|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 50/2022/QH15 Chương trình xây dựng luật pháp lệnh 2023
Số hiệu:
|
50/2022/QH15
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Vương Đình Huệ
|
Ngày ban hành:
|
13/06/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
Đây là nội dung tại Nghị quyết 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 do Quốc hội ban hành.Theo đó, trong năm 2023 dự kiến thông qua 12 luật và 01 nghị quyết của Quốc hội gồm:
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi);
- Luật Đấu thầu (sửa đổi);
- Luật Giá (sửa đổi);
- Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi);
- Luật Hợp tác xã (sửa đổi);
- Luật Phòng thủ dân sự;
- Luật Đất đai (sửa đổi);
- Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi);
- Luật Nhà ở (sửa đổi);
- Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
- Luật Viễn thông (sửa đổi);
- Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
- Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Xem thêm tại Nghị quyết 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022.
QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị quyết số:
50/2022/QH15
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2023, ĐIỀU CHỈNH
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2022
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ
chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 65/2020/QH14;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14;
Sau khi xem xét Tờ trình số 223/TTr-UBTVQH15
ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2022 và Báo cáo số 242/BC-UBTVQH15 ngày 10 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2022;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đánh giá tình hình
Quốc hội tán thành với đánh giá về tình hình, kết
quả thực hiện chương trình xây dựng pháp luật năm 2021 và các tháng đầu năm
2022 như được nêu trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại
của đất nước, năm chuyển giao nhiệm kỳ của Quốc hội, Chính phủ và nhiều cơ quan
nhà nước ở Trung ương và địa phương. Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, mọi mặt xã
hội và đời sống của Nhân dân. Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan đã nỗ lực khắc phục khó khăn,
đề cao tinh thần trách nhiệm, linh hoạt đổi mới phương thức làm việc, quyết liệt
triển khai các nhiệm vụ, công tác lập pháp đạt và vượt yêu cầu chương trình đề
ra. Công tác xây dựng pháp luật có nhiều cải tiến thiết thực, hiệu quả, bảo đảm
phối hợp chặt chẽ, chủ động hơn với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa”, góp phần
đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, kịp
thời thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Định hướng
Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi là Đề án
Định hướng) được tiến hành khẩn trương, bước đầu phát huy hiệu quả tích cực. Quốc
hội kịp thời thông qua các đạo luật, nghị quyết, những quyết sách quan trọng, cấp
thiết, bảo đảm cơ sở pháp lý để Chính phủ triển khai các giải pháp phòng, chống
dịch COVID-19 hiệu quả, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, bảo đảm an
sinh xã hội, huy động các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội,
tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tạo động lực để tiếp tục phát triển
đất nước. Tuy nhiên, trong công tác lập và thực hiện Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới.
Điều 2. Điều chỉnh Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022
1. Đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Điều chỉnh thời gian trình dự
án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022)
sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023),
thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
3. Bổ sung dự án Luật Phòng, chống
rửa tiền (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình
Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) theo quy
trình tại một kỳ họp.
4. Bổ sung các dự án sau đây vào
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại
kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022):
a) Luật Đấu thầu (sửa đổi);
b) Luật Giá (sửa đổi);
c) Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi);
d) Luật Hợp tác xã (sửa đổi);
đ) Luật Phòng thủ dân sự.
Điều 3. Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh năm 2023
1. Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023):
a) Trình Quốc hội thông qua 06 luật,
01 nghị quyết:
1. Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng (sửa đổi);
2. Luật Đấu thầu (sửa đổi);
3. Luật Giá (sửa đổi);
4. Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi);
5. Luật Hợp tác xã (sửa đổi);
6. Luật Phòng thủ dân sự;
7. Nghị quyết về Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
năm 2023.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 06
dự án luật:
1. Luật Đất đai (sửa đổi) (cho
ý kiến lần 2);
2. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa
đổi);
3. Luật Nhà ở (sửa đổi);
4. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
5. Luật Viễn thông (sửa đổi);
6. Luật Quản lý, bảo vệ công trình
quốc phòng và khu quân sự.
2. Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023):
a) Trình Quốc hội thông qua 06 luật:
1. Luật Đất đai (sửa đổi);
2. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa
đổi);
3. Luật Nhà ở (sửa đổi);
4. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
5. Luật Viễn thông (sửa đổi);
6. Luật Quản lý, bảo vệ công trình
quốc phòng và khu quân sự.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 02
dự án luật:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
2. Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương
trong công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh (sau đây gọi là Chương trình); không đề
nghị bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách,
triển khai ngay chủ trương, chính sách của Đảng, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính
trị, Ban Bí thư; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ
sơ dự án, dự thảo không đúng thời hạn quy định, không bảo đảm chất lượng.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập
trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ lập pháp được giao trong Đề
án Định hướng, Nghị quyết số 43/2022/QH15 về
chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
- xã hội. Trường hợp sau khi rà soát, nghiên cứu thấy cần thiết phải sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì khẩn trương chuẩn
bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng để
trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình, bảo đảm
thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành, tính khả thi của Chương trình, cân đối
hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; quyết
tâm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng toàn bộ các nhiệm vụ lập pháp đã được đề
ra trong Đề án Định hướng.
3. Cơ quan, tổ chức được giao lập
đề nghị, chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất hơn việc tổng kết thi hành pháp luật; đánh giá tác động của chính sách; đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện; tổ
chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động bảo đảm
thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao
về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng,
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; các quy định phải bảo đảm tính đồng bộ, khả thi,
có tính quy phạm cao, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật; những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng
minh và có sự thống nhất cao thì mới đề xuất quy định trong luật; những vấn đề
tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa có sự đồng thuận cao thì có
thể đề xuất thực hiện thí điểm.
4. Bộ Tư pháp phát huy tốt hơn
nữa vai trò thẩm định, tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề nghị về Chương
trình hằng năm, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị
quyết bảo đảm chất lượng, đầy đủ theo đúng quy định; tiếp tục thực hiện tốt nhiệm
vụ cơ quan đầu mối giúp Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện Chương trình, Đề án Định hướng và báo cáo kết quả thực hiện.
5. Chính phủ tiếp tục dành thời
gian thỏa đáng để xem xét, thảo luận kỹ các dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình,
Đề án Định hướng và việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan được giao chủ trì soạn
thảo để bảo đảm chất lượng, tiến độ và coi đây là một trong các tiêu chí đánh
giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
6. Hội đồng Dân tộc, các
Ủy ban của Quốc hội tiếp tục tăng cường năng lực và đề cao trách nhiệm, phát
huy dân chủ trong công tác lập pháp; chủ động phối hợp từ sớm, chặt chẽ hơn nữa
với cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan; đổi mới
cách thức tham vấn, khảo sát, lấy ý kiến để nâng cao chất lượng, tính phản biện
trong thẩm tra, chỉnh lý hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;
theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập
pháp được giao trong Đề án Định hướng; chủ động phối hợp
với các cơ quan, tổ chức được giao chủ trì rà soát các luật, pháp lệnh, nghị
quyết thuộc phạm vi phụ trách để kịp thời phát hiện nội dung bất cập hoặc có
mâu thuẫn, chồng chéo, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định
có liên quan; tăng cường giám sát văn bản quy phạm pháp luật và công tác thi
hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
7. Tổng Thư ký Quốc hội
kịp thời tổ chức tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về các
dự án luật, dự thảo nghị quyết; có giải pháp hữu hiệu đôn đốc các
cơ quan để bảo đảm tài liệu gửi đại biểu Quốc hội đúng thời hạn theo quy định của
pháp luật. Cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương nghiên cứu
tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm để phục
vụ việc thảo luận tại Hội trường.
Viện Nghiên cứu lập pháp phát huy vai trò là cơ
quan nghiên cứu, tham mưu chính sách và thông tin lập pháp, phục vụ hiệu quả
cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc
hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội; tham gia
tích cực vào công tác xây dựng pháp luật, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc,
các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong các
khâu của quy trình lập pháp.
8. Đoàn đại biểu Quốc hội và đại
biểu Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, tham vấn ý kiến của các
cơ quan, tổ chức ở địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ hoạt động
thực tiễn và cử tri, nhất là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp
của văn bản; tổ chức thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến có chất lượng, góp phần
hoàn thiện dự án luật, dự thảo nghị quyết.
