|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
98/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
09/11/2011
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 98/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 10 NĂM 2011
Trong các ngày 03, 04 và 05 tháng 11 năm 2011, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10 năm 2011, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:
1. Về các báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2011; tình hình thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ; tình hình thiệt hại, kết quả công tác phòng, chống bão, lụt và các biện pháp khắc phục, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão, lũ; tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 10 và Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 9 năm 2011; công tác cải cách hành chính tháng 10 năm 2011; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 10 năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ trình.
a) Trước sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, nhân dân cả nước và cả hệ thống chính trị đã quan tâm, chia sẻ với đồng bào vùng bị thiên tai về những khó khăn, mất mát. Chính phủ biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang đã tích cực, chủ động, kịp thời tham gia cứu hộ, cứu nạn có hiệu quả, hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai. Cho đến hết tháng 10 năm 2011, Chính phủ đã hỗ trợ vùng bị lũ lụt với tổng số tiền là 397 tỷ đồng, 1.300 tấn gạo, tạm ứng 47 tỷ đồng hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi; đang tiếp tục xem xét hỗ trợ các địa phương để cứu đói, khôi phục và phát triển sản xuất.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục làm tốt công tác phối hợp, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ kịp thời cho những gia đình mất nhà cửa, tài sản; huy động các lực lượng, phương tiện để cứu trợ kịp thời cho người dân ở các địa bàn còn bị cô lập; triển khai các biện pháp khôi phục cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, rà soát, xác định mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương kịp thời và sát mức độ thiệt hại thực tế.
b) Chính phủ thống nhất nhận định: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Lạm phát được kiềm chế và tiếp tục giảm, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,36%, thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ 3 liên tiếp có mức tăng dưới 1%; chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá được điều hành phù hợp; kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao so cùng kỳ năm trước và gấp hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội thông qua, tỷ lệ nhập siêu 10 tháng khoảng 10,8%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu Nghị quyết 11/NQ-CP ; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhẹ, vốn đăng ký tăng thêm tăng 38% so cùng kỳ. Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế được quan tâm chỉ đạo và đạt một số kết quả tích cực. Chính sách bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được thực hiện tốt, công tác giải quyết việc làm, ổn định đời sống của người lao động được quan tâm; nhiều chính sách xã hội được triển khai, góp phần thiết thực giảm bớt khó khăn và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là vùng đồng bào chịu ảnh hưởng của thiên tai, các xã bãi ngang, ven biển và hải đảo, các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a. Quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được chú trọng và có tiến bộ. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn: Lạm phát và lãi suất tuy đã giảm dần nhưng còn cao; sản xuất kinh doanh của một bộ phận khá lớn doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn; sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng chậm lại, hàng tồn kho gia tăng; thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng; thiên tai, lũ lụt xảy ra bất thường, dịch bệnh diễn biến phức tạp; đời sống nhân dân vùng thiên tai, một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Trong những tháng cuối năm, đặc biệt dịp Tết Nguyên đán, áp lực lạm phát sẽ gia tăng, sức ép tỷ giá lớn, thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường. Tình hình kinh tế thế giới được dự báo chưa có nhiều tín hiệu khả quan.
Để bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2011, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương kiên trì thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã được đề ra trong Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ từ đầu năm đến nay; nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời theo dõi sát tình hình, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với thực tế để tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và giữ mức tăng trưởng hợp lý, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, theo sát tín hiệu thị trường; thực hiện các biện pháp kiểm soát, ổn định tỷ giá VND/USD và lãi suất liên ngân hàng; có kế hoạch điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay phù hợp với diễn biến lạm phát; điều hành tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán hợp lý (khoảng 12 - 13% cho cả năm 2011); tập trung tín dụng cho các nhu cầu thiết yếu trong sản xuất, kinh doanh, ưu tiên cho chế biến nông sản, thủy sản để xuất khẩu và tiêu thụ, tập trung hỗ trợ vốn để khôi phục và phát triển sản xuất tại các địa phương bị thiên tai tàn phá nặng nề; có biện pháp hạn chế nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và tiền gửi của nhân dân; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2011.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp quyết liệt để kiểm soát thị trường vàng và ngoại tệ.
- Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương rà soát tình hình thị trường bất động sản, đề xuất giải pháp cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 năm 2011.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, kết hợp với chính sách tiền tệ chặt chẽ; tập trung kiểm tra, chỉ đạo các địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước năm 2011, kết hợp quản lý chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả để giảm bội chi; chỉ đạo, điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện các biện pháp quyết liệt để ổn định thị trường giá cả, nhất là trong các tháng cuối năm; nghiên cứu, đề xuất việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và kéo dài thời gian miễn, giảm, dãn thuế cho các doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2011; khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2011.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; có chính sách ưu tiên thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam; quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19 ngày 9 tháng 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác đầu tư nước ngoài; tổ chức quán triệt, triển khai khẩn trương, quyết liệt thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giám sát đầu tư từ vốn Ngân sách nhà nước và Trái phiếu Chính phủ, bảo đảm bố trí vốn tập trung, cơ cấu lại để nâng cao hiệu quả đầu tư, ưu tiên các dự án hoàn thành sớm, các công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt, đối ứng ODA, các chương trình an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, an ninh quốc phòng; đồng thời với việc giảm đầu tư công, tích cực huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2011.
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu và hàng hóa trong nước đã sản xuất được; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo đảm cân đối đủ hàng hóa cho nhu cầu sản xuất và đời sống, không để khan hiếm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán; phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương xử lý nghiêm việc đầu cơ găm hàng, thao túng giá; kiên quyết xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, trốn thuế.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động phòng chống thiên tai, nhất là tại khu vực miền Trung đang thời kỳ lũ chính vụ; tu bổ đê bao, bờ bao vùng Đồng bằng sông Cửu Long để bảo đảm kế hoạch sản xuất; đồng thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước; tích cực, chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, phát triển chăn nuôi chuẩn bị nguồn cung thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và an toàn thực phẩm; chủ động các biện pháp phòng, chống, khống chế, xử lý kịp thời dịch bệnh, đặc biệt là bệnh tay chân miệng.
- Các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, tập trung vào các vùng bị ảnh hưởng thiên tai, vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm giải quyết chính sách về việc làm trong điều kiện các doanh nghiệp khó khăn, phá sản; kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với khu vực doanh nghiệp.
- Các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến giải phóng mặt bằng và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư như thuế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và trình các đề án trong chương trình công tác, khắc phục tình trạng nợ đọng các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực; tăng cường công tác quản lý nhà nước, quyết liệt, chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành; tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là khiếu nại đông người, kéo dài; tiếp tục chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ bảo đảm chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế, giảm tai nạn giao thông. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ động chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố theo Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thống nhất xây dựng phương án giảm ùn tắc giao thông tại hai thành phố.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông quán triệt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đúng định hướng, tích cực, khách quan với phương thức và thời lượng phù hợp; tăng cường tính công khai, minh bạch. Các thành viên Chính phủ chủ động cung cấp và công bố thông tin trên các phương tiện truyền thông về các chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành thuộc lĩnh vực Bộ, cơ quan quản lý để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
- Các thành viên Chính phủ tích cực chuẩn bị nghiêm túc việc trả lời chất vấn, chủ động giải trình trước Quốc hội về các vấn đề liên quan cũng như về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nói chung và trong từng lĩnh vực nói riêng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách Nhà nước năm 2011, chuẩn bị triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị chung của Chính phủ vào cuối năm 2011.
2. Chính phủ thảo luận và cho ý kiến về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình.
Việc xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ phải dựa trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa XI, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện thành công các đột phá chiến lược, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong ba lĩnh vực là xây dựng thể chế, nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng, tạo đà cho phát triển đất nước.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 khẩn trương đề xuất những nhiệm vụ, đề án, chính sách lớn của ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp vào Chương trình hành động. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Chính phủ thảo luận và cho ý kiến về Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2011 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình.
Việc xây dựng đề án phải bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, trong đó chú trọng khâu đột phá chiến lược đã được xác định. Từ quan điểm đó, phạm vi trọng tâm của đề án tập trung vào ba nhóm lĩnh vực: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị lớn - hệ thống hạ tầng thủy lợi - hệ thống hạ tầng điện theo hướng đồng bộ, liên ngành, liên vùng; đồng thời có định hướng hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin, các khu kinh tế và y tế, giáo dục…phù hợp, lâu dài. Các giải pháp, cơ chế chính sách cơ bản là: Đổi mới chính sách, mở rộng hình thức đầu tư theo hướng thu hút sự tham gia của các nguồn lực xã hội, xác định những tiêu chí đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước; đổi mới mô hình quản lý, vận hành, khai thác hạ tầng; đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phục vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và thủ tục triển khai dự án, nhất là công tác giải phóng mặt bằng.
Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn chỉnh đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Bộ Chính trị.
4. Chính phủ thảo luận và cho ý kiến về Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình.
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, rà soát các nhiệm vụ chiến lược, lồng ghép phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, hoàn chỉnh Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành trong tháng 11 năm 2011.
5. Chính phủ thảo luận và cho ý kiến về Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch khoáng sản và giải pháp tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản; tình hình khai thác, chế biến và xuất khẩu khoảng sản làm vật liệu xây dựng; công tác cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản và những biện pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý; dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; dự thảo Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 do Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình.
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan, địa phương về quy hoạch, quản lý, khai thác, xuất khẩu khoáng sản trên phạm vi cả nước có nhiều cố gắng. Song công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, nhất là khoáng sản biển còn hạn chế; quy hoạch và quản lý quy hoạch khoáng sản còn bộc lộ yếu kém; tình trạng khai thác trái phép gây mất an ninh trật tự và hủy hoại môi trường; tình trạng xuất khẩu khoáng sản ở dạng nguyên liệu thô, xuất khẩu trái phép gây thất thoát, khó kiểm soát; trình độ, công nghệ khai thác yếu kém dẫn đến mất an toàn lao động, lãng phí tài nguyên; cơ chế, chính sách quản lý về tài chính, tái đầu tư, khôi phục môi trường trong khai thác khoáng sản chưa hợp lý; phân công, phân cấp quản lý nhà nước về khoáng sản còn chồng chéo, chậm được khắc phục.
Để chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, Chính phủ yêu cầu:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản, trình Chính phủ ban hành trong năm 2011; chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan tiến hành tổng kiểm tra hoạt động khoáng sản trên toàn quốc, tiếp tục đề xuất giải pháp quản lý khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản có hiệu quả.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản; Bộ Công Thương bổ sung, điều chỉnh, lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; Bộ Xây dựng bổ sung, điều chỉnh, lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ bổ sung, lập quy hoạch khoáng sản và hoàn thành khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn trong năm 2012.
- Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng rà soát, điều chỉnh tiêu chuẩn xuất khẩu theo hướng tăng hàm lượng chế biến tạo ra giá trị gia tăng đối với từng loại khoáng sản. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh thuế tài nguyên và thuế suất thuế xuất khẩu khoáng sản theo hướng khuyến khích chế biến sâu, không xuất khẩu quặng thô; tăng cường kiểm tra, xử lý việc xuất lậu và gian lận thương mại trong xuất khẩu khoáng sản. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn xuất lậu khoáng sản qua biên giới.
- Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương chuẩn bị, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản trong tháng 11 năm 2011; Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận :
- Ban Bí thư Trung ương Đảng ;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng ;
- Văn phòng Chủ tịch nước ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ;
- Văn phòng Quốc hội ;
- Toà án nhân dân tối cao ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ;
- Kiểm toán Nhà nước ;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia ;
- Ngân hàng Chính sách xã hội ;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, TH (5b). KhT
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 do Chính phủ ban hành
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No: 98/NQ-CP
|
Hanoi, November 9, 2011
|
RESOLUTION THE GOVERNMENT’S REGULAR MEETING -
OCTOBER 2011 The government on November 3-5 convened its regular meeting
to discuss and decide the following issues: 1. Reports on: Socio-economic performance in October and the
first ten months of 2011; the realization of the Government’s Resolution 11/NQ-CP
dated on February 24, 2011; consequences of natural disasters, outcomes of flood
and storm prevention and control work, and measures to overcome the
consequences and stabilize production and people’s life in the flood-hit
localities; the realization of the Cabinet’s October working program and the Resolution
made at the Government’s previous regular meeting; administrative reform in
October 10,2011; the settlement of complaints and denunciations and anti-
corruption work in October, 2011. These reports were presented by the Minister of
Planning and Investment, the Minister of Agriculture and Rural Development, the
Minister-Chairman of the Office of Government, the Minister of Home Affairs,
and the Government Chief Inspector. a) Due to serious damages and losses caused by natural disasters
in various localities across the country, particularly in the Mekong Delta and Central
Region, people and the whole political apparatus have shared difficulties and
losses with those in the areas. The Government praised and spoke highly of the
efforts made by local authorities, residents, military forces in rescue work and
