|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 142/2024/QH15 về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Số hiệu:
|
142/2024/QH15
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Trần Thanh Mẫn
|
Ngày ban hành:
|
29/06/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
11 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Ngày 29/6/2024, Quốc hội ban hành Nghị quyết 142/2024/QH15 về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung 11 luật được thông qua.11 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Theo đó, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thông qua 11 luật, gồm:
- Luật Lưu trữ;
- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
- Luật Bảo hiểm xã hội;
- Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
- Luật Đường bộ;
- Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Luật Thủ đô;
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng.
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT đến hết ngày 31/12/2024
Theo đó, tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a mục 1.1 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Áp dụng giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
Giao Chính phủ tổ chức thực hiện chính sách bảo đảm đạt mục tiêu đề ra; chịu trách nhiệm điều hành, thực hiện nhiệm vụ thu, không làm ảnh hưởng đến dự toán thu và bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội; đảm bảo nguồn thu cho các nhiệm vụ chi đã được dự toán và nhu cầu cấp bách phát sinh.
Nghị quyết 142/2024/QH15 được thông qua ngày 29/6/2024.
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị quyết số:
142/2024/QH15
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 06 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
KỲ
HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XV
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức
Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV từ
ngày 20 tháng 5 năm 2024 đến ngày 08 tháng 6 năm 2024 và từ ngày 17 tháng 6 năm
2024 đến ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý
kiến của các đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
1. Quốc
hội thông qua 11 luật, gồm: Luật Lưu trữ;
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên
công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô; Luật
Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá
tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cảnh vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất
động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Thông qua 21 nghị quyết, gồm: Nghị quyết bầu Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết bầu Chủ
tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị
quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết phê chuẩn đề
nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ
2021 - 2026; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ
nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021 - 2026; 02
Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về Ủy viên Hội đồng Quốc phòng
và An ninh; Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021 -
2026; Nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông
Đinh Tiến Dũng; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025,
điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Nghị quyết bổ sung dự
toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
năm 2022; Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Nghị
quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc
thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế,
chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết về Quy hoạch không gian
biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết về chủ
trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn
Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); Nghị quyết về Chương trình giám
sát của Quốc hội năm 2025; Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc
thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi
hành”; Nghị quyết về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15
ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường hiệu lực, hiệu quả
thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; Nghị
quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV và Nghị quyết Kỳ
họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
2. Cho
ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật, gồm: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy
hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật
Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
3. Cho
ý kiến lần đầu đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát
triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu ý kiến
đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, hoàn thiện Hồ sơ theo quy định,
trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
4. Cho
ý kiến về dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050; dự thảo Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm
2045, tầm nhìn đến năm 2065. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu tối
đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn
thiện văn bản, bảo đảm chất lượng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện
có hiệu quả.
5. Quốc
hội đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện quyết liệt
các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa
phương; biểu dương tinh thần nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp
Nhân dân đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân
sách nhà nước năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan
hữu quan tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra; theo dõi sát diễn biến, dự
báo tình hình trong nước và thế giới, có giải pháp chính sách phù hợp, sát thực
tiễn, cụ thể, khả thi để khắc phục các tồn tại, hạn chế và tổ chức thực hiện
quyết liệt, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2024. Đồng thời, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải
pháp sau đây:
a) Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp quản
lý thị trường vàng; bảo đảm thị trường vàng ổn định, lành mạnh;
b) Đẩy mạnh hỗ trợ, phục hồi thị trường du lịch;
căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, có giải pháp phù hợp, bảo vệ và bảo đảm
số lượng tàu bay, năng lực khai thác của các hãng hàng không trong nước;
c) Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức; hoàn thiện
thể chế, các quy định về chế độ, chính sách, phát hiện, thu hút, trọng dụng
nhân tài; tập trung hoàn thiện thể chế để khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, khắc phục triệt để
tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của cán bộ, công chức;
nâng cao đạo đức công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính, gắn với trách nhiệm
người đứng đầu;
d) Tập trung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 theo chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 9/2024, bảo đảm ổn định tổ chức để
các địa phương tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp năm 2025.
6. Căn
cứ Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị và Báo cáo số 329/BC-CP
ngày 21/6/2024 của Chính phủ, Quốc hội thống nhất thực hiện các nội dung cải
cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi
người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Cụ thể như sau:
6.1. Thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền
lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW
ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, gồm:
Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6% áp dụng từ
ngày 01/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng
từ ngày 01/01/2025).
6.2. Thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết
số 27-NQ/TW trong khu vực công theo lộ
trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và góp phần nâng
cao đời sống người hưởng lương, giao Chính phủ:
a) Triển khai thực hiện các nội dung đã rõ, đủ điều
kiện để thực hiện, gồm: hoàn thiện chế độ nâng lương; bổ sung chế độ tiền thưởng;
quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; hoàn thiện cơ chế quản lý
tiền lương và thu nhập;
b) Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng
lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 01/7/2024;
c) Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng
các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương, Chính phủ, các Bộ, ngành
liên quan tiếp tục rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền
xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc
thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp trước ngày
31/12/2024; thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng
thêm tháng 6/2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày
01/7/2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.
