Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 21/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 12/05/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 21/NQ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Tổng Thanh tra,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2009.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KNTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ)

I. BỐI CẢNH BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC

Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả đạt được từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới đất nước đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng.

Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, nhiều Nghị quyết của Đảng đã đưa ra những chủ trương, chính sách, giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 8 năm 2006). Luật Phòng, chống tham nhũng cũng đã được ban hành, là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác phòng, chống tham nhũng. Việt Nam cũng tích cực tham gia các sáng kiến quốc tế và khu vực để góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Việc thực hiện những chủ trương, chính sách, giải pháp nêu trên đã mang lại những kết quả bước đầu quan trọng, được dư luận quần chúng đồng tình, bạn bè quốc tế ủng hộ.

Mặc dù vậy, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ; việc kiện toàn các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tính chuyên nghiệp, ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống còn thấp; việc tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về phòng, chống tham nhũng được đề ra trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả chưa cao, đặc biệt là thiếu một chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng tổng thể, dài hạn.

Trong những năm tới, cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị hóa, sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động … sẽ nảy sinh những điều kiện mới cho tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Mặt khác, việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cũng tạo cơ hội phát sinh những vụ việc tham nhũng với phạm vi rộng hơn, khó phát hiện và xử lý hơn do có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020” là cần thiết, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (dưới đây gọi tắt là Chiến lược) xác định các mục tiêu căn bản, lâu dài cũng như những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, đề ra các giải pháp toàn diện, đồng bộ với một kế hoạch thực hiện cụ thể có lộ trình và bước đi thích hợp. Chiến lược này cũng xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và xã hội trong việc tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của Chiến lược.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân;

b) Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới;

c) Sử dụng tổng thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng; vừa tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng, chống tham nhũng với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí;

d) Xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hướng chuyên môn hóa với các phương tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội;

đ) Đặt quá trình phòng, chống tham nhũng trong điều kiện hội nhập, chủ động hợp tác hiệu quả với các quốc gia, các tổ chức quốc tế; chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài trong công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển;

b) Mục tiêu cụ thể:

- Ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật, nhất là trong quá trình ban hành và tổ chức thi hành các văn bản áp dụng pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu quả, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội, với đội ngũ cán bộ, công chức trung trực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp và được trả lương hợp lý; các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp được củng cố và phát triển.

- Hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; từng bước xóa bỏ tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và trong giao dịch thương mại.

- Tính trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng được nâng cao, giữ vai trò nòng cốt trong phát hiện và xử lý tham nhũng.

Chính sách xử lý đối với tham nhũng, đặc biệt là chính sách hình sự, chính sách tố tụng hình sự tiếp tục được hoàn thiện; hệ thống đo lường, giám sát tham nhũng được thiết lập.

- Nâng cao nhận thức, vai trò của xã hội về tham nhũng, về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thông và mọi công dân trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng; xây dựng văn hóa và tạo ra thói quen phòng, chống tham nhũng trong đời sống của cán bộ, công chức và trong các tầng lớp nhân dân.

III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

1. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật

a) Minh bạch hóa quá trình soạn thảo, trình, ban hành chính sách, pháp luật; quá trình chuẩn bị, trình, ban hành quyết định, văn bản hành chính gắn liền với việc cải cách thủ tục hành chính;

b) Tổng rà soát, sửa đổi pháp luật về bí mật nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước ở mức cần thiết;

c) Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức ở tất cả các ngành, các cấp và trong các lĩnh vực nhất là trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội;

d) Công khai, minh bạch các quyết định trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án;

đ) Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế người phát ngôn của cơ quan nhà nước; xây dựng và ban hành luật về tiếp cận thông tin; có chế tài đối với người vi phạm quyền được thông tin của công dân;

e) Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật,

2. Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ

a) Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý.

Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và căn cứ vào kết quả thực hiện chức trách đó để đánh giá cán bộ, công chức.

b) Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định về tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xử lý kiên quyết, kịp thời các vi phạm trong quản lý và sử dụng cán bộ, công chức;

c) Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tăng cường giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng;

d) Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;

đ) Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, phụ cấp bảo đảm để cán bộ, công chức có mức thu nhập tương đương mức thu nhập khá trong xã hội; thực hiện chính sách tiền lương hợp lý trong một số lĩnh vực đặc thù; nghiên cứu bổ sung chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức;

e) Công bố công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và công khai việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ, công chức, trước hết là của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng nhà công vụ; xử lý nghiêm minh các vi phạm trong việc quản lý, sử dụng nhà công vụ;

g) Sửa đổi, bổ sung các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo hướng từng bước công khai và quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập; thực hiện việc chi trả qua tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức;

h) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc minh bạch tài sản, thu nhập, việc thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh việc xây dựng, công bố công khai các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức và tăng cường giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch.

