Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 79/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 03/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/NQ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 10 NĂM 2014

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp tháng 10 năm 2014, tổ chức ngày 29 tháng 10 năm 2014,

QUYẾT NGHỊ:

1. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014; tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014

Chính phủ thống nhất đánh giá: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng có bước chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp tục đà phục hồi trên tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực; tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục xuất siêu. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng cao hơn nhiều so cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá. Khách quốc tế đến Việt Nam tăng so với cùng kỳ. Giải ngân vốn ODA đạt khá. Thu hút vốn FDI tiếp tục chuyển biến tích cực. Thu ngân sách nhà nước đạt cao hơn cùng kỳ các năm trước, nhất là thu nội địa; chi theo dự toán và các nhu cầu phát sinh được bảo đảm. Nợ công trong giới hạn cho phép. An sinh xã hội được bảo đảm. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh. Môi trường kinh doanh có bước cải thiện, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp tăng lên. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Công tác đối ngoại đạt kết quả tích cực.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn; sức mua tăng thấp; thị trường chứng khoán phát triển chưa vững chắc; thị trường bất động sản phục hồi còn chậm. Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đầu tư ngoài ngành có tiến triển khá hơn nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn. Một số dịch bệnh ở người tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm còn hạn chế. Xảy ra nhiều vụ cháy, nổ nghiêm trọng ở các thành phố lớn. Trong khi đó, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội nước ta.

Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương nỗ lực thực hiện mục tiêu tổng quát và các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra từ đầu năm; quyết liệt thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 01/NQ-CP , Nghị quyết các phiên họp thường kỳ; thực hiện các giải pháp điều hành cụ thể, thiết thực để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trong đó tập trung các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm chất lượng tín dụng theo mục tiêu đề ra; tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng, kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.

- Bộ Tài chính đôn đốc, kiểm tra thực hiện có hiệu quả công tác thu ngân sách; tăng cường công tác thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế, chuyển giá, gây thất thu thuế; tăng cường công tác chống buôn lậu; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và hiệu quả.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư phát triển; tiếp tục rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích đầu tư tư nhân, hợp tác công - tư (PPP) để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh xúc tiến thu hút vốn FDI, nhất là các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện môi trường; thực hiện các biện pháp bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả các công trình sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi; rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng sử dụng vốn vay ODA kém hiệu quả.

- Bộ Công Thương đôn đốc thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ; nâng cao năng lực sản xuất, phấn đấu sản xuất vượt kế hoạch đối với các ngành lợi thế; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tác, thúc đẩy xuất khẩu; tích cực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do; phát triển thị trường nội địa, bảo đảm cung - cầu và chất lượng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm; tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, ngăn chặn hoạt động buôn bán hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kế hoạch sản xuất chăn nuôi phục vụ nhu cầu thị trường trong những tháng cuối năm; tăng cường phòng chống dịch bệnh nguy hiểm xảy ra đối với gia súc, gia cầm; phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với kiểm soát chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ xuất khẩu; chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương triển khai các phương án đối phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Bộ Giao thông vận tải tăng cường giám sát chất lượng và đôn đốc tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm; phối hợp với Bộ Công an, các địa phương chỉ đạo quyết liệt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quản lý tải trọng, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo, tạo việc làm, xuất khẩu lao động; thực hiện các chính sách đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề gắn với tạo việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Bộ Y tế chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; làm tốt công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thanh tra Chính phủ thực hiện tốt Luật Tiếp công dân và Nghị định 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ; cùng các bộ, cơ quan, địa phương tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc khiếu kiện đông người kéo dài; tổ chức tiếp công dân theo quy định, chủ động đối thoại tại chỗ, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện từ cơ sở; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; thực hiện thanh tra và công bố kết luận thanh tra, đồng thời kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý sau thanh tra.

- Bộ Công an chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm; tăng cường kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ, nhất là tại thành phố lớn và các khu dân cư; phối hợp với lực lượng Quân đội phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời hoạt động gây mất an ninh, trật tự.

- Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, cơ quan chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách, định hướng điều hành của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực; tích cực giải trình về những vấn đề dư luận xã hội quan tâm; tuyên truyền vận động các doanh nghiệp và nhân dân đồng thuận, nỗ lực phấn đấu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Các thành viên Chính phủ chủ động giải trình, tham gia thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII; chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết được Quốc hội thông qua; thực hiện nghiêm túc các nội dung đã cam kết trước Quốc hội và giải quyết các kiến nghị của cử tri; chỉ đạo khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết để thực hiện đồng bộ ngay khi các luật, pháp lệnh có hiệu lực thi hành.

