Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 08/1998/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 16/07/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/1998/NQ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 1998

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 1998

Trong 2 ngày 29 - 30 tháng 6 năm 1998, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 năm 1998 đã quyết định một số chủ trương, biện pháp cần tập trung chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và Ngân sách Nhà nước trong 6 tháng cuối năm 1998 như sau:

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM,TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU

Do dự báo được tình hình khó khăn trong năm 1998, nên trong 6 tháng đầu năm, cùng với việc tiếp tục các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai, Chính phủ đã tập trung sự chỉ đạo điều hành vào việc tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong đầu tư phát triển và trong sản xuất kinh doanh; tăng cường các giải pháp hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát huy nội lực theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ tư (khoá VIII). Đồng thời xử lý một cách linh hoạt, thận trọng một số vấn đề về tài chính - tiền tệ nhằm hạn chế thấp nhất sự tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô. Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và địa phương được cải tiến một bước.

Những cố gắng nêu trên đã góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân khắc phục khó khăn; hạn chế sự giảm sút của sản xuất kinh doanh; duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá (GDP tăng 6,64%); ổn định kinh tế vĩ mô; giữ vững an ninh quốc phòng; các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hoá, xã hội, y tế... đều có bước tiến bộ.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn:

Nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại; sức mua xã hội và thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hàng hoá nước ta bị cạnh tranh gay gắt hơn; hậu quả nặng nề của thiên tai còn tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; việc huy động vốn trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, vốn đầu tư của các doanh nghiệp và của dân cư đều đạt thấp so với dự kiến, vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh; một số công trình, dự án cấp bách do không đủ vốn để thực hiện đúng tiến độ, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của năm nay và các năm sau. Mức thu ngân sách đạt thấp, trong khi các yêu cầu chi tăng lên làm cho ngân sách thêm căng thẳng; các tệ nạn xã hội chưa được khắc phục rõ nét; việc làm cho người lao động đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải tập trung giải quyết.

Tình hình trên do nhiều nguyên. Ngoài ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và sự tác động bất lợi của cuộc khủng khoảng kinh tế khu vực thì những yếu kém chủ quan đóng vai trò rất quan trọng. Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp và chưa có chuyển biến rõ nét; việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong nước, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế để phát triển sản xuất kinh doanh... còn chậm, chưa tạo được bước chuyển biến căn bản. Các ách tắc trong hệ thống thể chế, thủ tục hành chính vẫn còn lớn. Một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ ở cấp thừa hành còn gây phiền hà, nhũng nhiễu; làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của dân và doanh nghiệp. Việc thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước, ngay cả các quy định đúng đắn, ban hành kịp thời, có lúc, có nơi vẫn không tổ chức triển khai một cách nghiêm túc.

Những yếu kém chủ quan trên đây cần phải được tập trung khắc phục trong thời gian tới.

B. CÁC GIẢI PHÁP LỚN ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 1998

Mục tiêu quan trọng nhất của công tác chỉ đạo, điều hành trong những tháng tới là tạo cho được động lực phát triển mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân; phát huy cao độ các nguồn lực trong nước; thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài; khắc phục các yếu kém trong tổ chức thực hiện để vượt qua khó khăn, thách thức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Theo tinh thần đó, Chính phủ quyết định một số chủ trương, biện pháp lớn sau đây:

I. VỀ NÔNG NGHIỆP

1. Tập trung chỉ đạo sát sao khâu chăm sóc, thu hoạch lúa hè thu và triển khai sản xuất vụ mùa, phấn đấu đạt chỉ tiêu sản lượng lương thực đã đề ra.

2. Chỉ đạo chặt chẽ công tác xuất khẩu gạo, bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống; đồng thời, điều hoà tốt việc lưu thông lương thực đến vùng cao, vùng sâu, vùng thiếu lương thực.

3. Đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình thuỷ lợi cấp bách vùng ngập lũ ở đồng bằng sông Cửu Long trước mùa mưa lũ năm 1998. Chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão; có các phương án cụ thể để đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xẩy ra.

4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nhanh chóng kiểm tra lại số diện tích các cây công nghiệp, nhất là diện tích cây cà phê, cây điều, hồ tiêu... thiệt hại do bị hạn nặng vừa qua. Nhà nước bảo đảm đủ vốn tín dụng ưu đãi cho nông dân vay để chăm sóc và khôi phục diện tích các cây công nghiệp bị thiệt hại và cho vay trồng mía ở những vùng đã có nhà máy đường.

5. Tiêu thụ nông sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản hướng vào đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp là nhân tố có ý nghĩa then chốt, cần được quan tâm đúng mức. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Các Tổng công ty kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm của Trung ương và các địa phương cần tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể về việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản phù hợp với từng vùng, địa phương. Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư chế biến, nhất là chế biến sâu nhằm nâng cao chất lượng một số mặt hàng xuất khẩu như gạo, hải sản, chè, cà phê và các loại rau quả, thực phẩm khác...

6. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư mua sắm tàu thuyền và ngư, lưới cụ đánh bắt cá xa bờ. Các quốc doanh đánh bắt cá cần khẩn trương đối mới tổ chức, quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, làm tốt hơn vai trò nòng cốt cho lực lượng ngư dân hoạt động trên vùng biển khơi, kể cả trong khâu đánh bắt, mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ liên quan. Tiếp tục cải tiến các thủ tục cho vay, đẩy nhanh việc giải ngân các dự án đóng tàu đánh bắt cá. Chú trọng đúng mức công tác đào tạo lao động kỹ thuật và quản lý cho nghề đánh bắt hải sản xa bờ. Tăng cường công tác cảnh báo bão và cứu hộ trên biển.

7. Tổng kết việc tổ chức thực hiện chương trình 327 và các mô hình kinh tế đồi rừng trong những năm qua để rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, cách thức tổ chức, chỉ đạo phù hợp, bảo đảm hiệu quả cao trong việc khai thác 10 triệu ha đất trống, đồi núi trọc. Trước mắt cần rút ra kinh nghiệm để chỉ đạo chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Triển khai kế hoạch khai hoang một số diện tích tập trung ở Tứ giác Long Xuyên, Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước để điều chuyển số hộ nông dân không có ruộng ở đồng bằng sông Cửu Long đến lập nghiệp tại các vùng này. Đồng thời, khuyến khích mạnh mẽ nhân dân đầu tư khai thác đất trống, đồi núi trọc để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi theo hình thức trang trại.

8. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có biện pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng cháy rừng; xử lý nghiêm các vụ vi phạm gây cháy rừng và chỉ đạo chặt chẽ việc trồng lại rừng bù vào diện tích bị mất.

9. Uỷ ban nhân dân các tỉnh nắm chắc tình hình thiếu đói trên địa bàn tỉnh và nhanh chóng có biện pháp cứu trợ kịp thời, chỉ đạo việc trồng rau màu ngắn ngày để phòng chống đói giáp hạt.

10. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc giải quyết khiếu kiện của dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; bảo đảm an ninh, ổn định và đoàn kết nông thôn.

II. VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Đối với những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài, nhất là những sản phẩm xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế, được vay vốn tín dụng ưu đãi để đổi mới thiết bị và công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh; có chính sách thưởng cho các doanh nghiệp có nhiều hàng xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm mới, công nghệ cao và thưởng cho các tổ chức và cá nhân mở được thị trường xuất khẩu mới.

2. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu vừa cấp bách, vừa cơ bản của nền kinh tế. Trong 6 tháng cuối năm 1998, cùng với việc thực hiện các giải pháp chấn chỉnh và đổi mới hoạt động các doanh nghiệp nhà nước, cần đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời chỉ đạo thực hiện thí điểm các hình thức cho thuê, chuyển sang hình thức sở hữu tập thể hoặc bán một số doanh nghiệp không cần thiết phải giữ sở hữu của Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ tư (khoá VIII).

Trong quý III năm 1998, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh công bố danh sách các doanh nghiệp nhà nước dự kiến thực hiện cổ phần hoá và kế hoạch triển khai trong năm. Các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố khác tiếp tục công bố danh sách các doanh nghiệp nhà nước sẽ được thực hiện cổ phần hoá trong năm 1998 và chuẩn bị kế hoạch sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp năm 1999. Đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.

Chấn chỉnh và tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp có phẩm chất tốt và năng lực cho các doanh nghiệp nhà nước; kiên quyết thay thế số cán bộ quản lý doanh nghiệp có sai phạm, năng lực kém, không đảm đương được trách nhiệm.

4. Trong quý III năm 1998, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng xong phương án tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp địa phương, bao gồm các giải pháp kinh tế và các giải pháp về tổ chức, cán bộ trình Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tổ chức bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm làm đầu mối giải quyết hoặc báo cáo lên cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời những ách tắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó đặc biệt quan tâm việc duy trì sử dụng lao động và đẩy mạnh xuất khẩu. Các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước thuộc ngành và thẩm quyền của Bộ. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương chịu trách nhiệm tổng hợp và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh tại các Tổng công ty 91 về cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp.

6. Đối với những doanh nghiệp thuộc diện phải di chuyển ra khỏi thành phố, thị xã theo quy hoạch, được chuyển nhượng quyền sử dụng mặt bằng sản xuất cũ để lấy vốn đầu tư xây dựng mặt bằng nơi nhà máy chuyển đến.

7. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm việc cấp quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư mua quyền sử dụng đất của dân làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đất ở sang làm mặt bằng sản xuất, phù hợp với quy hoạch của thành phố, không phải nộp thêm tiền thuê cho Nhà nước và được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, thừa kế diện tích đó trong thời hạn sử dụng.

8. Hoàn thiện để sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về "Chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp". Các Bộ, ngành liên quan: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Thanh tra Nhà nước, Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng quy chế về kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp để thực hiện Nghị định nói trên và công bố công khai để nhân dân và doanh nghiệp tham gia giám sát công tác này.

III. VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1. Đối với nguồn vốn ngân sách, Bộ Tài chính huy động tối đa các nguồn thu theo quy định của pháp luật, bảo đảm đủ mức chi cho đầu tư phát triển như dự toán đã được phê duyệt. Không cắt giảm vốn đầu tư theo kế hoạch đã phân bổ đầu năm cho các Bộ, ngành và địa phương. Bổ sung thêm 1.450 tỷ đồng để bảo đảm vốn đối ứng đối với công trình, dự án có vốn ODA, một số dự án thuỷ lợi và dự án đặc biệt cấp bách.

2. Giãn tiến độ và hoãn xây dựng một số công trình nhóm A, B (như phụ lục kèm theo) thuộc nguồn vốn ngân sách tập trung. Riêng đối với các dự án nhóm C, từ nay đến cuối năm dừng việc khởi công mới các dự án đã ghi kế hoạch năm 1998. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1179/1997/QĐ-TTg và Chỉ thị số 05/1998/CT-TTg ; bảo đảm bố trí đủ 70% vốn cho các dự án nhóm C có khả năng hoàn thành trong năm để sớm đưa các công trình này vào sử dụng.

3. Không tiếp tục đầu tư mới các dự án về kinh doanh khách sạn, bia, xi măng lò đứng, nhà máy đường nếu xét thấy không trả được nợ, hoặc trả nợ trong thời hạn quá dài và đòi hỏi những điều kiện đặc cách; xem xét hoãn khởi công và hoãn việc chuẩn bị khởi công các nhà máy xi măng lớn do trong nước tự đầu tư, ít nhất cho đến năm 2000.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo tinh thần nêu trên chậm nhất vào ngày 15 tháng 8 năm 1998. Những Bộ, địa phương không thực hiện đúng quy định của Chính phủ thì các cơ quan quản lý vốn sẽ không cấp phát vốn và thanh toán.

5. Các dự án, công trình có khối lượng thực hiện vượt mức khối lượng được giao trong kế hoạch năm trước, không được bố trí thêm vốn kế hoạch năm 1998 để thanh toán.

6. Thực hiện đầy đủ các cam kết của phía Việt Nam trong từng dự án ODA, bảo đảm đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án đã được ghi kế hoạch. Đẩy nhanh công tác xây dựng dự án, giải phóng mặt bằng, chấn chỉnh công tác xét thầu, chọn thầu; Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi những quy định về thuế tại Nghị định 87/CP ngày 5-8-1997 nhằm giải quyết dứt điểm các vướng mắc về thuế liên quan đến nguồn vốn ODA để tăng tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết.

7. Cho phép xử lý linh hoạt tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong các liên doanh ở giai đoạn đầu, khi các doanh nghiệp Việt Nam ít vốn và nâng dần tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam lên khi có điều kiện. Chấm dứt tình trạng bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào có quyền sử dụng đất đều trở thành đối tác trong liên doanh khi không có điều kiện quản lý kinh doanh; Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật, cán bộ để tiến hành việc liên doanh với bên nước ngoài. Trong quý III năm 1998, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, kể cả quốc doanh và các thành phần kinh tế khác, liên kết, hợp vốn để liên doanh với nước ngoài, bảo đảm ưu thế cũng như quyền bình đẳng thực sự của bên Việt Nam trong các liên doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam không được vay vốn nước ngoài với lãi suất cao để góp vốn vào liên doanh.

8. Ngoài doanh nghiệp nhà nước, cho phép các thành phần kinh tế khác được hợp tác đầu tư với nước ngoài đối với các ngành, lĩnh vực không cấm hoặc không hạn chế. Cho phép thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thí điểm dự án cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất xây dựng nhà ở để bán và cho thuê.

9. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý Khu công nghiệp Trung ương và địa phương, các Công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đang hoạt động trong các khu công nghiệp khắc phục khó khăn, duy trì việc sử dụng lao động Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, cần chuyển trọng tâm vào hoạt động vận động đầu tư để lấp đầy diện tích cho thuê; đối với các khu công nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng phải tuỳ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của từng khu (100% vốn nước ngoài, liên doanh với nước ngoài, hoặc ta vay vốn tín dụng để đầu tư...), chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng đến đâu, khai thác đến đó. Cần xem xét chặt chẽ việc cấp phép thành lập các khu công nghiệp mới.

10. Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu, được điều chỉnh tăng tỷ lệ nội tiêu đối với những sản phẩm ta vẫn phải nhập khẩu, thị trường trong nước có nhu cầu, hoặc chuyển đổi mặt hàng kinh doanh.

