Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 9526/PA-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Lê Duy Thành
Ngày ban hành: 17/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9526/PA-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 11 năm 2023

PHƯƠNG ÁN

TỔNG THỂ SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023-2025 CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 35); Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; Thông báo số 1221-TB/TU ngày 14/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, như sau:

Phần I

HIỆN TRẠNG CÁC ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH

I. HIỆN TRẠNG ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH

1. Tỉnh Vĩnh Phúc

1.1. Diện tích tự nhiên: 1.236 km².

1.2. Quy mô dân số: 1.322.570 người.

2. Số lượng ĐVHC cấp huyện:

2.1. Số lượng ĐVHC cấp huyện: Tỉnh Vĩnh Phúc có 09 ĐVHC cấp huyện gồm: 07 huyện, 02 thành phố (Các huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường và thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên).

2.2. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp: Không

2.3. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: Không.

2.4. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không.

2.5. Số lượng ĐVHC cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: Không.

(Chi tiết tại Phụ lục 1-1A kèm theo)

3. Số lượng ĐVHC cấp xã:

3.1. Số lượng ĐVHC cấp xã: Tỉnh Vĩnh Phúc có 136 ĐVHC cấp xã, gồm 102 xã; 16 phường và 18 thị trấn (chi tiết tại phụ lục 1-2A).

3.2. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp: 22 ĐVHC cấp xã, gồm: 19 xã, 02 phường, 01 thị trấn.

3.3. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: 07 ĐVHC cấp xã, gồm: 06 xã, 01 phường.

3.4. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không.

3.5. Số lượng ĐVHC cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: Không.

II. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP

1. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp: Có 22 ĐVHC cấp xã, gồm: 19 xã, 02 phường, 01 thị trấn. Cụ thể:

1.1. Xã Tân Tiến (huyện Vĩnh Tường)

1.1.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.1.2. Diện tích tự nhiên: 3,0 km² (đạt 14,29%).

1.1.3. Quy mô dân số: 7.417 người (đạt 92,71%).

1.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 14 người, chiếm 0,19%.

1.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: xã Nghĩa Hưng, xã Đại Đồng, xã Yên Lập, xã Lũng Hòa và thị trấn Thổ Tang - huyện Vĩnh Tường.

1.2. Xã Việt Xuân (huyện Vĩnh Tường)

1.2.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.2.2. Diện tích tự nhiên: 2,8 km² (đạt 13,33%).

1.2.3. Quy mô dân số: 5.055 người (đạt 63,19%).

1.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 15 người, chiếm 0,30%.

1.2.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: xã Yên Lập, xã Lũng Hòa, xã Bồ Sao và xã Cao Đại - huyện Vĩnh Tường.

1.3. Xã Lý Nhân (huyện Vĩnh Tường)

1.3.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.3.2. Diện tích tự nhiên: 2,90 km² (đạt 13,81%).

1.3.3. Quy mô dân số: 6.085 người (đạt 76,06%).

1.3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 06 người, chiếm 0,10%.

1.3.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: Xã Tân Phú, xã Thượng Trưng, xã Tuân Chính và xã An Tường - huyện Vĩnh Tường.

1.4. Xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường)

1.4.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.4.2. Diện tích tự nhiên: 3,30 km² (đạt 15,71%).

1.4.3. Quy mô dân số: 6.512 người (đạt 81,40%).

1.4.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 26 người, chiếm 0,40%.

1.4.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.4.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: Xã Đại Đồng, xã Thượng Trưng, xã Bình Dương, xã Vũ Di và thị trấn Thổ Tang - huyện Vĩnh Tường

1.5. Xã Vân Xuân (huyện Vĩnh Tường)

1.5.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.5.2. Diện tích tự nhiên: 3,30 km² (đạt 15,71%).

1.5.3. Quy mô dân số: 6.717 người (đạt 83,96%).

1.5.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 27 người, chiếm 0,40%.

1.5.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.5.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: xã Bình Dương, xã Vũ Di và thị trấn Tứ Trưng - huyện Vĩnh Tường

1.6. Xã Tam Phúc (huyện Vĩnh Tường)

1.6.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.6.2. Diện tích tự nhiên: 3,20 km² (đạt 15,24%).

1.6.3. Quy mô dân số: 4.568 người (đạt 57,10%).

1.6.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 27 người, chiếm 0,59%.

1.6.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.6.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: Xã Tuân Chính, xã Vĩnh Thịnh, xã Phú Đa, xã Ngũ Kiên, thị trấn Tứ Trưng và thị trấn Vĩnh Tường - huyện Vĩnh Tường.

1.7. Xã Vĩnh Ninh (huyện Vĩnh Tường)

1.7.1 Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.7.2. Diện tích tự nhiên: 4,70 km² (đạt 22,38%).

1.7.3. Quy mô dân số: 5.361 người (đạt 67,01%).

1.7.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 51 người, chiếm 0,95%.

1.7.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.7.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: Xã Vĩnh Thịnh, xã Phú Đa - huyện Vĩnh Tường.

1.8. Xã Bồ Sao (huyện Vĩnh Tường)

1.8.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù: Là đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

1.8.2. Diện tích tự nhiên: 2,60 km² (đạt 12,38%).

1.8.3. Quy mô dân số: 4.128 người (đạt 51,60%).

1.8.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 21 người, chiếm 0,51%.

1.8.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.8.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: Xã Việt Xuân, xã Lũng Hòa, xã Cao Đại - huyện Vĩnh Tường.

1.9. Xã Vũ Di (huyện Vĩnh Tường)

1.9.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù: Là đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

1.9.2. Diện tích tự nhiên: 3,80 km² (đạt 18,10%).

1.9.3. Quy mô dân số: 4.993 người (đạt 62,41%).

1.9.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 17 người, chiếm 0,34%.

1.9.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.9.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: Xã Vĩnh Sơn, xã Bình Dương, xã Vân Xuân, xã Thượng Trưng, thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Tứ Trưng - Vĩnh Tường

1.10. Xã Tề Lỗ (huyện Yên Lạc)

1.10.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù là: Địa giới hành chính đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.

1.10.2. Diện tích tự nhiên: 4,10 km² (đạt 19,52%).

1.10.3. Quy mô dân số: 10.030 người (đạt 125,38%).

1.10.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

1.10.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.10.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Đồng Văn, xã Yên Đồng, xã Trung Nguyên, thị trấn Tam Hồng - huyện Yên Lạc; xã Vân Xuân, xã Bình Dương - huyện Vĩnh Tường.

1.11. Xã Hồng Phương (huyện Yên Lạc)

1.11.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.11.2. Diện tích tự nhiên: 3,2 km² (đạt 15,24%).

1.11.3. Quy mô dân số: 4.762 người (đạt 59,53%).

1.11.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

1.11.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.11.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Yên Phương, xã Trung Kiên, xã Hồng Châu, xã Nguyệt Đức, xã Liên Châu - huyện Yên Lạc.

1.12. Xã Trung Hà (huyện Yên Lạc)

1.12.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù là: Địa giới hành chính đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.

1.12.2. Diện tích tự nhiên: 3,6 km² (đạt 17,14%).

1.12.3. Quy mô dân số: 9.163 người (đạt 114,54%).

1.12.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

1.12.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.12.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Trung Kiên - huyện Yên Lạc; xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

1.13. Xã Như Thụy (huyện Sông Lô)

1.13.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.13.2. Diện tích tự nhiên: 5,00 km² (đạt 23,81%).

1.13.3. Quy mô dân số: 4.928 người (đạt 61,60%).

1.13.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

1.13.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.13.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Thị trấn Tam Sơn, xã Yên Thạch, xã Tân Lập - huyện Sông Lô; huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

1.14. Xã Nhạo Sơn (huyện Sông Lô)

1.14.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.14.2. Diện tích tự nhiên: 3,7 km² (đạt 17,62%).

1.14.3. Quy mô dân số: 4.201 người (đạt 52,51%).

1.14.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.14.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.14.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Đồng Quế, xã Tân Lập, thị trấn sTam Sơn - huyện Sông Lô.

1.15. Xã Bạch Lưu (huyện Sông Lô)

1.15.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.15.2. Diện tích tự nhiên: 6,3km² (đạt 30%).

1.15.3. Quy mô dân số: 3.530 người (đạt 44,13%).

1.15.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

1.15.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.15.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Hải Lựu - huyện Sông Lô; huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

1.16. Xã Đồng Quế (huyện Sông Lô)

1.16.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thu là: Đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

1.16.2. Diện tích tự nhiên: 13,40km² (đạt 63,81%).

1.16.3. Quy mô dân số: 5.420 người (đạt 67,75%).

1.16.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

1.16.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.16.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Lãng Công, xã Nhạo Sơn, xã Tân Lập, xã Phương Khoan, xã Nhân Đạo - huyện Sông Lô; xã Vân Trục - huyện Lập Thạch.

1.17. Xã Đình Chu (huyện Lập Thạch)

1.17.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.17.2. Diện tích tự nhiên: 4,4 km² (đạt 20,95%).

1.17.3. Quy mô dân số: 5.085 người (đạt 63,56%).

1.17.4. Dân số là người dân tộc thiểu số 66 người; chiếm tỷ lệ 1,30%.

1.17.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.17.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tiên Lữ, xã Triệu Đề, xã Đồng Ích - huyện Lập Thạch; xã Văn Quán, xã Cao Phong - huyện Sông Lô.

1.18. Xã Vân Trục (huyện Lập Thạch)

1.18.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù: Là đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

1.18.2. Diện tích tự nhiên: 12,0 km² (đạt 57,14%).

1.18.3. Quy mô dân số: 5.341 người (đạt 66,76%).

1.18.4. Dân số là người dân tộc thiểu số 111 người; chiếm tỷ lệ 2,07 %.

1.18.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.18.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Ngọc Mỹ, xã Xuân Hòa, xã Đồng Quế - huyện Lập Thạch; xã Tân Lập - huyện Sông Lô.

1.19. Xã Vân Hội (huyện Tam Dương)

1.19.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.19.2. Diện tích tự nhiên: 4,00 km² (đạt 19,05%).

1.19.3. Quy mô dân số: 7.077 người (đạt 88,46%).

1.19.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

1.19.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.19.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: Xã Duy Phiên, xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương; phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp - thành phố Vĩnh Yên; xã Yên Bình - huyện Vĩnh Tường.

1.20. Thị trấn Tam Sơn (huyện Sông Lô)

1.20.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù: Có tháp Bình Sơn được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

1.20.2. Diện tích tự nhiên: 3,70 km² (đạt 26,43%).

1.20.3. Quy mô dân số: 4.512 người (đạt 56,40%).

1.20.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

1.20.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.20.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Đồng Quế, xã Như Thụy, xã Nhạo Sơn - huyện Sông Lô ; huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

1.21. Phường Ngô Quyền (thành phố Vĩnh Yên)

1.21.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù: Là đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

1.21.2. Diện tích tự nhiên: 0,6 km² (đạt 10,9%).

1.21.3. Quy mô dân số: 7.199 người (đạt 102,8%).

1.21.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

1.21.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

1.21.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Đống Đa, Phường Tích Sơn, Phường Liên Bảo - thành phố Vĩnh Yên.

1.22. Phường Trưng Trắc (thành phố Phúc Yên)

1.22.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng.

