QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ĐẢNG BỘ,
CHI BỘ CƠ SỞ CƠ QUAN HỘI QUẦN CHÚNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc
của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII;
- Căn cứ Nghị quyết số
21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường
củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên
trong giai đoạn mới;
- Căn cứ chức năng, nhiệm
vụ và đặc điểm của các hội quần chúng,
Ban Bí thư quy định chức
năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan hội quần
chúng như sau:
I- CHỨC
NĂNG
Điều
1. Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan hội
quần chúng là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, hội viên và người
lao động trong cơ quan thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và điều lệ của hội; lãnh đạo xây dựng, thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ chính trị của hội; xây dựng đảng bộ, chi bộ cơ quan hội trong sạch,
vững mạnh.
II-
NHIỆM VỤ
Điều
2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh
1. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên,
hội viên, người lao động trong cơ quan chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của hội; đề cao tinh thần trách
nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của cơ quan
hội.
2. Lãnh đạo cán bộ, đảng
viên, hội viên, người lao động trong cơ quan tích cực, chủ động, sáng tạo trong
công tác hội; sâu sát cơ sở, gắn bó với hội viên và người lao động, góp phần thực
hiện công tác vận động quần chúng, công tác đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà
nước, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đảng viên, hội viên, người
lao động trong cơ quan.
3. Lãnh đạo việc tổ chức
thực hiện Luật Thực hiện dân chủ cơ sở trong cơ quan hội. Lãnh đạo cán bộ, đảng
viên, hội viên và người lao động phát huy quyền làm chủ, thực hiện nguyên tắc tổ
chức và sinh hoạt của hội; ngăn ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, lãng phí.
4. Lãnh đạo thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn trong cơ
quan; bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, tài sản của cơ quan.
Điều
3. Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng
1. Thường xuyên tuyên
truyền, giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán
bộ, đảng viên, hội viên và người lao động; xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp
tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và đời sống; nắm bắt kịp thời tình hình tư
tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, hội viên, người lao động để
giải quyết hoặc báo cáo lên cấp có thẩm quyền giải quyết.
2. Thường xuyên phổ biến,
quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan hội để cán bộ, đảng viên, hội viên nắm vững
và thực hiện có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên, hội
viên, người lao động được bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Lãnh đạo cán bộ, đảng
viên, hội viên, người lao động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Điều
4. Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ
1. Cấp ủy tham gia với đảng
đoàn, ban thường vụ hội về lãnh đạo thực hiện chủ trương, giải pháp kiện toàn tổ
chức bộ máy của cơ quan và các nội dung về công tác cán bộ và cán bộ theo quy định.
2. Cấp ủy tham gia, đề xuất
với cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ, đảng
viên của hội thuộc thẩm quyền của cấp trên khi có yêu cầu.
Điều
5. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
1. Thường xuyên kiểm tra,
giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị;
thực hiện Điều lệ Đảng, nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; nhất là các chủ trương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, việc thực hiện
Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ, quy chế làm việc, chế độ công
tác, thực hiện dân chủ trong Đảng.
2. Xem xét thi hành kỷ luật
đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên
theo quy định, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời.
Điều
6. Xây dựng tổ chức đảng
1. Đề ra chủ trương, nhiệm
vụ, giải pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên.
2. Thực hiện nghiêm
nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đổi mới và nâng cao chất
lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ gắn với thực hiện các nghị quyết, kết
luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên;
kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Lãnh đạo, chỉ đạo
đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và Nhân
dân nơi cư trú.
3. Thực hiện tốt công tác
quản lý đảng viên, làm tốt công tác phát triển đảng bảo đảm tiêu chuẩn; kịp thời
rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Thường
xuyên bồi dưỡng quần chúng ưu tú để tạo nguồn kết nạp đảng viên mới.
4. Xây dựng cấp ủy có uy
tín, năng lực, phẩm chất, hoạt động hiệu quả, tiêu biểu cho trí tuệ của đảng bộ,
chi bộ.
Điều
7. Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội
1. Lãnh đạo các tổ chức
chính trị - xã hội trong cơ quan xây dựng tổ chức vững mạnh, hoạt động đúng
pháp luật và điều lệ của từng tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát,
tham gia công tác xây dựng Đảng; đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
2. Lãnh đạo các tổ chức
chính trị - xã hội làm tốt công tác quản lý, giáo dục đoàn viên, hội viên; chấp
hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm
vụ của cơ quan.
3. Cấp ủy làm việc định kỳ
6 tháng hoặc đột xuất với các tổ chức chính trị - xã hội để nắm tình hình hoạt
động và kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của từng tổ chức.
III- MỐI
QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CẤP UỶ VÀ CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN
Điều
8. Đối với cấp ủy cấp trên trực tiếp
1. Chịu sự lãnh đạo của cấp
ủy cấp trên trực tiếp để xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của cấp
ủy và cơ quan, tổ chức cấp trên.
2. Cấp ủy cấp trên trực
tiếp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan hội;
phối hợp với đảng đoàn, lãnh đạo hội bảo đảm điều kiện để đảng bộ, chi bộ thực
đúng chức năng, nhiệm vụ.
3. Cấp ủy, chi bộ thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với cấp ủy cấp trên trực tiếp theo quy định.
Điều
9. Đối với đảng đoàn, lãnh đạo hội
1. Cấp ủy lãnh đạo cán bộ,
đảng viên, hội viên, người lao động thực hiện các chủ trương, quyết định của đảng
đoàn, lãnh đạo hội; phối hợp chặt chẽ với đảng đoàn, lãnh đạo hội để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Cấp ủy xây dựng quy chế
phối hợp công tác với đảng đoàn, lãnh đạo hội. Thông báo định kỳ 6 tháng 1 lần
hoặc đột xuất với đảng đoàn, lãnh đạo hội, thủ trưởng cơ quan ý kiến của đảng
viên và quần chúng về việc thực hiện các nhiệm vụ, chính sách, chế độ trong đơn
vị để phối hợp giải quyết.
3. Đảng đoàn, lãnh đạo hội
có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để cấp ủy, đảng bộ, chi bộ thực hiện Quy định
này. Đại diện đảng đoàn, lãnh đạo hội thông báo định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đột
xuất với cấp ủy hoặc đảng bộ, chi bộ về các chủ trương công tác lớn của hội để
cấp ủy lãnh đạo cán bộ, đảng viên, hội viên, người lao động thực hiện.
Điều
10. Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương
Cấp ủy, chi bộ cơ sở cơ
quan hội xây dựng mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có trụ sở
cơ quan hội và nơi đảng viên cư trú để phối hợp công tác, quản lý đảng viên.
IV- ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
11. Tổ chức thực hiện
1. Các tỉnh ủy, thành ủy,
đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở
đảng trong cơ quan hội có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát
việc thực hiện Quy định này.
2. Các cấp ủy của đảng bộ,
chi bộ cơ sở cơ quan hội căn cứ Quy định này và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên
rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác
giữa cấp ủy với đảng đoàn (nếu có) và lãnh đạo cơ quan hội để thực hiện.
Điều
12. Hiệu lực thi hành
Quy định này thay thế Quy
định số 171-QĐ/TW, ngày 27/6/2008 của Ban Bí thư khóa X, có hiệu lực thi hành từ
ngày ký và phổ biến đến chi bộ.
Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng
ủy trực thuộc Trung ương,
- Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh,
- Đảng đoàn, tổ chức đảng các hội quần chúng do
Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
|
T/M BAN
BÍ THƯ
Lương Cường
|