11. Xem xét cho một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang gặp khó khăn về vốn, có nhu cầu và có khả năng trả nợ, được vay vốn tại các Ngân hàng của Việt Nam. Ban hành các quy định về cầm cố, thế chấp để doanh nghiệp FDI có thể vay vốn của các Ngân hàng trong nước; hỗ trợ bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang thực sự khó khăn do khủng hoảng kinh tế khu vực, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp.

12. Trong quý III năm 1998, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục các dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, dự kiến quy mô, công suất, đối tác, địa điểm, tiến độ thực hiện... của các dự án để bảo đảm đúng chủ trương điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư.

IV. VỀ LĨNH VỰC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1. Tiếp tục triển khai một cách đồng bộ các chính sách khuyến khích xuất khẩu đã nêu trong Nghị quyết của Chính phủ số 02/1998/NQ-CP , ngày 26-01-1998.

2. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho xuất khẩu và nhập vật tư, thiết bị máy móc, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, kể cả hàng gia công xuất khẩu. Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan cần tăng cường công tác kiểm tra đối với các bộ phận và công chức chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục liên quan đến xuất, nhập khẩu.

Thành lập tổ công tác lâm thời của Thủ tướng Chính phủ, do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan làm thường trực, các Bộ có chức năng quản lý chuyên ngành về xuất, nhập khẩu cử thành viên tham gia. Tổ có nhiệm vụ hoàn thành trong quý III năm 1998 việc rà soát và bổ sung, sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xuất, nhập khẩu theo hướng đề cao trách nhiệm của các chủ hàng đối với chất lượng hàng nhập khẩu; xoá bỏ những quy định không còn phù hợp, gây ách tắc hàng hoá tại các cửa khẩu; bảo đảm hiệu lực quản lý Nhà nước đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất, nhập khẩu.

3. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc kéo dài thêm thời hạn nộp thuế nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm 1998 để giảm bớt gánh nặng vay vốn của các doanh nghiệp.

4. Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước chủ trì cùng các Bộ liên quan tìm hiểu khả năng ký thoả thuận về xuất, nhập khẩu và thanh toán ở cấp Chính phủ đối với những nước ta có khả năng xuất khẩu lớn, nhưng chưa ký các thoả thuận thương mại và còn có nhiều vướng mắc trong việc ký kết hợp đồng xuất khẩu cũng như phương thức thanh toán. Cùng với quá trình trên, cần tìm kiếm những hình thức tổ chức kinh doanh và phương thức thanh toán phù hợp để sớm khắc phục các khó khăn, vướng mắc, mở rộng thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở đó, hướng dẫn, giúp đỡ một số doanh nghiệp lớn triển khai thực hiện để rút kinh nghiệm.

Trước mắt, Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước chủ trì cùng với các ngành giải quyết quan hệ thanh toán để sớm mở rộng thị trường vào các nước SNG và Đông Âu. Bộ Thương mại cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng đề án xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Irắc và các nước Trung Đông. Cho phép Bộ Thương mại được trích một tỷ lệ từ phí hạn ngạch hàng dệt may của EU để thành lập quỹ khen thưởng xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp có khối lượng hàng xuất khẩu lớn, sản phẩm mới hoặc tổ chức, cá nhân mở rộng hoặc tìm được thị trường xuất khẩu mới.

5. Trong quý III năm 1998, Ngân hàng Nhà nước hình thành "Quỹ tín dụng xuất khẩu" để trợ giúp tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

6. Bộ Tài chính áp dụng việc dán tem thêm một số mặt hàng nhập khẩu khác mà trong nước đã sản xuất được với chất lượng tốt.

7. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.

V. VỀ TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ

1. Tiếp tục thực hiện các chủ trương và giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết Trung ương lần thứ tư (khoá VIII) nhằm lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, bảo đảm các điều kiện cho tăng trưởng kinh tế, xã hội; kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động đối phó với tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực.

2. Bảo đảm kế hoạch thu ngân sách đã được Quốc hội thông qua. Trên cơ sở quy định của pháp luật, các địa phương thu vượt dự toán thu ngân sách Trung ương, ngoài phần được hưởng theo quy định hiện hành, được Chính phủ thưởng thêm một tỷ lệ để chi cho nhu cầu phát triển của địa phương mình; những địa phương thu không đạt thì phải cắt giảm chi tương ứng. Tăng cường quản lý thu, huy động tốt các khoản thu có khả năng thu vượt để bù vào những khoản thu có thể giảm. Điều chỉnh linh hoạt và kịp thời thuế suất hoặc phụ thu đối với một số mặt hàng nhập khẩu mà trong nước đã sản xuất đủ hoặc thị trường chấp nhận được.

3. Giữ mức bội chi ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua. Thực hiện nghiêm Pháp lệnh và Nghị định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Không sử dụng 10% chi thường xuyên đã giữ lại đầu năm trong dự toán ngân sách năm 1998 theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Xiết chặt kỷ luật chi theo các quy định đã ban hành; cấp trên và cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu chấp hành và tăng cường kiểm tra cấp dưới. Đồng thời tiếp tục rà soát để tiếp tục cắt giảm những khoản chi không cần thiết hoặc chưa thật cấp bách trong 6 tháng cuối năm 1998. Từ nay đến cuối năm ngân sách, Chính phủ không giải quyết bổ sung chi ngoài dự toán đã được Chính phủ duyệt cho các Bộ, ngành và địa phương. 4. Đình chỉ khởi công xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm các phương tiện đắt tiền (ô-tô, điều hoà nhiệt độ, trang thiết bị khác...) của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội trong một thời gian nhất định. Việc xây dựng, nâng cấp trụ sở của các tỉnh mới chia tách phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở kết quả kiểm tra tài sản, các cơ quan hành chính sự nghiệp và chế độ trang bị tài sản, kiên quyết thực hiện việc điều hoà các phương tiện, tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu.

5. Khẩn trương đánh giá, rà soát lại công tác quản lý ngân sách xã, chấn chỉnh ngay những mặt yếu kém. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chủ trương huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các công trình phúc lợi công cộng trên cơ sở bảo đảm mức huy động phù hợp với từng địa phương, cơ sở do tập thể Hội đồng nhân dân xã dân chủ quyết định; thực hiện tốt thiết chế dân chủ ở cơ sở và quy chế công khai tài chính ở cấp xã và các cơ quan Nhà nước. 6. Đẩy nhanh công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật về Ngân hàng Nhà nước, Luật về các Tổ chức tín dụng và có kế hoạch triển khai thực hiện khi 2 Luật trên có hiệu lực thi hành (01-10-1998).

7. Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch đã điều chỉnh, Ngân hàng Nhà nước rà soát lại các chỉ tiêu, tiến hành nghiên cứu để bổ sung sửa đổi cơ chế và chính sách tiền tệ theo hướng đẩy mạnh huy động vốn để tăng mức cho vay phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp, chấn chỉnh tổ chức và hoạt động hệ thống Ngân hàng thương mại; chỉ đạo chặt chẽ và áp dụng một cách linh hoạt các công cụ điều tiết lưu thông tiền tệ, ngoại hối nhằm kiểm soát lạm phát, thực hiện nghiêm ngặt quy chế quản lý nợ nước ngoài, giữ vững cán cân thanh toán quốc tế, xử lý có hiệu quả nợ tồn đọng và giảm dư nợ quá hạn. Cần khẩn trương hoàn thiện để ban hành Nghị định về quản lý vay và trả nợ nước ngoài trong quý IV năm 1998.

