Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 87-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 05/08/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 87-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 1997

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 87-CP NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 17 tháng 10 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA).

Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định 20/CP ngày 15 tháng 3 năm 1994. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Việc quản lý nguồn viện trợ phi Chính phủ tiếp tục thực hiện theo Quy định trong quan hệ viện trợ với các tổ chức phi Chính phủ kèm theo Quyết định 80/CT ngày 28 tháng 3 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

Điều 3.- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ tướng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP của Chính phủ ngày 05 tháng 8 năm 1997)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA) nói trong Quy chế này được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế (sau đây gọi tắt là Bên nước ngoài), bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:

1- Hỗ trợ cán cân thanh toán;

2- Hỗ trợ theo chương trình;

3- Hỗ trợ kỹ thuật;

4- Hỗ trợ theo dự án.

Điều 2.- ODA bao gồm ODA không hoàn lại và ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25% trị giá khoản vay.

Điều 3.- ODA là một nguồn quan trọng của Ngân sách Nhà nước và được ưu tiên sử dụng cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

1. ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho các chương trình và dự án thuộc các lĩnh vực:

a) Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình;

b) Giáo dục và đào tạo;

c) Các vấn đề xã hội (xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và miền núi, cấp nước sinh hoạt...);

d) Bảo vệ môi trường, môi sinh;

e) Nghiên cứu các chương trình, dự án phát triển (tổng quan, quy hoạch...);

g) Hỗ trợ ngân sách;

h) Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ;

i) Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước;

k) Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2- ODA cho vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho các dự án và chương trình xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc các lĩnh vực:

a) Năng lượng;

b) Giao thông vận tải; thông tin liên lạc;

c) Thuỷ lợi;

d) Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp;

e) Xã hội (các công trình phúc lợi công cộng; y tế; giáo dục và đào tạo; cấp thoát nước; bảo vệ môi trường...);

g) Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3- Trong một số chương trình, dự án cụ thể có thể kết hợp sử dụng một phần ODA không hoàn lại và một phần ODA cho vay.

Chương 2:

VẬN ĐỘNG, ĐÀM PHÁN, KÝ, PHÊ DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ODA

Điều 4.- Việc tổ chức vận động ODA phải căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chương trình đầu tư công cộng, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và nhu cầu của Nhà nước về các nguồn vốn hỗ trợ bên ngoài trong từng thời kỳ phát triển.

Danh mục các chương trình, dự án dự kiến sử dụng vốn ODA sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được công bố rộng rãi và là cơ sở cho việc triển khai vận động ODA trong từng thời kỳ, từng năm.

Điều 5.- Cơ sở để đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế về ODA là văn kiện chương trình, dự án (đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA là báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc trong một số trường hợp đặc biệt là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 6.- Thẩm quyền phê duyệt nội dung các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA quy định như sau:

1- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

a) Danh mục các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA hàng năm, kể cả những sửa đổi, bổ sung liên quan.

b) Các chương trình tín dụng có sử dụng vốn ODA.

c) Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại có mức vốn từ 500.000 đô la Mỹ trở lên.

d) Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có liên quan đến thể chế, chính sách, luật pháp, văn hoá thông tin, quốc phòng, an ninh (không phụ thuộc quy mô vốn).

e) Các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA có tổng vốn đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định tại Nghị định về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.

2- Trên cơ sở danh mục các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA hàng năm kể cả những sửa đổi bổ sung liên quan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt:

a) Các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA có tổng vốn đầu tư tương đương dưới mức dự án nhóm A theo quy định tại Nghị định về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.

b) Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại có mức vốn dưới 500.000 đô la Mỹ.

Đối với các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA có tổng vốn đầu tư tương đương dưới mức dự án nhóm A và các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại nêu trên, trước khi phê duyệt, cần có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng quản lý ngành về quy hoạch phát triển ngành, mục tiêu thực hiện, các nguồn vốn đầu tư, bao gồm cả nguồn vốn ngân sách Nhà nước (nếu có) và nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án. Trong trường hợp các cơ quan còn có ý kiến khác nhau, cơ quan phê duyệt cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3- Trường hợp điều chỉnh bổ sung tăng vốn cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA nêu tại khoản 2 Điều này làm cho tổng vốn sau khi điều chỉnh bổ sung vượt quá mức quy định tại khoản 2 Điều này và mọi điều chỉnh dẫn đến thay đổi, mở rộng mục tiêu của chương trình, dự án, cơ quan phê duyệt cần phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 7.- Đàm phán Điều ước quốc tế về ODA:

1- Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan thay mặt Chính phủ chủ trì đàm phán Điều ước quốc tế về ODA với Bên nước ngoài.

Trường hợp Điều ước quốc tế về ODA phải được đàm phán, ký kết với danh nghĩa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước chỉ định cơ quan thay mặt Chủ tịch nước chủ trì đàm phán Điều ước quốc tế về ODA với Bên nước ngoài.

2- Cơ quan chủ trì đàm phán Điều ước quốc tế về ODA trình Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cử đại diện cùng tham gia đàm phán căn cứ theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quy chế này.

3- Trong quá trình đàm phán, nếu dự thảo nội dung Điều ước quốc tế có thay đổi so với văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã được phê duyệt, thì cấp đã ra quyết định phê duyệt các văn kiện chương trình, dự án đó sẽ quyết định những nội dung cần sửa đổi. Trường hợp chương trình, dự án sử dụng vốn ODA do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì cơ quan chủ trì đàm phán trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét những sửa đổi nêu trên, phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan đến những sửa đổi đó.

Điều 8.- Sau khi kết thúc đàm phán, cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả đàm phán, nội dung các văn bản thoả thuận sẽ ký với Bên nước ngoài đồng thời đề xuất người thay mặt Chính phủ ký Điều ước quốc tế về ODA với Bên nước ngoài. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Bộ Tư pháp.