1.22.2. Diện tích tự nhiên: 0,9 km² (đạt 16,36%).

1.22.3. Quy mô dân số: 9.973 người (đạt 142,47%).

1.22.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 26 người (chiếm 0,26%).

1.22.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

1.22.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phường Phúc Thắng, phường Hùng Vương, phường Tiền Châu, phường Trưng Nhị.

(Chi tiết tại Phụ lục 1-2B kèm theo)

2. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp

Tỉnh Vĩnh Phúc có 07 ĐVHC cấp xã (06 xã, 01 phường) thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp. Cụ thể:

2.1. Xã Vũ Di (huyện Vĩnh Tường)

2.1.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù: Là đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

2.1.2. Diện tích tự nhiên: 3,80 km² (đạt 18,10%).

2.1.3. Quy mô dân số: 4.993 người (đạt 62,41%).

2.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 17 người (chiếm 0,34%).

2.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

2.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: Xã Vĩnh Sơn, xã Bình Dương, xã Vân Xuân, xã Thượng Trưng, thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Tứ Trưng - Vĩnh Tường

2.2. Xã Bồ Sao (huyện Vĩnh Tường)

2.2.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù: Là đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

2.2.2. Diện tích tự nhiên: 2,60 km² (đạt 12,38%).

2.2.3. Quy mô dân số: 4.128 người (đạt 51,60%).

2.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 21 người, chiếm 0,51%.

2.2.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không

2.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề gồm có: Xã Việt Xuân, xã Lũng Hòa, xã Cao Đại - huyện Vĩnh Tường.

2.3. Xã Tề Lỗ (huyện Yên Lạc)

2.3.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù là: Địa giới hành chính đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.

2.3.2. Diện tích tự nhiên: 4,10 km² (đạt 19,52%).

2.3.3. Quy mô dân số: 10.030 người (đạt 125,38%).

2.3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

2.3.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

2.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Đồng Văn, xã Yên Đồng, xã Trung Nguyên, thị trấn Tam Hồng - huyện Yên Lạc; xã Vân Xuân, xã Bình Dương - huyện Vĩnh Tường.

2.4. Xã Trung Hà (huyện Yên Lạc)

2.4.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù là: Địa giới hành chính đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.

2.4.2. Diện tích tự nhiên: 3,6 km² (đạt 17,14%).

2.4.3. Quy mô dân số: 9.163 người (đạt 114,53%).

2.4.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

2.4.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

2.4.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Trung Kiên - huyện Yên Lạc; xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

2.5. Xã Đồng Quế (huyện Sông Lô)

2.5.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thu là: Đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

2.5.2. Diện tích tự nhiên: 13,40 km² (đạt 63,81%).

2.5.3. Quy mô dân số: 5.420 người (đạt 67,75%).

2.5.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

2.5.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

2.5.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Lãng Công, xã Nhạo Sơn, xã Tân Lập, xã Phương Khoan, xã Nhân Đạo - huyện Sông Lô; xã Vân Trục - huyện Lập Thạch.

2.6. Xã Vân Trục (huyện Lập Thạch)

2.6.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù: Là đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

2.6.2. Diện tích tự nhiên: 12,0 km² (đạt 57,14%).

2.6.3. Quy mô dân số: 5.341 người (đạt 66,76%).

2.6.4. Dân số là người dân tộc thiểu số: 111 người (chiếm 2,07 %).

2.6.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

2.6.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Ngọc Mỹ, xã Xuân Hòa, xã Đồng Quế - huyện Lập Thạch; xã Tân Lập - huyện Sông Lô.

2.7. Phường Ngô Quyền (thành phố Vĩnh Yên)

2.7.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng sông Hồng. Có yếu tố đặc thù: Là đơn vị trọng điểm quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2.

2.7.2. Diện tích tự nhiên: 0,6 km² (đạt 10,9%).

2.7.3. Quy mô dân số: 7.199 người (đạt 102,8%).

2.7.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không.

2.7.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

2.7.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Đống Đa, Phường Tích Sơn, Phường Liên Bảo - thành phố Vĩnh Yên.

3. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không

4. Hiện trạng ĐVHC cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: Không.

Phần II

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH

I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN

1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp: Không.

2. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không.

II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp

1.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp xã thành ĐVHC nông thôn cùng cấp

1.1.1. Sắp xếp xã Tân Tiến (thuộc diện sắp xếp) vào xã Đại Đồng - huyện Vĩnh Tường để thành lập xã mới (dự kiến xã Đồng Tiến)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Tiến (có diện tích tự nhiên là 3,0 km², đạt 14,29% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.417 người, đạt 92,71% so với tiêu chuẩn) vào xã Đại Đồng (có diện tích tự nhiên là 5,20km², đạt 24,76% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 11.854 người, đạt 148,18% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là xã Đồng Tiến.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

Xã Tân Tiến có diện tích tự nhiên, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025; xã Đại Đồng là ĐVHC có yếu tố đặc thù về quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng); Tuy nhiên, giai đoạn 2026 - 2030 xã Đại Đồng thuộc diện sắp xếp vì diện tích tự nhiên, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định. Do đó, thực hiện sắp xếp xã Tân Tiến vào xã Đại Đồng đảm bảo vị trí địa lý tiếp giáp và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng.

b) Kết quả sau sắp xếp, xã mới thành lập (dự kiến là xã Đồng Tiến) có:

- Diện tích tự nhiên: 8,2 km² (đạt 39,05 % so với tiêu chuẩn);

- Quy mô dân số: 19.271 người (đạt 240,89% so với tiêu chuẩn);

- Số dân là người dân tộc thiểu số: 53 người (chiếm 0,28%).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Chấn Hưng, xã Nghĩa Hưng, xã Yên Lập, xã Lũng Hòa, xã Lương Điền (mới thành lập), thị trấn Thổ Tang (mới thành lập) - huyện Vĩnh Tường.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại xã Đại Đồng cũ.

1.1.2. Sắp xếp xã Việt Xuân (thuộc diện sắp xếp) và xã Bồ Sao, xã Cao Đại - huyện Vĩnh Tường để thành lập xã mới (dự kiến xã Mộ Chu)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Việt Xuân (có diện tích tự nhiên là 2,80 km², đạt 13,33% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.055 người, đạt 63,19% so với tiêu chuẩn), xã Bồ Sao (có diện tích tự nhiên là 2,60 km², đạt 12,38% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.128 người, đạt 51,60% so với tiêu chuẩn), xã Cao Đại (có diện tích tự nhiên là 5,90km², đạt 28,10% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.007 người, đạt 75,09% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là xã Mộ Chu.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

Xã Việt Xuân có diện tích tự nhiên, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025; xã Bồ Sao là đơn vị có diện tích tự nhiên, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023- 2025 và là đơn vị có yếu tố đặc thù về quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng) khuyến khích thực hiện sắp xếp. Xã Cao Đại là ĐVHC có diện tích tự nhiên, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026- 2030. Do đó, thực hiện sắp xếp xã Việt Xuân, Bồ Sao, Cao Đại đảm bảo vị trí địa lý tiếp giáp và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với nhau để thành lập ĐVHC mới.

b) Kết quả sau sắp xếp, xã mới thành lập (dự kiến là xã Mộ Chu) có:

- Diện tích tự nhiên: 11,30 km² (đạt 53,81 % so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số: 15.190 người (đạt 189,88% so với tiêu chuẩn).

- Số dân là người dân tộc thiểu số: 68 người (chiếm 0,45%).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Yên Lập, xã Lũng Hòa, và xã Tân Phú.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại xã Bồ Sao cũ.

1.1.3. Sắp xếp xã Lý Nhân (thuộc diện sắp xếp) vào xã An Tường - huyện Vĩnh Tường để thành lập xã mới (dự kiến xã Lý An)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Lý Nhân (có diện tích tự nhiên là 2,90 km², đạt 13,81% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.085 người, đạt 76,06% so với tiêu chuẩn) vào xã An Tường (có diện tích tự nhiên là 5,40km², đạt 25,71% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 10.736 người, đạt 134,20% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là xã Lý An.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

Xã Lý Nhân có diện tích tự nhiên, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025; xã An Tường là ĐVHC có diện tích tự nhiên, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030. Do đó, thực hiện sắp xếp xã Lý Nhân, xã An Tường đảm bảo vị trí địa lý tiếp giáp và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với nhau để thành lập ĐVHC mới.

b) Kết quả sau sắp xếp, xã mới thành lập (dự kiến là xã Lý An) có:

- Diện tích tự nhiên 8,3 km² (đạt 39,52 % so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 16.821 người (đạt 210,26% so với tiêu chuẩn).

- Số dân là người dân tộc thiểu số: 06 người (chiếm 0,04%).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tân Phú, xã Thượng Trưng, xã Tuân Chính, xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại xã An Tường cũ.

1.1.4. Sắp xếp xã Vân Xuân (thuộc diện sắp xếp) vào xã Bình Dương - huyện Vĩnh Tường để thành lập xã mới (dự kiến xã Lương Điền)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vân Xuân (có diện tích tự nhiên là 3,30 km², đạt 15,71% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.717 người, đạt 83,96% so với tiêu chuẩn) vào xã Bình Dương (có diện tích tự nhiên là 7,60km², đạt 36,19% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 15.484 người, đạt 193,55% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là xã Lương Điền.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

Xã Vân Xuân có diện tích tự nhiên, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025; xã Bình Dương là ĐVHC không thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2030 và là đơn vị trọng điểm về quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng). Do đó, thực hiện sắp xếp xã Vân Xuân vào xã Bình Dương đảm bảo vị trí địa lý tiếp giáp và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với nhau để thành lập ĐVHC mới.

b) Kết quả sau sắp xếp, xã mới thành lập (dự kiến là xã Lương Điền) có:

- Diện tích tự nhiên 10,90 km² (đạt 51,90 % so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 22.201 người (đạt 277,51% so với tiêu chuẩn).

- Số dân là người dân tộc thiểu số: 114 người (chiếm 0,51%).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Đồng Tiến (mới thành lập), thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường (mới thành lập) và thị trấn Tứ Trưng - huyện Vĩnh Tường.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại xã Bình Dương cũ.

1.1.5. Sắp xếp xã Vĩnh Ninh (thuộc diện sắp xếp) vào xã Phú Đa - huyện Vĩnh Tường để thành lập xã mới (dự kiến xã Vĩnh Phú)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vĩnh Ninh (có diện tích tự nhiên là 4,70 km², đạt 22,38% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.361 người, đạt 67,01% so với tiêu chuẩn) vào xã Phú Đa (có diện tích tự nhiên là 6,40km² , đạt 30,48% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.413 người, đạt 80,16% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là xã Vĩnh Phú.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

Xã Vĩnh Ninh là ĐVHC có diện tích, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025; xã Phú Đa là ĐVHC có diện tích, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026-2030. Do đó, thực hiện sắp xếp xã Vĩnh Ninh, xã Phú Đa đảm bảo vị trí địa lý tiếp giáp và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với nhau để thành lập ĐVHC mới.

b) Kết quả sau sắp xếp, xã mới thành lập (dự kiến là xã Vĩnh Phú) có:

- Diện tích tự nhiên 11,10 km² (đạt 52,86 % so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 11.774 người (đạt 147,18% so với tiêu chuẩn)

- Số dân là người dân tộc thiểu số: 75 người (chiếm 0,64%).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Ngũ Kiên, xã Vĩnh Thịnh và thị trấn Vĩnh Tường (mới thành lập) - huyện Vĩnh Tường

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại xã Phú Đa cũ.