8. Trong năm 1998, phấn đấu duy trì mức lạm phát dưới 2 con số.

VI. VỀ XÃ HỘI

1. Khẩn trương hoàn thiện và triển khai thực hiện chương trình giải quyết việc làm, hỗ trợ số lao động dôi dư từ các doanh nghiệp do gặp khó khăn trong sản xuất, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động từ nước ngoài trở về. Khuyến khích các doanh nghiệp và người lao động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo nhiều việc làm, ổn định lao động, giảm thất nghiệp.

2. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, tổng kết và triển khai chương trình hỗ trợ cho số lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Triển khai ngay kế hoạch thực chương trình triển khai kinh tế, xã hội 1.700 xã đặc biệt khó khăn với bước đi và cách làm phù hợp.

4. Tiến hành sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 660-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17-10-1995 về việc giải quyết tình trạng di cư tự do, chuẩn bị ban hành các quy định mới để giải quyết một cách cơ bản vấn đề "di dân tự do".

5. Tiếp tục thực hiện các Nghị định của Chính phủ và các quy định khác về phòng chống ma tuý, mại dâm, xuất bản phẩm độc hại; bảo đảm trật tự an toàn giao thông; thực hiện nếp sống văn minh. Chuẩn bị đề án tổng thể về đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội.

6. Khẩn trương hoàn thành các đề án triển khai chủ trương xã hội hoá lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá, thể thao.

VII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chỉ đạo, điều hành ở các ngành, các cấp, Chính phủ chủ trương áp dụng hình thức "giao ban định kỳ" với nội dung thiết thực đối với từng khối công việc, từng cụm địa phương, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội trong thời gian tới, cụ thể:

- Giao ban sản xuất công nghiệp do Bộ Công nghiệp chuẩn bị nội dung;

- Giao ban sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chuẩn bị nội dung;

- Giao ban về đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị nội dung; - Giao ban về xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại chuẩn bị nội dung;

- Giao ban về tài chính, tiền tệ do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị nội dung;

- Giao ban về việc làm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị nội dung;

- Giao ban về phòng chống tệ nạn xã hội do Bộ Công an và Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị nội dung;

- Giao ban về khiếu kiện do Thanh tra Nhà nước chuẩn bị nội dung. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp cần chăm lo đúng mức đến việc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tại các cuộc giao ban; trong các báo cáo phải bao gồm tình hình các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

2. Trong quý III năm 1998, công tác xây dựng thể chế của Chính phủ tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: thủ tục xuất, nhập khẩu; đất đai; đầu tư; tiền tệ và tín dụng; thuế; thành lập doanh nghiệp; sắp xếp và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

3. Thực hiện nghiêm túc chế độ thỉnh thị, báo cáo; bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác trong các báo cáo của bộ máy Nhà nước và các cơ quan thông tin đại chúng.

4. Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị số 147-TB/TW ngày 27-6-1998 "Về tình hình kinh tế - xã hội hiện nay và các giải pháp lớn", cần khẩn trương chuẩn bị các chuyên đề sau đây để trình Bộ Chính trị trong thời gian sắp tới:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Tổng cục Địa chính và các ngành liên quan chuẩn bị chuyên đề về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, bao gồm cả vấn đề đất đai, phát triển trang trại.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan chuẩn bị chuyên đề về quan hệ sản xuất, phân phối thu nhập.

- Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương chuẩn bị chuyên đề về đổi mới và sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

- Bộ Công nghiệp chuẩn bị chuyên đề về chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp cơ bản.

Các Bộ, ngành theo lĩnh vực mình phụ trách, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những nhiệm vụ cụ thể đã nêu trên để triển khai Nghị quyết này.

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NHÓM A, B THUỘC VỐN NGÂN SÁCH
PHẢI GIÃN TIẾN ĐỘ VÀ HOÃN KHỞI CÔNG

I. CÁC DỰ ÁN NHÓM A:

1. Đường Láng - Hoà Lạc: Giãn tiến độ xây dựng, không đặt mục tiêu phải hoàn thành năm 1998, chỉ thực hiện theo khả năng vay vốn của Ngân hàng cổ phần Hàng hải, không ghi vốn ngân sách, sau năm 2000 sẽ hoàn trả dần vốn vay.

2. Đường xuyên á: Tính toán lại để giảm vốn đã bố trí, xem xét tiến độ sau khi ký kết vay vốn nước ngoài và dự án được quyết định.

3. Xa lộ Bắc Nam: Đã ghi vốn chuẩn bị dự án, do khó khăn về vốn nên sẽ lùi thời gian khởi công (trước đây nêu mục tiêu khởi công trước năm 2000).

4. Hồ Yazun hạ: Đến năm 1997 đã thực hiện 75% tổng vốn, có công suất tưới 13.500 ha; hiện đã xong đầu mối và kênh mương có thể tưới được 3.500 ha. Vốn đầu tư làm kênh mương còn khoảng 140 tỷ đồng. Chỉ làm theo khả năng khai thác, không đặt mục tiêu xong toàn bộ kênh, mương trong năm 1999 hoặc năm 2000.

II. CÁC DỰ ÁN NHÓM B:

1. Đường 14B, cần giãn tiến độ đoạn từ cầu Hoà Nha đến Thạnh Mỹ.

2. Cảng Cửa Lò, tổng dự toán 139 tỷ đồng, đến hết năm 1997 đã đầu tư được 3 tỷ đồng, kế hoạch năm 1998 đã ghi 4 tỷ đồng. Cần hoãn xây dựng cầu vượt sang bờ đối diện.

3. Cảng Quy Nhơn, tổng dự toán 107 tỷ đồng, đã ghi kế hoạch 1 tỷ đồng, hoãn khởi công xây dựng kho.

4. Sân bay Đà Nẵng (Quốc phòng), chưa duyệt tổng dự toán, đã ghi kế hoạch 4 tỷ đồng để làm công tác chuẩn bị đầu tư, hoãn khởi công.

5. Hệ thống đường nhánh WB2, đã ghi kế hoạch 20 tỷ đồng, hoãn khởi công (vốn ngoài nước năm 1998 chưa có).

6. Công trình lấn biển Bình Minh 3 (Quốc phòng), tổng dự toán 35 tỷ đồng, là công trình khởi công mới. Ghi kế hoạch năm 1998 là 3 tỷ đồng, hoãn khởi công.

7. Trường Chính trị tỉnh Thái Bình, tổng vốn 8,4 tỷ đồng, đã thực hiện 2 tỷ đồng, ghi kế hoạch 1998 1,9 tỷ đồng, giãn tiến độ.

8. Trường Chính trị tỉnh Long An, tổng vốn 8,6 tỷ đồng, đã thực hiện 3,4 tỷ đồng, ghi kế hoạch 1998 15 tỷ đồng, giãn tiến độ.

9. Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, tổng vốn 25,2 tỷ đồng, đã thực hiện 5 tỷ đồng, ghi kế hoạch 1998 15 tỷ đồng, giãn tiến độ.

10. Nhà biểu diễn Trung tâm văn hoá tỉnh Cần Thơ, tổng vốn 9,6 tỷ đồng, đã thực hiện 1,5 tỷ đồng, ghi kế hoạch 1998 1,5 tỷ đồng, giãn tiến độ.

11. Trung tâm văn hoá tỉnh Quảng Nam, chuẩn bị năm 1997, chưa thực hiện, ghi kế hoạch 1998 1 tỷ đồng, hoãn xây dựng.

12. Đền tưởng niệm Bến Được, tổng vốn đầu tư 31 tỷ đồng đã thực hiện 12,5 tỷ đồng, ghi kế hoạch 1998 10 tỷ đồng, giãn tiến độ.

Ngoài ra, sẽ xem xét hoãn khởi công một số dự án xét thấy chưa có nhu cầu thực sự cấp bách để tập trung vốn cho các công trình khác:

1. Nhà lớp học của Học viện Hành chính Quốc gia, tổng dự toán 26 tỷ đồng, mới ghi kế hoạch 1,5 tỷ đồng.

2. Khu thí nghiệm Đại học Thuỷ lợi, tổng dự toán 20 tỷ đồng, mới ghi kế hoạch 1,5 tỷ đồng.

3. Nhà điều hành Trung tâm (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), mới ghi kế hoạch 6,9 tỷ đồng.

4. Trường trung học Hàng hải, tổng dự toán 10 tỷ đồng, mới ghi kế hoạch 0,5 tỷ đồng.

5. Nhà hát ca múa nhạc, mới ghi kế hoạch 2 tỷ đồng để chuẩn bị nhưng chưa đủ các điều kiện để triển khai.

6. Đài truyền hình Huế, tổng dự toán 49 tỷ đồng, thực hiện hết năm 1997 được 0,5 tỷ đồng, đã ghi kế hoạch 4 tỷ đồng.

7. Trung tâm dữ liệu tin học Ngân hàng, chưa đủ các thủ tục, mới ghi kế hoạch 0,3 tỷ đồng để làm công tác chuẩn bị đầu tư.

8. Trường Chính trị tỉnh Hà Nam, tổng dự toán 14 tỷ đồng, đã ghi kế hoạch 3 tỷ đồng.

9. Nhà thi đấu và tập thể dục thể thao Gia Lâm (Hà Nội), đã ghi kế hoạch 3 tỷ đồng.

10. Di tích núi Voi (Hải Phòng), đã ghi kế hoạch 2 tỷ đồng.

11. Nhà làm việc Tỉnh uỷ Lâm Đồng, đã ghi kế hoạch 2,5 tỷ đồng.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 8/1998/NQ-CP

Hanoi, July 16, 1998

 

RESOLUTION

ON MEASURES TO DIRECT THE PLAN FOR THE LAST SIX MONTHS OF 1998

On June 29 and 30, 1998 the Government meeting in regular session for June 1998 decided on a number of following undertakings and measures on which efforts shall have to concentrate for directing and guiding the plan of socio-economic development and the State budget in the last six months of 1998:

A. IMPLEMENTATION OF THE FIRST SIX- MONTH PLAN, MAIN SHORTCOMINGS AND THEIR CAUSES

Having foreseen the difficulties in 1998, in the first six months of the year along with continuing measures to overcome the consequences of natural diasters, the Government has centered its guidance and direction on unraveling difficulties and impediments in development investment and in production and business, increasing measures to support the peasants and enterprises, creating more favorable conditions to develop the internal resources in the spirit of the Resolution of the 4th Plenum of the Central Committee of the Party (VIIIth Congress). At the same time, the Government has handled flexibly but cautiously a number of financial and monetary issues aimed at limiting to the minimum the unfavorable impact of the economic crisis in the region and ensuring the stability of the macro economy. The guiding and directional activities of the Government, the ministries, branches and localities have been improved by a further step.

These efforts have contributed together with the entire Party, army and people to overcoming difficulties, limiting the decline of production and business, maintaining quite a good growth rate (GDP increased by 6.64%), stabilizing the macro economy, firmly maintaining security and national defense. Education, training, culture, social affairs, public health care have all made progress.

However, the socio- economic situation of our country is facing major difficulties and challenges:

The growth rate of the economy has slowed down; social purchasing power and the export market have narrowed down, the goods of our country are facing more acute competition; the heavy consequences of natural disasters continue to affect agricultural production; the mobilization of capital in the country and from abroad for investment in socio-economic development is meeting many difficulties, the investment capital from State budget sources remains limited, investment capital from enterprises and the population is lower than projected, foreign investment is falling sharply; a number of constructions and projects of urgent need have failed to come up with schedule due to the shortage of fund, and thereby shall directly affecting the economic growth of this year and the following years. Budget revenue is low while requirement for expenditures has increased causing further strain of the budget. Social evils have not been overcome noticeably. Job for the working people is one of the burning issues that requires concentrated effort for settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Concentrated effort must be made to overcome the above weaknesses in the coming period.

B. MAJOR SOLUTIONS FOR DIRECTING THE IMPLEMENTATION OF THE 1998 PLAN

The most important objective of the directional and guiding work in the coming months is to create a strong motive for development among all strata of the population; to develop to a high level the resources in the country; to draw and use effectively the outside sources of capital; to overcome the weaknesses in the organization of implementation in order to overcome difficulties and challenges, to achieve socio-economic stabilization and development. In that spirit, the Government has decided on a number of following major undertakings and measures:

I. IN AGRICULTURE

1. To concentrate on closely guiding the tending and harvesting of the Summer-Autumn rice crop and begin production of the main crop, striving to reach the planned target in food output.

2. To closely guide the exportation of rice, ensure national food security in all circumstances; at the same time, to regulate well the circulation of food to the high-lands, the deep-lying areas and the food shortage areas.

3. To push forward the tempo of construction at the urgent water conservancy works in the flood - prone areas in the Mekong river delta before the flood season in 1998. To closely direct the measures of dyke protection and prevention and fight against floods and storms, to adopt concrete plans to cope with the worst situation that might happen.

4. The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government need to rapidly check the areas of industrial crops especially coffee, cashew, pepper... which have been damaged by the recent serious drought. The State shall assure enough preferential credits to the farmers so that they might tend and restore the areas of damaged industrial plants and give them loans to plant sugarcane where sugar mills have been set up.

5. To consume farm products in association with developing farm produce processing industries directed toward promoting export, and raising the effectiveness of agricultural production is the factor of crucial significance that must be given appropriate attention. To strongly encourage all economic sectors to invest in building establishments to process farm produce and consume products for the peasants. The corporations which deal in food and food products at the central and local levels should concentrate on building concrete plans for expanding the market for farm products in the country and abroad. To give priority to investing in developing industries to process farm, forestry and marine products in conformity with the conditions of each area and each locality. The Government shall provide support for the investment in processing, especially deep processing, aimed at raising the quality of a number of exports such as rice, marine products, tea, coffee, vegetables and fruits and other food products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To review the organization of the implemen-tation of Program 327 and the various models of forestry economy in the past years in order to draw the necessary experiences for the building of the appropriate institutions, policies and modalities for organization and guidance and ensure high effectiveness in the exploitation of 10 million hectares of unused land and bare hills. In the immediate future, it is necessary to draw the necessary experiences to guide the program of planting 5 million hectares of forest. To begin implementing the plan of reclaiming a number of large areas in the Long Xuyen Quadrangle and Binh Phuoc province in order to move part of the landless peasants in the Mekong River delta to settle in these areas. At the same time, to strongly encourage the population to invest in exploiting the unused land and bare hills to plant industrial crops, fruit trees, and raise livestock in the form of farming ranches.

