BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4515/KH-BHXH
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 12 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2024
Thực hiện Công văn số
3759/BNV-CCHC ngày 02/8/2021 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai Chương
trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2030; căn cứ
Kế hoạch số 3035/KH-BHXH ngày 28/9/2021 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực
hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030, BHXH Việt Nam xây
dựng Kế hoạch công tác CCHC năm 2024 như sau:
I. YÊU CẦU
1. CCHC phải xuất phát từ
lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm;
lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục
vụ của ngành BHXH Việt Nam.
2. CCHC phải gắn với
nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo; đổi mới lề lối làm việc,
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số.
3. Tiếp tục đẩy mạnh
giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC); bảo đảm xử lý kịp thời, công khai,
đầy đủ, đúng quy định các chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm
thất nghiệp (BHTN) đối với người lao động và nhân dân.
4. Nhiệm vụ CCHC phải cụ
thể, xác định rõ kết quả đạt được, rõ mốc thời gian hoàn thành và xác định rõ
đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính. Bố trí nguồn lực và có các giải pháp
triển khai cụ thể để bảo đảm tính thực tiễn, khả thi của Kế hoạch.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiến hành CCHC đồng bộ, thống
nhất ở các lĩnh vực: TTHC, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, tài chính công và
xây dựng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Chú trọng xây dựng đội ngũ
công chức, viên chức ngành BHXH Việt Nam chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ
số.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu cải
cách TTHC
a) Cắt giảm, đơn giản hóa tối
thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên
quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến
hết ngày 31/5/2020.
b) Hoàn thành việc đổi mới thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng
cao chất lượng phục vụ, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi
cho người dân, doanh nghiệp.
c) 100% TTHC thuộc thẩm quyền
giải quyết được tiếp nhận, giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành
chính, trừ trường hợp TTHC yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra,
thẩm định tại cơ sở.
d) 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả
giải quyết TTHC được số hóa và kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết
TTHC.
đ) Mức độ hài lòng của người
dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan BHXH trong đó mức độ hài lòng
của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 88%.
2.2. Mục tiêu cải
cách tổ chức bộ máy
Sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH
Việt Nam theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành BHXH, đảm bảo thực hiện đúng
quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp tình hình thực
tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gắn tinh giản biên chế với sắp xếp, tinh gọn bộ
máy. Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành mục tiêu xây dựng bộ máy BHXH Việt Nam
chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả
2.3. Mục tiêu cải
cách chế độ công vụ
Cơ cấu lại đội ngũ công chức,
viên chức và người lao động; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức về
trình độ, năng lực, phẩm chất; nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức về hành
chính phục vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.4. Mục tiêu cải
cách tài chính công
a) Nghiên cứu, tham mưu sửa đổi,
bổ sung các quy định về cơ chế tài chính của Ngành; quản lý, sử dụng tài sản
theo hướng gắn với nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản
lý, sử dụng nguồn kinh phí, tài sản được giao.
b) Sửa đổi cơ chế tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH VN theo quy định tại Nghị định số
60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và
cơ chế quản lý tài chính của Ngành; giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp
trực thuộc BHXH VN
c) Tiếp tục đẩy mạnh vận động,
khuyến khích người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị.
2.5. Mục tiêu xây
dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số
a) Triển khai cơ sở dữ liệu quốc
gia về Bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của
Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đảm bảo nguyên tắc dữ liệu
chỉ từ một nguồn, đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin dữ liệu.
b) 100% TTHC có dịch vụ công đủ
điều kiện thực hiện trực tuyến toàn trình, được cung cấp trên Cổng dịch vụ công
BHXH Việt Nam, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 50% TTHC có
dịch vụ công trực tuyến toàn trình dành cho cá nhân được cung cấp trên ứng dụng
VssID-BHXH số.
c) 100% người dân, doanh nghiệp
sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt
và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam.
d) (1)100%
các hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam có liên quan đến người dân, doanh nghiệp
đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn
bản quốc gia và/hoặc Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia hoặc các nền tảng
khác theo quy định. (2) Thông tin của người dân, doanh nghiệp
đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, đã được chia sẻ với BHXH Việt Nam thì không phải cung cấp lại khi thực
hiện dịch vụ công trực tuyến.