Trong thời gian chưa sửa đổi, bãi bỏ thì thực hiện như sau: Từ ngày 01/7/2024,
mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34
triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và
thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6/2024 (không bao gồm phần tiền lương và
thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch,
nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập
tăng thêm từ ngày 01/7/2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo
quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung;
d) Từ ngày 01/7/2024, điều chỉnh tăng 15% mức lương
hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6/2024); đối với người đang hưởng
lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2
triệu đồng/tháng thi điều chỉnh tăng 300.000 đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2
triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu
đồng/tháng; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ
2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%), giữ nguyên tương quan hiện
hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp; điều chỉnh
trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng
(tăng 38,9%);
đ) Báo cáo Quốc hội việc thực
hiện mục 6.2 tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
6.3. Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quy định
tiền lương, chế độ chính sách đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách,
đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội và các đối tượng khác thuộc thẩm
quyền theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
7. Về
giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội năm 2023, Quốc hội cơ bản thống nhất với kết quả giám sát và đánh
giá hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy
ban của Quốc hội được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, qua đó, đã phát hiện
văn bản chậm hoặc chưa được ban hành, chỉ ra một số văn bản có nội dung chưa
phù hợp, chưa khả thi trên thực tiễn, chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống
pháp luật, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản khắc phục.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục tăng cường công tác giám sát
văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách; kịp thời tổ chức giám sát
chuyên đề, phiên giải trình đối với các vấn đề có nhiều ý kiến, kiến nghị, phản
ánh của người dân, doanh nghiệp để có giải pháp khắc phục, hoàn thiện chính
sách, pháp luật.
8. Về
xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu
tại Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội, Quốc hội cơ bản
thống nhất với kết quả xử lý và kiến nghị xử lý các nội dung mâu thuẫn, chồng
chéo, vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật được nêu tại Báo
cáo của Chính phủ, Báo cáo ý kiến của Thường trực Ủy ban Pháp luật và của Thường
trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội. Chính phủ, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các Bộ, ngành, cơ
quan trung ương và chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục xác định công
tác rà soát pháp luật là hoạt động quan trọng, cần tiến hành thường xuyên; kết
quả rà soát được sử dụng làm thông tin, dữ liệu đầu vào phục vụ việc nghiên cứu,
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa
phương khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
những nội dung được luật giao, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với thời điểm có
hiệu lực của các luật, nhất là những luật mới được Quốc hội ban hành, không để
xảy ra vướng mắc do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, không tạo ra khoảng
trống pháp lý, gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp, người dân; tiếp tục
rà soát, tổng hợp tình hình, kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và kết
quả xử lý, khắc phục các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập,
không còn phù hợp thực tiễn và chưa có quy định của pháp luật được phát hiện
qua rà soát để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm trong Báo cáo về tình hình
thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
9. Về
công tác rà soát, xử lý vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính theo yêu cầu tại
Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 của Quốc hội, Quốc hội cơ bản
tán thành với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo ý kiến của Thường trực Ủy ban Pháp
luật và của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội. Chính
phủ cần tập trung triển khai đồng bộ 13 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề xuất
trong Báo cáo số 248/BC-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ; đồng thời, quan tâm chỉ
đạo và thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
a) Tiếp tục rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục
hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quá trình quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật; các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực
thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định liên quan
đến hoạt động kinh doanh, phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành
chính đã được phê duyệt; tiếp tục rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản
hóa thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và thống
kê, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ theo đúng kế hoạch đề ra;
b) Tăng cường kiểm soát chặt chẽ, đánh giá tác động
chính sách cụ thể đối với các quy định về thủ tục hành chính, quy định liên
quan đến hoạt động kinh doanh khi xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
c) Tiếp tục đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết
thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong
thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác giải quyết thủ tục hành chính; nâng cấp
hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ từ trung ương tới địa phương phù hợp
với yêu cầu chuyển đổi số hiện nay; đầy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ các
thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành và giải quyết thủ tục hành chính,
cung ứng dịch vụ công;
d) Tập trung triển khai thành công Đề án phát triển
ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, triển khai thí
điểm mô hình Bộ phận một cửa theo hướng kết hợp cung cấp dịch vụ hành chính
công của các đơn vị hành chính trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong năm 2024 để tổng kết, nhân rộng nhằm tạo thuận lợi nhất cho
người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công
không phụ thuộc địa giới hành chính;
đ) Khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét sửa
đổi, bổ sung các luật như: Luật Tổ chức Chính phủ,
Luật Tổ chức chính quyền địa phương... và chỉ
đạo sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản dưới luật để thực thi phương
án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động
kinh doanh, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên
quan đến quản lý dân cư theo Phụ lục VI, Phụ lục VII kèm theo Báo cáo số 248/BC-CP
của Chính phủ.