- Các Bộ, cơ quan liên quan phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ tích cực thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp tục xem xét, giải quyết các kiến nghị cụ thể của cộng đồng doanh nghiệp.

- Các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành bằng những giải pháp cụ thể, hành động với quyết tâm cao nhất để thực hiện các nhiệm vụ còn lại của năm 2014; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực lợi thế của địa phương; tiến hành kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2014, đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2014; xây dựng nhiệm vụ, giải pháp và chương trình công tác năm 2015 phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.

2. Về tình hình nợ công

Chính phủ thống nhất đánh giá: Thời gian qua, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại, thu ngân sách bị ảnh hưởng lớn nhưng vẫn phải giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp trong khi nhu cầu chi tăng mạnh để thực hiện các chính sách kích thích kinh tế, cải cách tiền lương, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời phải tăng cường huy động nguồn lực thực hiện đột phá chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Do đó, nợ công tăng nhanh, từ 51,7% GDP năm 2010 lên 60,3% GDP vào cuối năm 2014. Mặt khác, nước ta đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài, lãi suất thấp trong nợ công giảm dần nên chúng ta chuyển sang vay trong nước theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Tỷ trọng vay trong nước tăng lên, chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ ngắn hạn dẫn đến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn bảo đảm trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn. Các chỉ tiêu về nợ công nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội. Nợ công là nguồn vốn quan trọng để bổ sung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách nhà nước cho chi đầu tư (1,5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%). Nhiều công trình quan trọng, thiết yếu về giao thông, điện, nước, thủy lợi, y tế, giáo dục... đã hoàn thành, phát huy hiệu quả và đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều công trình mới, góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, qua đó sẽ tăng thu ngân sách và bảo đảm được nguồn trả nợ.

Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương tập trung quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới (gồm vay của Chính phủ, vay được Chính phủ bảo lãnh và vay của chính quyền địa phương), bảo đảm trong giới hạn cho phép; sử dụng để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu theo quy hoạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả và theo đúng quy định. Khẩn trương cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng nhanh tỷ trọng vay dài hạn với lãi suất thấp. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thu đủ nợ đối với các khoản vay về cho vay lại. Bố trí nguồn từ ngân sách nhà nước trong giới hạn theo quy định và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ đúng hạn. Rà soát, hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Chiến lược và Chương trình quản lý nợ công trung hạn. Kiểm soát giảm dần các chỉ tiêu nợ công trong giai đoạn 2016 - 2020 và bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công trong thời gian tới.

3. Về xử lý nợ xấu

Chính phủ thống nhất đánh giá: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngành, các cấp, hệ thống các tổ chức tín dụng và cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu. Tích cực triển khai thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu gắn với phương án cơ cấu lại từng tổ chức tín dụng. Tập trung giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn hoạt động, chất lượng tài sản, tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu; đồng thời hoàn thiện các quy định về cơ cấu lại nợ, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ, minh bạch và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đến tháng 10 năm 2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu đã xác định trước đây. Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng vào khoảng 3,8% và có xu hướng giảm.

Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý, nhất là về xử lý tài sản bảo đảm và quyền hạn của chủ nợ; hoàn thiện chức năng, tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực, phát huy vai trò của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC); phát triển mạnh thị trường mua bán nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ xấu; công khai, minh bạch về nợ xấu và kết quả xử lý; tăng cường thanh tra, giám sát về nợ xấu, chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý nợ xấu. Đồng thời với các giải pháp nêu trên, phải bảo đảm môi trường vĩ mô ổn định, phát triển lành mạnh các thị trường chứng khoán, bất động sản, đẩy mạnh thực hiện các trọng tâm tái cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tạo thuận lợi cho xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%.

4. Về dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc giai đoạn 2015 - 2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ; rà soát các chính sách hiện hành về bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói giảm nghèo và chính sách đối với đồng bào dân tộc; lồng ghép, điều chỉnh, bổ sung chính sách phù hợp với khả năng cân đối ngân sách để thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao thu nhập gắn với xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư tại các thôn bản đặc biệt khó khăn, xã vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Trên cơ sở đó, hoàn thiện dự thảo Nghị định, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

5. Về dự thảo Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

6. Về Đề án mô hình chính quyền địa phương

Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Đề án mô hình chính quyền địa phương, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trước khi trình Bộ Chính trị.