8. The Presidents of the People's Committees of the provinces shall take practical measures to prevent forest fires, strictly deal with the violations causing forest fires and closely guide the replanting of forests where such fires occur.

9. The People's Committees of the provinces must have a firm grasp of the situation of food shortage in their provinces and take prompt measures of timely relief and guide the planting of short-term vegetables and subsidiary crops to guard against pre-harvest famine.

10. To raise the responsibility of the administration at all levels in the settlement of complaints and suings of the population; to carry out well the democratic regulations at the grassroots; to ensure security, stability and solidarity in the countryside.

II. ON INDUSTRY AND STREAMLINING OF STATE-OWNED ENTERPRISES

1. With regard to the products with high competitiveness on the market in the country and abroad, especially export products of all economic sectors, they are eligible for preferential credits to renew equipment and technology, and expand production and business. Policies of reward shall be adopted for the enterprises which have a large amount of export products or which have new high-tech products and for the organizations and individuals that have opened new export markets.

2. To continue renewing and raising the efficacy of the operations of the State enterprises is an urgent and fundamental requirement of the economy. In the last six months of 1998, along with implementing solutions to correct and renew the operations of State enterprises, it is necessary to step up the implementation of the policy of equitization of State enterprises, at the same time to direct the trial carrying out of the forms of leasing, shifting to the form of collective ownership or selling a number of enterprises which do not need to maintain State ownership in the spirit of the 4th Plenum of the Central Committee of the Party (VIIIth Congress).

In the third quarter of 1998, the Ministry of Industry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Construction and the city of Hanoi and Ho Chi Minh City shall announce the list of State enterprises scheduled for equitization and their plan of execution in the year. The other ministries, branches, provinces and cities shall continue to announce the list of State enterprises to be equitized in 1998 and prepare their plans for rearrangement and equitization of enterprises in 1999. At the same time, they shall expeditiously execute Decree No.44/1998/ND-CP of June 29, 1998 of the Government on the transformation of State enterprises into joint stock companies.

To streamline the contingent of managers of enterprises and supply those with good qualities and capacity to the State enterprises; to resolutely replace those who have committed mistakes or who have poor capacity and are incapable of fulfilling their responsibilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The Ministry of Planning and Investment should organize a specialized section to assume the responsibility of a coordinating center to settle or report to the competent level to settle in time the obstacles and difficulties in production and business of the foreign invested enterprises with special attention to the maintenance of the use of labor and promotion of export. The ministries in charge of different branches shall have to solve the obstacles and difficulties in production and business of the domestic enterprises under the authority of the branches and the jurisdiction of the ministries. The Central Committee for Enterprise Management Renewal shall have to make an integrated report and propose to the Prime Minister measures to solve the existing problems or problems that have newly arisen at Corporations 91 concerning the mechanism, policies and models of organization for the management of enterprises.

6. The enterprises which are to be moved out of the cities and towns according to plan are allowed to assign the right to use the old production sites in order to pay for the building of new production sites in the places where they shall be moved to.

7. The Prime Minister shall direct the city of Hanoi and Ho Chi Minh City to conduct the experimentation of the granting of the land use right to the investors who buy the population's right to land use for production and business or convert the residential land into land for production site in conformity with the general planning of the city, without having to pay an additional rent to the State and allowing them to change, assign, re-rent, mortgage or inherit this area within the use period.

8. To complete in order to promulgate soon a Government Decree on "reorganizing the inspection and control of the enterprises". The related ministries and branches, viz. the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice, the State Inspectorate and the Ministry of Finance shall expeditiously work out the regulation on inspection and control of the enterprises in execution of the above-mentioned Decree and publicize it so that the people and enterprises could take part in the supervision of this work.

III. ON DEVELOPMENT INVESTMENT

1. With regard to the budget capital sources, the Ministry of Finance shall maximize the mobilization of the sources of revenue according to the provisions of law in order to ensure enough expenditures for development investment according to the approved estimate. Not to cut any investment capital according to the plan already allocated at the beginning of the year to the ministries, branches and localities. To add 1.450 billion Dong to assure the reciprocal capital of the works and projects with ODA investment, a number of water conservancy projects and urgent special projects.

2. To space out the tempo of construction and defer the building of a number of projects in Groups A and B (as indicated in the attached appendix) which come under the concentrated budget sources. In particular for the projects in Group C, from now to the year-end to speed up the starting of new construction of projects already registered in the 1998 plan. To seriously carry out Decision No.1179/1997/QD-TTg and Directive No.5/1998/CT-TTg and ensure the disbursement of 70% of the capital for the projects in Group C which are likely to be completed in the year in order to put them into operation soon.

3. Not to continue new investment in the projects in hotel business, beer, vertical kiln cement and sugar mills if they are considered not solvent or shall carry the debt for a too long period and require special conditions of payment; to consider for deferring the starting of construction and to defer the preparation for the starting of major cement plants invested by sources in the country at least until the year 2000.

4. The ministers, heads of the ministerial-level agencies, heads of the agencies attached to the Government and presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to revise and report to the Prime Minister the plan to readjust the investment structure in the above spirit on August 15, 1998 at the latest. The capital-managing agencies shall not allocate capital and shall not disburse payment for those ministries and localities which fail to comply with the prescriptions of the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To carry out fully the commitments of Vietnam in each ODA project, to ensure enough reciprocal capital for the programs and projects already registered in the plan. To step up the building of projects, ground clearing, improve the consideration and adoption of tenders. The Ministry of Finance shall submit to the Government a plan to modify the regulations on taxes in Decree No.87-CP of August 5, 1997 aimed at definitively settling the questions on taxes related to the ODA sources in order to increase the rate of disbursement of the funds already committed.

7. To allow the flexible handling of the rate of capital contribution of the Vietnamese side in the initial stage of the joint ventures when the Vietnamese enterprises still have small capital and gradually raise the rate of capital contribution of the Vietnamese side when conditions permit. To put an end to the situation when any enterprise or organization which has the land use right can become a partner in a joint venture even though it has no condition to manage the business. The State shall assign the land use right to the enterprises which have the necessary conditions in specialization, technique and personnel in order to enter into joint venture with foreign sides. In the third quarter of 1998 the Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister a draft mechanism to encourage investors in the country including both the State-owned sector and the other economic sectors to cooperate and pool capital to enter into joint venture with foreign sides, and ensure the advantageous position as well as the really equal right of the Vietnamese side in the joint ventures. Vietnamese enterprises are not allowed to borrow foreign capital at high interests to contribute capital to the joint ventures.

8. In addition to the State-owned enterprises, to allow the other economic sectors to cooperate in investment with foreign countries in the branches and domains where no ban or restriction is imposed. To allow Hanoi and Ho Chi Minh City to experiment with the project of renting land to foreign investors to build residential houses for sale and rent.