1.1.6. Sắp xếp xã Hồng Phương (thuộc diện sắp xếp) vào xã Hồng Châu-huyện Yên Lạc để thành lập xã mới (dự kiến xã Hồng Châu)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hồng Phương (có diện tích tự nhiên là 3,20 km², đạt 15,24% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.762 người, đạt 59,53% so với tiêu chuẩn) vào xã Hồng Châu (có diện tích tự nhiên là 5,2 km², đạt 24,76% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 8.893 người, đạt 111,16% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là xã Hồng Châu.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

- Xã Hồng Phương đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70%. Do vậy sáp nhập với xã Hồng Châu có địa giới hành chính liền kề đảm bảo sự cân đối, điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi về giao thông cho người dân sau khi sáp nhập, cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa của 02 đơn vị sau khi sáp nhập cơ bản ổn định.

- Sắp xếp xã Hồng Phương với xã Hồng Châu đảm bảo sự cân đối, tương đồng về quy mô giữa các ĐVHC cấp xã khác trên địa bàn huyện.

- Xã Hồng Phương, xã Hồng Châu có lịch sử hình thành: Tháng 11/1946 ba làng Phương Nha, Trung Nha, Phú Phong được hợp nhất thành một xã lấy tên là xã Phương Viên. Tháng 5/1950, xã Phương Viên được sát nhập với xã Hồng Châu thành xã Hồng Châu. Năm 1957, ba thôn Phương Nha, Trung Nha, Phú Phong của xã Hồng Châu được tách ra thành xã Hồng Phương.

b) Kết quả sau sắp xếp, xã mới thành lập (dự kiến là xã Hồng Châu) có:

- Diện tích tự nhiên: 8,4 km² (đạt 40,00 % so với tiêu chuẩn)

- Quy mô dân số: 13.655 người (đạt 170,69 % so với tiêu chuẩn)

- Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Yên Phương, xã Trung Kiên, xã Nguyệt Đức, xã Trung Hà, xã Liên Châu - huyện Yên Lạc; xã Vân Hà, xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại xã Hồng Châu cũ.

1.1.7. Sắp xếp xã Bạch Lưu (thuộc diện sắp xếp) vào xã Hải Lựu - huyện Sông Lô để thành lập xã mới (dự kiến xã Hải Lựu)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bạch Lưu (có diện tích tự nhiên 6,3 km², đạt 30% so với tiêu chuẩn; dân số 3.530 người, đạt 44,13% so với tiêu chuẩn) vào xã Hải Lựu (có diện tích tự nhiên 10,20 km², đạt 48,57% so với tiêu chuẩn; dân số 7.826 người, đạt 97,83% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là xã Hải Lựu.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Xã Bạch Lưu có diện tích, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Do vậy sáp nhập với xã Hải Lựu có địa giới hành chính liền kề đảm bảo sự cân đối, điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi về giao thông cho người dân sau khi sáp nhập.

b) Kết quả sau sắp xếp, xã mới thành lập (dự kiến là xã Hải Lựu) có:

- Diện tích tự nhiên 16,50 km² (đạt 78,57% so với tiêu chuẩn);

- Quy mô dân số: 11.356 người (đạt 142% so với tiêu chuẩn);

- Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Nhân Đạo, xã Lãng Công, xã Quang Yên - huyện Sông Lô; huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang; xã Tử Đà-huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại xã Hải Lựu cũ.

1.1.8. Sắp xếp xã Đình Chu (thuộc diện sắp xếp) vào xã Triệu Đề - huyện Lập Thạch để thành lập xã mới (dự kiến xã Tây Sơn)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Đình Chu (có diện tích tự nhiên là 4,4 km², đạt tỷ lệ 20,95% so với tiêu chuẩn; dân số là 5.085 người, đạt tỷ lệ 63,56% so với tiêu chuẩn) vào xã Triệu Đề (có diện tích tự nhiên là 5,7 km², đạt tỷ lệ 27,14% so với tiêu chuẩn; dân số là 9.526 người, đạt tỷ lệ 119,08% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là xã Tây Sơn.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

- Xã Đình Chu có diện tích, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025; Xã Đình Chu, Triệu Đề có lịch sử hình thành trước cách mạng tháng Tám đều thuộc tổng Sơn Bình. Năm 1946 xã Kim Quy (Đình Chu) sáp nhập với xã Đại Đề (Triệu Đề), Triệu Xá thành xã Tây Sơn; Sắp xếp xã Đình Chu với Triệu Đề đảm bảo sự cân đối, tương đồng về quy mô giữa các ĐVHC mới với các ĐVHC cấp xã khác trên địa bàn.

- Khi thực hiện sáp nhập 02 xã, điều kiện về hạ tầng cơ sở, thiết chế văn hóa, giao thông cơ bản được đảm bảo; truyền thống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và công đồng dân cư có sự tương đồng.

b) Kết quả sau sắp xếp, xã mới thành lập (dự kiến là xã Tây Sơn) có:

- Diện tích tự nhiên: 10,1 km² (đạt 48,09 % so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số: 14.611 người (đạt 182,63 % so với tiêu chuẩn)

- Dân số là người dân tộc thiểu số: 177 người (chiếm 1,21%).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tiên Lữ, xã Sơn Đông, xã Đồng Ích, xã Văn Quán - huyện Lập Thạch; xã Cao Phong - huyện Sông Lô; xã Kim Xá - huyện Vĩnh Tường.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại xã Triệu Đề cũ.

1.1.9. Sắp xếp xã Vân Hội (thuộc diện sắp xếp) vào xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương để thành lập xã mới (dự kiến xã Hội Thịnh)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vân Hội (có diện tích tự nhiên là 4,0 km², đạt 19,05% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.077 người, đạt 88,46% so với tiêu chuẩn) vào xã Hợp Thịnh (có diện tích tự nhiên là 4,4 km², đạt 20,95% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 8.949 người, đạt 111,86% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC cấp xã mới với tên gọi dự kiến là xã Hội Thịnh.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

- Xã Vân Hội có diện tích, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025. Do vậy, sáp nhập với xã Hợp Thịnh có địa giới hành chính liền kề đảm bảo sự cân đối, điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi về giao thông cho người dân sau khi sáp nhập, cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa của 02 đơn vị sau khi sáp nhập cơ bản ổn định.

- Sắp xếp xã Vân Hội với xã Hợp Thịnh đảm bảo sự cân đối, tương đồng về quy mô giữa các ĐVHC cấp xã khác trên địa bàn huyện.

b) Kết quả sau sắp xếp, xã mới thành lập (dự kiến là xã Hội Thịnh) có:

- Diện tích tự nhiên: 8.4 km² (đạt 40,0 % so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số: 16.026 người (đạt 200,325 % so với tiêu chuẩn).

- Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Duy Phiên - huyện Tam Dương; phường Hội Hợp, phường Đồng Tâm - thành phố Vĩnh Yên; xã Đồng Văn - huyện Yên Lạc; xã Yên Bình, xã Chấn Hưng - huyện Vĩnh Tường.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại xã Hợp Thịnh cũ.

1.2. Sắp xếp ĐVHC cấp xã thành ĐVHC đô thị cùng cấp hoặc sắp xếp ĐVHC nông thôn với ĐVHC đô thị cấp xã

1.2.1. Sắp xếp xã Vĩnh Sơn (thuộc diện sắp xếp) vào thị trấn Thổ Tang - huyện Vĩnh Tường để thành lập thị trấn mới (dự kiến là thị trấn Thổ Tang)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vĩnh Sơn (có diện tích tự nhiên là 3,30 km², đạt 15,71% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.512 người, đạt 81,40% so với tiêu chuẩn) vào thị trấn Thổ Tang (có diện tích tự nhiên là 5,3 km², đạt 37,86% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 18.631 người, đạt 232,89% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là thị trấn Thổ Tang.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Xã Vĩnh Sơn là có diện tích, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025; thị trấn Thổ Tang là ĐVHC không thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2030 và là đơn vị trọng điểm về quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng). Xã Vĩnh Sơn có vị trí địa lý tiếp giáp cũng như truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với thị trấn Thổ Tang nên thực hiện sắp xếp để thành lập ĐVHC mới.

b) Kết quả sau sắp xếp, thị trấn mới thành lập (dự kiến là thị trấn Thổ Tang) có:

- Diện tích tự nhiên: 8,60 km² (đạt 61,43 % so với tiêu chuẩn);

- Quy mô dân số: 25.143 người (đạt 314,29% so với tiêu chuẩn);

- Số dân là người dân tộc thiểu số: 27 người (chiếm 0,11%).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Đồng Tiến (mới thành lập), xã Lũng Hòa, xã Tân Phú, xã Thượng Trưng, xã Lương Điền (mới thành lập) và thị trấn Vĩnh Tường (mới thành lập) - huyện Vĩnh Tường.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại thị trấn Thổ Tang cũ.

1.2.2. Sắp xếp xã Tam Phúc (thuộc diện sắp xếp) vào thị trấn Vĩnh Tường - huyện Vĩnh Tường để thành lập thị trấn mới (dự kiến thị trấn Vĩnh Tường)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Phúc (có diện tích 3,20 km², đạt 15,24% so với tiêu chuẩn, quy mô dân số là 4.568 người, đạt 57,10% so với tiêu chuẩn) vào thị trấn Vĩnh Tường (có diện tích tự nhiên là 3,30km², đạt 23,57% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.976 người, đạt 87,20% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là thị trấn Vĩnh Tường.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

Xã Tam Phúc có diện tích, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025; thị trấn Vĩnh Tường là đơn vị có diện tích tự nhiên, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025, có yếu tố đặc thù về quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng) khuyến khích thực hiện sắp xếp. Do đó, thực hiện sắp xếp xã Tam Phúc vào thị trấn Vĩnh Tường đảm bảo vị trí địa lý tiếp giáp và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với nhau để thành lập ĐVHC mới.

b) Kết quả sau sắp xếp, thị trấn mới thành lập (dự kiến là thị trấn Vĩnh Tường) có:

- Diện tích tự nhiên 6,5 km² (đạt 46,43 % so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 11.544 người (đạt 144,30% so với tiêu chuẩn).

- Số dân là người dân tộc thiểu số: 59 người (chiếm 0,51%).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tuân Chính, xã Thượng Trưng, xã Vũ Di, xã Lương Điền (mới thành lập), xã Vĩnh Thịnh, xã Ngũ Kiên, xã Vĩnh Phú (mới thành lập) và thị trấn Tứ Trưng - huyện Vĩnh Tường.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại thị trấn Vĩnh Tường cũ.