9. Các cơ quan, tổ chức chủ trì
soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết chủ động
phối hợp, cung cấp thông tin, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến để phát
huy và nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
công tác xây dựng pháp luật; nâng cao chất lượng ý kiến tham gia của Liên đoàn
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhất là đối với các dự án, dự thảo trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại và pháp luật về doanh
nghiệp.
10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp chặt chẽ, thực
hiện có hiệu quả Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện, để kịp thời xử lý
các vấn đề thực tiễn đặt ra, trên cơ sở xem xét đề nghị của Chính phủ và các cơ
quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc điều chỉnh
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và báo
cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2022.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Vương Đình Huệ
|
Nghị quyết 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 do Quốc hội ban hành
NATIONAL
ASSEMBLY
--------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
Resolution No.
50/2022/QH15
|
Hanoi, June 13,
2022
|
RESOLUTION PROGRAM ON
FORMULATION OF LAWS AND ORDINANCES OF 2023 AND MODIFICATION OF THE PROGRAM ON
FORMULATION OF LAWS AND ORDINANCES OF 2022 NATIONAL ASSEMBLY Pursuant to the Constitution of the Socialist
Republic of Vietnam; Pursuant to the Law on National Assembly
Organization No. 57/2014/QH13 in which several Articles are amended and
supplemented by the Law No. 65/2020/QH14; Pursuant to the Law on Promulgation of Legal
Normative Documents No. 80/2015/QH13 of which several Articles are amended and
supplemented by the Law No. 63/2020/QH14; In the light of the Statement No.
223/TTr-UBTVQH15 dated May 20, 2022 of the National Assembly’s Standing
Committee regarding the proposal of the Program on Formulation of Laws and
Ordinances of 2023 and Modification of the Program on Formulation of Laws and
Ordinances of 2022, and the Report No. 242/BC-UBTVQH15 dated June 10, 2022 of
the National Assembly’s Standing Committee that deals with presentation of
answers to questions, assimilation of comments on and revision of the draft
Resolution on the Program on Formulation of Laws and Ordinances of 2023, and
Modification of Program on Formulation of Laws and Ordinances of 2022; HEREIN RESOLVES ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The National Assembly assents to the review of
context and performance of the Legislation Program in 2021 and early in 2022 as
described in the Statement of the National Assembly's Standing Committee. 2021 emerged as the year of various important events
of the country, the year of transition of the tenure of the National Assembly,
the Government, central and local regulatory authorities. COVID-19 continues to
develop complicatedly, seriously affecting the activities of agencies,
businesses, all facets of society and people's lives. In such context, the
National Assembly, the National Assembly’s Standing Committee, the Government,
relevant agencies and organizations have made efforts to overcome difficulties,
raise the sense of responsibility, flexibly innovate new working regime,
drastically implement legislative tasks and duties to satisfy and surpass the
Program’s expectations. There have been a lot of more substantial and effective
improvements to the legislation work, ensuring closer and more proactive
coordination in a spirit of implementing prompt and early actions, contributing
to speeding up and improving efficiency in promulgation of laws, ordinances and
resolutions; promptly institutionalizing the Resolution of the 13th
Party Congress; addressing issues and difficulties; meeting the practical
requirements. Formulation and implementation of the Project on Orientation
towards implementation of the Legislation Program during the 15th
tenure of the National Assembly (hereinafter referred to as the Orientation
Project) have been expedited with promoted achievements at first sight. The
National Assembly has promptly passed important and urgent laws, resolutions
and regulatory decisions, ensuring the legal basis for the Government to
implement effective measures to prevent, control COVID-19 effectively and
protect the people's health and life; ensuring social security; mobilizing
resources for socio-economic recovery and development; eliminating bottlenecks
and obstacles in terms of regulatory institutions and practices as a way to
generating motivation for our country’s ongoing growth. However, there are
still issues and problems arising in the process of formulation and
implementation of laws and ordinances against which actions are required in order
to further improve the efficiency in legislation work in the coming time. Article 2. Modification of the Program on
formulation of laws and ordinances of 2022 1. Change the name of the Project on Formulation of
the Law on Implementation of Democracy in communes, wards and townships to the
name of the Project on the Law on Implementation of Democracy at grassroots
level. 2. Reschedule submission of the Project on
Promulgation of the Land Law (amended) for comments at the 4th
(October 2022) and 5th (May 2023) meeting session, instead of the 3rd