9. The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, the central and local managing boards of industrial zones and the companies dealing in the infrastructure of industrial zones shall have to create favorable conditions for the investors who are operating in the industrial zones to overcome difficulties, maintain the use of Vietnamese labor, and step up export. At the same time, it is necessary to switch the focus on the mobilization of investment in order to fill up the areas for rent. With regard to the industrial zones which are building their infrastructure they shall have, depending on the source of investment in each zone (100% foreign investment, joint venture with foreign sides, or credit fund borrowed by Vietnam to invest...) direct and guide the investors to build the infrastructure and exploit it as far as it is built. It is necessary to closely monitor the granting of licenses to build new industrial zones.

10. To allow the foreign-invested enterprises producing exports which are meeting difficulties in export market to readjust by increasing the rate of domestic consumption for those products which Vietnam still has to import and which the domestic market still needs or to change their business lines.

11. To consider the possibility of allowing a number of Foreign Direct Investment (FDI) enterprises which are meeting difficulties in capital, which are needed by Vietnam and which have the capability of paying debts to borrow capital at the banks of Vietnam. To promulgate regulations on paying and mortgaging so that FDI enterprises may borrow capital from banks in the country; to provide support by selling foreign exchange to foreign-invested enterprises which are really meeting with difficulties due to the regional economic crisis and because the import market has been narrowed.

12. In the third quarter of 1998 the Ministry of Planning and Development shall announce the list of projects calling for foreign direct investment, with the estimated sizes, productivity, partners, locations, implementation tempo... of the projects in order to ensure compliance with the policy of readjusting the investment structure, raising the social and economic effectiveness of the investment projects.

IV. IN THE DOMAINS OF EXPORT AND IMPORT

1. To continue executing in a synchronous way the policies of encouraging export already set out in Government Resolution No.2/1998/NQ-CP of January 26, 1998.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To set up the Provisional Working Group of the Prime Minister with the General Director of the General Department of Customs as standing member and with the ministries with specialized managerial function sending their personnel to participate as members. The Group has the duty to complete within the third quarter of 1998 the revision, supplementation and modification of the system of legal documents related to export and import by highlighting the responsibility of the owners for the quality of imports, abolishing the regulations which are no longer appropriate and which cause obstructions of goods at the border gates, ensuring the managerial efficiency of the State while creating the most favorable conditions for the export and import activities.

3. The Prime Minister shall direct the prolongation of the time limit for the payment of import tax in the last six months of 1998 in order to relieve the burden of capital borrowing of the enterprises.

4. The Ministry of Trade and the State Bank shall assume the prime responsibility together with the related ministries to enquire into the possibility of signing agreements on export and import and payment at government level with the countries to which large potentials of export are open to our country but which have so far not yet signed trade agreements because of many unresolved questions in the signing of export contracts as well as in the modalities of payment. Along with the process, it is necessary to find appropriate business organization forms and payment modalities in order to resolve expeditiously the difficulties and obstacles and broaden the export market. On this basis, to guide and help a number of major enterprises to start the implementation in order to draw experiences.

In the immediate future, the Ministry of Trade and the State Bank shall assume the prime responsibility and together with the various branches resolve the payment relations in order to broaden soon the market into the SNG countries and countries in Eastern Europe. The Ministry of Trade together with the Ministry of Agriculture and Rural Development shall urgently work out a plan for the export of farm produce, food products to Iraq and other countries in the Middle-East. To allow the Ministry of Trade to deduct a proportion from the textile quota of the EU to set up the Fund of reward for export in order to encourage those enterprises with a big volume of exports and new products or organizations and individuals that can broaden their markets or find new export markets.

5. In the third quarter of 1998 the State Bank shall set up the "export credit fund" to provide financial assistance to the enterprises dealing in exports.

6. The Ministry of Finance shall affix import stamps on a number of more imports which can already be produced in the country with good quality.

7. To continue promoting the fight against smuggling and trade fraud.

V. ON FINANCIAL AND MONETARY ISSUES

1. To continue implementing the policies and solutions set out in the Resolution of the 4th Plenum of the Central Committee of the Party (VIIIth Congress) aimed at making the financial-monetary system sounder, ensuring conditions for social and economic growth, controlling inflation, stabilizing the macro economy, and taking the initiative in coping with the unfavorable impact of the regional economic crisis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To maintain the State budget deficit at the level adopted by the National Assembly. To strictly carry out the Ordinance and Decree on thrift practice and wastefulness combat. Not to use the 10% of the regular expenditures which has been allowed to keep at the beginning of the year in the 1998 draft budget according to the Resolution of the Standing Committee of the National Assembly. To tighten the spending discipline according to already promulgated regulations. The higher level and leading cadres must be exemplary in the observance and increase the control over the lower levels. At the same time, to continue revising in order to continue cutting unnecessary expenditures or expenditures which are not really urgent in the last six months of 1998. From now to the end of the budget year, the Government shall not settle any supplementary expenditures outside the draft budget already approved by the Government for the ministries, branches and localities.

4. To stop starting the construction of working offices and the purchase of expensive means (cars, air conditioners, and other high-cost equipment) by the Party and State agencies and socio-political organizations in a given period. The building or upgrading the offices of the newly-split provinces must be ratified by the Prime Minister. On the basis of the result of the inventory of assets of the administrative and other non- business agencies and the regime of equipment and property allocation, to resolutely carry out the regulation of the means and assets from the places which have them in excess to where they are running short.

5. To expeditiously evaluate and revise the financial management at the communes, redress immediately the weaknesses. To strengthen guidance and direction of the implementation of the policy of mobilizing the people's force to build the rural infrastructure and public welfare utilities on the basis of ensuring the level of mobilization suited to each locality and each unit which is democratically and collectively decided by the communal People's Council; to carry out well the democratic institutions at the grassroots and the principle of financial openness at the commune level and at the State agencies.

6. To step up the elaboration of statutory legal documents for the execution of the Law on the State Bank and the Law on Credit Institutions and work out the plan for execution once these two laws become effective (October 1st, 1998).

7. On the basis of the readjusted targets of the plan, the State Bank shall revise the targets and study to amend or modify the monetary institutions and policies in the direction of boosting the mobilization of capital to increase the loans for development of production and business; to continue the implementation of the policy of rearranging and streamlining the organization and activities of the system of commercial banks; to closely direct and apply in a flexible manner the tools of regulating monetary and foreign exchange circulation aimed at controlling inflation, strictly observe the regulation on management of foreign debts, maintain the international balance of payment, effectively handle accumulated debts and reduce overdue debts. It is necessary to complete for promulgation the Decree on management of borrowings and payment of foreign debts within the fourth quarter of 1998.

8. To strive to maintain the inflation rate below two digits in 1998.

VI. IN THE SOCIAL DOMAIN

1. To expeditiously complete and begin carrying out the program of job settlement, and supporting the redundant labor from the enterprises due to difficulties in production including the foreign-invested enterprises and the labor force returning from abroad. To encourage the enterprises and laborers to invest in expanding production and business and service to create more jobs, stabilize the labor force and reduce unemployment.