1.2.3. Sắp xếp xã Nhạo Sơn, Như Thụy và thị trấn Tam Sơn - huyện Sông Lô để thành lập thị trấn mới (dự kiến thị trấn Tam Sơn)

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của: xã Nhạo Sơn (có diện tích tự nhiên 3,70 km², đạt 17,62% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.201 người, đạt 52,51% so với tiêu chuẩn); xã Như Thụy (có diện tích tự nhiên 5,00 km², đạt 23,81% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.928 người, đạt 61,56% so với tiêu chuẩn) vào thị trấn Tam Sơn (có diện tích tự nhiên 3,70 km², đạt 26,43% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.512 người, đạt 56,40% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là thị trấn Tam Sơn.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Xã Nhạo Sơn, xã Như Thụy và thị trấn Tam Sơn có diện tích, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023- 2025. Do vậy sáp nhập 03 đơn vị có địa giới hành chính liền kề đảm bảo sự cân đối, điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi về giao thông cho người dân sau khi sáp nhập.

b) Kết quả sau sắp xếp, thị trấn mới thành lập (dự kiến là thị trấn Tam Sơn) có:

- Diện tích tự nhiên 12,4 km² (đạt 88,57% so với tiêu chuẩn);

- Dân số 13.641 người (đạt 170,51% so với tiêu chuẩn).

- Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Phương Khoan, Đồng Quế, Tân Lập, xã Yên Thạch - huyện Sông Lô; xã Từ Đà, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại thị trấn Tam Sơn cũ.

1.2.4. Sắp xếp phường Trưng Trắc (thuộc diện sắp xếp) vào phường Trưng Nhị - thành phố Phúc Yên để thành lập phường mới (dự kiến phường Hai Bà Trưng).

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường Trưng Trắc (có diện tích tự nhiên là 0,9 km², đạt tỷ lệ 16,36%; dân số là 9.973 người, đạt tỷ lệ 142,47%) vào phường Trưng Nhị (có diện tích tự nhiên là 1,8km², đạt tỷ lệ 32,73%; dân số là 7.392 người, đạt tỷ lệ 105,60%) để thành lập ĐVHC mới với tên gọi dự kiến là phường Hai Bà Trưng.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

Phường Trưng Trắc có có diện tích, quy mô dân số không đạt tiêu chuẩn theo quy định, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025; Phường Trưng Nhị là ĐVHC liền kề, nằm trong vùng nội đô thị của thành phố Phúc Yên; đảm bảo vị trí địa lý tiếp giáp và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với nhau để thành lập ĐVHC mới.

b) Kết quả sau sắp xếp, phường mới thành lập (dự kiến là phường Hai Bà Trưng) có:

- Diện tích tự nhiên: 2,7 km² (đạt 49,09 % so với tiêu chuẩn)

- Quy mô dân số: 17.365 người (đạt 248,07 % so với tiêu chuẩn)

- Số dân là người dân tộc thiểu số: 26 người (chiếm 0,15%)

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Phúc Thắng, phường Tiền Châu, phường Hùng Vương, phường Nam Viêm - thành phố Phúc Yên.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Dự kiến tại phường Trưng Nhị cũ.

2. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không.

III. LÝ DO ĐVHC CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP TRONG GIAI ĐOẠN 2023-2025 NHƯNG ĐỊA PHƯƠNG ĐỀ NGHỊ KHÔNG THỰC HIỆN SẮP XẾP

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 quy định: ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có một trong các yếu tố đặc thù sau đây thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp:

“a) Có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề;

b) Có địa giới ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào;

c) Có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hoặc có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với ĐVHC liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) ĐVHC nông thôn thuộc diện sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030, có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.”

Tỉnh Vĩnh Phúc có 07 ĐVHC cấp xã (06 xã, 01 phường) thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp, cụ thể:

1. Xã Vũ Di (huyện Vĩnh Tường): Xã Vũ Di có vị trí trọng điểm về an ninh, quốc phòng được Bộ Quốc phòng công nhận tại Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 về việc phê duyệt danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng Quân khu 2 (Quyết định số 2414/QĐ-BQP) nên thuộc diện không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

2. Xã Bồ Sao (huyện Vĩnh Tường): Xã Bồ Sao có vị trí trọng điểm về an ninh, quốc phòng được Bộ Quốc phòng công nhận tại Quyết định số 2414/QĐ- BQP nên thuộc diện không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

Tuy nhiên, xã Bồ Sao vẫn thực hiện sắp xếp với xã Việt Xuân (thuộc diện sắp xếp) và xã Cao Đại để thành lập ĐVHC mới (dự kiến xã Mộ Chu).

3. Xã Tề Lỗ (huyện Yên Lạc): Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Tề Lỗ (1944-2015) tái bản bổ sung năm 2016, xã Tề Lỗ được hình thành từ năm 1899 và luôn ổn định, chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào nên thuộc diện không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

4. Xã Trung Hà (huyện Yên Lạc): Trong cuốn Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Trung Hà - Tập 1 (1945-2000) - Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Lạc xuất bản tháng 11/2003, xã Trung Hà được hình thành từ trước năm 1927 và luôn ổn định, chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào nên thuộc diện không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

5. Xã Đồng Quế (huyện Sông Lô): Xã Đồng Quế có vị trí trọng điểm về an ninh, quốc phòng được Bộ Quốc phòng công nhận tại Quyết định số 2414/QĐ-BQP nên thuộc diện không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

6. Xã Vân Trục (huyện Lập Thạch): Xã Vân Trục có vị trí trọng điểm về an ninh, quốc phòng được Bộ Quốc phòng công nhận tại Quyết định số 2414/QĐ- BQP nên thuộc diện không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Ngoài ra, xã Vân Trục là xã An toàn khu được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 22/8/2019; là nơi thành lập lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc, được Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng khu di tích truyền thống lực lượng vũ trang tại khu đất đồng Đồn vào năm 2015.

Xã có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề: Do xã có địa hình lòng chảo, phía Nam là núi Bục (bên kia là xã Tân Lập huyện Sông Lô), phía Tây là núi Hình Nhân (bên kia là xã Đồng Quế và Tân Lập huyện Sông Lô), phía Bắc là núi Sáng Sơn (bên kia là xã Đồng Quế và xã Lãng Công huyện Sông Lô), phía Đông Bắc là núi Con Voi (bên kia là xã Ngọc Mỹ và xã Xuân Hòa).

7. Phường Ngô Quyền (thành phố Vĩnh Yên): Phường Ngô Quyền có vị trí trọng điểm về an ninh, quốc phòng được Bộ Quốc phòng công nhận tại Quyết định số 2414/QĐ-BQP nên thuộc diện không bắt buộc sắp xếp theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

Mặt khác phường Ngô Quyền nằm ở trung tâm thành phố Vĩnh Yên, có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa; là khu đô thị lõi của thành phố Vĩnh Yên. Nhân dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán và làm dịch vụ; chủ yếu là người địa phương khác đến cư trú, sinh sống trên địa bàn do yêu cầu công tác làm ăn, người bản xứ hiện chỉ chiếm khoảng dưới 20% dân số của phường. Điều này làm nên sự khác biệt giữa phong cách, tập quán sinh hoạt của người dân phường Ngô Quyền với người dân của các phường lân cận.

IV. GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐVHC CẤP XÃ DỰ KIẾN HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH

Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến sắp xếp 28 ĐVHC cấp xã để thành lập 13 ĐVHC cấp xã mới, giảm 15 ĐVHC cấp xã. Trong đó:

- 02 đơn vị được thành lập từ 03 ĐVHC cấp xã, đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15;

- 11 đơn vị được thành lập từ 02 ĐVHC cấp xã, chưa đảm bảo về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định nhưng đề nghị không sắp xếp thêm ĐVHC liên kề khác; cụ thể:

1. Sắp xếp xã Tân Tiến vào xã Đại Đồng để thành lập xã mới (dự kiến là xã Đồng Tiến, huyện Vĩnh Tường)

Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC, xã Đồng Tiến (xã mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên 8,2 km², đạt 39,05 % so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 19.271 người, đạt 240,89% so với tiêu chuẩn. Như vậy ĐVHC mới hình thành chưa đảm bảo diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những lý do sau:

- Nếu thực hiện nhập, điều chỉnh thêm 01 ĐVHC liền kề (xã Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Yên Lập, Lũng Hòa, Thổ Tang, Bình Dương) để đảm bảo theo quy định thì sau khi sắp xếp, đơn vị sẽ có địa hình phức tạp, nhiều phần tách biệt, trải dài, không thuận lợi về giao thông và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính sau khi sáp nhập.

- Về văn hóa - lịch sử: Việc sắp xếp các xã trước hết phải dựa trên sự tương đồng về văn hóa - lịch sử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý Nhà nước sau khi sắp xếp. Xã Tân Tiến, xã Đại Đồng có truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với nhau và khác biệt về văn hóa- truyền thống lịch sử so với các ĐVHC liền kề. Đặc biệt, xã Đại Đồng là đơn vị trọng điểm về Quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và là Xã An toàn khu theo Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện sắp xếp xã Tân Tiến vào xã Đại Đồng phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của nhân dân Xã An toàn khu.

- Về địa lý- kinh tế: Xã Đại Đồng và xã Tân Tiến có vị trí địa lý liền kề, trình độ phát triển kinh tế tương đồng (chăn nuôi gia cầm và trồng rau màu…) và là ĐVHC được quy hoạch vùng nội thị huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2025-2030. Các ĐVHC liền kề như: Yên Lập, Lũng Hòa, Bình Dương, thị trấn Thổ Tang có trình độ phát triển kinh tế không thuận lợi cho việc sắp xếp thêm 01 ĐVHC cấp xã. Mặt khác, việc thực hiện nhập, điều chỉnh thêm với ĐVHC cấp xã liền kề làm thay đổi toàn bộ quy hoạch vùng nội thị huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2025-2030, giảm hiệu quả sử dụng các công trình như Nhà văn hóa, trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế,… từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý nhà nước đối với các ĐVHC cấp xã.

- Đến năm 2030, xã Đồng Tiến (xã mới hình thành) là ĐVHC được quy hoạch thuộc vùng nội thị huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2025-2030 nên đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đối với phường thuộc thị xã theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Mặt khác, việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Từ những yếu tố nêu trên, việc sắp xếp xã Tân Tiến vào xã Đại Đồng và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm với ĐVHC cấp xã liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa- lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng- an ninh.

2. Sắp xếp xã Lý Nhân vào xã An Tường để thành lập xã mới (dự kiến là xã Lý An, huyện Vĩnh Tường)

Sau khi thực hiện sắp xếp, xã Lý An (xã mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên 8,3km², đạt 39,52% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 16.821 người, đạt 210,26% so với tiêu chuẩn. Như vậy ĐVHC mới hình thành chưa đảm bảo diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những lý do sau:

- Nếu thực hiện nhập, điều chỉnh thêm 01 ĐVHC liền kề (Tân Phú, Thượng Trưng, Tuân Chính, Vĩnh Thịnh) để đảm bảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 thì sau khi sắp xếp, đơn vị sẽ có địa hình phức tạp, nhiều phần tách biệt, không thuận lợi về giao thông và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính sau khi sáp nhập.

- Về văn hóa - lịch sử: Xã An Tường và xã Lý Nhân có truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với nhau; cơ bản người dân lao động của 02 xã là làm nghề truyền thống (Xã An Tường làm nghề mộc, xã Lý Nhân có nghề rèn), người dân các xã lân cận cơ bản là làm nông nghiệp, chăn nuôi và buôn bán nhỏ lẻ. Xã Tân Phú mới thành lập do sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019-2021 (Sáp nhập xã Tân Cương với xã Phú Thịnh, trước đó xã Tân Cương là xã An toàn khu). Xã Thượng Trưng được công nhận là đơn vị trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP và là Xã An toàn khu theo Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ do vậy có sự khác biệt rõ rệt về truyền thống văn hóa, lịch sử với xã An Tường, xã Lý Nhân gây khó khăn cho việc thực hiện nhập, điều chỉnh thêm 01 ĐVHC liền kề.