đ) Cung cấp dữ liệu mở theo quy
định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết
nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
e) Duy trì kết nối liên thông,
chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống báo cáo của BHXH Việt Nam với Hệ thống thông tin
báo cáo quốc gia.
g) Duy trì Hệ thống tổng hợp và
phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH (DWH); nghiên cứu sử dụng công nghệ dữ
liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý, phân tích dữ liệu, cung
cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và các hoạt động nghiệp vụ của
Ngành.
h) 88% hồ sơ công việc trong
toàn ngành BHXH Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc
thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
i) 50% người tham gia BHXH,
BHYT, BHTN có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, trong đó có 35% sử
dụng ứng dụng VssID.
III. NHIỆM VỤ:
(Chi tiết tại Phụ lục 1)
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các đơn vị: Văn
phòng, Tổ chức cán bộ, Tài chính - Kế toán, Công nghệ thông tin, Chăm sóc khách
hàng, Truyền thông, Lưu trữ, Thu- sổ thẻ:
a) Chủ trì tham mưu giúp Tổng
Giám đốc trong công tác CCHC theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được phân
công phụ trách.
b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ
được giao hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch CCHC đối với các
nhiệm vụ liên quan (nếu cần thiết) và đôn đốc việc thực hiện.
c) Định kỳ hằng quý, 6 tháng và
cả năm (hoặc đột xuất) gửi Vụ Pháp chế báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cải
cách và chốt số liệu báo cáo liên quan theo hướng dẫn tại Công văn số
489/BHXH-PC ngày 25/2/2022 của BHXH Việt Nam
d) Căn cứ mục tiêu, yêu cầu,
nhiệm vụ cải cách tại Kế hoạch số 3035/KH- BHXH ngày 28/9/2021 của BHXH Việt
Nam về thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 và Kế
hoạch này cùng với tình hình thực tế kết quả CCHC năm 2024 để xây dựng Kế hoạch
công tác cải cách hành chính năm 2025 theo Khung Kế hoạch với các tiêu chí
tương tự Phụ lục 1 kèm Kế hoạch này; gửi Vụ Pháp chế chậm nhất là ngày
15/12/2024 để tổng hợp chung.
2. Các đơn vị chuyên môn
giúp việc Tổng Giám đốc và đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam
a) Phối hợp với các đơn vị nêu
tại điểm 1 tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong công tác CCHC theo chức năng, nhiệm
vụ và lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ;
c) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, khuyến
khích các sáng kiến, mô hình cải cách mới và các giải pháp có tính đột phá để
nâng cao hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện CCHC; triển khai thí
điểm, tiến tới nhân rộng việc áp dụng các sáng kiến, mô hình, giải pháp thiết
thực, có hiệu quả cao;
d) Căn cứ Kế hoạch này và tình
hình thực tiễn của đơn vị để thực hiện công tác CCHC đảm bảo hiệu quả, phù hợp.
3. BHXH các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
a) Thực hiện việc xây dựng kế
hoạch theo hướng dẫn tại Công văn số 4032/BHXH-PC ngày 9/12/2021 của BHXH Việt
Nam.
b) Thực hiện việc báo cáo CCHC
định kỳ theo hướng dẫn tại Công văn số 489/BHXH-PC ngày 25/2/2022 của BHXH Việt
Nam.
c) Tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm
bảo hiệu quả.
4. Vụ Pháp chế
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan kiểm tra công tác CCHC;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác CCHC và xây dựng Kế
hoạch công tác CCHC theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Nội vụ.
- Theo dõi, đánh giá chung việc
xây dựng kế hoạch công tác CCHC, tổ chức thực hiện Kế hoạch và chấm điểm thi
đua về công tác CCHC của BHXH các tỉnh, thành phố.
Trên đây là Kế hoạch công tác
CCHC năm 2024, yêu cầu các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Tổng Giám đốc;
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các đơn vị thuộc BHXHVN;
- BHXH các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, PC.
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Chu Mạnh Sinh
|