Trên cơ sở Kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn chỉnh Đề án, báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ trước khi trình Hội nghị Trung ương 10 (khóa XI).

Căn cứ Hiến pháp năm 2013, kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (khóa XI) về Đề án này, ý kiến thảo luận tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII về Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ hoàn thiện dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trình Chính phủ trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII.

7. Về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 11 năm 2014.

8. Về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2014 đối với các xã, thị trấn của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi khi sáp nhập vào thành phố Quảng Ngãi theo Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ.

Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Tài chính, cho phép giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp năm 2014 đối với đất ở trong hạn mức của hộ gia đình, cá nhân thuộc các xã, thị trấn của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi khi sáp nhập vào thành phố Quảng Ngãi theo Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Từ năm 2015, các trường hợp này nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cụ thể và xử lý đối với các trường hợp tương tự khi phát sinh./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý của TTg, PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐT CP;
- Lưu: Văn thư, TH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 79/NQ-CP

Ha Noi, November 3 , 2014

 

RESOLUTION

THE GOVERNMENT’S REGULAR MEETING – OCTOBER 2014

GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Government’s Decree 08/2012/ND-CP, dated February 16, 2012 promulgating the Working regulation of the Government;

Based on the discussions among the Cabinet members and the conclusion of the Prime Minister at the Government’s regular meeting held on October 29, 2014.

RESOLVES:

1. Regarding the socio-economic performance in October and the first ten months of 2014; the implementation of the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP, dated January 2, 2014 on key tasks and solutions guiding the realization of the socio-economic development plan and State budget estimate in 2014.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

However, businesses still faced numerous difficulties; purchasing power increased slowly; securities market developed unstably; real estate market recovered sluggishly. The process of State-owned enterprise equitization and divestment failed to meet requirements. A proportion of the population, especially poor households and ethnic people still struggled to find jobs and earn their living. Some human epidemic diseases developed complicatedly. Food hygiene and safety work revealed shortcomings. Many serious fires and explosions ocurred in big cities. Meanwhile, the regional and international situation evolved with complexities, adversely affecting the country’s socio-economic development.

In order to realize the socio-economic development plan for 2014, the Government required ministries, agencies and localities to strive for the realization of the overall goal and socio-economic tasks and targets identified early in the year; solutions and tasks enshrined in the Resolution No. 01/NQ-CP and other Resolutions adopted at the Cabinet’s monthly meetings; take concrete and practical measures to remove difficulties against business and production, restructure the economy, reform administration, improve business environment, enhance competitiveness, guarantee social security and social welfare as well as political security and social order and safety, focusing on the following tasks:

- The State Bank of Viet Nam shall create favourable conditions for enterprises to access to credit, speed up credit growth and guarantee credit quality in accordance with the specified targets; enhance the control over the operations of the banking system, and resolutely restructure poorly-performed credit institutions.

- The Ministry of Finance shall effectively supervise and speed up, and inspect State budget collection; enhance inspection in order to timely detect and handle tax fraud and evasion, transfer pricing, tax revenue losses; step up the fight against smuggling; strictly control State budget for absolute thrift practice and effectiveness.

- The Ministry of Planning and Investment shall take prime responsibility and accelerate the implementation and disbursement of development capital; continue to review and design mechanisms and policies in order to further lure resources for production and business development; encourage private investment, public -private partnership (PPP) in infrastructure development; speed up the FDI attraction, especially environmentally friendly and hi-tech projects; perform measures to assure the quality, progress and effectiveness of works supported by ODA and preferential loans; review and correct the ineffective use of ODA.

- The Ministry of Trade and Industry shall supervise and speed up industrial production activities, especially processing and supporting industries; enhance production capacity and strive to outperform the preset plans for advantegous fields; beef up trade promotion to expand export markets and diversify partners; actively engage in negotiations on free trade agreements; develop domestic market and ensure supply-demand balance and the quality of goods, especially essential consumption ones during the year-end period; strengthen market management and smuggling fight, prevent the trading of counterfeit commodities, goods without clear origins or unhygienic and unsafe ones.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall deploy the breeding and production plan for the rest of the year; enhance the prevention of dangerous epidemic diseases on livestock and poultry; develop aquaculture in combination with quality control, technical standard assurance for export; actively coordinate with ministries, agencies, localities to deploy measures to cope with natural disasters in order to minimize losses thereof.