Điều 9.- Trường hợp Điều ước quốc tế về ODA phải được ký kết với danh nghĩa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét quyết định sau khi cơ quan chủ trì đàm phán thực hiện quy định tại các Điều 7 và Điều 8 của Quy chế này.

Điều 10.- Việc ký kết, nộp bản gốc và trình Chính phủ phê duyệt Điều ước quốc tế về ODA thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định 182/HĐBT ngày 28 tháng 5 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 11.- Trong trường hợp dự thảo Điều ước quốc tế về ODA có những điều khoản không phù hợp với Luật pháp của Việt Nam, cơ quan chủ trì đàm phán Điều ước quốc tế phải phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp để thống nhất ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những điều khoản không phù hợp với các văn bản dưới luật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định những điều khoản không phù hợp với các văn bản luật và Pháp lệnh.

Chương 2:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ODA

Điều 12.- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA, bao gồm việc xác định chủ trương phương hướng thu hút, vận động Bên nước ngoài dành ODA cho Việt Nam; quyết định việc ký kết các Điều ước quốc tế về ODA; phân bổ việc sử dụng vốn ODA qua Ngân sách Nhà nước; tổ chức giám sát quá trình thực hiện và đánh giá kết quả sử dụng ODA.

Điều 13.- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc điều phối và quản lý ODA, có các nhiệm vụ:

1- Chịu trách nhiệm cùng các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược và kế hoạch vận động ODA của từng Bên nước ngoài phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chương trình đầu tư công cộng, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA và phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp thành danh mục các chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA trong từng thời kỳ, từng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt để làm cơ sở cho việc vận động ODA.

2- Chịu trách nhiệm cùng các cơ quan liên quan chuẩn bị và tổ chức các hoạt động vận động ODA theo quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, kế hoạch vận động ODA của từng Bên nước ngoài, danh mục các chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3- Chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán, ký với Bên nước ngoài các Điều ước quốc tế khung về ODA.

4- Chịu trách nhiệm việc điều phối các nguồn ODA cho các chương trình, dự án cụ thể phù hợp với danh mục các chương trình, dự án ưu tiên sử dụng ODA, các Điều ước quốc tế khung về ODA đã ký với Bên nước ngoài và đặc điểm, tính chất của từng loại tài trợ để đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.

Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính xác định danh mục chương trình, dự án được Ngân sách Nhà nước cấp phát vốn ODA và chương trình, dự án thực hiện chế độ vay lại vốn ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5- Chịu trách nhiệm thẩm định các chương trình, dự án ODA nêu tại khoản 1 và khoản 3 Điều 6 của Quy chế này trình Thủ tướng Chính phủ.

6- Điều phối nguồn vốn; hướng dẫn hình thành chương trình, dự án; thông báo chính thức cho các tổ chức quốc tế về kết quả phê duyệt của các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 6 và hỗ trợ triển khai các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của các Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc.

Phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và tham gia đàm phán các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA với Bên nước ngoài.

7- Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính lập kế hoạch bố trí ưu tiên, đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước hàng năm cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện được sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cấp phát theo đúng cam kết tại các Điều ước quốc tế về ODA đã ký kết và các quyết định phê duyệt chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA.

8- Chịu trách nhiệm việc theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện dự án, xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định các biện pháp xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền, liên quan đến chính sách, cơ chế... phát sinh trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA.

9- Chịu trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA như quy định tại Điều 28 của Quy chế này.

Điều 14.- Bộ Tài chính có các nhiệm vụ:

1- Phối hợp cùng các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nội dung đàm phán; theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức đàm phán các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho vay, trừ các Điều ước quốc tế về ODA nói ở khoản 1 Điều 15 của Quy chế này.

2- Đại diện chính thức cho "người vay" là Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho vay của Nhà nước, Chính phủ, kể cả trong trường hợp Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho một cơ quan khác chủ trì đàm phán các Điều ước quốc tế này, trừ các Điều ước quốc tế về ODA nói ở Khoản 1 Điều 15 của Quy chế này.

3- Chịu trách nhiệm quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA.

a) Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế quản lý tài chính (cấp phát, cho vay lại, thu hồi vốn...) đối với các dự án ODA để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành và quy định tại các Điều ước quốc tế về ODA đã ký với Bên nước ngoài, quy định cụ thể thủ tục rút vốn và quản lý việc rút vốn của các chương trình, dự án ODA theo nguyên tắc: Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch rút vốn hàng năm của các Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA phù hợp với nội dung, tiến độ nêu trong văn kiện chương trình, dự án đã được duyệt, Điều ước quốc tế về ODA đã ký kết và tiến hành kiểm tra định kỳ việc rút vốn hàng quý, hàng năm của chương trình, dự án.

c) Bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước hàng năm như nêu tại Khoản 7 Điều 13 của Quy chế này và cấp phát đầy đủ, đúng tiến độ cho các chương trình, dự án thuộc diện được Ngân sách Nhà nước cấp phát vốn.

d) Cho vay lại và thu hồi phần trả nợ Ngân sách của các dự án được phép vay lại vốn ODA.

e) Theo dõi quản lý tài chính trong việc sử dụng vốn ODA; tổ chức hạch toán kế toán Ngân sách Nhà nước đối với nguồn vốn này. Tổng hợp số liệu rút vốn, thanh toán và trả nợ của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, thông báo cho các cơ quan liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

g) Bố trí vốn Ngân sách Nhà nước để trả nợ cho Bên nước ngoài về các khoản ODA vốn vay khi đến hạn.

Điều 15.- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ:

1- Phối hợp cùng các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nội dung đàm phán; theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức đàm phán các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA (Hiệp định vay, thoả thuận vay, Hiệp định hỗ trợ kỹ thuật) với các tổ chức tài chính quốc tế: ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu á.

2- Sau khi các Điều ước quốc tế về ODA nói trên có hiệu lực, trừ Thoả thuận vay với Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bàn giao vốn và toàn bộ các thông tin liên quan trong quá trình thực hiện cho Bộ Tài chính để thống nhất quản lý.

3- Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định các Ngân hàng thương mại thích hợp để uỷ quyền: thực hiện việc cho vay lại từ vốn ODA như nêu tại điểm d) khoản 3 Điều 14 của Quy chế này, thu hồi vốn trả nợ Ngân sách theo đúng các uỷ nhiệm, thoả thuận mà các Ngân hàng Thương mại đã ký với Bộ Tài chính.

4- Chịu trách nhiệm tổng hợp theo định kỳ và thông báo cho Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tình hình thực tế về rút vốn, thanh toán... thông qua hệ thống tài khoản được mở tại các ngân hàng của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA.

Điều 16.- Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ:

1- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện chủ trương, phương hướng vận động các nguồn ODA cũng như chính sách đối tác trên cơ sở chính sách đối ngoại chung.

2- Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc uỷ quyền đàm phán, uỷ quyền ký kết; thông báo phê duyệt, phê chuẩn các Điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết.

3- Thông báo cho các cơ quan hữu quan Việt Nam về thời điểm có hiệu lực của Điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết.

Điều 17.- Bộ Tư pháp có nhiệm vụ:

1- Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong dự thảo các Điều ước quốc tế về ODA trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2- Cho ý kiến về những vấn đề khác nhau giữa Điều ước quốc tế về ODA và pháp luật trong nước; theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện Điều ước quốc tế về ODA.

3- Cung cấp ý kiến pháp lý đối với các Điều ước quốc tế về ODA sau khi được ký hoặc các vấn đề pháp lý khác theo đề nghị của cơ quan được uỷ quyền chủ trì đàm phán Điều ước quốc tế về ODA.

Điều 18.- Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:

1- Giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.

2- Tham gia công tác quản lý Nhà nước về ODA, tham gia thẩm định và đề xuất kiến nghị về chính sách, cơ chế... dối với các chương trình và dự án sử dụng vốn ODA trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 19.- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có nhiệm vụ:

1- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của những chương trình, dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện phải làm báo cáo ĐTM.

2- Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các đơn vị thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA.

Điều 20.- Bộ Thương mại có nhiệm vụ:

1- Phê duyệt danh mục nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA cho vay và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu.

2- Phối hợp cùng các cơ quan liên quan xác định cơ cấu hàng hoá, vật tư nhập khẩu; xác định các đầu mối uỷ thác nhập khẩu đối với trường hợp Bên nước ngoài thực hiện hỗ trợ vốn ODA bằng cách nhập khẩu hàng hoá, vật tư vào Việt Nam.

Điều 21.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể có nhiệm vụ:

1- Chỉ đạo xây dựng các chương trình, dự án cần tranh thủ nguồn vốn ODA của Bộ, ngành, địa phương mình phụ trách gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để tổng hợp vào kế hoạch, danh mục các chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA trong từng thời kỳ, từng năm của cả nước.

2- Chỉ định một đơn vị thích hợp, trong trường hợp cần thiết thành lập Ban chuẩn bị chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, để thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 25 của Quy chế này.

3- Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt các văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA như thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ký quyết định phê duyệt, cần gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư một bản quyết định (bản chính) và sao gửi cho Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân địa phương nơi triển khai chương trình, dự án.

Sau khi văn kiện chương trình, dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thành lập Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA hoặc giao cho đơn vị chủ đầu tư thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 25 của Quy chế này.

4- Chịu trách nhiệm bố trí ưu tiên, đầy đủ vốn đối ứng của ngành, địa phương hoặc các nguồn vốn khác kể cả huy động vốn của dân đóng góp theo đúng quy định tại văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã được phê duyệt, để triển khai thực hiện chương trình, dự án đúng tiến độ.

Căn cứ vào nội dung văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt và Điều ước quốc tế về ODA đã ký kết, chỉ đạo Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA xây dựng kế hoạch rút vốn nước ngoài hàng năm để gửi Bộ Tài chính phê duyệt.

5- Chỉ đạo Ban Quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA hoặc tham gia cùng các ngành, địa phương khác (trường hợp là dự án liên vùng, khu vực) trong việc giải toả mặt bằng địa điểm dự án và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp cho các dự án triển khai đúng tiến độ.

6- Chịu trách nhiệm kiển tra, giám sát việc tiếp nhận, sử dụng ODA và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội, môi trường của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA thuộc lĩnh vực, ngành, địa phương mình phụ trách.

Chương 4:

THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA

Điều 22- Việc quản lý và sử dụng vốn ODA cho các công trình xây dựng cơ bản phải tuân theo Quy chế này và các chế độ quản lý hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng; trường hợp Điều ước quốc tế về ODA có quy định khác thì tuân theo quy định của Điều ước quốc tế về ODA đã ký kết.

Điều 23-

1. Việc quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA cho vay phải tuân theo các quy định của Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

2. Tất cả các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đều phải được cân đối nguồn vốn đối ứng trong nước để thực hiện. Nguồn vốn và cơ chế sử dụng nguồn vốn đối ứng trong nước được nêu trong quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của cấp tương ứng nói tại Điều 6 và theo các quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương nêu tại Quy chế này.

Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA do Chính phủ cho vay lại phải có giải trình về việc chuẩn bị đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án trước khi được ký hợp đồng cho vay lại.

Điều 24- Quy định về thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA:

1. Đối với các loại thuế gián thu: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu:

a) Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được Ngân sách Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đối ứng, thì chủ chương trình, dự án khi xây dựng dự toán tổng vốn đầu tư phải tính đủ các loại thuế gián thu nằm trong phần vốn đối ứng. Ngân sách Nhà nước sẽ bảo đảm đủ vốn đối ứng để nộp các loại thuế gián thu hoặc thực hiện ghi thu, ghi chi qua Ngân sách Nhà nước.