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hải quan, tín dụng, xuất nhập khẩu và một số lĩnh vực khác nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thực hiện các chính sách kinh tế đối với doanh nghiệp một cách minh bạch và nhất quán;

b) Xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế để doanh nghiệp hạch toán chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được phản ánh đồng thời trong cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; thực hiện chế độ kiểm toán định kỳ, bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp;

c) Tạo điều kiện để các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở trong cơ chế, chính sách tạo cơ hội phát sinh tham nhũng.

Xử lý nghiêm hành vi hối lộ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong việc tham gia đấu thầu, đấu giá; xử lý nghiêm hành vi gian lận thương mại; công bố công khai danh tính các cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm;

d) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng đất đai, các nguồn lực công, bảo đảm công khai, minh bạch và xử lý nghiêm những sai phạm;

Hình thành các trung tâm đấu thầu theo khu vực để thực hiện việc mua sắm công tập trung; thực hiện cơ chế đấu giá công khai khi bán, thanh lý, giao, cho thuê tài sản công;

đ) Tổng kết thực tiễn, hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt chú trọng việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp và xử lý tài sản công trong quá trình thực hiện cổ phần hóa;

e) Hoàn thiện pháp luật về tài chính, ngân hàng, về thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường lao động; nghiên cứu hoàn thiện quy định về thuế tài sản và việc bắt buộc đăng ký bất động sản; thực hiện việc đăng ký thuế thu nhập cá nhân và thanh toán qua tài khoản; xây dựng Luật Chống rửa tiền.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng

a) Nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước, phân định rõ thanh tra theo cấp hành chính và thanh tra theo ngành, lĩnh vực; tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra.

Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chuyển mạnh sang thực hiện chức năng giám sát hành chính và tăng cường thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ công vụ, việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; nghiên cứu kết hợp tổ chức và hoạt động thanh tra với tổ chức và hoạt động kiểm tra của Đảng.

Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực tập trung vào thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanh tra;

b) Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về kiểm toán nhằm phân định phạm vi hoạt động giữa kiểm toán nhà nước và thanh tra tài chính, khắc phục sự chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán; đề cao trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên về tính chính xác, khách quan của các báo cáo kiểm toán;

c) Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi pháp luật theo hướng tăng hình thức phạt tiền; miễn trách nhiệm hình sự hoặc giảm hình phạt đối với những đối tượng đã thực hiện hành vi tham nhũng nhưng chủ động khai báo, khắc phục hậu quả; hoàn thiện quy định xử lý tài sản tham nhũng; bổ sung quy định nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, bảo đảm cho việc thu hồi, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có;

d) Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử;

đ) Tiếp tục kiện toàn tổ chức và hoạt động của các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.

Nghiên cứu xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý, đồng thời tăng cường chế độ trách nhiệm và xử lý nghiêm khắc đối với hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng;

e) Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cường trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại.

Nghiên cứu từng bước áp dụng các biện pháp, kỹ thuật điều tra đặc biệt với trình tự, thủ tục, điều kiện chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng.

5. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng

a) Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về biểu hiện, tác hại của tham nhũng và trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng; tạo điều kiện để nhân dân tích cực, chủ động tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng;

b) Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong công tác phòng, chống tham nhũng;

c) Phát huy vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng; bảo đảm việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các vụ việc tham nhũng cho các cơ quan báo chí; xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đào tạo liêm chính cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên;

d) Phát huy vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng thông qua việc xây dựng và thực hiện văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và phát hiện kịp thời hành vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ của cán bộ, công chức;

đ) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ, khen thưởng người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng; tôn vinh, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng; xử lý nghiêm minh những trường hợp lợi dụng quyền tố cáo để vu khống, gây rối nội bộ làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

IV. LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 được thực hiện theo 3 giai đoạn:

a) Giai đoạn thứ nhất (từ nay đến năm 2011):

Trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định, Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược (có Kế hoạch kèm theo). Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan chủ động đưa các nội dung của Chiến lược vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp được nêu trong Chiến lược.

Trong giai đoạn này cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó, tập trung vào các giải pháp nâng cao năng lực phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Đẩy mạnh xử lý những vụ việc tham nhũng nổi cộm, gây bức xúc trong nhân dân; tập trung rà soát những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng.

Tổ chức sơ kết việc thực hiện giai đoạn thứ nhất của Chiến lược vào cuối năm 2011; bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu của Chiến lược ở giai đoạn tiếp theo;

b) Giai đoạn thứ hai (từ năm 2011 đến năm 2016):

Phát huy các kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 được xác định qua sơ kết giai đoạn thứ nhất và yêu cầu của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ khóa mới.

Trong giai đoạn này tập trung thực hiện các giải pháp về hoàn thiện thể chế, tập trung vào những lĩnh vực còn trì trệ, mở rộng các biện pháp phòng ngừa như kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng làm căn cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng phù hợp với tình hình mới.

Sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược đến năm 2016; bổ sung các giải pháp mới cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển và việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

c) Giai đoạn thứ ba (từ năm 2016 đến năm 2020):

Phát huy các kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 được xác định qua sơ kết giai đoạn thứ hai và yêu cầu mới của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Trong giai đoạn này tiếp tục làm tốt các giải pháp đã được thực hiện trong các giai đoạn trước, triển khai các giải pháp còn lại, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược.

Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2020.

2. Trách nhiệm thực hiện

Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì thực hiện và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện Chiến lược như sau:

a) Chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở địa phương xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược;

b) Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giúp Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược này;

c) Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát hệ thống văn bản luật, nghị quyết, pháp lệnh để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành nhằm thực hiện Chiến lược;

d) Giao các cơ quan của Chính phủ phối hợp với cơ quan, tổ chức khác thực hiện những nội dung liên quan đến phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đó được nêu trong Chiến lược;

đ) Kiến nghị các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

3. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược

a) Theo dõi, đánh giá, báo cáo việc thực hiện các giải pháp được thể hiện trong Chiến lược và Kế hoạch thực hiện theo các kỳ thống kê: ba tháng, một năm và cuối mỗi giai đoạn thực hiện;

b) Thực hiện điều tra, khảo sát về tình hình tham nhũng, về kết quả thực hiện Chiến lược; khảo sát, đo lường, đánh giá tác động tiêu cực của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội;

c) Xây dựng cơ chế công khai kết quả đánh giá thực trạng tham nhũng và kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giúp Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược.

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc “Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020”; đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược này.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 


KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020
(Chủ yếu cho giai đoạn từ nay đến năm 2011)
(Ban hành kèm theo Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ)

STT

Giải pháp-nhiệm vụ

Nội dung hoạt động cụ thể

Sản phẩm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp chính

Thời điểm trình

Cơ quan ban hành hoặc phê duyệt

I

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật

1

Minh bạch hóa quá trình hoạch định, trình, ban hành chính sách, pháp luật

Đề án

Bộ Tư pháp

Văn phòng Chính phủ

Tháng 12 năm 2011

Chính phủ

2

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Dự án Luật

Bộ Tư pháp

Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tháng 5 năm 2012

Quốc hội

3

Minh bạch hóa quá trình chuẩn bị, trình, ban hành văn bản hành chính, quyết định cá biệt

Đề án

Bộ Tư pháp

Văn phòng Chính phủ

Tháng 12 năm 2011

Chính phủ

4

Công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội

Quyết định

Thanh tra Chính phủ

Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Tháng 6 năm 2010

Thủ tướng Chính phủ

5

Tổng kết Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 -2010 (Quyết định số 30/QĐ-TTg)

Báo cáo

Văn phòng Chính phủ

Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp

Tháng 6 năm 2011

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

6

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính giai đoạn 2011- 2020

Kế hoạch

Văn phòng Chính phủ

Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Tháng 6 năm 2011

Thủ tướng Chính phủ

7

Tổng kết thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước

Báo cáo

Bộ Công an

Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ

Tháng 6 năm 2011

Bộ trưởng Bộ Công an

8

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước

Dự án Luật

Bộ Công an

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ

Tháng 5 năm 2012

Quốc hội

9

Trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Nghị định

Bộ Nội vụ

Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan

Tháng 6  năm 2010

Chính phủ

10

Đánh giá việc xây dựng và vận hành của Chính phủ điện tử

Báo cáo

Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, VCCI

Tháng 6 năm 2010

Chính phủ

11

Công khai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

Thông tư liên tịch

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao

Tháng 10 năm 2010

Liên ngành

12

Luật Tiếp cận thông tin

Dự án Luật

Bộ Tư pháp

Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ

Tháng 10 năm 2009

Quốc hội

13

Công khai trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Quy chế 

Thanh tra Chính phủ

Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ

Tháng 12 năm 2009

Tổng thanh tra

14

Đánh giá tình hình tham nhũng và việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

Báo cáo

Thanh tra Chính phủ

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ

Hàng năm

Chính phủ

II

Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ

1

Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Nghị định

Bộ Nội vụ

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ

Tháng 9 năm 2009

Chính phủ

2

Thi tuyển một số chức danh lãnh đạo, quản lý

Đề án

Bộ Nội vụ

Văn phòng Chính phủ

Tháng 6 năm 2009

Thủ tướng Chính phủ

3

Triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng (phần đối với cán bộ, công chức)

Kế hoạch

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tháng 9 năm 2009

Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

4

Sơ kết việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, giáo dục bồi dưỡng (phần đối với cán bộ, công chức)

Báo cáo

Học viện Chính trị, Hành chính Quốc gia HCM

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tháng 12 năm 2012

Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

5

Sửa đổi Nghị định số 107/2006/NĐ-CP về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng …; bổ sung cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Nghị định

Bộ Nội vụ

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ

Tháng 12 năm 2011

Chính phủ

6

Cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác của cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn sau năm 2012

Đề án

Bộ Nội vụ

Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Tháng 6 năm 2012

Chính phủ

7

Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức

Đề án

Bộ Tài chính

Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ

Tháng 6 năm 2010

Thủ tướng Chính phủ

8

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập

Nghị định

Thanh tra Chính phủ

Bộ Tư pháp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tháng 6 năm 2010

Chính phủ

9

Thực hiện việc chi trả qua tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức

Quyết định

Bộ Tài chính

Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nội vụ

Tháng 12 năm 2010

Thủ tướng Chính phủ

10

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2007/NĐ-CP về danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định

Bộ Nội vụ

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ

Tháng 12 năm 2011

Chính phủ

11

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

Nghị định

Thanh tra Chính phủ

Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tháng 6 năm 2010

Chính phủ

III

Hoàn thiện cơ chế quản lý, kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch

1

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan

Đề án

Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI

Tháng 12 năm 2009

Thủ tướng Chính phủ

2

Luật Đầu tư công

Dự án Luật

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính

Tháng 10 năm 2010

Quốc hội

3

Luật Thuế nhà, đất

Dự án Luật

Bộ Tài chính

Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Tháng 5 năm 2010

Quốc hội

4

Luật Thuế tài nguyên

Dự án Luật

Bộ Tài chính

Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Tháng 10 năm 2009

Quốc hội

5

Sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2005

Dự án Luật

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương,

Tháng 10 năm 2012

Quốc hội

6

Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư 2005

Dự án Luật

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương

Tháng 10 năm 2012

Quốc hội

7

Sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán năm 2004

Dự án Luật

Bộ Tài chính

Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, địa phương

Tháng 10 năm 2012

Quốc hội

8

Quy chế về việc công khai danh sách doanh nghiệp có liên quan đến tham nhũng

Quyết định

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, VCCI

Tháng 6 năm 2010

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

9

Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai

Dự án Luật

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tháng 10  năm 2009

Quốc hội

10

Xây dựng trung tâm đấu thầu theo khu vực để thực hiện việc mua sắm công tập trung

Đề án

Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tháng 12 năm 2010

Thủ tướng Chính phủ

11

Quy định về bán, thanh lý, giao, cho thuê tài sản công

Nghị định

Bộ Tài chính

Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan

Tháng 12 năm 2010

Chính phủ

12

Tổng kết việc chuyển đổi và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Báo cáo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan

Tháng 5 năm 2010

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

13

Luật Sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh

Dự án Luật

Bộ Tài chính

Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan

Tháng 5 năm 2010

Quốc hội

14

Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng

Dự án Luật

Ngân hàng Nhà nước

Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan

Tháng 10 năm 2009

Quốc hội

15

Sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán

Dự án Luật

Bộ Tài chính

Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan

Tháng 10 năm 2010

Quốc hội

16

Luật Đăng ký bất động sản

Dự án Luật

Bộ Tư pháp

Bộ Tài chính

Tháng 10 năm 2010

Quốc hội

17

Luật Chống rửa tiền

Dự án Luật

Ngân hàng Nhà nước

Bộ Tư pháp, Bộ Công an

Tháng 10 năm 2010

Quốc hội

IV

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng

1

Sửa đổi Luật Thanh tra

Dự án Luật

Thanh tra Chính phủ

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ

Tháng 10 năm 2009

Quốc hội

2

Nghiên cứu kết hợp tổ chức và hoạt động thanh tra với tổ chức và hoạt động kiểm tra của Đảng

Đề án

Thanh tra Chính phủ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chính phủ Bộ Nội vụ

Tháng 12 năm 2011

Thủ tướng Chính phủ

3

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/1998/NĐ-CP về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp

Nghị định

Thanh tra Chính phủ

Bộ Tư pháp, Bộ Công an

Tháng 12 năm 2009

Chính phủ

4

Sơ kết 5 năm thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước; đề xuất sửa đổi Luật Kiểm toán nhà nước

Báo cáo, Đề án

Kiểm toán Nhà nước

Các Ủy ban của Quốc hội và Bộ, ngành liên quan

Tháng 6 năm 2011

Tổng Kiểm toán Nhà nước

5

Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước

Đề án

Kiểm toán Nhà nước

Văn phòng Quốc hội

Tháng 6 năm 2011

Tổng Kiểm toán Nhà nước

6

Sửa đổi Bộ luật Hình sự

Dự án luật

Bộ Tư pháp

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

Tháng 10 năm 2009

Quốc hội

7

Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự

Dự án luật

Viện KSND Tối cao

Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

Tháng 10 năm 2010

Quốc hội

8

Luật Thi hành án Hình sự

Dự án luật

Bộ Công an

Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng

Tháng 5 năm 2011

Quốc hội

9

Tăng cường trang thiết bị, nâng cao nghiệp vụ, kỹ thuật điều tra tội phạm tham nhũng

Đề án

Bộ Công an

Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao

Tháng 6 năm 2010

Bộ trưởng Bộ Công an

10

Đổi mới công tác đào tạo nghiệp vụ đối với cán bộ, thanh tra viên

Đề án

Thanh tra Chính phủ

Các Bộ, ngành liên quan

Tháng 6 năm 2010

Tổng thanh tra

11

Đổi mới công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm toán đối với cán bộ, kiểm toán viên nhà nước