- The Ministry of Transport shall strengthen quality supervision and speed up progress of major traffic works; coordinate with the Ministry of Public Security and localities in ensuring traffic order and safety, managing vehicle loads, and imposing strict sanctions against those who commit to wrongdoings in controlling vehicle loads.

- The Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs shall take prime responsibility and collaborate with ministries, sectors and localities in directing the implementation of social security and social welfare policies; fruitfully realize programs on poverty reduction, job creation, and manpower export as well as policies in favor of peopl e with meritorious services to the nation and their relatives; improve the quality and effectiveness of market -based vocational training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Health shall improve the quality of medical examination and treatment, and healthcare; well perform preventive medicine and epidemic diseases prevention; ensure food hygiene and safety.

- The Government Inspectorate shall well implement the Law on Reception of Citizens and Decree No. 64/2014/ND- CP of the Government; coordinate with ministries, sectors, localities in settling citizens’ claims and denunciations, especially prolonged and collective claims; organize the citizen reception in accordance with regulations, actively arrange dialogues with citizens and completely handle cases at grassroots levels; intensify anti-corruption; conduct inspections and make public results thereof while supervise and speed up the implementation of post-inspection decisions and the Prime Minister’s post-inspection instructions.

- The Ministry of Public Security shall drastically crack down on criminals; enhance the inspection of fire and explosion prevention, especially in big cities and residential areas; coordinate with the Army in detecting and preventing acts that trigger insecurity and disorder.

- The Ministry of Information and Communications, other ministries and agencies shall actively coordinate with information and communication agencies in timely dissemninating guidelines, policies, orientations of the Government and sectors; actively demonstrate their accountability over issues of public concern; mobilize businesses and citizens to strive for the realization of the national socio-ecnomic development plan.

- The Cabinet members shall actively demonstrate their accountability, participate in socioeconomic performance discussions and respond to the deputies’ questions at the 8thworking session of the 13th National Assembly; proactively make plans and action programs for the realization of Resolutions approved by the National Assembly; strictly implement commitments at the National Assembly and handle voters’ petitions; promptly develop and promulgate legal documents on detailed implementation of laws and ordinances right after they come into effect.

- Relevant ministries and agencies shall coordinate with the Viet Nam Chamber of Commerce and Industry to actively implement the Prime Minister’s Directive No.11/CT-TTg dated on May 21, 2014 on solving difficulties and recommendations of enterprises and promoting their production and business development; and continue to consider and handle specific petitions of the business community.

- Ministries, agencies and provincial and municipal People’s Committees shall continue to improve performance effectiveness by taking concrete measures with highest determination to fulfill the remaining tasks set for 2014; tackle obstacles against production and business, promote the socio-economic development, and create drastic changes in advantageous areas of each locality; review their performance as well as the implementation of working programs in 2014; design tasks, solutions and the working programs for 2015 in line with the goals and tasks enshrined in the five-year plan for the 2011-2015 period.

2. Regarding public debt

The Government agreed: Due to the consequences of the financial crisis and global economic recession, our country’s economic growth has slowed down, which significantly affected State budget revenue while the State had to reduce tariffs in order to support businesses and needed more resources for stimulus packages, salary reform, social welfare policies, and the infrastructure development – one of the three strategic breakthroughs. That leads to a sharp increase in public debt from 51.7% of the GDP in 2010 to about 60.3% of the GDP at the end of 2014. On the other hand, as Viet Nam has become a middle-income country, the ratio of ODA and preferential loans with long maturities and low interest rates has gradually dipped. So Viet Nam has shifted to domestic borrowings in accordance with t he Resolutions of the Party and the National Assembly. The ratio has increased mainly through the issuance of short - term Government bonds, thus putting more pressure on the Government to pay short-term liabilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In the future, the Government will continue to direct ministries, agencies and localities to closely monitor public debt, especially new loans (including the loans of the Government, loans guaranteed by the Government and loans of the local authorities), ensure public debt within the allowed limits; steer the loans to planned projects on socio -economic infrastructure; strengthen loan supervision to make sure that they are used effectively and in accordance with legal regulations; promptly restructure public debt in the direction of increasing the ratio of long-term loans with low interest rates; tighten control of Government-guaranteed loan payment and recover debts arising from refinanced loans; fulfill the scheduled debt payment liability by arranging resources from State budget and accumulation fund; review and improve institutions, amend and supplement the Law on State Budget, the Law on Public Debt Management, the medium-term debt management Strategy and Program; gradually reduce public debt norms for the 2016-2020 period and guarantee national financial safety.