2. The Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government to study, review and implement the program of support for the redundant work force resulting from the rearrangement process and the equitisation of State enterprises, especially in major cities like Hanoi and Ho Chi Minh City.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To review the implementation of Directive No.660-TTg of October 17, 1995 of the Prime Minister on the settling the unplanned migration of the population and prepare for the promulgation of the new regulation to basically settle the problem of "free migration".

5. To continue implementing the Government decrees and other regulations on the prevention and fight against drug abuse, prostitution, noxious publications, ensuring traffic order and safety, and observance of a civilized lifestyle. To prepare the general plan on the prevention and fight against social evils.

6. To expeditiously complete the projects to carry out the policy of socialization of healthcare, education and training, culture and sport.

VII. GUIDANCE FOR THE IMPLEMENTATION OF THE PLAN

1. To detect and handle in time problems arising in the process of guiding and directing the work at the branches and levels, the Government decides to use the form of "periodical briefing" with practical contents for each bloc of work and each locality, aimed at raising the effect and effectiveness of the guidance of the implementation of the socio economic plan in the coming period. The task of preparing the content of the briefing as assigned as follows:

- Preparation of the content of the briefing on industrial production: the Ministry of Industry;

- Preparation of the content of the briefing on agricultural production and water conservancy: the Ministry of Agricultural and Rural Development;

- Preparation of the content of the briefing on investment: the Ministry of Planning and Investment;

- Preparation of the content of the briefing on import and export: the Ministry of Trade;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Preparation of the content of the briefing on employment: the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

- Preparation of the content of the briefing on the prevention and fight against social evils: the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

- Preparation of the content of the briefing on litigations: the State Inspectorate.

The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and the People's Committees at various levels should appropriately care for the unraveling of difficulties and creating conditions to develop production and business in the non-State economic sector. At the briefings, the reports must include the situation in the non-State economic sectors.

2. In the third quarter of 1998, the elaboration of the institutions of the Government shall concentrate on a number of key domains such as the procedures of import and export, land, investment, monetary and credit operations, tax, setting up of enterprises, streamlining and equitization of State-owned enterprises.

3. To strictly carry out the regime of consulting and reporting; to ensure timely and accurate information in the reports of the State apparatus and the mass media.

4. To carry out the Political Bureau conclusions No.147-TB/TW of June 27,1998 on "the present socio-economic situation and the major solutions", it is necessary to prepare the following reports to submit to the Political Bureau in the coming period:

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the main responsibility and coordinate with the National Administration of Land and the related branches to prepare the report on agricultural development and the rural economy inclu-ding the question of land and the development of farms.

- The Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and coordinate with the related branches to prepare the report on production relations and distribution of incomes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Industry shall prepare the report on the strategy of development of a number of fundamental industries.

The ministries and branches shall, according to the domains under their charge, submit to the Government for decision the concrete tasks mentioned above in the implementation of this Resolution.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

APPENDIX

LIST OF BUDGET-FUNDED PROJECTS IN GROUPS A AND B TO BE SPACED OUT IN CONSTRUCTION TEMPO OR DEFERRED IN GROUND-BREAKING

I. GROUP A PROJECTS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Trans-Asia road: To be reconsidered in order to cut down on the capital already approved, and the tempo of construction to be revised after the loans from foreign countries are signed and the project is decided.

3. The North-South Motorway: Fund for preparation of the project already registered but due to difficulties in funding the time for starting construction shall be deferred (it was earlier decided to start the construction before the year 2000).

4. The Lower Yazun Lake: By 1997, 75% of the fund had been achieved, with watering capacity of 13,500 hectares; the main works and canals can already water 3,500 ha. About 140 billion Dong remain for the building of canals. Construction shall be carried out only up to the capacity of exploitation, not targeted at completing all the canals in 1999 or the year 2000.

II. GROUP B PROJECTS:

1. Road 14B to be spaced out in construction tempo on the section from Hoa Nha bridge to Thanh My.

2. The Cua Lo port, estimated at a cost of 139 billion Dong, of which three billion Dong had been invested up to the end of 1997, and four billion Dong already registered for 1998 plan . Building of viaduct to the opposite bank should be deferred.

3. The Quy Nhon port, total estimated cost of 107 billion Dong, of which one billion Dong has already registered in the plan, building of the storage area shall be deferred.

4. The Da Nang airport (the Ministry of Defense), total draft budget not yet approved, but four billion Dong already registered for the preparations of investment. Ground- breaking shall be deferred.

5. The secondary roads system WB2, 20 billion Dong already registered in the plan, ground-breaking shall be deferred (foreign capital in 1998 not yet available).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. The Political School of Thai Binh province, total cost of 8.4 billion Dong, of which two billion Dong has been achieved, 1.9 billion Dong has been registered in 1998 plan, construction tempo shall be spaced out.

8. The Political School of Long An province, total cost of 8.4 billion Dong, of which 3.4 billion Dong has been achieved, 15 billion Dong has been registered in 1998 plan, tempo of construction shall be spaced out.

9. The Ho Chi Minh City Municipal Theatre, total cost of 25.2 billion Dong, of which five billion Dong has been achieved, 1.5 billion Dong has been registered in 1998 plan, construction tempo shall be spaced out.

10. The Performance Hall of the Cultural Center in Can Tho province, total cost of 9.6 billion Dong, of which 1.5 billion Dong has been achieved, 1.5 billion Dong has been registered in 1998 plan, construction tempo shall be spaced out.

11. The cultural center of Quang Nam province, prepared in 1997 but not yet carried out, one billion Dong has been registered in 1998 plan, construction tempo shall be spaced out.

12. The Ben Duoc Memorial Temple, total investment of 31 billion Dong, of which 12.5 billion Dong has been achieved and 10 billion Dong has been registered in 1998 plan, construction tempo shall be spaced out.

In addition, consideration shall be made to defer the ground-breaking of a number of the following projects which are deemed not really urgent in order to concentrate fund for other projects:

1. The auditorium of the National Administrative Institute with an estimated cost of 26 billion Dong of which only 1.5 billion Dong has been registered in the plan.

2. The Laboratory Complex of the Water Conservancy College with total estimated cost of 20 billion Dong of which 1.5 billion Dong has been registered in the plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Maritime Secondary School with total estimated cost of 10 billion Dong of which 0.5 billion Dong has been registered in the plan.

5. The Song, Dance and Music Theatre of which only two billion Dong has been registered in the plan for preparations but conditions are not completed for construction.

6. The Hue television tower, with total estimated cost of 49 billion Dong, of which only 0.5 billion Dong had been achieved up to the end of 1997, and four billion Dong has been registered in the plan.

7. The banking database center of which procedures are not completed, only 0.3 billion Dong has been registered in the plan to prepare for investment.

8. The Political School of Ha Nam province with total estimated cost of 14 billion Dong of which only 3 billion Dong has been registered in the plan.

9. The Sport Contest House and Gymnasium of Gia Lam (Hanoi) of which three billion Dong has been registered in the plan.

10. The Voi Mountain relic (Haiphong) of which two billion Dong has been registered in the plan.

11. The Office of the Party Committee of Lam Dong province of which 2.5 billion Dong has been registered in the plan.-

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 08/1998/NQ-CP về các giải pháp điều hành kế hoạch trong 6 tháng cuối ngày 16/07/1998 do Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.175

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.231.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!