Riêng đối với vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nhập khẩu từ nguồn vốn ODA không hoàn lại được miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

b) Đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA theo cơ chế vay lại từ ngân sách thì các chủ chương trình, dự án phải tính toán và tự lo nguồn vốn để nộp các loại thuế gian thu.

c) Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài mang vào Việt Nam để phục vụ thi công công trình của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được miễn thuế nhập khẩu và phải tái xuất khẩu khi hoàn thành công trình; nếu nhượng bán tại thị trường Việt Nam phải được Bộ Thương mại chấp thuận, phải nộp thuế nhập khẩu, thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

2- Đối với các loại thuế trực thu: thuế lợi tức, thuế thu nhập cá nhân.

a) Các nhà thầu tham gia chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có lợi tức chịu thuế, phải nộp thuế lợi tức theo luật thuế lợi tức.

b) Cá nhân làm việc cho các nhà thầu, Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có thu nhập cao, nộp thuế thu nhập theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Trường hợp tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài, đăng ký kinh doanh tại quốc gia đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, tham gia thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA thì việc nộp thuế lợi tức, thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo Hiệp định đã ký.

3- Trong trường hợp đặc biệt, việc miễn giảm thuế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4- Đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã có quyết định xử lý thuế của Bộ Tài chính trước ngày ban hành Quy chế này thì được phép tiếp tục thực hiện các quyết định đó cho đến khi dự án kết thúc.

Điều 25- Trách nhiệm của các Ban chuẩn bị chương trình, dự án và Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA:

1- Đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị chương trình, dự án hoặc Ban chuẩn bị chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có trách nhiệm:

a) Theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên nêu tại Điều 21 của Quy chế này tiến hành soạn thảo văn kiện chương trình, xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) có sử dụng vốn ODA để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA phải nêu rõ: cơ chế sử dụng vốn, các nguồn vốn của dự án kể cả phần vốn đối ứng trong nước (vốn cấp từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, vốn do chủ dự án tự huy động, vốn do dân đóng góp); khả năng thu hồi vốn và khả năng trả nợ của các dự án được vay lại vốn ODA; kế hoạch triển khai dự án; các yếu tố tác động môi trường; phương án giải phóng mặt bằng.

b) Cùng các cơ quan liên quan phối hợp với Bên nước ngoài để tiến hành các công việc chuẩn bị và hỗ trợ cần thiết nếu Bên nước ngoài yêu cầu được khảo sát, thẩm định, đánh giá chương trình, dự án. Toàn bộ kết quả của công việc này phải báo cáo cho cơ quan chủ trì đàm phán và các cơ quan liên quan.

2- Ban Quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Bên nước ngoài xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình, dự án đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng, tiến độ và các cam kết ghi trong Điều ước quốc tế về ODA đã ký kết và những quy định trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã được phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch xin cấp vốn đối ứng hàng năm theo đúng các quy định nếu chương trình, dự án được phê duyệt có sử dụng vốn đối ứng từ Ngân sách Nhà nước.

Xây dựng kế hoạch rút vốn nước ngoài hàng năm để gửi Bộ Tài chính xem xét phê duyệt trên cơ sở nội dung văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt và Điều ước quốc tế về ODA đã ký kết. Việc rút vốn nước ngoài từng lần trong năm thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt và chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Bộ Tài chính.

b) Chịu trách nhiệm hoặc bàn giao cho chủ đầu tư hoặc đơn vị tiếp nhận vận hành, kinh doanh công trình trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cho ngân sách Nhà nước các khoản đã vay theo đúng quy định trong hợp đồng vay lại đã ký với Bộ Tài chính, hoặc ký với Ngân hàng thương mại được Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho vay lại, và theo đúng các quy định của Quy chế về quản lý vay trả nợ nước ngoài.

c) Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tình hình thực hiện như quy định tại Điều 28 của Quy chế này và các thể chế tài chính, chế độ thống kê kế toán, kiểm toán theo quy định hiện hành của Nhà nước và thực hiện các yêu cầu (nếu có) của Bên nước ngoài về báo cáo tài chính, kiểm toán.

Điều 26- Các chương trình và dự án sử dụng vốn ODA phải thực hiện thông qua đấu thầu, trừ những trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định riêng.

Việc tổ chức đấu thầu thực hiện các chương trình, dự án ODA theo Quy chế đấu thầu do Chính phủ quy định và những văn bản hướng dẫn liên quan. Nếu Điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết có những quy định liên quan đến đấu thầu, mua sắm không phù hợp với Quy chế đấu thầu hiện hành của Việt Nam thì áp dụng theo những quy định của Điều ước quốc tế về ODA.

Điều 27- Cơ quan tư vấn quản lý ODA của Chính phủ là Ban công tác liên ngành về ODA (gọi tắt là Ban công tác ODA) do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng ban, có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ theo trách nhiệm đã được nêu tại Quy chế này.

Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của Ban công tác ODA do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 28- Chế độ Báo cáo thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA:

1- Chế độ báo cáo định kỳ thực hiện các chương trình, dự án ODA là các báo cáo hàng quý và hàng năm. Tới kỳ báo cáo, chậm nhất 2 tuần sau khi hết quý và 1 tháng sau khi hết năm, Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA phải lập báo cáo tình hình triển khai, việc tiếp nhận, sử dụng vốn, đánh giá kết quả thực hiện và các kiến nghị gửi cơ quan cấp trên nêu tại Điều 21, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Tổng cục Thống kê.

2- Báo cáo kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA:

Sau khi kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA phải có báo cáo bằng văn bản lên cơ quan cấp trên nêu tại Điều 21 của Quy chế này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Tổng cục Thống kê về kết quả cuối cùng của việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, kèm theo các bản quyết toán tài chính và những đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường...

Chậm nhất 3 tháng sau khi kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, Ban quản lý chương trình, dự án phải gửi báo cáo như quy định nêu trên, nếu có khó khăn thì phải gửi công văn nêu rõ lý do.

3- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan ban hành mẫu, chế độ báo cáo thống nhất trong cả nước cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA.

4- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan lập báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình triển khai, hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội của các chương trình, dự án ODA trong cả nước vào các kỳ 6 tháng và cả năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 29- Kiểm tra, thanh tra việc tiếp nhận, sử dụng vốn ODA.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các cấp và các đơn vị tiếp nhận và sử dụng vốn ODA đã được nêu trong Quy chế này; tiến hành thanh tra đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm Quy chế này.

Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No. 87/CP

Hanoi, August 5, 1997

 

DECREE

ISSUING THE REGULATION ON THE MANAGEMENT AND USE OF OFFICIAL DEVELOPMENT AID

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the conclusion and implementation of international agreements by the Socialist Republic of Vietnam of October 17, 1989;
At the proposals of the Minister of Planning and Investment, the Minister of Finance, the Minister of Justice,
the Governor of the State Bank of Vietnam and the Minister-Chairman of the Office of the Government,

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree the Regulation on the Management and Use of Official Development Aid (ODA for short).

Article 2.- This Decree takes effect 15 after its signing and replaces Decree No. 20-CP of March 15, 1994. The earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.

The management of non-government aid shall continue to comply with the Regulation on the aid relations with non-governmental organizations issued together with Decree No. 80-CT of March 28, 1991 of the Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the Heads of the concerned agencies shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION

ON THE MANAGEMENT AND USE OF OFFICIAL DEVELOPMENT AID
(issued together with Decree No. 87-CP of August 5, 1997 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Assistance for the balance of payment;

2. Assistance for programs;

3. Technical assistance;

4. Assistance for projects.

Article 2.- ODA shall include non-refundable ODA and preferential ODA loan with a non-refundable component accounting for at least 25% of the loan value.

Article 3.- ODA, as an important source of the State budget, shall be used with priority given to socio-economic development objectives.

1. Non-refundable ODA shall be used with priority given to programs and projects in the following fields:

a/ Health, population and family planning;

b/ Education and training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Environmental and ecological protection;

e/ Development program and project studies (master plans and overall planning...);

f/ Support for the budget;

g/ Support for scientific and technological research;

h/ Enhancement of the State management acity;

i/ Other fields to be decided by the Prime Minister.

2. The preferential ODA loans shall be used with priority given to programs and projects in socio-economic infrastructure construction and upgrading in the following fields:

a/ Energy;

b/ Transport and communications, information and communication;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Infrastructure of industrial zones;

e/ Social welfare (public welfare facilities; health; education and training; water supply and drainage, environmental protection...);

f/ Other fields to be decided by the Prime Minister.

3. A number of specific programs and projects may be funded partly with non-refundable ODA and partly with preferential ODA loans.

Chapter II

MOBILIZATION, NEGOTIATION, CONCLUSION, APPROVAL AND RATIFICATION OF ODA INTERNATIONAL AGREEMENTS

Article 4.- The mobilization of ODA must be based on the socio-economic development strategy, the public investment program, the overall planning on ODA attraction and use, five-year and annual plans and the State’s demand for external sources of aid capital in each period of development.

The list of programs and projects which are expected to use ODA capital, after being approved by the Prime Minister, shall be made public and serve as a basis for ODA mobilization in each period and each year.

Article 5.- The basis for negotiating and concluding ODA international agreements shall be the documents on programs and projects (feasibility study reports for investment projects using ODA capital or pre-feasibility study reports for a number of special cases) already approved by the competent levels as stipulated in Article 6 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Prime Minister shall approve:

a/ Annual lists of programs and projects which use ODA capital, including relevant supplements and amendments thereto.

b/ Credit programs which use ODA capital.

c/ Programs and projects using non-refundable ODA capital and each capitalized at 500,000 USD or more.

d/ ODA funded programs and projects related to the institutional structure, policies, laws, culture, information, defense and security (irrespective of their sizes of capital).

e/ ODA funded investment programs and projects each with total investment capital equivalent to that of a group A project as stipulated in the Decree issuing the Regulation on the Management of Investment and Construction.

2. On the basis of the annual lists of ODA-using programs and projects, including supplements and amendments thereto, which are already approved by the Prime Minister, the Ministers and the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall approve:

a/ ODA-using programs and projects each with the total investment capital less than that of a Group A project as stipulated in the Decree issuing the Regulation on the Management of Investment and Construction.

b/ Non-refundable ODA-using programs and projects each with a capital of under 500,000 USD.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In cases where an adjustment made to increase the total capital of an ODA-funded program or project stated in Clause 2 of this Article has made the adjusted capital exceed the level stipulated in Clause 2 of this Article or any adjustment that alters or extends the objective of the program or project, the approving agency should report it to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 7.- Negotiation of ODA international agreements:

1. The Prime Minister shall appoint an agency to assume the main responsibility for negotiating on behalf of the Government ODA international agreements with foreign parties.

If an ODA international agreement is to be negotiated and concluded in the name of the State of the Socialist Republic of Vietnam, the Prime Minister shall submit to the State President the nomination of an agency to assume the main responsibility for negotiating on behalf of the State President such international agreement.

2. The agency that assumes the main responsibility for negotiating an ODA international agreement shall propose to the Prime Minister to request the Ministries, branches and localities to nominate their representatives to participate in the negotiation according to the tasks and powers stipulated in this Regulation.

3. In the course of negotiation, if the draft international agreement has any change as compared with the already approved documents of ODA-funded programs and projects, the level that has approved these documents shall decide on what contents to be changed accordingly. For ODA-funded programs and projects which are approved by the Prime Minister, the agency assuming the main responsibility for the negotiation shall, before submitting the aforesaid changes to the Prime Minister for consideration, seek written opinions of the Ministry of Planning and Investment and the concerned agencies on such changes.