10. Về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử
tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương đã
chú trọng giải quyết kiến nghị cử tri, thể hiện tinh thần cầu thị, tích cực, chủ
động khắc phục những hạn chế, đề ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả trong thực hiện các chức năng của Quốc hội và trong công tác quản lý, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo,
đôn đốc, giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và đại biểu Quốc
hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành trung ương khẩn
trương khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong Báo cáo kết quả
giám sát; rà soát, giải quyết các kiến nghị từ các kỳ họp trước chưa được giải
quyết dứt điểm, các kiến nghị đang trong quá trình giải quyết, bảo đảm chất lượng,
đúng lộ trình đã báo cáo với cử tri; tăng cường và nâng cao hiệu quả giải quyết,
trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp, bảo đảm đúng thời hạn theo quy định của
pháp luật; nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, trả lời ý kiến của các
vị đại biểu Quốc hội.
Quốc hội tán thành với Báo cáo tổng hợp ý kiến,
kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV của
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ,
ngành trung ương, chính quyền địa phương các cấp, theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, nghiên cứu, tiếp thu các đề xuất; kịp thời giải quyết, có giải pháp thực
hiện các kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong Báo cáo số 842/BC-MTTW-ĐCT ngày 17/5/2024.
11. Về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023,
Chính phủ cần tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện Chỉ thị sổ 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày
15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí năm 2024; tập trung giải quyết kiến nghị của cử tri về siết chặt kỷ luật, kỷ
cương, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền, cán bộ trong
việc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí. Rà soát, tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật có
liên quan theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và
Kế hoạch số 734/KH- UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó đặc biệt
quan tâm các nhiệm vụ lập pháp quan trọng như sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Đầu tư công, Luật
Ngân sách nhà nước, các luật thuế trên cơ sở định lượng rõ, nhận diện chính
xác hành vi lãng phí, xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí... để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra
trong quá trình tổ chức thi hành luật.
12. Về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số
31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số
29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, Chính phủ chịu
trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội và Nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh
hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật, xử lý các vấn đề phát
sinh sau khi điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của các luật; bảo đảm
không tạo ra khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách,
hợp thức hóa các sai phạm; không gây vướng mắc, ách tắc, khó khăn cho địa
phương, người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của đối tượng
chịu tác động, môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của
người dân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. Đồng thời, Chính phủ bảo đảm và chuẩn
bị đầy đủ các điều kiện để thi hành các luật từ ngày 01/8/2024; chỉ đạo quyết
liệt các Bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời các văn bản để quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành các luật bảo đảm chất lượng, tiến độ, không để xảy ra vướng
mắc do thiếu văn bản cụ thể hóa.
13. Giao Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ,
trình tự, thủ tục giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động
trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội
cho người lao động trước ngày 01/7/2024. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn thu
xử lý chậm đóng, trốn đóng quy định tại khoản 3 Điều 122 của
Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và số tiền
0,03%/ngày thu được theo quy định tại khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 41 của Luật
Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện người
sử dụng lao động vẫn còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì
thực hiện truy thu, truy đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội và xử lý vi phạm theo quy
định của pháp luật.
14. Giao Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận thời
gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày
Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số
100/2023/QH15 ngày
24/6/2023 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa
XV.
15. Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với
các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a mục 1.1 khoản
1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc
hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Giao Chính phủ tổ chức thực hiện chính sách bảo đảm
đạt mục tiêu đề ra; chịu trách nhiệm điều hành, thực hiện nhiệm vụ thu, không
làm ảnh hưởng đến dự toán thu và bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 theo Nghị
quyết của Quốc hội; đảm bảo nguồn thu cho các nhiệm vụ chi đã được dự toán và
nhu cầu cấp bách phát sinh.
16. Cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tự động gia hạn
thêm 03 lần tại thời điểm đến hạn trả nợ đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại của
các tổ chức tín dụng đang cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam vay bổ sung vốn
phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm
a khoản 11 Điều 1 của Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, thời gian gia hạn mỗi lần
bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu, tổng thời gian các lần gia hạn tái cấp vốn tối
đa không quá 05 năm (bao gồm 02 lần đã được gia hạn theo Nghị quyết số
135/2020/QH14).
Giao Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp, các cơ quan liên quan và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam xây
dựng chiến lược phát triển toàn diện; khẩn trương hoàn thiện Đề án tổng thể các
giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam để sớm phục hồi
và phát triển bền vững; đẩy nhanh việc cơ cấu lại toàn diện Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW
ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; xác định
rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, nhất là nguyên nhân do vướng mắc
về văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình xây dựng Đề án tổng thể, kiến nghị
giải pháp tháo gỡ kịp thời. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
trong việc thực hiện cam kết trước Quốc hội về hiệu quả của việc triển khai giải
pháp về cho vay tái cấp vốn. Các cơ quan hữu quan tăng cường công tác kiểm tra,
kiểm toán, giám sát để việc tổ chức thực hiện giải pháp bảo đảm đúng quy định.
17. Cho phép sử dụng 18.220 tỷ đồng dự phòng chung nguồn ngân
sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng
với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023.
Cho phép hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án từ nguồn
dự phòng chung nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm
2023; đối với 04 dự án: (1) Dự án sân bay Gia Bình, (2) Xây dựng mới trụ sở Tòa
án nhân dân tối cao tại 262 Đội Cấn, (3) Dự án đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp
và xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân các cấp (giai đoạn 1), (4) Dự án cao tốc
Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Tuyên Quang, cho phép cơ
quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án căn cứ nguồn vốn và mức vốn
dự kiến bố trí cho dự án từ nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023,
nguồn vốn giai đoạn 2026 - 2030 và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có) để hoàn
thiện thủ tục đầu tư theo quy định.
Giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương
và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư theo thẩm quyền, đối với việc
quyết định chủ trương đầu tư dự án mới thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc
gia, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia đã được
Quốc hội quyết định phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của
Luật Đầu tư công; báo cáo Quốc hội xem xét,
quyết định phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các
Bộ, cơ quan trung ương và địa phương khi đủ thủ tục đầu tư theo quy định của
pháp luật; trong thời gian giữa 02 kỳ họp Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc
hội xem xét, quyết định phân bổ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
18. Thống nhất điều chỉnh một số nội dung liên quan chủ trương
đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Giao Chính phủ chỉ đạo rà
soát và quyết định ban hành danh mục đầu tư cụ thể đối với: các đơn vị sự nghiệp
công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc; các trường phổ thông dân tộc
nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; các trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến
huyện; các di tích, dự án bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du
lịch, nằm trong và ngoài danh mục địa bàn xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, ưu tiên địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc điều chỉnh bảo đảm các nguyên tắc, hiệu quả
đầu tư và mục tiêu chương trình theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày
19/6/2020 của Quốc hội và không vượt quá tổng mức vốn của Chương trình đã được
Quốc hội quyết định trong giai đoạn 2021 -2025.
19. Giao Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày
24/6/2023 của Quốc hội cùng kỳ với báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV; riêng kết
quả huy động, sử dụng và thanh toán, quyết toán tổng thể nguồn lực chi cho
phòng, chống dịch COVID-19 của giai đoạn 2020 - 2022 sẽ được báo cáo cùng kỳ với
báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa
XV. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành chấn chỉnh, nghiêm túc rút kinh nghiệm
trong việc chậm tham mưu, triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15; bổ
sung đầy đủ nội dung, số liệu, hoàn thiện báo cáo bảo đảm chất lượng để trình
Quốc hội. Trong đó, báo cáo rõ kết quả thực hiện, cung cấp các số liệu cụ thể,
đánh giá đúng hiệu quả của các nhiệm vụ đã hoàn thành; rà soát, bổ sung kết quả,
tồn tại, hạn chế, khó khăn, nguyên nhân của các nhiệm vụ chưa bảo đảm tiến độ;
phương án giải quyết đối với các nhiệm vụ quy định tại khoản
2 Điều 2 và điểm b, điểm c khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 99/2023/QH15; trường hợp vượt quá thẩm quyền, Chính phủ
báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
20. Cho phép chưa thực hiện công khai Báo cáo tài chính nhà nước
năm 2022. Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, lộ trình
và các giải pháp cụ thể để xây dựng Báo cáo tài chính nhà nước từ niên độ 2025,
bảo đảm hoàn chỉnh, đầy đủ, toàn diện thông tin, số liệu theo quy định của Luật Kế toán.
21. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Kiểm toán nhà
nước, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được
giao tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết; tăng cường tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật để sớm triển khai thực hiện các luật, nghị quyết đã được Quốc
hội thông qua.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy
ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực
hiện Nghị quyết.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát và động viên các tầng lớp Nhân dân thực
hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2024.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Trần Thanh Mẫn
|
Nghị quyết 142/2024/QH15 về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
NATIONAL
ASSEMBLY
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
Resolution No.
142/2024/QH15
|
Hanoi, June 29,
2024
|
RESOLUTION OF THE 7TH SESSION,
THE 15TH NATIONAL ASSEMBLY NATIONAL ASSEMBLY Pursuant to the Constitution of the Socialist
Republic of Vietnam; Pursuant to the Law on Organization of the
National Assembly No. 57/2014/QH13, amended by the Law No. 65/2020/QH14; Pursuant to the results of the 7th Session of
the 15th National Assembly from May 20, 2024 to June 8, 2024 and from June 17,
2024 to June 29, 2024; At the request of the Standing Committee of the
National Assembly and the opinions of National Assembly deputies, HEREBY RESOLVES: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The National Assembly has passed 21 resolutions,
including: the Resolution on the election of the President of the
Socialist Republic of Vietnam for the 2021-2026 term; the Resolution on the
election of the President of the National Assembly of the Socialist Republic of
Vietnam for the 2021-2026 term; the Resolution on the election of Deputy
Presidents of the National Assembly for the 2021-2026 term; the Resolution on
approval for the Prime Minister's proposal to dismiss the Minister of Public
Security for the 2021-2026 term; the Resolution on approval for the Prime
Minister's proposal to appoint the Deputy Prime Minister and Minister of Public
Security for the 2021-2026 term; 2 Resolutions on approval for the President's
proposal on members of the National Defense and Security Council; the
Resolution on the election of members of the Standing Committee of the National
Assembly for the 2021-2026 term; the ;Resolution on the termination of the
duties of the 15th National Assembly delegate Mr. Dinh Tien Dung; the
Resolution on the program of formulation of laws and ordinances in 2025, and
amendments to the program of formulation of laws and ordinances in 2024; the
Resolution supplementing the state budget estimate for 2022 and approving the
state budget finalization for 2022; the Resolution on approval for the document
of accession to the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland; the
Resolution on the organization of urban government and piloting of some special
mechanisms and policies for the development of Da Nang City; the Resolution on
supplementing the pilot of some special mechanisms and policies for the
development of Nghe An Province; the Resolution on the National Sea Spatial
Planning for the period 2021 - 2030, with a vision to 2050; the Resolution on