mitigation of the consequences of natural disasters. By the end of October this
year, the Government provided assistance worth VND 397 billion, 1,300 tons of
rice, advanced VND 47 billion to assist farmers, and it is considering the
possibility of continued effort to help localities to overcome food shortage and
stabilize agricultural production. The Government requested ministries, agencies and localities
to continue close coordination in addressing the consequences of natural
disasters; provide timely assistance to homeless families; mobilize all forces
and tools to rescue people in isolated areas; deploy measures to restore
infrastructure and sanitation, prevent and control diseases, and quickly
stabilize production and people’s life. The Ministry of Finance is entrusted to coordinate with the
Ministry of Agriculture and Rural Development and other relevant ministries and
agencies to consider, review, and identify how much assistance to help localities
overcome the consequences of natural disasters in a timely and practical
manner. b) The Government agreed: Socio-economic performance in October
and the first ten months continued to witness positive signals. Inflation has
been curbed and decreased gradually, consumer price index in October shot up by
0.36% - the lowest figure since the beginning of the year and it is the 3rd consecutive
month that the figure grew by less than 1%; monetary and fiscal policies have been
regulated properly; export turnover soared against the same period last year and
was three times higher than the National Assembly’s preset targets, trade
deficit in the first ten months stood at 10.8%, much lower compared to the
target defined in the Government’s Resolution 11; total retail sales of goods
and services sharply increased against the same period last year; foreign
investment inflow slightly rose, with additional registered capital climbing up
38% compared to the same period last year. Culture, education, healthcare
fields have been paid due investment with positive results. Social welfare policies
continued to be deployed effectively, job creation and stabilization of
people’s life have been paid due attention; many social policies have been
realized, effectively contributing to ease difficulties against and gradually
improve people’s material and spiritual life, particularly those in the natural
disaster-hit regions and disadvantaged areas. National defence capacity has
been enhanced, political security, social order and safety have been maintained.
Administrative reform and the settlement of complaints and denunciations and anti-corruption
continued to be sped up. External relations have gained positive results. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To realize the key socio-economic targets for 2011, the Government
asks ministries, agencies and localities to continue consistent implementation of
the targets and solutions enshrined in the Politburo’s Conclusion No. 02-KL/TW,
the Government’s Resolution 11 and other regular resolutions; be consistent with
macroeconomic policies, keep close watch of the country’s reality, actively
regulate policies in a flexible manner to rein in inflation, stabilize
macro-economy, and ensure social welfare, and maintain reasonable growth rate,
focusing on the following tasks: - The State Bank of Viet Nam continues to regulate the
monetary policy tightly and effectively; take measures to control and stabilize
exchange rate and inter- banking interest rates; develop plans to adjust the
interest rates in accordance with inflation; rationally regulate the credit
growth and total means of payment (at about 12 - 13% for the whole year of
2011); focus credits on producing essential commodities, with priority given to
farm produce and aquaculture processing, and on restoring and developing
production in provinces heavily damaged by natural disasters; take measures to reduce
bad debt and secure the safety of the banking system and bank deposits; coordinate
with other related ministries, agencies to quickly devise a project on restructuring
the commercial bank system, then report to the Prime Minister in November 2011. - The Ministry of Public Security coordinates with the Ministry
of Industry and Trade and the State Bank of Viet Nam to take drastic measures
to control gold and foreign currency markets. - The Ministry of Construction is responsible for
collaborating with the State Bank of Viet Nam to promptly review the real
estate market, propose specific solutions and report them to the Prime Minister
prior to November 15, 2011. - The Ministry of Finance coordinates with ministries,
agencies and localities to continue pursuing tightened fiscal policy in
combination with tightened monetary policy; focus on inspecting and directing localities
to strive for higher budget collection in 2011, combine austere and effective thrift
practice to lessen over- spendings; direct and regulate the prices of key
commodities in accordance with market rules and State management; take drastic
measures to stabilize prices, particularly in the last months this year; study and
put forth ideas of lowering corporate tax and prolonging the timing for tax exemption,
reduction, and cancellation, then report to the Prime Minister in November
2011; quickly develop a project on restructuring State groups and corporations and
report to the Prime Minister in November 2011. - The Ministry of Planning and Investment is responsible for