- Về địa lý - kinh tế: Xã An Tường và xã Lý Nhân có vị trí địa lý thuận lợi cho việc sắp xếp; trình độ phát triển kinh tế tương đồng (đều có làng nghề). Trong khi đó, các ĐVHC liền kề như: Tân Phú, Thượng Trưng, Tuân Chính có trình độ phát triển kinh tế khác biệt, không thuận lợi cho việc sắp xếp thêm 01 ĐVHC cấp xã (Xã Tân Phú, xã Thượng Trưng là đơn vị trọng điểm về quốc phòng, là Xã An toàn khu; xã Tuân Chính là đơn vị quy hoạch vùng nội thị huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2025- 2030). Do vậy, khi thực hiện nhập, điều chỉnh thêm với ĐVHC liền kề làm thay đổi toàn bộ quy hoạch vùng nội thị, giảm hiệu quả sử dụng các công trình như: Nhà văn hóa, trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế,… từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

- Mặt khác, việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Từ những yếu tố trên, việc sắp xếp xã Lý Nhân vào xã An Tường và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC cấp xã liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng- an ninh.

3. Sắp xếp xã Vĩnh Sơn vào thị trấn Thổ Tang để thành lập thị trấn mới (dự kiến thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường)

Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC, thị trấn Thổ Tang (thị trấn mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên 8,60 km², đạt 61,43% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 25.143 người, đạt 314,29% so với tiêu chuẩn và đạt quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những lý do sau:

- Nếu thực hiện nhập, điều chỉnh thêm 01 ĐVHC liền kề (xã Lũng Hòa, xã Tân Phú, xã Thượng Trưng, xã Vũ Di, xã Bình Dương) để đảm bảo theo quy định thì sau khi sắp xếp, đơn vị sẽ có địa hình phức tạp, nhiều phần tách biệt, không thuận lợi về giao thông và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính sau khi sáp nhập.

- Về văn hóa - lịch sử: Trước thế kỷ XX, xã Vĩnh Sơn, thị trấn Thổ Tang thuộc Tổng Sơn Tang. Trong khi đó, các ĐVHC liền kề như: xã Lũng Hòa thuộc Tổng Mộ Chu; xã Tân Phú, xã Thượng Trưng thuộc Tổng Đồng Phú, tổng Phú Trưng; xã Bình Dương thuộc Tổng Lương Điền... nên có truyền thống văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán sinh hoạt khác biệt với xã Vĩnh Sơn, thị trấn Thổ Tang từ đó ảnh hưởng đến việc lấy ý kiến nhân dân.

- Về vị trí địa lý - kinh tế: Xã Vĩnh Sơn, thị trấn Thổ Tang có vị trí địa lý thuận lợi cho việc sắp xếp; có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ, làng nghề Rắn truyền thống. Mặt khác, việc thực hiện nhập, điều chỉnh thêm 01 ĐVHC cấp xã liền kề làm thay đổi toàn bộ quy hoạch vùng nội thị huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2025 - 2030 đối với các xã liền kề như: Lũng Hòa, Đồng Tiến (mới thành lập), Thượng Trưng, Vũ Di, Lương Điền (mới thành lập) từ đó gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với các ĐVHC cấp xã.

- Thị trấn Thổ Tang dự kiến được quy hoạch thuộc vùng nội thị huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2025 - 2030 nên đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đối với phường thuộc thị xã theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/ UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Mặt khác việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Từ những yếu tố nêu trên, việc sắp xếp xã Vĩnh Sơn với thị trấn Thổ Tang và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm với ĐVHC cấp xã liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh.

4. Sắp xếp xã Vân Xuân vào xã Bình Dương để thành lập xã mới (dự kiến là xã Lương Điền)

Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC, xã Lương Điền (xã mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên 10,90 km², đạt 51,90% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 22.201 người, đạt 277,51% so với tiêu chuẩn. Như vậy ĐVHC mới hình thành không đảm bảo diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những lý do sau:

- Nếu thực hiện nhập, điều chỉnh thêm 01 ĐVHC liền kề (xã Đại Đồng, xã Vĩnh Sơn, xã Vũ Di) để đảm bảo theo quy định thì sau khi sắp xếp, đơn vị sẽ có địa hình phức tạp, nhiều phần tách biệt, không thuận lợi về giao thông và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính sau khi sáp nhập.

- Về văn hóa - lịch sử: Đầu thế kỷ XX, xã Vân Xuân, xã Bình Dương thuộc Tổng Lương Điền nên có truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng với nhau. Đặc biệt, xã Bình Dương là đơn vị trọng điểm về Quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và là Xã An toàn khu theo Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, các ĐVHC liền kề có sự khác biệt rõ rệt về văn hóa - lịch sử gây khó khăn cho công tác lấy ý kiến nhân dân trong quá trình thực hiện sắp xếp.

- Về địa lý - kinh tế: Xã Vân Xuân và xã Bình Dương có vị trí địa lý liền kề, trình độ phát triển kinh tế tương đồng; cả 02 xã là ĐVHC được quy hoạch nội thị huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2025 - 2030. Do vậy, việc thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC cấp xã liền kề làm thay đổi toàn bộ quy hoạch vùng nội thị huyện Vĩnh Tường, mật độ dân số cao (quy mô dân số gần 350% so với tiêu chuẩn) từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định về quốc phòng - an ninh đối với ĐVHC cấp xã.

- Đến năm 2030, xã Lương Điền là ĐVHC được quy hoạch thuộc vùng nội thị huyện Vĩnh Tường nên đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đối với phường thuộc thị xã theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Mặt khác việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Từ những yếu tố nêu trên, việc sắp xếp xã Vân Xuân vào xã Bình Dương và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm với ĐVHC cấp xã liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh.

5. Sắp xếp xã Tam Phúc vào thị trấn Vĩnh Tường để thành lập thị trấn mới (dự kiến là thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường):

Sau khi thực hiện sắp xếp, thị trấn Vĩnh Tường (thị trấn mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên 6,5 km², đạt 46,43% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 11.544 người, đạt 144,30% so với tiêu chuẩn. Như vậy ĐVHC mới hình thành không đảm bảo các điều kiện về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những lý do sau:

- Nếu thực hiện nhập, điều chỉnh thêm 01 ĐVHC liền kề (xã Vũ Di, xã Ngũ Kiên, xã Tuân Chính, xã Thượng Trưng, thị trấn Tứ Trưng) để đảm bảo theo quy định thì sau khi sắp xếp, đơn vị sẽ có địa hình phức tạp, nhiều phần tách biệt, không thuận lợi về giao thông và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính sau khi sáp nhập.

- Về văn hóa - lịch sử: Xã Tam Phúc và thị trấn Vĩnh Tường có vị trí tiếp giáp với nhau, có truyền thống lịch sử đoàn kết, thống nhất (trận đánh Pháp tại Bồ Điền- thị trấn Vĩnh Tường có sự tham gia của nhân dân 02 xã). Trong khi đó, các ĐVHC liền kề có sự khác biệt rõ rệt về văn hóa - lịch sử như: Thị trấn Tứ Trưng có Lễ hội Rưng, xã Thượng Trưng có Lễ hội làng Phú Hạnh, xã Vũ Di có truyền thống hiếu học... Đặc biệt, thị trấn Vĩnh Tường (cũ) là đơn vị trọng điểm về Quốc phòng theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và là Xã An toàn khu theo Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, khó khăn cho việc lấy ý kiến nhân dân khi thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC liền kề.

- Về địa lý - kinh tế: Xã Tam Phúc, thị trấn Vĩnh Tường nằm ở vị trí trung tâm huyện có cơ sở hạ tầng giao thông kết nối thông suốt với Thủ đô Hà Nội, thành phố Việt Trì, thành phố Vĩnh Yên, trình độ phát triển kinh tế tương đồng, là ĐVHC được quy hoạch vùng nội thị huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2025-2030. Trong khi đó, việc nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC liền kề làm thay đổi toàn bộ quy hoạch đô thị Vĩnh Tường giai đoạn 2025 - 2030 từ đó ảnh hưởng đến

việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn ĐVHC mới thành lập.

- Dự kiến đến năm 2030, thị trấn Vĩnh Tường (mới thành lập) là ĐVHC thuộc vùng nội thị huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2025 - 2030 nên đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đối với phường thuộc thị xã theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Mặt khác việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Từ những yếu tố nêu trên, việc sắp xếp xã Tam Phúc với thị trấn Vĩnh Tường và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh.

6. Sắp xếp xã Vĩnh Ninh vào xã Phú Đa để thành lập xã mới (dự kiến xã Vĩnh Phú, huyện Vĩnh Tường)

Sau khi thực hiện sắp xếp, xã Vĩnh Phú (xã mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên 11,10 km², đạt 52,86% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 11.774 người, đạt 147,18% so với tiêu chuẩn. Như vậy, ĐVHC mới hình thành chưa đảm bảo các điều kiện về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những lý do sau:

- Nếu thực hiện nhập, điều chỉnh thêm 01 ĐVHC liền kề (xã Vĩnh Thịnh, xã Ngũ Kiên) để đảm bảo theo quy định thì sau khi sắp xếp, đơn vị sẽ có địa hình phức tạp, nhiều phần tách biệt, không thuận lợi về giao thông và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính sau khi sáp nhập. Mặt khác, các yếu tố về văn hóa - lịch sử, vị trí địa lý - kinh tế không phù hợp cho việc sắp xếp thêm ĐVHC.

- Về văn hóa - lịch sử: Xã Vĩnh Ninh và xã Phú Đa có truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt tương đồng như xã Vĩnh Ninh có Lễ hội Đền Ngự Dội, xã Phú Đa có Đền Đá là những di sản văn hóa được công nhận, có giá trị lịch sử to lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện sắp xếp ĐVHC. Trong khi đó, các xã Vĩnh Thịnh, Ngũ Kiên không có những Lễ hội, di sản văn hóa được công nhận gây khó khăn cho việc lấy ý kiến nhân dân khi thực hiện nhập, điều chỉnh thêm 01 ĐVHC liền kề.

- Về địa lý - kinh tế: Xã Vĩnh Ninh có vị trí địa lý biệt lập, khó kết nối với các ĐVHC liền kề (xã Vĩnh Ninh tiếp giáp với các ĐVHC thuộc huyện Yên Lạc, huyện Phúc Thọ - Hà Nội; xã Phú Đa có vị trí các cụm dân cư cách xa dân cư xã Ngũ Kiên, xã Vĩnh Thịnh); nhân dân của 02 xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp (trồng cây Ngô, cỏ voi; trước kia là trồng mía, trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi đại gia súc). Trong khi đó, nhân dân xã Ngũ Kiên thu nhập chủ yếu lao động trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ; nhân dân xã Vĩnh Thịnh thu nhập từ chăn nuôi bò sữa, dịch vụ, vận tải hàng hóa đường sông nên không phù hợp cho việc sắp xếp với xã Phú Đa, xã Vĩnh Ninh; mặt khác, việc nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC liền kề làm thay đổi toàn bộ quy hoạch vùng nội thị đối với xã Ngũ Kiên và thị trấn Vĩnh Tường từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định quốc phòng - an ninh trên địa bàn ĐVHC mới thành lập.