meeting session (May 2022), and for ratification at the 6th (October
2023) meeting session. 3. Add the Project on Formulation of the Law on
Anti-Money Laundering (amended) to the Program on Formulation of Laws and Ordinances
of 2022 for submission to the National Assembly for comments and ratification
on the agenda of the 4th (October 2022) meeting session. 4. Add the following legislation projects to the
Program on Formulation of Laws and Ordinances of 2022 for submission to the
National Assembly for its comments at the 4th (May 2022) meeting
session: a) Law on Bidding (amended); b) Law on Pricing (amended); ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. d) Law on Cooperatives (amended); dd) Law on Civil Defence. Article 3. Program on formulation of laws and
ordinances of 2023 1. 5th meeting session (held in May
2023): a) Submission of 06 laws and 01 resolution for
the National Assembly’s ratification: 1. Law on Protection of Consumers’ Rights
(amended); 2. Law on Bidding (amended); 3. Law on Pricing (amended); 4. Law on Electronic Transactions (amended); ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 6. Law on Civil Defence; 7. Resolution on the Program on Formulation of Laws
and Ordinances of 2024 and modification of the Program on Formulation of Laws
and Ordinances of 2023. b) Submission of 06 draft laws for the National
Assembly’s comments: 1. Law on Land (amended) (second time); 2. Law on Real Property Business (amended); 3. Law on Housing (amended); 4. Law on Water Resource (amended); 5. Law on Telecommunication (amended); 6. Law on Management and Protection of National
Defence Structures and Military Areas. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) Submission of 06 laws for the National
Assembly’s ratification: 1. Law on Land (amended); 2. Law on Real Property Business (amended); 3. Law on Housing (amended); 4. Law on Water Resource (amended); 5. Law on Telecommunication (amended); 6. Law on Management and Protection of National
Defence Structures and Military Zones. b) Submission of 02 draft laws for the National
Assembly’s comments: 1. Law on Social Insurance (amended); ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article 4. Implementation 1. Agencies, organizations and individuals shall
raise the sense of responsibility, tighten rules and disciplines for the
legislation work; shall ensure strict compliance with the Program on
Formulation of Laws and Ordinances (hereinafter referred to as the Program);
shall not propose the addition of the project to the Legislation Program
immediately before the National Assembly’s session, except if such addition is
really necessary and urgent, or it is necessary to promptly implement the
guidelines and policies of the Party, conclusions and directions of the
Politburo and the Secretariat; shall thoroughly control the situation in which
dossiers on legislation projects and draft legislation are submitted after the
prescribed submission deadline or inadequate. 2. The Government, the Supreme People's Court, the
Supreme People's Procuracy, the State Audit and relevant agencies and
organizations shall focus on directing the implementation of legislative tasks
assigned in the Orientation Project, the Resolution No. 43/2022/QH15 on fiscal
and monetary policies aimed at supporting the Program on socio-economic
recovery and development. After completion of the review and study process, if
amendments, supplements to existing laws, ordinances or resolutions, or
promulgation of new ones, are required, it is urgent to prepare the dossier of
proposal for formulation of laws, ordinances or resolutions which must be
adequate for submission to the National Assembly, the National Assembly’s
Standing Committee for consideration of inclusion of such proposal in the
Program, ensuring adherence to the order of priority in terms of urgency in
promulgation thereof, feasibility of the Program, and harmony between the
Program’s activities and workload of the National Assembly or the National Assembly’s
agencies; it is determined that all of legislation tasks specified in the
Orientation Project are completed on schedule and in an efficient manner. 3. Agencies or organizations tasked with making
proposals and leading the drafting of laws and ordinances shall more strictly
and substantially conduct the review of implementation of the executive work;
carefully examine resources needed for implementation thereof; conduct surveys
on opinions from agencies, entities, persons and subjects thereof in a
substantial and effective manner. The drafted laws and ordinances must conform
to strict quality requirements, be firmly attached to, promptly
institutionalize the Party's guidelines and lines, and meet practical
requirements; the built-in regulations of drafted laws and ordinances must be
consistent, viable, highly normative and fully comply with the principles of
formulation and promulgation of legal normative documents; proposed regulations
to be included in drafted laws must deal with issues that are urgent,
compelling, practically-proven and on which strong consensus is reached; if any
issue that is urgent and needed to take immediate actions is a new one on which
strong consensus has not been reached, pilot implementation of drafted laws or