coordinating with other ministries, agencies and localities to actively remove difficulties
against businesses, especially small and medium-sized enterprises; at the same time,
promulgate preferential policies to further attract multi-national companies to
do investment in Viet Nam; be deeply aware of the Prime Minister ‘s Instruction
No.1617/CT-TTg dated on September 19, 2011 on consolidating foreign investment
inflow as well as on putting foreign investment activities in good order; quickly
realize the Prime Minister’s Instruction No.1792/CT-TTg dated on October 15, 2011
on expanding supervision of projects financed by the State budget or Government
bonds, secure centralized capital allocation and restructure investment to
improve its efficiency, prioritize capital for urgent projects, secure
corresponding capital for ODA projects, social welfare polices, or projects
regarding the building of new rural areas and national security; along with
public investment reduction, actively mobilize social resources for socio-economic
infrastructure projects; quickly develop a plan for investment restructuring,
focusing on public investment, then report to the PM in November 2011. - The Ministry of Industry and Trade coordinates with relevant
agencies to implement measures for spurring export; closely control the import of
non- essential commodities or those produced in Viet Nam; enhance inspection
and control of the market to secure the balance of goods supply and demand,
particularly during the coming Lunar New Year holiday; work with the Ministry
of Finance and localities to give severe punishments against goods speculation;
drastically handle smuggling activities, trade fraud, or production and trading
of counterfeit commodities. - The Ministry of Agriculture and Rural Development is responsible
for collaborating with agencies and localities to proactively prevent natural
disasters, particularly in the Central Viet Nam as the region is now in flood
season; repair dykes in the Mekong Delta; at the same time, remove barriers
against production of agriculture, forestry, and aquaculture throughout the country;
actively and proactively prevent and control livestock diseases. - The Ministry of Health works with agencies and localities
to beef up preventive medicine work and food safety; actively take measures to prevent,
control and address pandemics, particularly hand-foot-mouth diseases. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Ministries, agencies and localities continue to speed up administrative
procedures, particularly those relating to site clearance and tax; accelerate
preparations for and submissions of projects, overcome slow promulgation of
legal documents on detailed implementation of valid laws and ordinances; expand
State management; focus on settling individuals’ complaints and denunciations, particularly
crowded and prolonged appeals; fight against corruption; take effective
measures to secure the country’s sovereignty, security- politics, and social
order and safety. - The Ministry of Transport is responsible for coordinating with
the Ministry of Public Security and localities to take drastic measures to curb
and reduce traffic accidents. The People’s Committees of Ha Noi and Ho Chi Minh
City actively implement solutions defined in the Government’s Resolution 16/2008/NQ-CP
dated on July 31, 2008 on diminishing traffic congestion in their own cities.
The Ministry of Transport coordinates with the People’s Committees of Ha Noi
and Ho Chi Minh City to reach ways to lessen traffic congestions in the two
cities. - The Ministry of Information and Communications directs
mass media to grasp thoroughly the Party’s guidelines and State’s policies, targets
and tasks enshrined in the Government’s Resolution 11/NQ-CP; speed up information
dissemination; expand transparency. The Cabinet members actively supply or
publicize information regarding orientations, policies, regulatory solutions of
their assigned competence in order to create high social consensus. - The Cabinet members seriously and actively prepare for
interpellations at the National Assembly regarding related issues and Government’s
instruction and regulation. The Ministry of Planning and Investment, the
Ministry of Finance take prime responsibility to collaborate with other
ministries, agencies and localities to quickly assess socio-economic performance
State budget collection and spendings of 2011, prepare for the realization of 2012
socio-economic development and budget plans, coordinate with the Office of Government
to organize a Government’s conference at the end of 2011. 2. The Government discussed and commented on its action
program for 2011 -2016 tenure, presented by the Minister of Planning and
Investment. The development of the Government’s action program must be done
through concretizing the 11th National Party Congress’ Resolution and another
resolution adopted at the 3rd plenary session of the 11th Party Central
Committee, clarifying targets, tasks and solutions for successful realization
of strategic breakthroughs, creating real progress in institutional building,
improvement of workforce quality, and infrastructure development. The Government requested ministries and agencies, based on their
assigned functions and obligations as will as the 2011-2020 socio-economic
development strategy and 2011 - 2015 socio-economic development plan, quickly put