- Mặt khác việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Từ những yếu tố nêu trên, việc sắp xếp xã Vĩnh Ninh với xã Phú Đa và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh.

7. Sắp xếp xã Hồng Phương vào xã Hồng Châu để thành lập xã mới (dự kiến là xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc)

Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC, xã Hồng Châu (xã mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên: 8,4 km², đạt 40% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 13.655 người, đạt 170,69% so với tiêu chuẩn. Như vậy ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những do sau:

- Về văn hóa - lịch sử: Tháng 11/1946 ba làng Phương Nha, Trung Nha, Phú Phong được hợp nhất thành một xã lấy tên là xã Phương Viên. Tháng 5/1950, xã Phương Viên được sát nhập với xã Hồng Châu thành xã Hồng Châu.

Năm 1957, ba thôn Phương Nha, Trung Nha, Phú Phong của xã Hồng Châu được tách ra thành xã Hồng Phương. Xã Hồng Phương đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70%. Do vậy sáp nhập với xã Hồng Châu có địa giới hành chính liền kề đảm bảo sự cân đối, điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi về giao thông cho người dân sau khi sáp nhập, cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa của 02 đơn vị sau khi sáp nhập.

- Về địa lý - kinh tế: Sắp xếp xã Hồng Phương với xã Hồng Châu đảm bảo sự cân đối, tương đồng về quy mô giữa các ĐVHC cấp xã khác trên địa bàn huyện. Xã Hồng Châu có ĐVHC cùng cấp liên kề phía Bắc giáp xã Hồng Phương; phía Nam giáp sông Hồng; phía Đông giáp xã Trung Kiên; phía Tây giáp xã Liên Châu. Trong đó: xã Liên Châu không thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030; xã Trung Kiên thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026-2030 nhưng có yếu tố đặc thù (được hình thành trước năm 1945 và luôn ổn định, chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào đề nghị không thực hiện sắp xếp) nên thuộc diện không bắt buộc phải sắp xếp. Xã Hồng Phương có ĐVHC cùng cấp liên kề: phía Bắc giáp xã Yên Phương; phía Nam giáp xã Trung Kiên, xã Hồng Châu; phía Đông giáp xã Nguyệt Đức, xã Trung Kiên; phía Tây giáp xã Liên Châu, Hồng Châu. Trong đó: xã Liên Châu không thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030; xã Trung Kiên thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030 nhưng có yếu tố đặc thù (được hình thành trước năm 1945 và luôn ổn định, chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào) nên thuộc diện không bắt buộc phải sắp xếp; xã Nguyệt Đức thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026-2030 nhưng có yếu tố đặc thù (được hình thành trước năm 1945 và luôn ổn định, chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào) nên thuộc diện không bắt buộc phải sắp xếp và vị trí địa lý không thuận lợi giao thông đi lại khi sáp nhập vào xã Hồng Phương.

- Mặt khác việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Như vậy việc sắp xếp ĐVHC xã Hồng Phương vào xã Hồng Châu là phù hợp, có vị trí liền kề thuận lợi giao thông đi lại và yếu tố về lịch sử hình thành, văn hóa, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế tương đồng; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh.

8. Sắp xếp xã Bạch Lưu vào xã Hải Lựu để thành lập xã mới (dự kiến là xã Hải Lựu, huyện Sông Lô)

Sau khi thực hiện sắp xếp, xã Hải Lựu (xã mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên: 16,50 km², đạt 78,57% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 11.356 người, đạt 142% so với tiêu chuẩn. Như vậy ĐVHC mới hình thành đảm bảo các điều kiện về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những lý do sau:

- Xã Bạch Lưu có phía Bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp xã Hải Lựu; phía Đông giáp xã Quang Yên, trong đó phần tiếp giáp với xã Quang Yên, huyện Sông Lô rất ngắn. Ngoài ra, xã Quang Yên là xã có nhiều đồng bào dân tộc, vì vậy có khác biệt về các yếu tố về truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, cộng đồng dân cư ở mỗi xã, nên việc nhập, điều chỉnh thêm với ĐVHC cùng cấp khác là không phù hợp.

- Việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Từ những yếu tố nêu trên, việc sắp xếp xã Bạch Lưu vào xã Hải Lựu và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh.

9. Sắp xếp xã Đình Chu vào xã Triệu Đề để thành lập ĐVHC mới (dự kiến xã Tây Sơn, huyện Lập Thạch)

Sau khi thực hiện sắp xếp, xã Tây Sơn (xã mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên: 10,1 km², đạt 48,09 % so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 14.611 người, đạt 182,63 % so với tiêu chuẩn. Như vậy ĐVHC mới hình thành chưa đảm bảo các điều kiện về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những lý do sau:

- Các ĐVHC cấp xã liền kề (xã Sơn Đông, xã Văn Quán, xã Tiên Lữ) có các yếu tố đặc thu về vị trí địa lý như: Xã Sơn Đông, là xã phía Nam cuối cùng của huyện, được cấp có thẩm quyền quy hoạch thành ĐVHC đô thị, xã không thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030; Xã Tiên Lữ, có vị trí địa lý không gắn kết với xã Đình Chu và Triệu Đề do địa giới, nhất là các khu vực có dân cư trải dài, bị cắt ngang bởi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, khó kết nối giao thông, đi lại của nhân dân cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, xã Tiên Lữ đã dự kiến đưa vào phương án sắp xếp với xã Xuân Lôi giai đoạn 2026-2030; Xã Văn Quán, đã được cấp có thẩm quyền quy hoạch thành ĐVHC đô thị.

- Mặt khác các yếu tố về truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, cộng đồng dân cư ở mỗi xã có sự khác biệt; khó tạo được sự thống nhất, đồng thuận của nhân dân khi thực hiện việc sáp nhập, cũng như sự ổn định để gắn kết và phát triển.

- Nếu sáp nhập thêm một trong các xã liền kề trên (sáp nhập 03 xã) thì xã mới hình thành có quy mô diện tích, số thôn chênh lệch quá lớn với các xã khác trên địa bàn, khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy, phục vụ nhân dân, khoảng cách giữa các khu dân cư lớn, nhân dân đi lại khó khăn.

Từ những yếu tố nêu trên, việc sắp xếp xã Đình Chu vào xã Triệu Đề và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh.

10. Sắp xếp xã Vân Hội vào xã Hợp Thịnh để thành lập ĐVHC mới (dự kiến xã Hội Thịnh, huyện Tam Dương)

Sau khi thực hiện sắp xếp, xã Hội Thịnh (xã mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên 8.4km², đạt 40,0% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 16.026 người, đạt 200,325% so với tiêu chuẩn.

Như vậy, ĐVHC mới hình thành chưa đảm bảo các điều kiện về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã khác vì những lý do sau:

- Xã Vân Hội chỉ tiếp giáp với 02 ĐVHC liền kề thuộc huyện Tam Dương (xã Hợp Thịnh, xã Duy Phiên), cụ thể:

+ Xã Vân Hội phía Bắc giáp xã Duy Phiên, huyện Tam Dương; Phía Nam giáp xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương và phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, trong đó, xã Duy Phiên không thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030. Các ĐVHC cùng cấp liền kề khác đều thuộc thành phố Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường (Phía Đông giáp phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Tây giáp xã Yên Bình, huyện Vĩnh Tường).

+ Xã Hợp Thịnh nằm ở phía Nam của huyện Tam Dương, chỉ có phía Bắc giáp xã Vân Hội, huyện Tam Dương. Các vị trí tiếp giáp khác đều thuộc các ĐVHC cùng cấp của huyện Vĩnh Tường, thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc (Phía Đông giáp phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên; Phía Nam giáp xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc; Phía Tây giáp xã Chấn Hưng và xã Yên Bình, huyện Vĩnh Tường). Mặt khác xã Hợp Thịnh thuộc diện sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2026-2030.

+ Xã Duy Phiên nằm ở phía Tây Nam huyện Tam Dương; có đường ĐGHC hẹp (chiều dài tuyến ĐGHC là 5.225 mét), trải dài (chiều dài tuyến ĐGHC là 11.363 mét) theo hướng Bắc Nam. Phía Bắc giáp xã An Hòa và xã Đạo Tú (tổng chiều dài tuyến ĐGHC là 5.466 mét, trong đó tiếp giáp xã An Hòa là 1.850 mét); phía Đông giáp xã Thanh Vân (tổng chiều dài tuyến ĐGHC là 2.450 mét); phía Nam giáp xã Vân Hội, huyện Tam Dương và phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên (tổng chiều dài tuyến ĐGHC là 3.375 mét); phía Tây giáp xã Hoàng Lâu và xã Hoàng Đan (tổng chiều dài tuyến ĐGHC là 5.252 mét). Xã Duy Phiên không thuộc ĐVHC sắp xếp giai đoạn 2023-2030.

Theo phân tích trên, việc sắp xếp xã Vân Hội với xã Hợp Thịnh là hợp lý, đảm bảo việc sắp xếp ĐVHC trong cả giai đoạn 2023-2030. Nếu sắp xếp xã Vân Hội với xã Duy Phiên hoặc sáp nhập cả 3 đơn vị (Vân Hội, Hợp Thịnh, Duy Phiên) thì sau khi sắp xếp địa giới hành chính sẽ có vị trí trải dài và hẹp, không thuận lợi về giao thông và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính sau khi sáp nhập. Mặt khác, việc nhập, điều chỉnh địa giới hành chính giữa xã Vân Hội với xã Hợp Thịnh đảm bảo sự cân đối, tương đồng về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi về giao thông cho người dân sau khi sáp nhập, cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa của 02 đơn vị sau khi sáp nhập cơ bản ổn định. Sau khi sắp xếp không gây mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Từ những yếu tố nêu trên, việc sắp xếp xã Vân Hội với xã Hợp Thịnh và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh.

11. Sắp xếp phường Trưng Trắc vào phường Trưng Nhị để thành lập ĐVHC mới (dự kiến phường Hai Bà Trưng, thành phố Phúc Yên)

Sau khi thực hiện sắp xếp, phường Hai Bà Trưng (phường mới hình thành sau sắp xếp) có diện tích tự nhiên: 2,7 km², đạt 49,09% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 17.365 người, đạt 248,07% so với tiêu chuẩn.

Như vậy ĐVHC mới hình thành chưa đảm bảo các điều kiện về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị không sáp nhập thêm xã, phường khác vì những lý do sau:

- Ngày 09/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2003/NĐ-CP , thị xã Phúc Yên được tái lập trên cơ sở tách ra từ huyện Mê Linh cũ, khi đó phường Trưng Trắc, phường Trưng Nhị được thành lập trên cơ sở của thị trấn Phúc Yên (thị trấn Phúc Yên trực thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phú từ năm 1976 và đến năm 1977, thị trấn Phúc Yên là huyện lỵ của huyện Mê Linh).