the investment policy for the North-South Expressway Construction Investment
Project, Western section, Gia Nghia (Dak Nong) - Chon Thanh (Binh Phuoc); the
Resolution on the National Assembly’s supervision program for 2025; the
Resolution on the establishment of a thematic supervision team "The
implementation of policies and laws on environmental protection since the Law
on Environmental Protection 2020 came into effect"; the Resolution on the
implementation of Resolution No. 43/2022/QH15 dated January 11, 2022 of the
National Assembly on fiscal and monetary policies to support the socio-economic
recovery and development program and to enhance the effectiveness and
efficiency of the implementation of National Assembly resolutions on a number
of important national projects; the Resolution on the question-and-answer activities
at the 7th session of the 15th National Assembly and the Resolution of the 7th
session of the 15th National Assembly. 2. Provide initial opinions on 11 bills,
including: the Law on Geology and Minerals; the Law on Fire Safety and
Rescue; the Law on People's Air Defense; the Law on Urban and Rural Planning;
the Law on Juvenile Justice; the Law on Notarization (amended); the Law on
Trade Unions (amended); the Law on Cultural Heritage (amended); the Law on
Prevention and Control of Human Trafficking (amended); the Law on Value Added
Tax (amended) and the Law on amendments to the Law on Pharmaceuticals. 3. Provide initial opinions on the
investment policy of the National Target Program on Cultural Development for
the period 2025 - 2035. The Government has directed the study and adoption of
opinions of the National Assembly deputies at the 7th session, the review
opinions of the Committee on Culture, Education, Ethnic Groups, and other
Committees of the National Assembly, to complete the dossier as prescribed, and
submit it to the National Assembly for consideration and approval at the 8th
session of the 15th National Assembly. 4. Provide opinions on the draft Hanoi
Capital Planning for the period 2021 - 2030, with a vision to 2050; the draft
Master Plan to adjust the overall Hanoi Capital Master Planning to 2045, with a
vision to 2065. The Prime Minister has prioritized the task of fully
incorporating the recommendations of the National Assembly deputies, comments
of the Standing Committee of the National Assembly to finalize the drafts,
ensuring the quality and promptly issuing and effectively implementing it in
accordance with the authority. 5. The National Assembly highly appreciates
the direction, management and drastic implementation of tasks and solutions of
the Government, the Prime Minister, ministries, agencies and local governments;
commends the efforts of the business community and people of all walks of life
in basically completing the socio-economic development tasks and the state
budget in 2023 and the first months of 2024. The National Assembly has requested the Government
to coordinate with relevant agencies to continue the synchronous, timely, and
comprehensive implementation of the goals, tasks, and solutions set out by the
Party, the National Assembly, and the Government; closely monitor and forecast
domestic and international developments, develop appropriate, practical,
specific, and feasible policy solutions to address existing shortcomings and
limitations; and organize the implementation with determination to achieve the
highest possible targets in the Socio-Economic Development Plan 2024. And
effectively implement the following tasks and solutions: a) Vigorously and effectively take measures to
manage the gold market; ensure a stable and healthy gold market; b) Accelerate efforts to support and revive the
tourism market; develop appropriate solutions to protect and ensure the number
of aircraft and operational capacity of domestic airlines, based on their
functions, tasks, and authorities; c) Accelerate civil service reforms; improve
institutions, regulations on regimes and policies, and strengthen the
identification, attraction, and utilization of talents; focus on institutional
improvements to encourage proactive, creative, and responsible officials who
are willing to take risks for the common good, and thoroughly address the
problems of buck-passing, avoidance, fear of mistakes and fear of
accountability among officials and public employees; enhance public service
ethics and administrative discipline, linking them to the accountability of
leaders; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 6. Based on Conclusion No. 83-KL/TW dated
June 21, 2024, of the Politburo and Report No. 329/BC-CP dated June 21, 2024,
of the Government, the National Assembly has agreed to implement reforms to the
salary system, adjustments to pensions, social insurance allowances, preferential
allowances for meritorious individuals, and social allowances, effective from
July 1, 2024. In specific: 6.1. Fully implement the two items of salary reform
for the enterprise sector as stipulated in Resolution No. 27-NQ/TW dated May
21, 2018, of the 7th Plenum of the 12th Party Central Committee, including:
adjusting the regional minimum salary in accordance with the Labor Code (with
an average increase of 6% effective from July 1, 2024); and stipulating a
salary mechanism for state-owned enterprises (effective from January 1, 2025). 6.2. Implement salary reform in the public sector
in accordance with Resolution No. 27-NQ/TW in a gradual, cautious, and
sustainable manner, following the given roadmap, ensuring feasibility and
contributing to improving the living standards of salary earners. The
Government is tasked with: a) Implementing the clear and feasible items,
including: Improving the salary increase regime; supplementing the bonus
regime; regulating the funding source for implementing the salary regime;
improving the salary and income management mechanism; b) Adjusting the basic salary from VND
1,800,000/month to VND 2,340,000/month (a 30% increase) effective from July 1,
2024; c) For agencies and units currently applying
special financial and income mechanisms at the central level, the Government,
and relevant ministries shall conduct a comprehensive review of the legal
framework submit to the competent authority for consideration and decision on
the amendment or abolition of such special mechanisms before December 31, 2024;