Đề án

Kiểm toán nhà nước

Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan

Tháng 6 năm 2010

Tổng Kiểm toán nhà nước

12

Nghị định về Chế độ đãi ngộ và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng

Nghị định

Bộ Nội vụ

Bộ Tư pháp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính

Tháng 12 năm 2009

Chính phủ

13

Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng

Báo cáo, Đề án

Thanh tra Chính phủ

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ

Tháng 6 năm 2011

Tổng Thanh tra

14

Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố

Thông tư liên tịch

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

Tháng 12 năm 2009

Liên ngành

15

Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế trao đổi thông tin, số liệu về phòng, chống tham nhũng; hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin, dữ liệu về phòng, chống tham nhũng

Thông tư liên tịch

Thanh tra Chính phủ

Kiểm toán nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

Tháng 6 năm 2010

Liên ngành

16

Luật Tố cáo

Dự án Luật

Thanh tra Chính phủ

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ

Tháng 10 năm 2010

Quốc hội

17

Luật Bảo vệ nhân chứng

Dự án Luật

Bộ Công an

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao

Tháng 5 năm 2011

Quốc hội

18

Luật Giám định tư pháp

Dự án Luật

Bộ Tư pháp

Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao

Tháng 10 năm 2010

Quốc hội

V

Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng

1

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đào tạo liêm chính cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Quy định

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Trung ương Hội Nhà báo

Tháng 12 năm 2009

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2

Xây dựng và thực hiện văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng

Đề án

VCCI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

Tháng 6 năm 2010

Thủ tướng Chính phủ

3

Triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng

Kế hoạch

Thanh tra Chính phủ

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tháng 9 năm 2009

Tổng thanh tra

4

Sơ kết việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng

Báo cáo

Thanh tra Chính phủ

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tháng 12 năm 2012

Tổng thanh tra

5

Quy chế khen thưởng người có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tham nhũng và người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng

Quyết định

Bộ Nội vụ

Bộ Tư pháp, Văn phòng Ban Chỉ đạo, Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ

Tháng 6 năm 2010

Thủ tướng Chính phủ

6

Quy chế bảo vệ người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng

Quyết định

Bộ Công an

Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Tháng 6 năm 2010

Thủ tướng Chính phủ

VI

Theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020

1

Hệ thống tiêu chí đánh giá, đo lường tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng

Quy định

Thanh tra Chính phủ

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tháng 12 năm 2010

Tổng thanh tra

2

Công khai kết quả đánh giá thực trạng tham nhũng, kết quả phòng chống tham nhũng của Việt Nam

Quy định

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ

Tháng 6 năm 2011

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

3

Điều tra chi phí không chính thức của hộ gia đình trong giao dịch với cơ quan nhà nước

Báo cáo

Thanh tra Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, VCCI

Hằng năm

Tổng thanh tra

4

Điều tra chi phí không chính thức của doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan nhà nước

Báo cáo

Thanh tra Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, VCCI

Hằng năm

Tổng thanh tra

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 21/NQ-CP

Hanoi, May 12, 2009

 

RESOLUTION

PROMULGATING THE NATIONAL STRATEGY AGAINST CORRUPTION UP TO 2020

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law Against Corruption;
Pursuant to Resolution No. 04-NQ/TW of August 21, 2006, of the Xth Party Central Committee's third plenum, on enhancement of the Party leadership of corruption and waste prevention and control;
Pursuant to the Government's Resolution No. 27/2008/NQ-CP of November 28, 2008; At the proposal of the Inspector General
.

RESOLVES:

Article 1. To promulgate the National Strategy Against Corruption up to 2020.

Article 2. This Resolution takes effect on June 1, 2009.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, the director of the Office of the Central Steering Committee Against Corruption, presidents of People's Committees of provinces and centrally run cities, and heads of concerned agencies, organizations and units shall implement this Resolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

NATIONAL STRATEGY

AGAINST CORRUPTION UP TO 2020
(Promulgated together with the Government's Resolution No. 21/NQ-CP of May 12, 2009)

I. CONTEXT OF PROMULGATION OF THE STRATEGY

For more than 20 years of renewal, the country has achieved tremendous achievements in all aspects. Achievements from the renewal of the political system and economic administration mechanism, administrative and judicial reforms, improvement of the legal system and international integration have created a significant premise for the fulfillment of socio-economic development targets and construction of a law -governed socialist state of the people, by the people and for the people. Nevertheless, together with these achievements, the country's renewal cause is facing many threats, including corruption.

Profoundly aware of the harm of corruption, the Party has adopted many resolutions promulgating guidelines, policies and solutions against corruption, especially the Resolution of the Xth Party Central Committee's third plenum on enhancement of the Party leadership of corruption and waste prevention and control t Resolution No. 04-NQ/TW of August 21, 2006). The Law Against Corruption has also been promulgated providing an important legal basis for corruption prevention and control. Vietnam has also actively participated in international and regional initiatives to contribute to the international community's common efforts in fighting corruption. The implementation of the above guidelines, policies and solutions has brought about initial important results which have been supported by the public and the international community.

