ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 848/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày 28 tháng 02 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẾN TRE
Căn cứ Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi
hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre
xây dựng Kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 trên
địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
a) Nhằm nắm bắt tình hình triển khai
hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) tại các sở, ban, ngành tỉnh, UBND
các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt: cơ quan, đơn vị);
hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả công
tác kiểm soát TTHC, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
b) Thông qua công tác kiểm tra, kịp
thời có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong công tác kiểm soát TTHC cho cơ quan, đơn vị; biểu dương, nhân rộng những
tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác kiểm soát TTHC và có biện pháp chấn chỉnh,
xử lý những hành vi thực hiện không đúng với chỉ đạo, quy định về công tác kiểm
soát TTHC, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính.
c) Tăng cường vai trò, trách nhiệm
người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trong
công tác kiểm soát TTHC, trọng tâm là công tác giải quyết TTHC, niêm yết công
khai TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về TTHC.
2. Yêu cầu
a) Công tác kiểm tra phải bảo đảm
khách quan, công khai, minh bạch, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường
của cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
b) Kết luận kiểm tra phải nêu kết quả
đạt được; tồn tại, hạn chế; nguyên nhân; đề xuất, kiến nghị của Đoàn kiểm tra
trong việc thực hiện kiểm soát TTHC và công tác tổ chức thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị được kiểm
tra.
II. NỘI DUNG KIỂM
TRA
1. Nội dung
Thực hiện theo quy định từ Điều 48 đến
Điều 55 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP , cụ thể như sau:
1. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ
chức thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC;
2. Việc thực hiện đánh giá tác động
TTHC và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định TTHC của
cơ quan chủ trì soạn thảo (đối với sở, ban, ngành tỉnh);
3. Việc tham mưu công bố TTHC (đối
với sở, ban, ngành tỉnh);
4. Việc niêm yết công khai TTHC (tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh; công
khai trên Cổng thông tin điện tử thành phần của cơ quan, đơn vị và Cổng Thông
tin điện tử của tỉnh);
5. Về kết quả giải quyết TTHC và công
tác phối hợp giải quyết thủ tục hành chính với Trung tâm phục vụ hành chính
công tỉnh;
6. Công tác rà soát, đánh giá TTHC;
7. Công tác tiếp nhận, xử lý phản
ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
8. Công tác truyền thông về hoạt động
kiểm soát TTHC và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả
thực hiện kiểm soát TTHC;
9. Kiểm tra tổ chức và triển khai cơ
chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định
tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ.
10. Một số nội dung khác có liên quan
hoạt động kiểm soát TTHC, cải cách TTHC theo chỉ đạo của UBND tỉnh; công tác tổ
chức kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và
UBND các xã, phường, thị trấn.
2. Cách thức tiến hành
a) Trưởng Đoàn kiểm tra xây dựng lịch
kiểm tra thông báo đến đơn vị được kiểm tra.
b) Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo,
đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC của đơn vị được kiểm tra,
yêu cầu giải trình (nếu cần thiết).
c) Trực tiếp xem xét tài liệu liên
quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc về kiểm soát TTHC; kiểm
tra thực tế việc niêm yết công khai TTHC, nội dung, địa chỉ
tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; kiểm
tra hồ sơ giải quyết TTHC; việc mở sổ, ghi chép theo dõi hồ
sơ, kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC.
III. ĐƠN VỊ ĐƯỢC
KIỂM TRA, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
1. Đơn vị được kiểm tra và thời
gian kiểm tra
a) Đơn vị được kiểm tra: 01 Sở Tài
chính; 02 đơn vị cấp huyện: Chợ Lách và Bình Đại; 09 đơn vị cấp xã trên địa bàn
các huyện, thành phố.
b) Thời gian kiểm tra: Dự kiến từ
tháng 5 đến tháng 8 năm 2019.
c) Ngoài các đơn vị được kiểm tra theo Kế hoạch này, Đoàn kiểm tra có thể thực hiện việc kiểm tra
đột xuất tại một số cơ quan, đơn vị có nhiều phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp
nhận, giải quyết TTHC của cá nhân, tổ chức hoặc qua thông tin báo chí và các
kênh thông tin khác.
2. Địa điểm: Tại trụ sở cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
IV. THÀNH PHẦN
ĐOÀN KIỂM TRA, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA
1. Thành phần Đoàn kiểm tra
- Đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh
- Trưởng Đoàn.
- Đại diện các Sở: Nội vụ, Tư pháp,
Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Lao động - Thương binh
và Xã hội, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền
thông.
- Công chức Phòng Kiểm soát thủ tục
hành chính.
2. Thành phần đơn vị được kiểm tra
- Đại diện lãnh đạo đơn vị được kiểm
tra.
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp
huyện tham dự (khi Đoàn kiểm tra đến làm việc tại UBND cấp xã trên địa bàn mình
quản lý).
- Công chức làm đầu mối kiểm soát
TTHC; Công chức phụ trách Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và Cán bộ, Công chức
phòng, ban chuyên môn có liên quan (do Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra triệu tập).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng UBND tỉnh
a) Tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra;
thông báo lịch kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra để
thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị được kiểm tra thực hiện báo cáo để phục vụ công tác kiểm tra và phối hợp với sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, bảo đảm tiến độ thời
gian theo yêu cầu.
b) Trưởng Đoàn kiểm tra ký kết luận
thông báo kiểm tra đối với từng đơn vị được kiểm tra sau kết thúc mỗi đợt kiểm
tra và báo cáo UBND tỉnh kết quả sau khi kết thúc kiểm tra
theo Kế hoạch này; đề xuất UBND tỉnh giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế nâng
cao hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh.
c) Dự trù kinh phí tổ chức thực hiện
Kế hoạch này và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
2. Trách nhiệm của sở, ngành tham
gia Đoàn kiểm tra
a) Cử Công chức tham gia Đoàn kiểm
tra và tạo điều kiện để Công chức tham gia Đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b) Phối hợp Đoàn
kiểm tra hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan, đơn vị được kiểm
tra các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của
ngành.
3. Trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị được kiểm tra
a) Chuẩn bị đầy đủ báo cáo, cung cấp
thông tin, tài liệu liên quan theo yêu cầu nội dung kiểm tra; gửi báo cáo cho
Đoàn kiểm tra (Văn phòng UBND tỉnh) trước 05 ngày kể từ ngày Đoàn kiểm tra đến
làm việc.
b) Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm
tra trong quá trình thực hiện kiểm tra; giải trình để làm
rõ các nội dung có liên quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra (nếu có).
c) Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội
dung kết luận của Đoàn kiểm tra; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế,
thiếu sót (nếu có) trong công tác kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị và báo cáo
kết quả thực hiện kết luận kiểm tra chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được
thông báo kết luận kiểm tra.
4. Trách nhiệm của các sở, ban,
ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố
a) Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ
chức kiểm tra tại các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc, UBND các xã,
phường, thị trấn; đảm bảo kiểm tra trên 30% phòng, ban, đơn vị trực thuộc có thực
hiện TTHC.
b) Qua kiểm tra kịp thời chỉ đạo chấn
chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót (nếu có) và báo cáo kết quả kiểm tra
của cơ quan, đơn vị trong nội dung báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ
kiểm soát TTHC định kỳ hàng quý, năm theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng
các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện
nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc,
kịp thời báo cáo UBND tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh) hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Cục
Kiểm soát TTHC);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP UBND tỉnh;
- Sở Tài chính;
- Đơn vị được kiểm tra;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Đồng Khởi;
- Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh;
- Phòng KSTT;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Cao Văn Trọng
|