Article 8.- Upon the completion of the negotiation, the agency in charge of negotiation shall submit to the Prime Minister the negotiation results and the contents of the written agreements to be concluded with the foreign party and at the same time recommend a person to sign on behalf of the Government the ODA international agreement with the foreign party. The document submitted to the Government must be attached with the written opinions of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Justice.

Article 9.- In cases where the ODA international agreement must be signed in the name of the State of the Socialist Republic of Vietnam, the Prime Minister shall submit it to the State President for consideration and decision after the agency in charge of the negotiation have followed the provisions in Article 7 and Article 8 of this Regulation.

Article 10.- The signing, submission of the originals of ODA international agreements to the Government for approval shall comply with Clause 3, Article 6, Article 7 and Article 8 of Decree No. 182-HDBT of May 28, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) detailing the implementation of the Ordinance on the Conclusion and Implementation of International Agreements by the Socialist Republic of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

STATE MANAGEMENT OF ODA

Article 12.- The Government shall exercise uniform State management of the ODA, including the determination of policies and orientations for attracting and mobilizing foreign parties to provide ODA for Vietnam; decide the conclusion of ODA international agreements; allocate the use of ODA through the State budget; and organize the supervision of the process of ODA use and evaluation of the results of ODA use.

Article 13.- The Ministry of Planning and Investment shall be the sole agency in coordinating and managing ODA and have the following tasks:

1. Taking responsibility together with the concerned agencies for elaborating the strategy and plan on mobilizing ODA of each foreign party in conformity with the socio-economic development strategy, the public investment program, the overall planning for attracting and using ODA; guiding the other ministries, branches and localities in formulating programs and projects with priority in the use of ODA capital and coordinating with the concerned agencies in summing them up into a list of programs and projects which are given priority tin the use of ODA capital in each period and each year and submit the list to the Prime Minister for consideration and approval to serve as a basis for ODA mobilization.

2. Taking responsibility together with the concerned agencies for preparing and organizing ODA mobilization activities in conformity with the overall planning for attracting and using ODA, the plan for mobilizing ODA of each foreign party, the list of programs and projects which are given priority in the use of ODA capital as already approved by the Prime Minister.

3. Being responsible for preparing the contents and negotiating and concluding framework ODA international agreements with foreign parties.

4. Being responsible for coordinating various sources of ODA for concrete programs and projects in accordance with the list of programs and projects which are given priority in the use of ODA capital, the framework ODA international agreements already concluded with foreign parties as well as the characters and nature of each type of financial aid so as to ensure the most effective use thereof.

Being responsible for coordinating with the Ministry of Finance in determining a list of programs and projects to be allocated ODA from the State budget and a list of programs and projects under the ODA relending regime and submitting them to the Prime Minister for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Coordinating the sources of capital; guiding the formation of programs and projects; officially notifying the international organizations of the approval of the competent levels defined in Article 6 and providing support for the implementation of programs and projects that use non-refundable ODA of international organizations in the United Nations system.

Coordinating with the concerned agencies in urging and assisting the preparation of the contents of and participation in the negotiation of ODA-using programs and projects with foreign parties.

7. Being responsible for coordinating with the Ministry of Finance in making a plan to give priority to the timely allocation of sufficient reciprocal capital in the annual State budget plans for ODA-funded programs and projects which are eligible for using the capital allocated from the State budget as committed in the already concluded ODA international agreements and the decisions to approve investment programs and projects which use ODA capital.

8. Being responsible for overseeing and supervising the project implementation, settling relevant matters under its competence and propose to the Prime Minister for consideration and decision the measures to deal with those matters which are beyond its competence or relate to the policies and mechanism...and arise in the course of implementation of ODA-funded programs and projects.

9. Being responsible for making wrap-up reports on the implementation of ODA-funded programs and projects as stipulated in Article 28 of this Regulation.

Article 14.- The Ministry of Finance shall have the following tasks:

1. Coordinating with the concerned agencies in preparing ODA-funded programs and projects, the contents to be negotiated; being responsible, by mandate of the State President or the Prime Minister, for holding negotiations on specific international agreements on ODA loans, except for those ODA international agreements stated in Clause 1, Article 15 of this Regulation.

2. Acting as the official representative of the "borrower", i.e. the State or the Government of the Socialist Republic of Vietnam, in specific international agreements on ODA loans of the State or the Government, including the cases where the State President or the Prime Minister mandates another agency to assume the main responsibility for negotiating these international agreements, except those ODA international agreements stated in Clause 1, Article 15 of this Regulation.

3. Being responsible for the financial management of ODA-using programs and projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Basing itself on current provisions of law and ODA international agreements already concluded with foreign parties, issuing concrete procedures for capital withdrawal and management of capital withdrawal with regard to ODA programs and projects on the principle: The Ministry of Finance shall approve the annual capital withdrawal plans of the management boards of the ODA-using programs and projects in conformity with the contents and timetable defined in the approved program and project documents and the already concluded ODA international agreements and conduct periodical supervisions of the quarterly and annual capital withdrawals by these programs and projects.

c/ Arranging the reciprocal capital in the annual State budget plans as stated in Clause 7, Article 13 of this Regulation and allocating it sufficiently and on schedule to the programs and projects eligible for State budget capital allocations.

d/ Re-lending and retrieving loans of the Budget from the projects which are permitted to borrow ODA.

e/ Overseeing the financial management in the use of ODA capital, applying the State budget cost-accounting accountancy for this source of capital. Summing up data on capital withdrawal, settlement and loan payment of ODA using programs and projects, notifying them to the concerned agencies and report them to the Prime Minister.

f/ Arranging the State Budget capital for paying due ODA loans to foreign parties.

Article 15.- The State Bank of Vietnam shall have the following tasks:

1. Coordinating with the concerned agencies in preparing ODA-funded programs and projects, the contents to be negotiated; being responsible, by mandate of the State President or the Prime Minister, for holding negotiations on concrete ODA international agreements (loan treaties, loan agreements and technical assistance agreements) with international financial organizations: The World Bank, the International Monetary Fund and the Asian Development Bank.