Yet. the corruption situation remains complicated in many areas, especially in land management and use. construction investment, equitization of state enterprises and management and use of state capital and assets, causing adverse consequences in many aspects, eroding people's confidence in the Party's leadership and the State's management, posing risks of conflicts of interests and social resistance and widening the rich-poor gap. Corruption becomes a big obstacle to the success of the renewal cause and the Party's fighting capacity and threatens the existence of the regime.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In the years to come, the transformation of the administration mechanism, construction of technical infrastructure, urbanization, reorganization and transformation of state enterprises and development of real estate, capital, science and technology and labor markets will create new conditions for sophisticated and complicated development of corruption. At the same time, deep and wide international integration will also create opportunities for the emergence of corruption cases on a larger scale which are more difficult to detect and handle due to involvement of foreign individuals and organizations.

Therefore, the formulation and implementation of the National Strategy Against Corruption up to 2020 is necessary, contributing to successfully fulfilling the tasks set in Vietnam's socio-economic development strategy up to 2010. with a vision to 2020. The National Strategy Against Corruption up to 2020 (below referred to as the Strategy) sets basic, long-term and specific objectives for each period and works out comprehensive and uniform solutions and a specific implementation plan with appropriate roadmaps and steps. This strategy also specifies responsibilities of agencies and organizations in the socio-political system in the implementation of the Strategy to ensure its enforceability and effectiveness.

II. VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

1. Viewpoints

a/ Corruption prevention and control is the responsibility of the entire political system under the Party leadership, bringing into play the aggregate strength of branches and levels, emphasizing the responsibility of heads of agencies, organizations and units and promoting the role of the society, mass organizations and the people;

b/ Corruption prevention and control is an urgent and long-term important task throughout the course of socio-economic development and construction of the law-governed socialist state in the new period;

c/ To comprehensively apply anti-corruption solutions; to proactively take prevention initiatives and resolutely detect and handle violations in firm and focal steps with prevention being fundamental and long-term; to associate corruption prevention and control with thrift practice and bureaucracy and waste fighting;

d/ To develop a strong specialized force with political, ethical and professional qualifications as the core force in preventing, detecting and handling corruption in a specialized manner, which is furnished with appropriate equipment, tools and skills, to intensively and comprehensively cover all areas and aspects of the socio-economic life;

dd/ To put the anti-corruption process in the context of integration and take the initiative in effectively cooperating with other countries and international organizations; to attach importance to summing up the practical work of and selectively learn foreign experience in corruption prevention and control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ General objectives:

To stop and step by step drive back corruption, to gradually remove opportunities and conditions for corruption, contributing to building a clean, strong and effective state apparatus with incorruptible cadres and civil servants; to make healthy social relations through the uniform implementation of measures to prevent, detect and handle corruption; to consolidate confidence of the people and international community, boosting socio-economic development;

b/ Specific objectives:

- To stop and eliminate conditions and opportunities for corruption in policy planning and law making and enforcement, especially in the promulgation and enforcement of taw-applying documents.

- To increase examination and supervision of the performance of state power and prevent the abuse of positions and powers for self-seeking purposes on the basis of building an effective and transparent public-duty apparatus with honest, impartial, incorruptible, devoted and professional cadres and civil servants who are reasonably paid, to serve the people and society; to consolidate and develop standards on public-duty and professional ethics.

- To complete institutions and create an equal, fair and transparent business environment to attract domestic and foreign investment, contributing to boosting economic growth; to raise enterprises' sense of law observance; to step by step eliminate bribery in the relationship between enterprises and state agencies and in trade transactions.

- To raise the sense of responsibility, professionalism, fighting capacity and operation effectiveness of law enforcement agencies and specialized anti-corruption agencies and units which play the key role in detecting and handling corruption.

- To continue completing policies to handle corruption, especially criminal and criminal procedure policies; to establish a corruption measurement and supervision system.

- To raise the society's awareness and role concerning corruption, the Party's guidelines and policies and the State's laws on corruption prevention and control; to promote the proactive participation of organizations, mass organizations, the mass media and all citizens in anti-corruption efforts; to build up an anti-corruption culture and habit in the life of cadres and civil servants and people of all strata.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To increase publicity and transparency in policy planning and law making and enforcement

a/ To make transparent the process to draft, submit and promulgate policies and laws; and the process to prepare, submit and promulgate administrative decisions and documents in association with administrative procedure reform;

b/ To review and amend the law on state secrets toward narrowing down the scope of state secrets to a necessary extent;

c/ To materialize, and increase inspection to ensure strict implementation of, the Law Against Corruption's provisions on publicity and transparency in the operation of agencies and organizations of all branches and levels and in domains, especially in the implementation of social security policies;

d/ To make public and transparent decisions in investigation, prosecution, trial and judgment enforcement activities;

dd/ To formulate and implement a mechanism to ensure citizens' rights to access to information on the operation of agencies, organizations and units; to complete and strictly observe the regulation on spokespersons of state agencies; to elaborate and promulgate a law on information access; to impose sanctions on violators of citizens' rights to information access;

e/ To complete the mechanism to inspect, examine and supervise the publicity and transparency in policy planning and law making and enforcement.