ordinances on such issue may be proposed. 4. The Ministry of Justice shall further promote
its role in appraising, advising and assisting the Government in formulating
proposal of the annual Programs, strictly controlling dossiers of proposal for
the formulation of laws, ordinances and resolutions to ensure that they reach
quality standards and are adequate in accordance with regulations; continue to
be good at performing the task of the lead agency helping the Government
monitor, inspect and encourage the implementation of the Orientation Program
and Project, and make performance reports. 5. The Government shall continue to spend adequate
time on carefully considering and discussing drafted laws and ordinances
submitted to the National Assembly and the National Assembly’s Standing
Committee; direct, encourage and inspect the implementation of the Orientation
Program or Project and the performance of tasks assigned by the agency assigned
to preside over the drafting of laws and ordinances to ensure conformance to quality
and progress standards, and consider this as one of the indicators used for
assessment of performance of the heads of the agencies or units. 6. The Council for Ethnic Minorities and Committees
of the National Assembly continue to strengthen their capacity, raise the sense
of responsibility and promote democracy in the legislative work; proactively
build earlier and closer cooperation with lead and other agencies and
organizations; innovate the new method of consultation, survey or collection of
opinions to improve the efficiency and constructive criticism in verifying and
revising projects on formulation of laws, ordinances and draft resolutions;
monitor and encourage agencies and organizations to implement legislative tasks
assigned in the Orientation Project; proactively cooperate with agencies and
organizations assigned to take charge of reviewing laws, ordinances and
resolutions under their respective jurisdiction in order to promptly detect
defects, discrepancies or overlaps; propose amendments or supplements, or issue
new relevant regulations; strengthen supervision of legal normative documents
and the enforcement of laws, ordinances and resolutions. 7. The General Secretary of the National Assembly
shall be in charge of promptly synthesizing opinions of the delegates to the
National Assembly that are obtained from group discussions about projects on
formulation of laws and drafting of resolutions; take effective measures to
encourage agencies to ensure that written documents are sent to the delegates
to the National Assembly on time as prescribed in law. The submitting agency
and the agency in charge of the drafting should urgently consider assimilating,
explaining and clarifying concerns of the delegates to the National Assembly to
serve the debate to take place at the Hall. The Institute for Legislative Studies shall promote
its role as an agency specialized in regulatory policy research, consultancy
and legislative information or communication, effectively assisting the
National Assembly, the National Assembly’s Standing Committee, the Council for
Ethnic Minorities, and other National Assembly’s Committees, bodies under the
National Assembly’s Standing Committee and delegates to the National Assembly;
shall actively participate in the legislation work, closely cooperate with the
Council for Ethnic Minorities, the National Assembly’s Committees and bodies
under the National Assembly’s Standing Committee in all stages of the
legislative process. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 9. Agencies and organizations in charge of
drafting, revising and finalizing projects on formulation and promulgation of
laws, ordinances and draft resolutions shall proactively cooperate on,
communicate, assimilate and give full explanations about contributed opinions
in order to uphold and improve the efficiency in social participation of the
Vietnam Fatherland Front in the legislation work; increase the value of the
opinions of the Vietnam Federation of Trade and Industry, especially for
projects on formulation and promulgation of laws, ordinances and drafted
resolutions in the fields of economy, investment, commerce and other
legislation on enterprises. 10. The National Assembly's Standing Committee, the
Government, other relevant agencies, organizations and individuals shall
closely cooperate on the effective implementation of this Resolution. In the
course of implementation thereof, in order to promptly deal with issues arising
in the actual circumstances, after considering the requests of the Government
and other relevant agencies and organizations, the National Assembly’s Standing
Committee shall issue its decision on the revision of the Program on
Formulation of Laws and Ordinances in accordance with regulations of the Law on
Issuance of Legal Normative Documents and submit it to the National Assembly in
the coming session. This Resolution is passed in the 3rd
plenum of the 15th National Assembly of the Socialist Republic of
Vietnam on June 13, 2022. CHAIRMAN
Vuong Dinh Hue
Nghị quyết 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ngày 13/06/2022 do Quốc hội ban hành
7.731
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|