The Ministry of Finance shall take prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Viet Nam in drafting and submiting a draft Directive on enhancing the management and effectiveness of public debt in the future to the Prime Minister for approval.

3. Settlement of non-performing loans

The Government agreed: the State Bank of Viet Nam, agencies, credit organizations and business community have made tremendous efforts in dealing with non-performing loans (NPLs); actively deloyed the plans to handle NPLs in association with restructuring each credit organization; focused on supervising and inspecting the observation of regulations on operation safety, asset quality, financial health, NPLs and settlement results; simultaneously improved the regulations on debt structure and classification and risk provision towards more transparency and compatibility to international practice. As of October 2014, 54.5% of the NPLs were settled. The proportion of NPLs stands around 3.8% and tends to decrease based on the reports of credit organizations.

In the time to come, the Government will continue to accelerate bad debt treatment in combination with restructuring credit organizations by completing the legal framework, especially regulations on collateral settlement and credito rs’ rights; improve the functions, strengthen financial health and capacity and bring into full play the role of the Viet Nam Asset Management Company (VAMC); facilitate the development of debt market; encourage domestic and foreign investors to join bad debt trading; make public bad debts and treatment outcomes; strengthen inspection and supervision of bad debts and credit quality; enhance coordination among ministries, agencies and localities in dealing with bad debts; ensure macro-stability, develop healthy securities and real estate markets, foster the implementation of the restructuring pillars and growth in order to support bad debt settlement and restructure credit organizations. The bad debt ratio is expected to dip to 3% by the end of 2015.

4. Regarding the draft Decree on mechanism and policy on forest protection and development in association with the policy on poverty reduction and support for ethnic minorities in the 2015-2020 phase.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Committee for Ethnic Minority Affairs, the State Bank of Viet Nam and other relevant agencies to collect comments from the Cabinet members; review the current policies on forest protection and development, poverty reduction and ethnic minorities; integrate, adjust and supplement these policies in accordance with budget balance so as to fruitfully realize the goals of protecting and developing forests , raising incomes and reducing poverty among ethnic people and residents in extremely disadvantaged communes and mountainous areas; then finalize and submit a draft Decree to the Government for consideration and decision.

5. Regarding the Draft Decree stipulating autonomy mechanism of public non-business units

The Ministry of Finance shall take prime responsibility and coordinate with the Office of Government to collect comments from the Cabinet members and finalize the draft Decree stipulating autonomy mechanism of public non- business units, then sumit it to the Prime Minister for issuance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Home Affairs shall collect comments from the Cabinet members to finalize the Project on local government organization model and report to the Leading Party Members' Group before submitting to the Political Bureau.

Based on the conclusion of the Political Bureau, the Ministry of Home Affairs shall continue complete the project and report to the Leading Party Members' Group before submitting to the 10thplenary session of the 11th Party Central Committee.

Pursuant to the Constitution in 2013, conclusion of the 10th plenary session of the 11th Party Central Committee, and discussions at the 8th working session of the 13th National Assembly regarding the draft Law on Local Government Organization, the Ministry of Home Affairs shall finalize the bill and report to the Government before submitting to the National Assembly at its 9th working session.

7. Regarding the Government’s draft Resolution on measures to accelerate Viet Nam’s tourism in the new period.

The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall take prime responsibility and coordinate with the Office of Government and other relevant ministries and agencies to collect comments from the Cabinet members, thereof finalize the draft Resolution and submit to the Prime Minister to issue in November 2014.

8. Regarding the reduction and exemption of non-agricultural land use tax in 2014 for communes and towns in Son Tinh district, Quang Ngai province after the district became part of the Quang Ngai City in accordance with the Government’s Resolution 123/NQ-CP dated December 12, 2013.

The Government agreed with the Ministry of Finance’s proposal to reduce 50% of payable tax amount in 2014 for residential land of households and individuals in all communes and towns in Son Tinh district. Since 2015, they shall have to pay non-agriculture land use tax in accordance with the Government’s Decree No. 53/2011/ND-CP dated July 1, 2011. The Ministry of Finance shall be assigned to provide specific instructions./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 79/NQ-CP ngày 03/11/2014 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2014

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.102

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.122.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!