preserve the difference between the salary and additional income in June 2024
and the salary from July 1, 2024, after the amendment or abolition of the
special financial and income mechanism. During the period before the amendment
or abolition, the following shall apply: From July 1, 2024, the monthly
salary and additional income shall be calculated based on the new basic salary
of VND 2,340,000/month under the special mechanism, ensuring that it does not
exceed the salary and additional income received in June 2024 (excluding the
salary and additional income increase due to the adjustment of the salary
coefficient following increase of pay grades and pay steps). If the salary and
additional income from July 1, 2024, under the special mechanism is lower than
the salary under the general regulations, the general salary regulations shall
apply; d) From July 1, 2024, pensions and social insurance
allowances will be increased by 15% from the current level (June 2024); for
those receiving pensions before 1995, if the adjusted amount is less than VND
3,200,000/month, it will be increased by VND 300,000/month; if the adjusted
amount is between VND 3,200,000/month and less than VND 3,500,000/month, it
will be adjusted to VND 3,500,000/month; preferential allowances for
meritorious individuals will be adjusted to the standard allowance level of VND
2,789,000/month (a 35.7% increase), maintaining the current ratio of
preferential allowances for meritorious individuals to the standard allowance
level; social allowances will be adjusted to the social assistance standard
level of VND 500,000/month (a 38.9% increase); dd) Report to the National Assembly on the
implementation of item 6.2 at the 9th Session, 15th National Assembly. 6.3. Assign the National Assembly Standing
Committee to review and regulate the salaries and benefits of full-time
National Assembly deputies, full-time People's Council deputies, officials,
public employees, employees working at the National Assembly Office, and other
entities under their authority in accordance with the Party and State law. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 8. Regarding the review and handling of
the results of the legal document system review as required by National
Assembly Resolution No. 110/2023/QH15 dated November 29, 2023, the National
Assembly generally agreed with the handling results and the proposed solutions
to address the inconsistencies, overlaps, bottlenecks, and inadequacies in
legal documents as presented in the Government's Report, the Standing Committee
of the Legal Affairs Committee's report, and the reports of the Standing
Committee of the Ethnic Council and other Committees of the National Assembly.
The Government, Supreme People's Court, Supreme People's Procuracy, State
Audit, Ministries, branches, central agencies, and all levels of local
authorities need to continue to identify the review of legislation as an
important activity that must be carried out regularly; the results of the
review shall be used as input information and data to serve the research,
development, and improvement of the legal system. The Government has directed
all Ministries, sectors, and localities to promptly issue detailed regulations
and guidelines to implement the provisions prescribed in the laws, ensuring
that they take effect concurrently with the effective date of the laws,
especially new laws enacted by the National Assembly. This is to avoid
difficulties caused by the delay in issuing detailed regulations and to prevent
any legal vacuum that may create hardships for localities, businesses, and
people. 9. Regarding the review and handling of
administrative procedures' bottlenecks and inadequacies as required by National
Assembly Resolution No. 103/2023/QH15 dated November 9, 2023, the National
Assembly generally agrees with the Government's Report, the opinions of the
Standing Committee of the Legal Affairs Committee, and the Standing Committee
of the Ethnic Groups Committee, as well as other Committees of the National
Assembly. The Government needs to focus on synchronously implementing the 13
groups of tasks and solutions proposed in Government Report No. 248/BC-CP dated
May 18, 2024; directing and effectively implementing the following tasks and
solutions: a) Continue the review process to cut, simplify
administrative procedures, and promote decentralization and delegation of power
in the process of elaborating and guiding the implementation of laws;
Ministries, sectors, and localities shall focus on implementing approved plans
to cut and simplify administrative procedures, regulations related to business
activities, and plans for decentralizing the handling of administrative
procedures; continue to review and propose plans to cut and simplify
administrative procedures, regulations related to business activities, and to
compile statistics and review and simplify internal administrative procedures
in accordance with the outlined plan; b) Strengthen strict oversight and assess the
specific policy impacts of regulations on administrative procedures, especially
those related to business activities, when developing and issuing legal
documents; c) Continue to accelerate the digitalization of
records and results of handling administrative procedures, enhance the quality
of services provided to citizens and businesses in performing administrative
procedures, and provide online public services; improve the quality of human
resources involved in handling administrative procedures; upgrade the information
technology infrastructure system synchronously from the central to local levels
to suit the current digital transformation requirements; and strengthen the
connection, integration, and sharing of information and data to serve the
direction, management, and handling of administrative procedures, and the
provision of public services; d) Focus on the successful implementation of the
Project on developing the application of population data, electronic
identification and authentication to serve national digital transformation in
the period 2022-2025 with a vision to 2030. Simultaneously, pilot the
single-window model, combining the provision of public administrative services
of administrative units in a number of provinces and centrally affiliated
cities in 2024, with a view to summarizing and expanding it to facilitate
citizens and businesses in accessing and performing administrative procedures