2. To complete regulations on public duty and civil servants and improve the quality of public-duty performance

a/ To make clear assignment and decentralization; to specifically and clearly define functions, tasks and powers of each management level to tackle overlapping or vacated management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To complete and strictly observe regulations on recruitment, receipt, appointment, re­appointment and transfer of cadres and civil servants to improve their quality; to resolutely and promptly handle violations in the management and employment of cadres and civil servants;

c/ To incorporate anti-corrupts on contents into programs on training and refresh training of cadres and civil servants; to increase education about incorruptibility and raise the awareness and responsibilities of cadres and civil servants in preventing, detecting and handling corruption;

d/ To continue completing and implementing the mechanism on the accountability of cadres and civil servants, especially leaders and managers; and mechanisms to relieve of duty, remove from office, allow resignation of or temporarily suspension from posts of heads of agencies, organizations or units where corruption occurs;

dd/ To basically reform wage and allowance regimes to ensure incomes of cadres and civil servants reaching the society's fairly high level; to implement reasonable wage policies in a number of particular domains; to study and supplement policies on treatment of cadres and civil servants;

e/ To publicize regulations, norms and standards on use of public assets by cadres and civil servants, firstly heads of agencies, organizations and units, and the implementation of those regulations, norms and standards.

To amend regulations on. and strictly handle violations in. management and use of public-duty houses:

g/ To amend and supplement regulations on transparency of assets and incomes towards gradually making transparent and defining the responsibility of explanation of origin of assets and incomes: to make via-account payment for all state budget expenditures for cadres and civil servants;

h/ To increase inspection and examination of the implementation of the law on public duty and civil servants, especially transparency of assets and incomes, public duty performance by holders of posts directly dealing with requests of citizens, organizations and enterprises.

To boost the formulation and publicity of codes of conduct and public-duty and professional ethics of cadres and civil servants and increase inspection of observance thereof in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To complete mechanisms and policies on customs, credit, export-import and a number of other domains to ensure transparency, fairness and competitiveness for enterprises of all economic sectors.

To transparently and consistently implement economic policies for enterprises;

b/ To formulate and step by step complete mechanisms to enable enterprises to accurately and honestly account economic operations arising from production and business activities which are concurrently reflected in tax agencies' database; to conduct regular and compulsory audit for all types of enterprises;

c/ To create conditions for business and trade associations to join the formulation of policies and laws and propose amendments and supplements to redress mechanism and policy loopholes which are susceptible to corruption.

To strictly handle bribery in production and business activities, bidding and auction; to strictly handle trade frauds; to publicize names of violating agencies, organizations and individuals;

d/ To formulate and complete mechanisms on management and use of land and public resources, ensuring publicity and transparency and strict handling of violations;

To form regional bidding centers to centralize public procurement; to apply open auction to the sale, liquidation, assignment and lease of public assets;

dd/ To sum up the practical work of and complete the law on transformation and cquitization of state enterprises, paying particular attention to the valuation of corporate assets and handling of public assets during equitization;

e/ To complete the laws on finance, banking and capital, real estate and labor markets; to study and complete regulations on property tax and compulsory registration of real estate: to apply personal income tax registration and via-bank payment; to elaborate a Law Against Money Laundering.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To study and amend the inspection law towards clearly defining the functions, tasks and powers of stale inspection agencies and separating administrative level-based inspection from branch-or domain-based one: to increase independence and accountability of inspection agencies.

Administrative level-based inspection agencies shall switch to administrative supervision and increase inspection of the performance of responsibilities and public duty and implementation of the law against corruption; and study and combine inspection organization and operation with the Party's inspection organization and operation.

Branch and domain-based inspection agencies shall concentrate on inspecting and examining all organizations and individuals in law observance; and strictly handle administrative violations, ensuring order and legal discipline in all socio­economic domains.

To increase the effect of conclusions of inspection agencies;

b/ To amend and supplement the legal system on audit in order to separate the scope of operation of the state audit from that of the finance inspectorate to tackle overlapping inspection and audit.

To complete Vietnam's audit standard system in compliance with international practice; to improve audit quality and effectiveness; to raise the responsibility of audit institutions and auditors for the accuracy and objectivity of audit reports;

c/ To study, formulate and amend laws towards increasing fines and relieving penal liability or reducing penalties for those who have committed acts of corruption but voluntarily made declarations and remedied consequences; to complete the regulation on handling of assets in corruption cases; to supplement regulations to prevent dispersal of assets in corruption cases, ensuring recovery and confiscation of those assets;

d/ To enhance training and improve professional qualifications and skills in corruption prevention and control and political, ethic and professional qualities for cadres and civil servants engaged in inspection, examination, audit, investigation, prosecution and trial operations.

dd/ To continue consolidating the organization and operation of anti-corruption units

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ To complete the coordination mechanism for anti-corruption agencies and units in receiving and processing corruption-related information and denunciations and detecting and handling acts of corruption; to increase modem special-use technical equipment.