forth their major tasks, projects and policies, then send them to the Ministry of
Planning and Investment to associate them in a joint action program. The
Ministry of Planning and Investment coordinates with the Office of Government
to collect the Cabinet members’ comments on the Government’s action program,
then finalize it and submit to the Prime Minister for consideration. 3. The Government discussed and gave comments on the synchronous
infrastructure development project to meet the country’s requirements for industrialization
and modernization in the 2011-2012 period, which is presented by the Minister
of Planning and Investment. The project must be developed in line with the 11th National
Party Congress and 2011-2020 socio-economic development Strategy, focusing on identified
strategic breakthroughs. From this perspective, the project focuses on three
main fields: traffic infrastructure and urban infrastructure systems – irrigation
infrastructure system – interdisciplinary and interregional electricity
infrastructure systems along with modernization of information technology infrastructure,
economic zones, health and education. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 The Government assigned the Ministry of Planning and
Investment to cooperate with Ministries of Finance, Transport, Construction, Agriculture
and Rural Development, Industry and Trade and other related agencies
to quickly finalize the project and report to the PM before submitting it to
the Politburo. 4. The Government discussed and gave comments on the
national strategy for climate change adaptation, presented by the Minister of
Natural Resources and Environment. The Government asked the Ministry of Natural Resources and Environment
to collect comments of the Cabinet members, check strategic missions, combine
properly the National Target Program to respond to Climate Change, complete the
national strategy and then summit it to the PM for approval in November 2011. 5. The Government discussed and commented on the Report on the
implementation of mineral resources planning and solutions to enhance
management over this area, the outcomes of mineral resources exploitation-
processing and export, license granting to mineral resources exploration and
exploitation and measures to expand management over these activities; and the
Government’s draft Action Plan to carry out the Politburo’s Resolution No. 02-
NQ/TW issued on April 25, 2011 on the orientations of mineral resources and
industries strategy until 2020, with vision to 2030; draft mineral resources
strategy until 2020, with vision to 2030, which were presented the Minister of
Industry and Trade, the Minister of Construction, the Minister of Natural
Resources and Environment. Over the past time, ministries, agencies and localities’ management
over planning, control, exploitation and export of mineral resources have made
progress. However, there are still shortcomings in geology inspections, especially
marine mineral resources; planning work and planning management of mineral
resources remained weak; illegal exploitation caused disorder and damaged the
environment, export of raw mineral resources led to losses and made it
difficult to monitor; out-of-date exploitation technologies resulted in losses and
limited labor safety; mechanisms and policies on financial management,
reinvestment, environmental restoration in exploitation of mineral resources remained
unreasonable; assignments and decentralization of mineral resources management
were still overlapped and slowly repaired. To overcome the above shortcomings,
the Government requests: - The Ministry of Natural Resources and Environment promptly
completes legal documents on detailed implementation of the Law of Mineral Resources,
and submit it to the Government for approval in 2011, coordinates with related
agencies and localities to inspect mineral resources exploitation activates
across the country and proposes solutions for manage, exploitation, processing
and use of mineral resources effectively. - The Ministry of Natural Resources and Environment sets up
a planning scheme on fundamental investigation into mineral geology; the Ministry
of Industry and Trade supplements, adjusts and prepare planning scheme for the exploration,
exploitation, processing and use of mineral resources; the Ministry of
Construction supplements, adjusts, and prepares planning scheme for
exploration, exploitation, processing, and use of mineral resources for making
construction materials; Provincial People’s Committees develop mineral
resources planning, and complete the list of prohibited areas for mineral
resources exploitation in 2012. - The Ministry of Industry and Trade and the Ministry of
Construction check and adjust export standard for mineral resources toward
increasing processing ratio. The Ministry of Finance coordinates with related ministries
and agencies to review and adjust natural resources and mineral export taxes; expands
inspection of illegal export and trade fraud in exporting mineral resources.
The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense cooperate to prevent
illegal export of mineral resources through borders. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Nghị quyết 98/NQ-CP ngày 09/11/2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 do Chính phủ ban hành
4.475
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|