and public services, regardless of administrative boundaries. dd) Urgently study and submit to the National Assembly
for consideration of amendments to the following laws: the Law on Government
Organization and the Law on Organization of Local Government…, and direct the
amendment of sub-legal documents to implement plans to reduce and simplify
administrative procedures, regulations related to business activities,
decentralization in administrative procedures, and citizen documents related to
population management as specified in Annexes VI and VII of the Government's
Report No. 248/BC-CP. 10. Regarding the results of the supervision
of the handling and response to voters' petitions sent to the 6th Session of
the 15th National Assembly, the National Assembly, the agencies of the National
Assembly, the Government, the Prime Minister, the Ministries, sectors, and
central agencies have paid close attention to addressing voters' petitions,
demonstrating a proactive and receptive attitude. Efforts have been made to
address shortcomings and propose many measures to improve the quality and
efficiency of carrying out the functions of the National Assembly and the
management and governance of the Government and the Prime Minister. The
Standing Committee of the National Assembly is tasked with directing, urging,
and supervising the handling and response to voters' petitions and National
Assembly deputies. The Government and the Prime Minister have directed
ministries and central agencies to promptly address existing problems and
shortcomings identified in the supervision report; review and resolve petitions
from previous sessions that have not been fully resolved, as well as ongoing
petitions, ensuring quality and adherence to the reported timeline to voters;
and strengthen and improve the effectiveness of handling and responding to
voters' petitions submitted during the session, ensuring compliance with legal
deadlines. Ministries, agencies, and central government agencies must seriously
study, consider, address, and respond to the opinions of National Assembly
deputies. The National Assembly agrees with the comprehensive
report on the opinions and petitions of voters and the people submitted to the
7th session of the 15th National Assembly by the Presidium of the Central
Committee of the Vietnam Fatherland Front. The Government, the Prime
Minister, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy,
ministries, central agencies, and all levels of local authorities, in
accordance with their assigned functions and tasks, shall study and consider
the proposals; promptly resolve and take measures to implement the recommendations
of the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front as
stated in Report No. 842/BC-MTTW-DCT dated May 17, 2024. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 12. Regarding the Law on amendments to the
Land Law No. 31/2024/QH15, the Housing Law No. 27/2023/QH15, the Real Estate
Business Law No. 29/2023/QH15, and the Credit Institutions Law No.
32/2024/QH15, the Government shall be fully responsible for the effectiveness
of adjusting the effective date and transitional provisions, addressing arising
issues, ensuring that no legal gaps is created, preventing policy abuses, and
legalizing violations. The Government shall ensure that there are no obstacles
or difficulties for localities, people, and businesses, and that the legitimate
rights and interests of affected parties, the investment environment, and
people and businesses are not adversely affected. Simultaneously, the
Government shall ensure all necessary preparations are in place for the
effective implementation of the new laws as of August 1, 2024; and strongly
direct ministries, agencies, and localities to promptly issue documents
providing detailed regulations and guidance for the implementation of the laws,
ensuring quality and timeliness, and avoiding any obstacles due to a lack of
specific legal documents. 13. The Government shall prescribe the
subjects, conditions, support levels, procedures for handling retirement and
death benefits for employees in cases where employers are no longer able to pay
social insurance contributions before July 1, 2024. The funding shall come from
the revenue collected from handling late or unpaid contributions as stipulated
in Clause 3, Article 122 of the Social Insurance Law No. 58/2014/QH13 and the
amount of 0.03% per day collected as stipulated in Clause 1, Article 40 and
Clause 1, Article 41 of the Social Insurance Law No. 41/2024/QH15. In cases
where the competent authority discovers that the employer is still able to pay
social insurance contributions for employees, the authority shall recover and
make up for unpaid contributions to the social insurance fund and handle
violations in accordance with the law. 14. The Government shall submit to the
Standing Committee of the National Assembly for recognition of the compulsory
social insurance contribution period of business household heads who
participated before the effective date of the Social Insurance Law No. 41/2024/QH15,
as a basis for settling social insurance benefits in accordance with the
provisions of the social insurance law and Resolution No. 100/2023/QH15 of the
National Assembly on question-and-answer activities at the 5th session of the
15th National Assembly. 15. The 2% reduction in the value-added tax
rate for the groups of goods and services stipulated in Clause a, Item 1.1,
Article 3 of the National Assembly's Resolution No. 43/2022/QH15 on fiscal and
monetary policies to support the socio-economic recovery and development
program shall continue from July 1, 2024 to December 31, 2024. The Government shall organize the implementation of
the policy, ensuring the achievement of the set targets. The Government shall
be responsible for managing and carrying out the revenue collection task,
without affecting the state budget revenue and expenditure estimates for 2024
as resolved by the National Assembly. The Government shall ensure revenue for
expenditure tasks that have been budgeted and for urgent emerging
needs. 16. Allows the State Bank of Vietnam to
automatically extend by 3 more times, upon maturity, the outstanding balance of
the refinancing debt of credit institutions currently lending to Vietnam
Airlines, as stipulated in Clause a, Article 11 of Resolution No.