To study and step by step apply special investigation methods and techniques with strict order, procedures and conditions to increase the effectiveness in detecting acts of corruption.

5. To raise awareness about and promote the role of the entire society in corruption prevention and control

a/ To boost and diversify forms of public information to raise public awareness about signs and harm of corruption and the society's responsibility in corruption prevention and control; to create conditions lor people to actively participate in corruption prevention and control;

b/ To raise the role of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, social organizations and socio-professional organizations in corruption prevention and control;

c/ To promote the mass media's role in corruption prevention and control; to ensure prompt supply of accurate information on corruption cases for media agencies; to formulate a code of professional ethics and train in incorruptibility for reporters and editors;

d/ To promote the role of enterprises and business and trade associations in corruption prevention and control by forming and applying a healthy and non-corrupt business culture: to coordinate with competent state agencies in stopping and promptly delecting acts of harassment and bribe requests of cadres and civil servants;

ee/ To continue completing mechanisms to protect and commend denouncers and detectors of corruption: to honor and commend organizations and individuals with anti-corruption achievements; to strictly handle cases of taking advantage of denunciation rights to slander or cause internal disorder, affecting political security and social order and safety.

IV. ROADMAP AND ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 a/First phase (from now to 2011): Within its prescribed responsibilities, the Government shall direct levels and branches in performing the tasks set in the Plan to implement the Strategy (enclosed with this Resolution, not printed herein). The Government and concerned agencies and organizations shall proactively incorporate contents of the Strategy into their operation programs and plans and comprehensively implement solutions specified in the Strategy.

During this phase, to comprehensively implement solutions, concentrating on those to increase the capacity to detect and handle corruption. To enhance the handling of major corruption cases that cause public concern, and scrutinize domains vulnerable to corruption.

To review the first-phase implementation of the Strategy in late 2011; to supplement and complete the implementation plan to meet the Strategy's requirements for the next phase:

b/ Second phase (from 2011 to 2016): To promote achieved results, to concentrate on the tasks set for the 2011-2016 period by reviewing the first phase and requirements of the Party Central Committee, the National Assembly and the Government of the new term.

During this phase, to concentrate on solutions to complete institutions, paying attention to domains which remain stagnant and increasing preventive measures such as control of assets and incomes of cadres and civil servants; to improve the quality of public-duty performance; to complete the economic administration mechanism and build a healthy and fair business environment.

To review the 10-year enforcement of the Law Against Corruption to provide a basis for amending and supplementing the Law Against Corruption to suit the new situation.

To review and evaluate the Strategy implementation to 2016; to add new solutions to meet development requirements and comply with the United Nations Convention Against Corruption.

c/ Third phase (from 2016 to 2020):

To promote achievements and concentrate on the tasks set for the 2016-2020 period by reviewing the second phase and new requirements of the Party ( cntral Committee, the National Assembly and the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To review the Strategy implementation in 2020.

2. Responsibilities of implementation

The Government and the Central Steering Committee Against Corruption shall assume the prime responsibility for implementing and directing ministries, branches, localities, agencies and organizations in implementing the Strategy within the ambit of their functions and tasks as follows:

a/ To direct ministries, branches. People's Committees of provinces and centrally run cities and local steering committees against corruption in formulating and promulgating specific plans to perform the tasks set in the Plan to implement the Strategy;

b/ To assign the Government Inspectorate to assume the prime responsibility tor. and coordinate with the Office of the Central Steering Committee Against Corruption in. assisting the Government and the Central Steering Committee Against Corruption in monitoring, urging and examining the implementation of this Strategy;

c/ To assign the Ministry of Justice to assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in. reviewing the system of laws, resolutions and ordinances for the Government to propose the National Assembly and the National Assembly Standing Committee to make and promulgate amendments and supplements for implementation of the Strategy;

d/ To assign government agencies to coordinate with other agencies and organizations in implementing contents related to responsibilities of these agencies and organizations specified in the Strategy;

e/ To propose party committees of all levels to direct, examine and supervise the implementation of the Strategy.

3. Monitoring and evaluation of Strategy implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To survey the situation of corruption and Strategy implementation results; to survey, measure and assess adverse impacts of corruption on socio­economic development;

c/ To establish a mechanism to publicize evaluations of the corruption situation and the Strategy implementation.

Within the ambit of their functions, tasks and powers, the Government Inspectorate and the Office of the Central Steering Committee Against Corruption shall proaclively coordinate with concerned agencies and organizations in assisting the Government and the Central Steering Committee Against Corruption in monitoring and evaluating the Strategy implementation.

The Government instructs ministries, branches, local administrations of all levels, business and trade associations and enterprises to strictly implement the Strategy; and requests all levels of leadership of the Party, the State, the National Assembly, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the State Audit, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, socio-professional organizations, media agencies and all people to participate in implementing, examining and supervising the implementation of this Strategy.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/05/2009 về việc ban hành chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.008

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.171.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!