2. After the aforesaid ODA international agreements come into effect, except for loan agreements with the International Monetary Fund, the State Bank of Vietnam shall hand over the capital and all relevant information on the implementation process to the Ministry of Finance for uniform management.

3. Being responsible for coordinating with the Ministry of Finance in designating and mandating appropriate commercial banks to: effect the re-lending of ODA capital as stated in Point d, Clause 3, Article 14 of this Regulation, retrieve debts to the State budget according to the mandates or agreements the commercial banks have signed with the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- The Ministry of Foreign Affairs shall have the following tasks:

1. Coordinating with the concerned agencies in elaborating and implementing the policies and orientations for the mobilization of various sources of ODA as well as the cooperation policy on the basis of the general foreign policy.

2. Being responsible for completing the external relation procedures related to the mandate to negotiate, the mandate to sign, notifying the approval and ratification of the already concluded ODA international agreements.

3. Notifying the concerned Vietnamese agencies of the effective time of the already concluded ODA international agreements.

Article 17.- The Ministry of Justice shall have the following tasks:

1. Giving opinions on the legal matters in draft ODA international agreements before they are submitted to the Prime Minister for approval.

2. Giving opinions on the differences between ODA international agreements and Vietnamese laws; overseeing the handling of these differences in the course of implementation of ODA international agreements.

3. Providing legal advices on ODA international agreements after they are concluded or other legal matters at the request of the agency mandated to negotiate ODA international agreements.

Article 18.- The Office of the Government shall have the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Taking part in the State management of ODA, in evaluating and making proposals on the policy, mechanism... regarding ODA-using programs and projects before they are submitted to the Prime Minister.

Article 19.- The Ministry of Science, Technology and Environment shall have the following tasks:

1. Evaluating the reports on the assessment of environmental impacts of ODA-using programs and projects which are required to make such reports.

2. Being responsible for coordinating with the concerned agencies in overseeing and supervising the observance of the environmental protection legislation by units that execute ODA-funded programs and projects.

Article 20.- The Ministry of Trade shall have the following tasks:

1. Approving the list of machinery, equipment, supplies and goods to be imported by the programs and projects that use ODA loans and creating every favorable condition for the import.

2. Coordinating with the concerned agencies in determining the composition of imported goods and supplies; determining authorized importers for the cases where foreign parties provide ODA capital in the form of goods and supplies imported into Vietnam.

Article 21.- The Ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the central offices of mass organizations shall have the following tasks:

1. Directing the formulation of programs and projects calling for ODA in their respective ministries, branches and localities and send them to the Ministry of Planning and Investment and the concerned agencies for inclusion in the national plan and list of programs and projects which are given priority in the use of ODA capital in each period and each year throughout the country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministers and the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall approve the documents of ODA-using programs and projects according to their competence defined in Clause 2, Article 6 of this Regulation. Within 7 days from the date of its signing, the approval decision (original) should be sent to the Ministry of Planning and Investment and its copies to the Ministry of Finance, the Ministry which manages relevant branch and the People’s Committee of the locality where the program or project is to be implemented.

After the document of an ODA-using program or project is approved by the competent level, setting up a board of management of the program or project or assigning the unit as its investor to perform the tasks stated in Article 25 of this Regulation.

4. Being responsible for giving priority to allocating sufficient reciprocal capital of the branch or locality or other sources of capital, including capital contributed by the people in line with the contents of the approved documents of ODA-using programs and projects so as to implement the programs and projects on schedule.

Basing themselves on the approved program and project documents and concluded ODA international agreements, directing the boards of management of ODA-using programs and projects in formulating annual plans on the withdrawal of foreign capital and send them to the Ministry of Finance for approval.

5. Directing the boards of management of ODA-using programs and projects or participating together with other branches and localities (for inter-regional projects) in clearing the project sites and creating every favorable condition for projects to be implemented as scheduled.

6. Being responsible for inspecting and supervising the receipt and use of ODA and reporting to the Ministry of Planning and Investment and the concerned agencies on the economic, social and environmental effects of ODA-using programs and projects in the fields, branches and localities under their charge.

Chapter IV

IMPLEMENTATION OF ODA-FUNDED PROGRAMS AND PROJECTS

Article 22.- The management and use of ODA capital for capital construction projects shall have to comply with this Regulation and the State’s current management regimes regarding investment and construction; where an already concluded ODA international agreement contains different provisions, such provisions shall be complied with.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The financial management of ODA-funded programs and projects shall have to comply with the Regulation on the management of borrowings and repayment of foreign debts.

2. All programs and projects which use ODA capital shall have to be provided with domestic reciprocal capital for their implementation. The source of domestic reciprocal capital and the mechanism on its use shall be mentioned in the decision to approve the ODA-using program or project document issued by the competent level stated in Article 6 and according to the responsibilities of the Ministries, branches and localities defined in this Regulation.

The programs and projects which use ODA loans re-lent by the Government must have presentations on the preparation of sufficient reciprocal capital for their implementation before they are allowed to sign re-lending contracts .

Article 24.- Tax regulations applicable to ODA-using programs and projects:

1. With regard to indirect taxes: import duty, special consumption tax and turnover tax:

a/ For ODA-using programs and projects with the reciprocal capital being wholly or partly allocated from the State budget, the program and project owners shall have to, when projecting the total investment capital, fully calculate and include various indirect taxes into the reciprocal capital. The State budget shall ensure sufficient reciprocal capital for paying indirect taxes or the credits and debits shall be made through the State budget.