135/2020/QH14. The extension period for each time shall be equal to the initial
refinancing period, and the total maximum refinancing extension period shall
not exceed 5 years (including 2 extensions under Resolution No. 135/2020/QH14). The Government is assigned to direct the State
Capital Management Committee at enterprises, relevant agencies and Vietnam
Airlines Corporation to develop a comprehensive development strategy; urgently
finalize the comprehensive project to overcome difficulties for Vietnam
Airlines so that it can soon recover and develop sustainably; accelerate the
comprehensive restructuring of Vietnam Airlines in accordance with the spirit
of Resolution No. 12-NQ/TW of June 3, 2017 of the 12th Party Central Committee
on continuing to restructure, innovate, and improve the efficiency of
state-owned enterprises; clearly identify the objective and subjective reasons,
especially the reasons due to legal obstacles, in the process of developing the
comprehensive project, and propose timely solutions to overcome them. Clearly
define the responsibilities of agencies and organizations in fulfilling the
commitments made to the National Assembly regarding the effectiveness of
implementing the refinancing solution. Relevant agencies shall strengthen
inspection, auditing, and supervision to ensure that the implementation of the
solution is in accordance with regulations. 17. Allows the use of 18,220 billion VND
from the general central budget reserve fund of the medium-term public investment
plan for the period 2021-2025, corresponding to the increased central budget
revenue in 2023. Allow the completion of investment procedures for
projects from the central budget reserve of the medium-term public investment
plan for the period 2021 - 2025 corresponding to the increased central budget
revenue in 2023; for 4 projects: (1) Gia Binh Airport Project, (2) Construction
of a new Supreme People's Court headquarters at 262 Doi Can, (3) Investment
project to repair, renovate, upgrade and construct headquarters of People's
Courts at all levels (phase 1), (4) Tuyen Quang - Ha Giang Expressway Project
(phase 1) through Tuyen Quang province, allowing competent authorities to
decide on the project investment policy based on the capital source and the expected
capital level allocated for the project from the central budget revenue
increase capital source in 2023, capital source in the period 2026 - 2030 and
other legal capital sources (if any) to complete investment procedures
according to regulations. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 18. Unanimously agrees to adjust certain
contents related to the investment policy of the National target program for
socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas for the
2021-2030 period. Assigns the Government to direct the review and
decision-making on the specific investment list for public sector
entities operating in the field of ethnic affairs, boarding and semi-boarding
ethnic minority schools, district health centers and district hospitals, relics
and conservation projects, and cultural heritage preservation projects of
ethnic minorities linked to tourism development, both within and outside the
list of communes and villages in ethnic minority and mountainous areas as
currently regulated, prioritizing severely-disadvantaged areas. The adjustment
shall ensure the principles, investment efficiency, and objectives of the
program in accordance with Resolution No. 120/2020/QH14 of the National
Assembly, and shall not exceed the total capital of the Program as decided by
the National Assembly for the period 2021-2025. 19. The Government shall report on the
implementation of Resolution No. 99/2023/QH15, along with the report on the
implementation of tasks and solutions related to primary healthcare and
preventive healthcare at the 10th session of the 15th National Assembly.
Specifically, the results of mobilizing, using, paying, and finalizing overall
resources for COVID-19 prevention and control during the period 2020-2022 shall
be reported along with the report on the finalization of the state budget in
2023 at the 9th session of the 15th National Assembly. Simultaneously,
the Government shall direct ministries and sectors to rectify and seriously
learn lessons from the delay in consulting and implementing Resolution No.
99/2023/QH15; supplement the content and data in full, and finalize the report
to ensure quality for submission to the National Assembly. Specifically, the
report shall clearly present the implementation results, providing specific
data, and accurately assessing the effectiveness of completed tasks; review,
supplement the results, existing problems, limitations, difficulties, and
causes of tasks that have not met the schedule; and propose solutions for tasks
stipulated in Clause 2, Article 2 and Points b and c, Clause 1, Article 3 of
Resolution No. 99/2023/QH15. In cases exceeding its authority, the Government
shall report to the competent authority for consideration and decision. 20. Allows for the postponement of the
public release of the 2022 Government Financial Report. The Government shall
urgently complete the legal framework, roadmap, and specific solutions for
developing the Government Financial Report from the 2025 fiscal year, ensuring
that the information and data are complete, comprehensive, and in accordance
with the Accounting Law. 21. The Standing Committee of the National
Assembly, the Government, the Prime Minister, the Central Committee of the
Vietnam Fatherland Front, the Supreme People's Court, the Supreme People's
Procuracy, the National Assembly Committee on Ethnic Groups, the National
Assembly Committees, the State Audit, ministries, agencies, and local
authorities at all levels shall, in accordance with their assigned functions
and tasks, effectively implement the Resolution; strengthen propaganda,
dissemination, and legal education to promptly implement the laws and
resolutions adopted by the National Assembly. The Standing Committee of the National Assembly,
the National Assembly Committee on Ethnic Groups, the National Assembly
Committees, the National Assembly delegations, and National Assembly deputies
shall supervise the implementation of the Resolution. The Central Committee of the Vietnam Fatherland
Front and its member organizations shall supervise and mobilize all strata of
the people to implement the Resolution. This Resolution was adopted by the 15th National
Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, 7th Session on June 29, 2024. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.
Nghị quyết 142/2024/QH15 ngày 29/06/2024 về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
28.420
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|