- Với vị trí là trung tâm huyện lỵ của huyện Mê Linh cũ, là vùng lõi đô thị của thành phố Phúc Yên hiện nay, nên 02 phường này giữ vị trí quan trọng về phát triển thương mại của thành phố, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh và là nơi hội tụ các đặc thù văn hóa, tín ngưỡng, các phong tục, tập quán đã ổn định lâu dài, cộng đồng dân cư, đời sống sinh hoạt của nhân dân ổn định vì trước đây 02 phường được tách ra từ thị trấn Phúc Yên cũ.

- Trên địa bàn 02 phường có nhiều cửa hàng, doanh nghiệp, có chợ Phúc Yên đã hình thành và hoạt động từ lâu nên hoạt động kinh doanh thương mại đa dạng, phong phú, số lượng người tham gia vào các hoạt động thương mại, dịch vụ nhiều.

- Trên địa bàn 02 phường hiện nay có 03 Trường Cao đẳng gồm: Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế Hà Nội (cơ sở 2) và Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại (cơ sở 1) với tổng số sinh viên của 03 trường khoảng 2.000 người.

- Về tín ngưỡng, tôn giáo: Hiện tại ở phường này có 02 nhà thờ của giáo dân là Nhà thờ tin lành, Giáo xứ Phúc Yên; 01 ngôi chùa cổ (Chùa Cấm- Chùa Báo Ân) và 01 ngôi làng gốc có từ xa xưa - làng Tháp Miếu (nay là tổ dân phố số 4, tổ dân phố số 5).

- Việc sắp xếp thêm ĐVHC khác vào 02 phường này sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, phong tục, tập quán đã ổn định lâu dài của nhân dân hai phường và vùng lõi đô thị Phúc Yên.

- Mặt khác việc sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp khác sẽ khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Từ những yếu tố nêu trên, việc sắp xếp phường Trưng Trắc vào phường Trưng Nhị và không thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC liền kề là phù hợp với truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh.

V. SỐ LƯỢNG ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH SAU SẮP XẾP

1. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã trước khi sắpxếp

- ĐVHC cấp huyện: 09 đơn vị (gồm 07 huyện, 02 thành phố).

- ĐVHC cấp xã: 136 đơn vị (gồm 102 xã, 16 phường, 18 thị trấn).

2. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp

- ĐVHC cấp huyện: 09 đơn vị (gồm 07 huyện, 02 thành phố).

- ĐVHC cấp xã: 121 đơn vị (gồm 88 xã, 15 phường, 18 thị trấn).

3. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giảm do sắp xếp

- ĐVHC cấp huyện: Không.

- ĐVHC cấp xã: 15 đơn vị (gồm 14 xã, 01 phường).

VI. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

1. Kế hoạch và lộ trình thực hiện

a) Năm 2023

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy, trong đó cần coi trọng công tác chính trị tư tưởng, thuyết phục, vận động tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động và sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân về sắp xếp các ĐVHC.

- Xây dựng Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định; ĐVHC cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định; ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH13 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC; đảm bảo nguyên tắc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã và rà soát, nghiên cứu các trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; việc xây dựng phương án tổng thể giai đoạn 2023 - 2025 cần tính đến việc sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2026 - 2030, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu sắp xếp ĐVHC trong cả giai đoạn 2023-2030. Khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp ĐVHC phù hợp với thực tiễn địa phương (kể cả các ĐVHC đã đảm bảo tiêu chuẩn) để giảm số lượng ĐVHC, tăng quy mô của từng ĐVHC, giải quyết các vấn đề còn bất hợp lý về phân định địa giới ĐVHC, tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và đời sống của Nhân dân.

b) Năm 2024

- Hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã theo quy định.

- Tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Tập trung giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới, tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

c) Năm 2025

- Tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 (trong đó có những ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025).

- Tiếp tục giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người dôi dư sau đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030 ở những ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau khi sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức do thay đổi địa giới, tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

- Sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 -2025 theo chỉ đạo của Trung ương.

2. Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện

Kinh phí thực hiện xây dựng Đề án sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025 theo quy định của ngân sách tỉnh.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Kết luận

1.1. Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025 phù hợp với yêu cầu sắp xếp, tổ chức, tăng quy mô ĐVHC; góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của tổ chức chính trị, quản lý chính quyền cơ sở; cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy tiềm năng, nội lực, hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.2. Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025 thực hiện đúng nguyên tắc theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; trong số 13 ĐVHC cấp xã mới, có 02 đơn vị hình thành do nhập từ 3 đơn vị; còn lại 11 đơn vị hình thành do nhập từ 02 đơn vị.

2. Kiến nghị, đề xuất

2.1. Bộ Nội vụ xem xét phê duyệt phương án sắp xếp các ĐVHC cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025.

2.2. Ban hành các quy định, hướng dẫn về việc bố trí sắp xếp cán bộ, công chức của các ĐVHC liên quan đến sắp xếp.

Trên đây là Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, có ý kiến để UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lập hồ sơ Đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, TH4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Duy Thành

Phụ lục 1-1A

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
(Kèm theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025)

TT

Tên ĐVHC tỉnh, cấp huyện

Khu vực miền núi, vùng cao

Khu vực hải đảo

Dân tộc thiểu số

Yếu tố đặc thù (nếu có)

Diện tích tự nhiên

Quy mô dân số

Số ĐVHC cấp xã trực thuộc

Số người

Tỷ lệ
(%)

Diện tích
(km²)

Tỷ lệ
(%)

Quy mô dân
số (người)

Tỷ lệ
(%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

I

Các huyện

2

1

Huyện Vĩnh Tường

864

0,35

144,2

45,78

245.386

204,49

28

2

Huyện Yên Lạc

-

-

107,6

34,16

184.929

154,11

17

3

Huyện Bình Xuyên

6.291

4,04

148,5

47,14

155.564

129,64

13

4

Huyện Tam Đảo

x

39.431

41,61

234,8

39,46

94.755

118,44

9

5

Huyện Tam Dương

0,00

108,2

34,35

131.909

109,92

13

6

Huyện Lập Thạch

0,00

172,4

54,73

154.790

128,99

20

7

Huyện Sông Lô

0,00

150,6

47,81

118.139

98,45

17

II

Thành phố

1

Thành phố Vĩnh Yên

-

-

50,3

33,53

128.524

85,68

9

2

Thành phố Phúc Yên

7.888

7,27

119,4

79,60

108.574

72,38

10

Phụ lục 1-2A

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
(Kèm theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025)

TT

Tên ĐVHC xã

Thuộc ĐVHC cấp huyện

Khu vực miền núi, vùng cao

Khu vực hải đảo

Dân tộc thiểu số

Yếu tố đặc thù (nếu có)

Diện tích tự nhiên

Quy mô dân số

Ghi chú

Số người

Tỷ lệ
(%)

Diện tích (km²)

Tỷ lệ
(%)

Quy mô dân số (người)