Supplies, goods, machinery, equipment and means of transport imported from the source of non-refundable ODA capital shall be exempted from import duty and special consumption tax (if any) in accordance with the Law on Import and Export Duties and the Law on Special Consumption Tax.

b/ For programs and projects using ODA capital re-lent from the State budget, the program and project owners shall have to calculate and ensure by themselves the payment of indirect taxes.

c/ Machinery, equipment and means of transport brought into Vietnam by foreign contractors to serve the construction of works under ODA-using programs and projects shall be exempted from import duty and have to be re-exported upon the completion of such works; they can be sold on the Vietnamese market if it is so approved by the Ministry of Trade and import tax, turnover tax or special consumption tax (if any) and other taxes thereon must be paid as prescribed by current law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Contractors who participate in ODA-using programs and projects and earn profits shall have to pay profit tax in accordance with the profit tax legislation.

b/ Individuals working for contractors, boards of management of ODA-using programs and projects and earning high incomes shall have to pay income tax in accordance with the Ordinance on Income Tax on High Income Earners.

For foreign organizations, individuals and contractors who register their business in the countries that have signed double taxation avoidance agreements with Vietnam, when participating in the implementation of ODA-using programs and projects, they shall pay profit tax and personal income tax in accordance with such agreements.

3. In special cases, tax exemption and reduction shall be decided by the Prime Minister.

4. For ODA-funded programs and projects subject to tax-handling decisions issued by the Ministry of Finance prior to the date of issue of this Regulation, they shall be allowed to execute these decisions until their completion.

Article 25.- Responsibilities of the ODA-funded program and project preparation boards and boards of management:

1. The unit tasked to prepare an ODA funded program or project or the board of preparation of an ODA funded program or project shall have the following responsibilities:

a/ To elaborate, under the direction of the higher level agency stated in Article 21 of this Regulation, the program document, make the feasibility (or pre-feasibility) study report for the ODA-using program and submit them to the competent levels for approval.

The feasibility study report on the program or project that uses ODA capital must clearly state: The mechanism for the use of capital, various capital sources of the project, including the domestic reciprocal capital (capital allocated from the State and local budgets, capital mobilized by the project owner and capital contributed by the people); the possibility of capital retrieval and ability of debt payment with regard to projects using relent ODA loans; the project implementation plan; environmental impact factors; and the site clearance plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The board of management of an ODA-using program or project shall have the following responsibilities:

a/ To coordinate with the foreign party in formulating and implementing the program or project execution plan so as to ensure the set objectives, the right targets, the timetable and the commitments stated in the concluded ODA international agreements as well as the provisions in the already approved document of the ODA-using program or project.

To draw up annual plans for the annual allocation of reciprocal capital in accordance with the relevant regulations if the approved program or project uses the reciprocal capital from the State budget.

To draw up plans for the annual withdrawals of foreign capital and send them to the Ministry of Finance for consideration and approval on the basis of the contents of the approved program or project document and the concluded ODA international agreements. Each withdrawal of foreign capital in the year shall be effected according to the approved plan and under the guidance and supervision of the Ministry of Finance.

b/ To be responsible or transfer to the investor or the unit in charge of the receipt and operation of the project the responsibility for repaying fully and in time to the State budget all the loans according to the provisions of the re-lending contract signed with the Ministry of Finance or a commercial bank mandated by the Ministry of Finance to effect the relending and the provisions of the Regulation on the management of borrowing and repayment of foreign debts.

c/ To strictly observe the regime of reporting on the implementation situation as stipulated in Article 28 of this Regulation and the financial rules, statistical, accounting and auditing regimes according to current regulations of the State and meet the requests (if any) of the foreign party regarding financial reporting and auditing.

Article 26.- Programs and projects that use ODA capital shall have to be carried out through bidding, except for special cases which shall comply with separate regulations of the Prime Minister.

The bidding for the execution of ODA programs and projects shall be organized according to the Governments Regulation on bidding and relevant guiding documents. If the already concluded ODA international agreement contains bidding and purchase provisions which are at variance with Vietnams current Regulation on bidding, such provisions shall be complied with.

Article 27.- The Government’s ODA management consulting agency shall be the ODA inter-disciplinary Working Board (ODA Working Board for short) which is headed by the Minister of Planning and Investment and is participated by representatives of the Ministry of Finance, the State Bank, the Ministry of Foreign Affairs and the Office of the Government according to the responsibilities already stated in this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Regime of reporting on the implementation of ODA-funded programs and projects:

1. Periodical reports on the implementation of ODA programs and projects shall include quarterly and annual reports. By the reporting time, not later than two weeks after the end of each quarter and not later than one month after the end of each year, the boards of management of ODA-funded programs and projects shall have to report on the implementation situation, the receipt and use of capital, assessment of implementation results and recommendations and send it to the higher-level agency stated in Article 21, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Foreign Affairs, the Office of the Government and the General Department of Statistics.

2. Reporting on the completion of ODA-funded programs and projects.

Upon the completion of an ODA-funded program or project, its board of management shall have to send to the higher-level agency stated in Article 21 of this Regulation, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Foreign Affairs, the Office of the Government and the General Department of Statistics a written report on the final result of the receipt and use of ODA capital together with financial settlements and evaluations on economic, social, environmental... efficiency.

Not later than 3 months after the completion of an ODA-funded program or project, its board of management shall have to submit the report as stipulated above, if it faces any difficulty in so doing, it shall have to send an official letter clearly stating the reason.

3. The Ministry of Planning and Investment shall, after seeking the consent of the General Department of Statistics and the concerned agencies, issue the reporting forms and regime uniformly applicable to ODA-funded programs and projects in the whole country.

4. The Ministry of Planning and Investment shall be responsible for coordinating with the concerned agencies in making six-month and yearly wrap-up reports to evaluate the implementation and economic and social efficiency of ODA programs and projects in the whole country and submit them to the Prime Minister.

Article 29.- Supervision and inspection of the receipt and use of ODA capital

The Ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to direct the functional agencies in overseeing and supervising the performance of the tasks of the branches, levels and units that receive and use ODA capital as stated in this Regulation; inspect acts that show signs of violation of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 87-CP ngày 05/08/1997 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.846

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.39.23
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!