy định số 07-QĐi/TU
ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Tỉnh ủy Đắk Nông về tiêu
chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản
lý và định hướng khung tiêu chuẩn các chức danh cán
bộ lãnh đạo, quản lý không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc
tỉnh Đắk Nông tại Tờ trình số 15/TTr-BDT, ngày 07 tháng 01 năm 2019 về việc ban
hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng các đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng
Dân tộc cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định điều
kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các đơn vị thuộc Ban
Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Dân tộc cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban
Dân tộc tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Ủy ban Dân tộc;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Báo Đắk Nông;
- Công báo tỉnh Đắk Nông;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (T).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Bốn
|
QUY ĐỊNH
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CÁC ĐƠN
VỊ THUỘC BAN DÂN TỘC TỈNH; TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG PHÒNG DÂN TỘC CẤP HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2019/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định điều kiện, tiêu
chuẩn đối với chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng, đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh; chức danh Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng Phòng Dân tộc cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan,
tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân
chuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thi tuyển các chức
danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Dân tộc cấp huyện.
Điều 2. Mục
tiêu và nguyên tắc áp dụng
1. Mục tiêu
Mục tiêu của Quy định này nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức, lãnh đạo, quản lý cơ
quan làm công tác dân tộc về phẩm chất chính trị, đạo đức
công vụ, năng lực, trình độ chuyên môn. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển
đội ngũ cán bộ, công chức góp phần nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ, công vụ.
2. Nguyên tắc
a) Công chức khi được xem xét bổ nhiệm
giữ chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Dân tộc cấp huyện phải bảo đảm các tiêu chuẩn của
từng chức danh theo quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tại
Quy định này và các quy định khác của pháp luật.
b) Bảo đảm nguyên tắc tổ chức Đảng
lãnh đạo công tác cán bộ, thực hiện dân chủ, khách quan,
công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và quy trình, thủ tục quy định hiện hành.
Điều 3. Điều kiện
bổ nhiệm
Thực hiện theo quy định của Đảng và
Nhà nước hiện hành.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Tiêu chuẩn
chung
1. Về phẩm chất
chính trị, đạo đức và lối sống
a) Có tinh thần yêu nước; tuyệt đối
trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích Quốc gia.
b) Có bản lĩnh chính trị vững vàng,
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; có ý thức đấu tranh bảo vệ quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
c) Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
thần trách nhiệm cao; có ý thức học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức,
trình độ và năng lực chuyên môn.
2. Về phẩm chất
đạo đức và lối sống
a) Có đạo đức cách mạng, đoàn kết nội
bộ; có tinh thần trách nhiệm, tận tụy trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
b) Gương mẫu trong rèn luyện về đạo đức,
lối sống; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư trong hoạt động công vụ; không
cơ hội, bè phái, cục bộ; có bản lĩnh, tinh thần đấu tranh với các biểu hiện
tiêu cực, bảo vệ cái đúng; không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
c) Đặt lợi ích Đảng, Nhà nước, lợi
ích chung lên trên các lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ của cơ quan, đơn vị.
d) Tuyên truyền vận động người thân
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; không có hành vi lợi dụng, lạm dụng uy tín cá
nhân mình để hoạt động vi phạm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
3. Về trình độ
a) Văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ
thông.
b) Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại
học trở lên.
c) Lý luận chính trị: Có trình độ lý
luận chính trị Trung cấp trở lên.
d) Quản lý nhà nước: Đã được bồi dưỡng
kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên và
đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên;
e) Đối với chức danh Chánh, Phó Chánh
Thanh tra: Ngoài việc áp dụng các điều kiện, tiêu chuẩn tại
Quy định này còn phải tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn khác theo quy định của
ngành Thanh tra.
f) Tin học: Có chứng chỉ tin học với
trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại
Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông
quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
g) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ
bậc 2 hoặc tương đương trở lên quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
h) Về kiến thức,
kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng: Đã qua khóa đào tạo, bồi dưỡng và có chứng chỉ theo quy định của Bộ Nội vụ.
4. Về năng lực, kiến
thức
a) Nắm vững các văn bản pháp luật về
chuyên môn, chuyên ngành.
b) Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ,
có khả năng nghiên cứu, đề xuất, tham mưu, tổ chức thực hiện tốt và có hiệu quả
nhiệm vụ được giao.
c) Có khả năng điều hành, đoàn kết nội
bộ và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm
vụ.
d) Hiểu biết về tình hình chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và tình
hình Quốc tế.
5. Về phong cách
lãnh đạo, quản lý
a) Có phong cách làm việc khoa học,
dân chủ, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng, nhân dân.
b) Có tinh thần trách nhiệm cao, tính
quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong công việc được giao.
6. Về quan điểm
với quần chúng
a) Có quan điểm quần chúng đúng đắn
và khả năng tổ chức, tập hợp được quần chúng; tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện quyền làm chủ và chấp hành pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh đấu
tranh bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
b) Liên hệ chặt chẽ và gần gũi với
nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; tôn trọng và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân; không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền
hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
Điều 5. Tiêu chuẩn
cụ thể chức danh Trưởng phòng và tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh và Trưởng
phòng Phòng Dân tộc cấp huyện
1. Bảo đảm các điều kiện tại Điều 3
và tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 4 của Quy định này.
2. Có thâm niên công tác trong ngành
từ 05 năm trở lên.
3. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam.
4. Có 03 năm liên tục, liền kề trước
thời điểm bổ nhiệm được đánh giá xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Điều 6. Tiêu chuẩn
cụ thể chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh và Phó
Trưởng phòng Phòng Dân tộc cấp huyện
1. Bảo đảm các điều kiện tại Điều 3
và tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 4 của Quy định này.
2. Có thâm niên công tác trong ngành
từ 03 năm trở lên.
3. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam.
4. Có 03 năm liên tục, liền kề trước
thời điểm bổ nhiệm được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 7. Tổ chức
thực hiện
1. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện Quy định này.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu
UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc hoặc những vấn đề bất cập, chưa phù hợp Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) để
xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn
vị, địa phương./.