Tỷ lệ
(%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Các xã

2

1

Thanh Trù

TP Vĩnh Yên

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,00

33,33

10.227

127,84

2

Cao Minh

Phúc Yên

-

-

36

0,27

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

11,60

55,24

13.362

167,03

3

Ngọc Thanh

Phúc Yên

x

-

7759

52,84

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

76,70

219,14

14.684

734,20

4

Kim Xá

Vĩnh Tường

-

-

45

0,38

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

9,70

46,19

11.755

146,94

5

Yên Bình

Vĩnh Tường

-

-

66

0,63

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,40

30,48

10.395

129,94

6

Nghĩa Hưng

Vĩnh Tường

-

-

57

0,59

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,70

22,38

9.619

120,24

7

Chấn Hưng

Vĩnh Tường

-

-

49

0,49

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,30

25,24

10.086

126,08

8

Đại Đồng

Vĩnh Tường

-

-

39

0,33

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,20

24,76

11.854

148,18

9

Tân Tiến

Vĩnh Tường

-

-

14

0,19

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,00

14,29

7.417

92,71

10

Yên Lập

Vĩnh Tường

-

-

17

0,17

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,80

27,62

9.720

121,50

11

Việt Xuân

Vĩnh Tường

-

-

15

0,30

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

2,80

13,33

5.055

63,19

12

Bồ Sao

Vĩnh Tường

-

-

21

0,51

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

2,60

12,38

4.128

51,60

13

Lũng Hòa

Vĩnh Tường

-

-

53

0,44

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,30

30,00

12.027

150,34

14

Cao Đại

Vĩnh Tường

-

-

32

0,53

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,90

28,10

6.007

75,09

15

Lý Nhân

Vĩnh Tường

-

-

6

0,10

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

2,90

13,81

6.085

76,06

16

An Tường

Vĩnh Tường

-

-

0

0,00

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,40

25,71

10.736

134,20

17

Tuân Chính

Vĩnh Tường

-

-

32

0,40

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,70

31,90

7.959

99,49

18

Thượng Trưng

Vĩnh Tường

-

-

55

0,56

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,00

28,57

9.835

122,94

19

Tân Phú

Vĩnh Tường

-

-

34

0,43

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,40

20,95

7.830

97,88

20

Vĩnh Sơn

Vĩnh Tường

-

-

26

0,40

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,30

15,71

6.512

81,40

21

Bình Dương

Vĩnh Tường

-

-

87

0,56

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,60

36,19

15.484

193,55

22

Vân Xuân

Vĩnh Tường

-

-

27

0,40

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,30

15,71

6.717

83,96

23

Vũ Di

Vĩnh Tường

-

-

17

0,34

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,80

18,10

4.993

62,41

24

Tam Phúc

Vĩnh Tường

-

-

27

0,59

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,20

15,24

4.568

57,10

25

Vĩnh Thịnh

Vĩnh Tường

-

-

18

0,15

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

10,30

49,05

11.778

147,23

26

Vĩnh Ninh

Vĩnh Tường

-

-

51

0,95

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,70

22,38

5.361

67,01

27

Phú Đa

Vĩnh Tường

-

-

24

0,37

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,40

30,48

6.413

80,16

28

Ngũ Kiên

Vĩnh Tường

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,90

23,33

9.196

114,95

29

Tề Lỗ

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,10

19,52

10.030

125,38

30

Hồng Phương

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,20

15,24

4.762

59,53

31

Trung Hà

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,60

17,14

9.163

114,54

32

Hồng Châu

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,20

24,76

8.893

111,16

33

Trung Kiên

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,30

20,48

7.983

99,79

34

Yên Phương

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,40

25,71

10.844

135,55

35

Nguyệt Đức

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,30

30,00

9.581

119,76

36

Văn Tiến

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,80

22,86

7.305

91,31

37

Đồng Văn

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,00

33,33

14.180

177,25

38

Trung Nguyên

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,20

34,29

12.661

158,26

39

Đồng Cương

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,90

32,86

10.052

125,65

40

Bình Định

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,80

37,14

11.175

139,69

41

Yên Đồng

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,90

37,62

12.138

151,73

42

Đại Tự

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

9,00

42,86

11.457

143,21

43

Liên Châu

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

8,60

40,95

9.770

122,13

44

Trung Mỹ

Huyện Bình Xuyên

x

-

4593

53,04

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

45,70

130,57

8.660

433

45

Sơn Lôi

Huyện Bình Xuyên

-

-

121

0,89

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

9,60

45,71

13.646

170,58

46

Thiện Kế

Huyện Bình Xuyên

-

-

194

1,92

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

11,80

56,19

10.099

126,24

47

Hương Sơn

Huyện Bình Xuyên

-

-

199

2,14

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

8,10

38,57

9.303

116,29

48

Tam Hợp

Huyện Bình Xuyên

-

-

111

1,19

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,00

28,57

9.294

116,18

49

Phú Xuân

Huyện Bình Xuyên

-

-

56

0,69

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,30

25,24

8.135

101,69

50

Tân Phong

Huyện Bình Xuyên

-

-

54

0,73

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,50

26,19

7.422

92,78

51

Quất Lưu

Huyện Bình Xuyên

-

-

41

0,62

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,00

23,81

6.594

82,43

52

Bắc Bình

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

11,10

52,86

7.682

96,03

53

Xuân Lôi

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,40

35,24

7.074

88,43

54

Ngọc Mỹ

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

15,50

73,81

6.824

85,30

55

Hợp Lý

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,60

36,19

5.652

70,65

56

Liễn Sơn

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

10,30

49,05

7.249

90,61

57

Tử Du

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

9,80

46,67

7.981

99,76

58

Quang Sơn

Lập Thạch

x

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

11,00

31,43

6.997

139,94

59

Bàn Giản

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,00

28,57

5.918

73,98

60

Thái Hòa

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,60

36,19

8.908

111,35

61

Xuân Hòa

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

13,10

62,38

11.510

143,88

62

Liên Hòa

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,60

36,19

6.799

84,99

63

Vân Trục

Lập Thạch

-

-

111

2,07

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

12,00

57,14

5.341

66,76

64

Tiên Lữ

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,10

24,29

5.894

73,68

65

Đình Chu

Lập Thạch

-

-

66

1,30

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,40

20,95

5.085

63,56

66

Văn Quán

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,10

33,81

6.036

75,45

67

Đồng Ích

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

12,20

58,10

13.433

167,91

68

Triệu Đề

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,70

27,14

9.526

119,08

69

Sơn Đông

Lập Thạch

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

9,50

45,24

10.848

135,60

70

Bạch Lưu

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,30

30,00

3.530

44,13

71

Hải Lựu

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

10,20

48,57

7.826

97,83

72

Đôn Nhân

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,90

37,62

6.288

78,60

73

Lãng Công

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

20,30

96,67

8.223

102,79

74

Nhân Đạo

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,20

34,29

6.525

81,56

75

Quang Yên

Sông Lô

x

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

17,90

51,14

10.043

200,86

76

Đồng Quế

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

13,40

63,81

5.420

67,75

77

Nhạo Sơn

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,70

17,62

4.201

52,51

78

Tân Lập

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,30

34,76

6.500

81,25

79

Yên Thạch

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

8,20

39,05

8.038

100,48

80

Như Thụy

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,00

23,81

4.928

61,60

81

Đồng Thịnh

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

11,20

53,33

10.985

137,31

82

Đức Bác

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,50

35,71

9.402

117,53

83

Cao Phong

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,10

33,81

10.217

127,71

84

Phương Khoan

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,20

34,29

5.887

73,59

85

Tứ Yên

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,50

30,95

5.614

70,18

86

Minh Quang

Tam Đảo

x

-

7.531

54,40

Có dân tộc thiểu số trên 30%; thuộc vùng ĐBSH

48,90

139,71

13.844

692,20

87

Hồ Sơn

Tam Đảo

x

-

2.411

28,01

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

17,70

50,57

8.609

172,18

88

Tam Quan

Tam Đảo

-

-

1.205

7,60

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

27,80

132,38

15.859

317,18

89

Đạo Trù

Tam Đảo

x

-

15.060

87,57

Có dân tộc thiểu số trên 30%; thuộc vùng ĐBSH

74,50

212,86

17.198

982,74

90

Bồ Lý

Tam Đảo

x

-

1.378

17,23

9,40

26,86

7.999

159,98

91

Yên Dương

Tam Đảo

x

-

3.789

53,00

Có dân tộc thiểu số trên 30%; thuộc vùng ĐBSH

9,30

26,57

7.149

357,45

92

An Hòa

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,40

35,24

8.218

102,73

93

Đạo Tú

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,60

36,19

7.960

99,50

94

Đồng Tĩnh

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

10,40

49,52

13.291

166,14

95

Duy Phiên

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

8,00

38,10

12.471

155,89

96

Hoàng Đan

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,80

32,38

8.497

106,21

97

Hoàng Hoa

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

7,60

36,19

7.559

94,49

98

Hoàng Lâu

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,60

31,43

9.135

114,19

99

Thanh Vân

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

8,70

41,43

9.314

116,43

100

Hợp Thịnh

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,40

20,95

8.949

111,86

101

Hướng Đạo

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

12,90

61,43

11.483

143,54

102

Vân Hội

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,00

19,05

7.077

88,46

II

Thị trấn

1

Thổ Tang

Vĩnh Tường

-

-

1

0,01

5,30

37,86

18.631

232,89

2

Vĩnh Tường

Vĩnh Tường

-

-

32

0,46

3,30

23,57

6.976

87,20

3

Tứ Trưng

Vĩnh Tường

-

-

19

0,23

5,00

35,71

8.249

103,11

4

Yên Lạc

Yên Lạc

-

-

-

-

7,00

50,29

17.876

223,45

5

Tam Hồng

Yên Lạc

-

-

-

-

9,30

66,43

17.059

213,24

6

Hương Canh

Bình Xuyên

-

-

184

0,94

10,00

71,43

19.537

244,21

7

Thanh Lãng

Bình Xuyên

-

-

87

0,54

9,70

69,28

16.176

202,20

8

Bá Hiến

Bình Xuyên

-

-

277

1,40

12,80

91,43

19.825

247,81

9

Đạo Đức

Bình Xuyên

-

-

107

0,69

9,40

67,14

15.509

193,86

10

Gia Khánh

Bình Xuyên

-

-

267

2,35

9,60

68,57

11.364

142,05

11

Lập Thạch

Lập Thạch

-

-

-

-

4,20

30,00

9.547

119,34

12

Hoa Sơn

Lập Thạch

-

-

-

-

5,20

37,14

6.486

81,08

13

Tam Sơn

Sông Lô

-

-

-

-

3,70

26,43

4.512

56,40

14

Tam Đảo

Tam Đảo

21

2,76

2,6

18,57

760

9,50

15

Hợp Châu

Tam Đảo

x

-

-

-

10,0

71,43

10.717

133,96

16

Đại Đình

Tam Đảo

x

-

-

-

34,6

247,14

12.620

157,75

17

Hợp Hòa

Tam Dương

-

-

-

-

8,70

62,14

13.711

171,39

18

Kim Long

Tam Dương

-

-

-

-

15,10

107,86

14.244

178,05

III

Phường

1

Đồng Tâm

Vĩnh Yên

-

-

-

-

7,5

136,4

18.713

267,3

2

Hội Hợp

Vĩnh Yên

-

-

-

-

8,1

147,3

15.728

224,7

3

Định Trung

Vĩnh Yên

-

-

-

-

7,4

134,5

10.977

156,8

4

Khai Quang

Vĩnh Yên

-

-

-

-

10,9

198,2

19.418

277,4

5

Ngô Quyền

Vĩnh Yên

-

-

-

-

0,6

10,9

7.199

102,8

6

Đống Đa

Vĩnh Yên

-

-

-

-

2,4

43,6

9.771

139,6

7

Tích Sơn

Vĩnh Yên

-

-

-

-

2,4

43,6

10.790

154,1

8

Liên Bảo

Vĩnh Yên

-

-

-

-

4

72,7

25.701

367,2

9

Hùng Vương

Phúc Yên

22

0,19

1,7

30,91

11.348

162,11

10

Nam Viêm

Phúc Yên

-

-

-

-

5,9

107,27

8.674

123,91

11

Phúc Thắng

Phúc Yên

-

-

-

-

6,0

109,09

12.596

179,94

12

Tiền Châu

Phúc Yên

-

-

41

0,32

7,1

129,09

12.899

184,27

13

Trưng Nhị

Phúc Yên

-

-

-

-

1,8

32,73

7.392

105,60

14

Trưng Trắc

Phúc Yên

26

0,26

0,9

16,36

9.973

142,47

15

Xuân Hòa

Phúc Yên

2

0,02

4,1

74,55

11.284

161,20

16

Đồng Xuân

Phúc Yên

-

-

-

-

3,6

65,45

6.362

90,89

Phụ lục 1-2B

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Kèm theo Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025)

TT

Tên ĐVHC xã

Thuộc ĐVHC cấp huyện

Khu vực miền núi, vùng cao

Khu vực hải đảo

Dân tộc thiểu số

Yếu tố đặc thù (nếu có)

Diện tích tự nhiên

Quy mô dân số

Ghi chú

Số người

Tỷ lệ (%)

Diện tích (km²)

Tỷ lệ (%)

Quy mô dân số (người)

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Các xã

2

1

Tân Tiến

Vĩnh Tường

-

-

14

0,19

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,00

14,29

7.417

92,71

2

Việt Xuân

Vĩnh Tường

-

-

15

0,30

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

2,80

13,33

5.055

63,19

3

Bồ Sao

Vĩnh Tường

-

-

21

0,51

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

2,60

12,38

4.128

51,60

4

Lý Nhân

Vĩnh Tường

-

-

6

0,10

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

2,90

13,81

6.085

76,06

5

Vĩnh Sơn

Vĩnh Tường

-

-

26

0,40

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,30

15,71

6.512

81,40

6

Vân Xuân

Vĩnh Tường

-

-

27

0,40

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,30

15,71

6.717

83,96

7

Vũ Di

Vĩnh Tường

-

-

17

0,34

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,80

18,10

4.993

62,41

8

Tam Phúc

Vĩnh Tường

-

-

27

0,59

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,20

15,24

4.568

57,10

9

Vĩnh Ninh

Vĩnh Tường

-

-

51

0,95

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,70

22,38

5.361

67,01

10

Tề Lỗ

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,10

19,52

10.030

125,38

11

Hồng Phương

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,20

15,24

4.762

59,53

12

Trung Hà

Yên Lạc

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,60

17,14

9.163

114,54

13

Bạch Lưu

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

6,30

30,00

3.530

44,13

14

Nhạo Sơn

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

3,70

17,62

4.201

52,51

15

Như Thụy

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

5,00

23,81

4.928

61,60

16

Đồng Quế

Sông Lô

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

13,40

63,81

5.420

67,75

17

Vân Trục

Lập Thạch

-

-

111

2,07

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

12,00

57,14

5.341

66,76

18

Đình Chu

Lập Thạch

-

-

66

1,30

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,40

20,95

5.085

63,56

19

Vân Hội

Tam Dương

-

-

-

-

ĐVHC nông thôn thuộc vùng ĐBSH

4,00

19,05

7.077

88,46

II

Thị trấn

1

Tam Sơn

Sông Lô

-

-

-

-

3,70

26,43

4.512

56,40

II

Phường

1

Ngô Quyền

Vĩnh Yên

-

-

-

-

0,6

10,9

7.199

102,8

2

Trưng Trắc

Phúc Yên

26

0,26

0,9

16,36

9.973

142,47

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Phương án 9526/PA-UBND ngày 17/11/2023 về tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


649

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.32.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!